SuperFit - Siêu Vỗ Béo Từ Mỹ

SuperFit - Siêu Vỗ Béo Từ Mỹ Chuyên cung cấp các loại kích thích tăng trưởng cho vật nuôi nhập khẩu Mỹ : Gia súc , Gia cầm

Hotline: 0983925038

19/10/2021

🎉Mừng quá bà con ơi đàn gà,vịt đàn lợn nay xuất chuồng rồi

✔️ 100 ngày suất chuồng đàn lợn.
✔️ 45 ngày suất chuồng đàn gà, đàn vịt
✔️ Tăng kinh tế giảm chi phí - lợi nhuận cao

Đột phá trong chăn nuôi Hiện Đại
💥 SUPERGFAT
=> GIA TĂNG .QUẢ KINH TẾ
=> RÚT NGẮN THỜI GIAN CHĂN NUÔI
🍀 Được Học Viện Nông Nghiệp khuyên dùng trong chăn nuôi.

✨Sản phẩm nhập khẩu USA - MỸ

✳️CUNG CẤP MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC
➡Nhận hàng kiểm tra thanh toán

☎ HOTLINE: 0983.925.038
📍Nhà máy: Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang

19/10/2021

💥 Vỗ béo vật nuôi số 1 Việt Nam
⭐️ Vật nuôi lớn nhanh - xuất chuồng sớm
☘️ Tăng thu nhập gấp so với chăn nuôi thông thường

👉HIỆU QUẢ sau 5_7 ngày sử dụng

👉Tối ưu hóa công việc chăn nuôi, trở lên nhàn hơn, năng suất hơn, giảm nhân công lao động.
👉Cung cấp đầy đủ Vitamin axitamin cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi

👉VẬT NUÔI B**G MÔNG, nở vai, nhanh xuất bán, lãi cao

👉Giảm mùi hôi chuồng trại
👉Rút ngắn thời gian nuôi
👉Hạn chế áp lực dịch bệnh
👉Giúp tăng trọng hiệu quả - Không gây hại cho sức khỏe con người.

✨Sản phẩm nhập khẩu USA - MỸ

✳️CUNG CẤP MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC
➡Nhận hàng kiểm tra thanh toán

☎ HOTLINE: 0983.925.038
📍Nhà máy: Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò1. GIỚI THIỆUBệnh viêm da nổi cục (tên Tiếng Anh là Lumpy Skin Disease) là bệnh truyền...
12/10/2021

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

1. GIỚI THIỆU

Bệnh viêm da nổi cục (tên Tiếng Anh là Lumpy Skin Disease) là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra trên trâu, bò. Vi rút thuộc họ Poxviridae, giống Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh Đậu trên dê, cừu. Bệnh được phát hiện và mô tả lần đầu tại Cộng hòa Zambia (Châu Phi) vào năm 1929, sau đó bệnh đã lây lan và lưu hành ở hầu khắp thế giới. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở nước ta vào cuối tháng 10/2020 tại xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nước ta đã xuất hiện 950 ổ dịch tại 917 xã thuộc 151 huyện vủa 25 tỉnh, thành. Tổng số gia súc mắc bệnh hơn 20.400 con và số gia súc đã tiêu hủy hơn 1.500 con.

Bệnh viêm da nổi cục gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu, bò vì bò bị kiệt quệ do bị nhiều bệnh tích ở miệng, hầu và đường hô hấp có thể kéo dài vài tháng; giảm tăng trưởng, năng suất; và có thể chết.

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VI RÚT GÂY BỆNH

Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và các chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, có thể tồn tại trong nhiều tháng. Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55oC trong 2 giờ, 65oC trong 30 phút. Vi rút nhạy cảm với môi trường có pH kiềm (> 8,6) hoặc a xít ( < 6,6); có thể tồn tại trong môi trường pH từ 6,6 – 8,6 ở nhiệt độ 37oC trong 5 ngày. Vi rút này rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô.

3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra ở trâu, bò mọi lứa tuổi. Thời gian ủ bệnh trong thí nghiệm trung bình khoảng 4 – 14 ngày, trong nhiễm tự nhiên có thể lên đến 5 tuần. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 2 – 45% và tỷ lệ chết khoảng 1 – 5% (dưới 10%). Tỷ lệ bệnh viêm da nổi cục ở trâu (1,6%) thấp hơn ở bò (30,8%) (El-Nahas et al., 2011). Tỷ lệ trâu, bò chết và tiêu hủy do bệnh viêm da nổi cục ở nước ta khoảng 5,6 – 7,3%.

Động vật mẫn cảm đối với vi rút viêm da nổi cục gồm trâu, bò mọi lứa tuổi. Trong khi dê, cừu không bị bệnh, ngay cả tiếp xúc với trâu, bò bệnh, nhưng virus có thể nhân lên trên dê, cừu (như vậy dê, cừu có thể là vật trữ và phát tán mầm bệnh). Bò có năng suất sữa cao, giống ôn đới thường hay nhạy cảm với bệnh hơn so với bò thịt và các giống nhiệt đới. Gây nhiễm thí nghiệm đối với linh dương và hưu cao cổ đã cho thấy các triệu chứng lâm sàng. Vi rút này không lây sang người và không gây bệnh trên người.

Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi (Hình 2), ruồi (Hình 3), ve; bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp, thức ăn và nước uống bị nhiễm, do vận chuyển trâu, tinh dịch, dụng cụ chăn nuôi, sử dụng chung kim tiêm, giao phối, gieo tinh. Vi rút cũng có thể được truyền qua sữa hoặc từ núm vú có bệnh tích.

4. TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH

Sau thời gian ủ bệnh, những triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên trâu, bò bệnh thường là: chảy nhiều nước mắt và nước mũi; hạch trước vai và trước đùi sưng to và dễ sờ; sốt cao (> 40,5 độ), có thể kéo dài 1 tuần; giảm sữa rõ rệt; bỏ ăn. Sau đó, xuất hiện các triệu chứng rất đặc trưng như: các nốt trên da có đường kính từ 10 – 50 mm; số lượng thay đổi từ vài nốt (trường hợp nhẹ) đến rất nhiều (bị nặng); vị trí thường bị là đầu, cổ, vùng sau mông (Hình 5), cơ quan sinh dục, vú (Hình 4), chân; độ sâu của nốt có thể ở da, mô dưới da và thỉnh thoảng dưới cơ; nốt ở mũi, miệng bị lở sẽ có mủ và tiết nhiều nước bọt chứa nhiều vi rút; nốt ở da có thể tồn tại vài tháng; những nốt này có thể hoại tử và loét. Thỉnh thoảng trâu bò bệnh có biểu hiện viêm phổi, có thể do vi rút viêm da nổi cục gây ra hoặc do phụ nhiễm. Viêm vú cũng có thể xảy ra. Thú bệnh nặng bị suy nhược, có thể kéo dài đến 3 hoặc 6 tháng.

Mổ khám có thể phát hiện nhiều nốt ở đường tiêu hóa và hô hấp. Thỉnh thoảng, bệnh tích đau hoại tử có thể phát triển ở giác mạc của 1 hoặc 2 mắt, dẫn đến mù trong những trường hợp nặng.

5. XỬ LÝ BÒ BỆNH

Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm rất mới ở nước ta, lây lan rất nhanh. Nên khi phát hiện trâu, bò có dấu hiệu bệnh, người chăn nuôi nên báo ngay với cơ quan thú y ở địa phương để có hướng xử lý phù hợp. Những trường hợp bệnh nặng và nhiều con nhiễm có thể phải tiêu hủy.

Đối với những hộ chăn nuôi có trâu, bò bị bệnh ít và nhẹ, có thể điều trị. Tuy nhiên, đây là bệnh do vi rút nên không có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu chống phụ nhiễm trùng da và niêm mạc. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để chống nhiễm trùng:

Chăm sóc các vết loét: các cục nổi trên da có thể bị hoại tử và lở loét (Hình 5), trong trường hợp này dùng thuốc BIODINE thoa trực tiếp lên vết thương, ngày 2 lần cho đến khi lành hoặc có thể dùng BIO-SPRAY xịt thêm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần cho đến khi lành.

Chích thêm các chất bổ giúp mau lành vết thương: BIO-ADE+B.COMPLEX với liều 1 ml/25 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp trong 3 – 4 ngày liên tục.

Nếu thú bị sốt thì nên chích hạ sốt: BIO-KETOSOL 100 với liều 1 ml/33 kg thể trọng/ngày, trong 3 ngày liên tục. Tiêm tĩnh mach (IV) hoặc bắp (IM). Hoặc dùng BIO-DICLOFENAC với liều 15 ml/con/ngày, trong 3 – 5 ngày.

6. PHÒNG BỆNH

Bệnh này đã có vắc xin phòng và vắc xin đã được nhập vào nước ta. Tiêm phòng vắc xin là giải pháp ưu tiên số một trong việc bảo vệ đàn bò trước bệnh viêm da nổi cục. Những địa phương có bệnh nên định kỳ tiêm vắc xin mỗi năm 1 lần. Bê được sinh ra từ mẹ nhiễm tự nhiên hoặc tiêm vắc xin có thể được bảo hộ và nên tiêm vắc xin lúc khoảng 3 – 6 tháng tuổi. Tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm vắc xin có thể đạt trên 80%.

Lưu ý: đối với bò mang thai, sau khi tiêm vắc xin nên tiêm BIO-PROGESTERONE 2 – 3 ngày để an thai.

Bên cạnh tiêm phòng vắc xin, cần thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn sinh học khác như:

Khi mua bò về, nên nhốt riêng ở nơi cách ly khoảng 2 tuần, nếu không có biểu hiện bệnh mới cho nhập chung với đàn.
Định kỳ sử dụng thuốc trừ ngoại ký sinh để phòng trị ve (dùng BIVERMECTIN 1% với liều 1 ml/40 – 50 kg, tiêm dưới da); thường xuyên diệt ruồi, muỗi để hạn chế nguy cơ, nhất là vào đầu mùa mưa (dùng BIO-DELTOX phun xịt trong và xung quanh chuồng nơi có ruồi, muỗi).
Khi thời tiết thay đổi cần tăng sức đề kháng cho bò với các sản phẩm như: BIO-VITAMIN C 10%, BIO-ELECTROLYTES, BIO-B.COMOLEX+A,D,E,C…
Định kỳ 1 lần/tuần (khi trong vùng không có dịch) và 2 – 3 lần/tuần (khi trong vùng có dịch) sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi với dung dịch BIOKON hoặc BIOXIDE (cách sử dụng trên bao bì). Đây là những thuốc sát trùng mạnh, có thể diệt được vi rút viêm da nổi cục và các mầm bệnh khác, đồng thời an toàn cho người và vật nuôi.

Tại sao đã làm vaccin mà gà vẫn bị bệnh?Đa phần người chăn nuôi một khi đã làm vaccine thì thường khá chủ quan và cho rằ...
12/10/2021

Tại sao đã làm vaccin mà gà vẫn bị bệnh?

Đa phần người chăn nuôi một khi đã làm vaccine thì thường khá chủ quan và cho rằng vật nuôi của mình đã được bảo hộ. Bởi vậy nên khi dịch bệnh nổ ra, người chăn nuôi thường có xu hướng đổ lỗi cho vaccine mà không biết rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một chương trình vaccine chứ không phải bất kỳ một yếu tố đơn lẻ nào đó.

Với mật độ chăn nuôi ngày càng dày, áp lực mầm bệnh tăng, xuất hiện thêm nhiều bệnh mới, các mầm bệnh cũ đã thay đổi độc lực hoặc biến chủng phức tạp nên nhiều bệnh dù đã được khống chế trong quá khứ nhưng nay vẫn nổ dịch như bình thường và trong những trường hợp trên thì chương trình vaccine hiện tại không thể bảo hộ được cho đàn gà.

Dưới đây là một số các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của một chương trình vaccine, lý giải tại sao đã làm vaccine đầy đủ mà gà vẫn bị bệnh.

1. Chất lượng vaccine

Chất lượng vaccine phụ thuộc phần lớn vào công nghệ và trình độ của công ty sản xuất. Nếu vaccine không chất lượng thì cho dù bạn có làm đầy đủ gà vẫn có thể nhiễm bệnh như thường. Vì vậy mà khi lựa chọn vaccine các trang trại nên chọn những nhà cung cấp có thương hiệu và uy tín lâu năm trên thị trường.



2. Liều lượng sử dụng



Liều lượng quá thấp không đủ kích thích cơ thể sinh miễn dịch. Ngược lại, nếu liều lượng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp miễn dịch (nghĩa là khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, nó không chống lại mà chấp nhận kháng nguyên đó như là 1 phần của bản thân mình).



Tùy từng loại mầm bệnh cũng như tình hình thực tế của từng khu vực, địa phương, từng trang trại mà cân nhắc chọn liều lượng vaccine cho thích hợp.

Ví dụ: đối với các trang trại gà đẻ ở những khu vực có áp lực mầm bệnh Newcastle cao thì nên chủng nhắc lại 1-1,5 tháng/1 lần.

3. Bảo quản vaccine

Một chương trình vaccine hợp lý cũng không phát huy được tác dụng nếu vaccine bị hư hại do việc bảo quản không đúng, vaccine sống có thể bị bất hoạt, hư hại nếu được bảo quản trong những điều kiện bất lợi như bảo quản ở nhiệt độ cao do tủ lạnh bị hư, do mất điện, hoặc vaccine bị tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, việc bảo quản vaccine phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thông thường vaccine sống được bảo quản ở 2-80C).



Ví dụ : Vaccine Viêm phế quản truyền nhiễm (IB) mất khoảng 50% hoạt lực trong một giờ dưới điều kiện nắng nóng sau khi được pha. Hay vaccine marek sau khi pha nên chủng luôn trước khi hút tàn một điếu thuốc.



4. Kỹ thuật cấp vaccine



Đường cấp

Mỗi loại vacxin được đưa vào cơ thể theo một đường thích hợp. Những vacxin bị phá huỷ bởi dịch dạ dày, dịch ruột thì không đưa vào cơ thể bằng đường uống; những vacxin nhằm kích thích miễn dịch tiết tại chỗ thì không đưa vào cơ thể bằng đường tiêm

Vaccin không được sử dụng đúng đường không những không tạo được miễn dịch mà còn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nguy hiểm.

Quy trình cấp

Việc cấp vaccine không đúng là nguyên nhân thường gặp, làm cho vaccine không có khả năng bảo hộ cho đàn gà.



Ví dụ : Khi cho gà uống vaccine, do số lượng máng uống không đủ, hoặc phân bổ máng uống không hợp lý nên một số gà uống không đủ hoặc không uống vaccine, dẫn đến gà không có kháng thể hoặc kháng thể không cao, nên không có khả năng bảo hộ đàn gà.



Một số trại khi chích vaccine, do người công nhân có kỹ năng không tốt hoặc do làm ẩu, đã chích vaccine ra ngoài, hoặc gà chỉ nhận được một phần vaccine nên cũng không có miễn dịch tốt.



Người công nhân đôi khi cũng lấy lộn vaccine, do không đọc kỹ nhãn vaccine. Ví dụ : như nhầm lẫn vaccine đậu gà (Fowl pox) và vaccine viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), sau đó đem nhỏ mắt, kết quả là gây ra những tổn thương trên mắt gà.

Ngoài ra việc dùng nước pha không đúng khi pha vaccine, cũng làm mất hoạt lực của virus vaccine như dùng nước máy để pha vaccine, chất sát trùng (Flor) trong nước máy sẽ làm virus vaccine mất hoạt lực, không có khả năng tạo miễn dịch cho gà.

5. Kháng thể mẹ truyền

Kháng thể mẹ truyền có ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà, việc làm vaccine khi kháng thể mẹ truyền của đàn gà còn cao, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhân lên của virus vaccine, đều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà.



Ví dụ: Việc làm vaccine Gumboro (IBD) quá sớm khi kháng thể mẹ truyền trên đàn gà còn cao, sẽ làm một số virus vaccine bị trung hòa , kết quả gà không tạo được kháng thể hoặc kháng thể thấp không đủ bảo hộ đàn gà.



6. Stress và tình trạng sức khỏe vật nuôi

Stress ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà như Nhiệt độ và ẩm độ cao, dinh dưỡng không đủ, gà bị nhiễm kí sinh trùng hoặc các bệnh khác

Không nên làm vaccine khi gà bị bệnh, vì lúc này hệ thống miễn dịch của đàn gà bị tổn thương, khả năng đáp ứng miễn dịch kém hoặc sẽ làm cho phản ứng vaccine càng thêm trầm trọng. Một số trường hợp làm vaccine khi gà đang ủ bệnh, sẽ làm cho đàn bùng phát bệnh , gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế.

Ví dụ: Khi gà mang các mầm bệnh như Gumboro, Marek, thiếu máu truyền nhiễm (CAV), hoặc nhiễm độc tố trong thức ăn, hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, nên khi làm vaccine, gà không có đáp ứng miễn dịch tốt hoặc gây ra phản ứng vaccine mạnh mẽ, làm tăng tỉ lệ gà mắc bệnh hoặc gà chết.



7. Vệ sinh an toàn sinh học



Vệ sinh an toàn sinh học và quản lý đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của trại, vệ sinh chuồng trại kém, chuồng không thông thoáng sẽ làm gia tăng áp lực mầm bệnh trong trại, dẫn đến gà có thể bị mắc bệnh, mặc dù đàn gà đã làm vaccine.



8. Chủng (type) vaccine

Một số loại bệnh được gây ra bởi những tác nhân có nhiều chủng khác nhau như IB có khoảng 100 chủng, Salmonella có khoảng 2000 chủng, đôi khi những chủng này không tạo ra miễn dịch chéo, nên bệnh có thể nổ ra nếu virus vaccine không cùng chủng với virus gây bệnh trong vùng.

Ví dụ : Như vaccine IB chủng MA5 không có khả năng bảo hộ đàn gà khi bệnh IB xảy ra với thể hướng thận IB 4/91.

Trên đây là 8 yếu tố làm giảm hiệu quả của chương trình vaccine mà chúng ta cần loại bỏ, hiểu được những nguyên nhân đó sẽ giúp cho các trang trại chủ động hơn cũng như giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình phòng bệnh cho gà bằng vaccine, từ đó giúp tăng cao năng suất chăn nuôi.

12/10/2021

💥 💥 💥 CHĂN NUÔI SIÊU TỐC - TẾT THU TIỀN TỶ💥

📌 SUPER FAT nhập khẩu 100% từ Mỹ.
📌 Cam kết không chất cấm an toàn cho vật nuôi.

🎯 Giải pháp giúp vật nuôi:
✔ TĂNG CÂN SIÊU TỐC.
✔ NỞ ỨC, B**G ĐÙI.
✔ LÃI CAO VÙN VỤT.
✔ TIẾT KIỆM CHI PHÍ.

Giúp bà con:
✅ 3 tháng xuất chuồng đàn LỢN.
✅ 2 tháng xuất chuồng đàn GÀ.
✅ Giúp đàn BÒ tăng cân nhanh, mông nở, nhiều thịt.
📣 📣 Khuyến mãi lớn mua 2 TẶNG 1 cho 100 khách hàng đầu tiên.

☎ Bà con vui lòng để lại SỐ ĐIỆN THOẠI để được chuyên gia tư vấn.

✳️CUNG CẤP MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC
➡Nhận hàng kiểm tra thanh toán

☎ HOTLINE: 0983.925.038
📍Nhà máy: Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang

06/10/2021

BÀ CON !!! NÀNG NƯỚC ƠI 🤩
TĂNG TRƯỞNG VỖ BÉO VẬT NUÔI BẰNG THẢO DƯỢC

👉HIỆU QUẢ sau 7_10 ngày sử dụng
👉Tối ưu hóa công việc chăn nuôi, trở lên nhàn hơn, năng suất hơn, giảm nhân công lao động.
👉Cung cấp đầy đủ Vitamin axitamin cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi

👉VẬT NUÔI B**G MÔNG, nở vai, nhanh xuất bán, lãi cao
👉Giảm mùi hôi chuồng trại
👉Rút ngắn thời gian nuôi
👉Hạn chế áp lực dịch bệnh
👉Giúp tăng trọng hiệu quả - Không gây hại cho sức khỏe con người.

✨Sản phẩm nhập khẩu USA - MỸ

✳️CUNG CẤP MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC
➡Nhận hàng kiểm tra thanh toán

☎ HOTLINE: 0983.925.038
📍Nhà máy: Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang

06/10/2021

GIẢI PHÁP MỚI TRONG CHĂN NUÔI CHO BÀ CON
TĂNG 20-33% HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI - TIẾT KIỆM CHI PHÍ

👉HIỆU QUẢ sau 7_10 ngày sử dụng
👉Tối ưu hóa công việc chăn nuôi, trở lên nhàn hơn, năng suất hơn, giảm nhân công lao động.
👉Cung cấp đầy đủ Vitamin axitamin cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi

👉VẬT NUÔI B**G MÔNG, nở vai, nhanh xuất bán, lãi cao
👉Giảm mùi hôi chuồng trại
👉Rút ngắn thời gian nuôi
👉Hạn chế áp lực dịch bệnh
👉Giúp tăng trọng hiệu quả - Không gây hại cho sức khỏe con người.

✨Sản phẩm nhập khẩu USA - MỸ

✳️CUNG CẤP MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC
➡Nhận hàng kiểm tra thanh toán

☎ HOTLINE: 0983.925.038
📍Nhà máy: Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang

05/10/2021

BÀ CON ĐANG MUỐN QUAN TÂM TÌM HIỂU SẢN PHẨM TĂNG TRƯỞNG VỖ BÉO GIA SÚC GIA CẦM

➡HÃY XEM NGAY VIDEO PHẢN HỒI RÕ NHẤT CHẤT LƯỢNG

👉HIỆU QUẢ sau 7_10 ngày sử dụng
👉Tối ưu hóa công việc chăn nuôi, trở lên nhàn hơn, năng suất hơn, giảm nhân công lao động.
👉Cung cấp đầy đủ Vitamin axitamin cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi
👉VẬT NUÔI B**G MÔNG, nở vai, nhanh xuất bán, lãi cao

👉Giảm mùi hôi chuồng trại
👉Rút ngắn thời gian nuôi
👉Hạn chế áp lực dịch bệnh
👉Giúp tăng trọng hiệu quả - Không gây hại cho sức khỏe con người.

✨Sản phẩm nhập khẩu USA - MỸ

✳️CUNG CẤP MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC
➡Nhận hàng kiểm tra thanh toán

☎ HOTLINE: 0983.925.038
📍Nhà máy: Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang

04/10/2021

Chăn Nuôi Thắng Lợi Nhờ Áp Dụng Đúng Cách ⭐
➡CHỈ VỚI 1 THÌA/5000Đ/NGÀY

VỖ BÉO SIÊU NHANH_ SIÊU HIỆU QUẢ

👉HIỆU QUẢ sau 15_20 ngày sử dụng
👉Tối ưu hóa công việc chăn nuôi, trở lên nhàn hơn, năng suất hơn, giảm nhân công lao động.
👉Cung cấp đầy đủ Vitamin axitamin cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi

👉VẬT NUÔI B**G MÔNG, nở vai, nhanh xuất bán, lãi cao
👉Giảm mùi hôi chuồng trại
👉Rút ngắn thời gian nuôi
👉Hạn chế áp lực dịch bệnh
👉Giúp tăng trọng hiệu quả - Không gây hại cho sức khỏe con người.

✨Sản phẩm nhập khẩu USA - MỸ

✳️CUNG CẤP MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC
➡Nhận hàng kiểm tra thanh toán

☎ HOTLINE: 0983.925.038
📍Nhà máy: Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang

29/09/2021

CHĂN NUÔI 4.0: TĂNG LỢI NHUẬN - GIẢM CHI PHÍ

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là tự phối trộn thức ăn thảo dược trong nuôi lợn sạch, chị Đặng Thị Ngọc Ánh, Hà Nội có doanh thu mỗi năm đạt tới trên 2 tỷ đồng.

Một trong các thức ăn trộn với nông sản có sẵn với bột tăng trưởng của Mỹ thì đàn lợn của chị Ánh phát triển nhanh hơn và tái đàn sớm.

⭐Sử dụng cho các loại vật nuôi Gia Súc , Gia Cầm

- Siêu phát triển
- Tăng lợi nhuận
- Rút ngắn thời gian chăn nuôi
- Giảm lượng thức ăn
- Mức tăng trọng lên đến 50% so với bình thường

✨Sản phẩm nhập khẩu USA - MỸ

✳️CUNG CẤP MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC
➡Nhận hàng kiểm tra thanh toán

☎ HOTLINE: 0972.316.466
📍Nhà máy: Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang

Nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, giá lợn bắt đầu tăng và tăng mạnh trong những ngày tớiNhiều địa phương tăng nhẹ khi...
18/09/2021

Nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, giá lợn bắt đầu tăng và tăng mạnh trong những ngày tới

Nhiều địa phương tăng nhẹ khi nới lỏng giãn cách
Các địa phương đồng loạt nới lỏng các biện pháp giãn cách, hàng hóa lưu thông thuận lợi hơn có thể khiến giá heo hơi tăng trở lại những ngày tới.

Giá heo hơi miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay tại phần lớn các tỉnh/thành miền Bắc vẫn dưới mức 50.000 đồng/kg. Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình… vẫn là những những địa phương có mức giá nhỉnh hơn tại khu vực đồng bằng Bắc bộ.
Dù mức bình quân tại các tỉnh này dưới 50.000 đồng/kg nhưng vẫn có những khu vực có mức giá 51.000 – 53.000 đồng/kg. Trong khi các tỉnh khác như Hà Nam, Hải Dương, Bắc Ninh… vẫn phổ biến quanh mức 48.000 – 49.000 đồng/kg.

Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang… Giá heo thịt dao động trong khoảng 44.000-48.000 đồng/kg. Heo siêu nạc tại một số khu vực thuộc Thái Nguyên, Bắc Giang mới được mức 49.000 – 50.000 đồng/kg.

Sơn La, Hòa Bình giá dao động từ 46.000 – 50.000 đồng/kg. Lai Châu cao hơn khi vẫn có một số vùng giá giữ trong khoảng 54.000-55.000 đồng/kg. Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái… và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Giá heo hơi dao động từ 46.000-50.000 đồng/kg, tùy khu vực và tùy theo loại heo.

Giá heo hơi miền Trung – Tây nguyên
Khu vực Bắc Trung bộ. Tại Thanh Hóa Giá heo từ 46.000 – 54.000 đồng/kg. Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh… phổ biến 52.000-54.000 đồng/kg. Đáng chú ý, một số khu vực quanh thành phố Vinh tỉnh Nghệ An như khu vực huyện Diễn Châu, Yên Thành… Giá heo hơi khá cao, có trại bán ra vẫn được mức 57.000 – 58.000 đồng/kg. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế từ 52.000 - 53.000 đồng/kg.

Khu vực Nam Trung bộ, Giá heo tại các tỉnh thành Quảng Nam, Đà Nẵng giữ quanh ngưỡng 60.000 đồng/kg. Các tỉnh Quảng Ngãi , Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận quanh mức 53.000 -55.000 đồng/kg. Bình Thuận 53.000 - 56.000 đồng/kg, Bình Định thấp nhất, chỉ 49.000-51.000 đồng/kg.

Tại Tây Nguyên, Giá heo tại Lâm Đồng dao động 52.000 - 55.000 đồng/kg được xem là cao nhất trong khu vực hiện tại. Các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum Giá heo hơi phổ biến từ 52.000 - 54.000 đồng/kg.

15/09/2021

3 THÁNG NỮA TẾT - NHU CẦU THỊT LỢN TĂNG CAO
VỖ BÉO VẬT NUÔI KIẾM LỢI NHUẬN KHỦNG 🥳

🎯Xuất chuồng nhanh - Giảm lượng cám - Lợi nhuận cao

📍Không chất cấm, Đã được kiểm chứng

📣 Vỗ béo vật nuôi, tăng chất lượng thịt
📣 Tăng sức đề kháng, khỏe mạnh
📣 Nhiều nạc, nở ức, b**g đùi
📣 Giảm lượng thức ăn, rút ngắn thời gian chăn nuôi
🌍 CÓ ĐẦY ĐỦ TẤT CẢ SẢN PHẨM CHO GIA SÚC, GIA CẦM,.....
🌍 HIỆU QUẢ THẤY RÕ SAU 10-15 NGÀY SỬ DỤNG

✨Sản phẩm nhập khẩu USA - MỸ

✳️MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

➡Nhận hàng kiểm tra thanh toán

☎ HOTLINE: 0972.316.466
📍Nhà máy: Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang

Thúc đẩy tái đàn gia súc gia cầm, hạn chế rủi ro từ dịch bệnh Hà Nội: Thúc đẩy tái đàn gia súc gia cầm, hạn chế rủi ro t...
15/09/2021

Thúc đẩy tái đàn gia súc gia cầm, hạn chế rủi ro từ dịch bệnh

Hà Nội: Thúc đẩy tái đàn gia súc gia cầm, hạn chế rủi ro từ dịch bệnh
14/09/2021
Từ nay đến cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm thịt gia súc gia cầm tăng cao, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm giảm thiểu rủi trong chăn nuôi; đồng thời khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thúc đẩy việc tái đàn theo hướng chăn nuôi an toàn.

Mặc dù, ngành nông nghiệp đang chịu nhiều ảnh hưởng do dịch COVID-19 gây ra, nhưng Hà Nội vẫn giữ vững được đà tăng trưởng trong lĩnh vực chăn nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn cho thị trường. Tính đến hết tháng 8/2021, tổng đàn bò toàn thành phố Hà Nội tăng trưởng 3,5%; đàn lợn tăng 14%; đàn gia cầm tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Với tốc độ tái đàn như hiện nay, thành phố Hà Nội phấn đấu duy trì đàn bò 164.000 con, đàn lợn 1,8 triệu con, đàn gia cầm khoảng 41 triệu con…

Bên cạnh việc tăng đàn, tái đàn gia súc gia cầm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cũng tập trung hướng dẫn, khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố cũng cần phải tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh, nhất là với dịch tả lợn châu Phi.



Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, do dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi và cung ứng sản phẩm chăn nuôi, nhưng ngành Nông nghiệp Thủ đô đã đẩy mạnh phối hợp với các địa phương tại các “vùng xanh”, hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi vừa phòng, chống dịch, vừa gia tăng sản xuất nhằm ổn định tổng đàn.

Vì vậy, đến hết tháng 8/2021, đàn bò đã lên tới 134.136 con (tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2020), đàn lợn đạt khoảng 1,3 triệu con (tăng 12,3%), đàn gia cầm 39,8 triệu con (tăng 0,4%)… Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tái đàn, tăng đàn đáp ứng nhu cầu thị trường và chuẩn bị nguồn cung thực phẩm vào dịp cuối năm.

Anh Nguyễn Văn Tập, chủ trang trại nuôi gà ở thôn Thanh Nê, xã Thanh Bình (huyện Chương Mỹ) cho biết, mặc dù, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng do các trang trại chăn nuôi của anh được thực hiện quy trình khép kín hiện đại, với mật độ 160.000 con/lứa, nên không bị ảnh hưởng và doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, với mức thu nhập ổn định 7 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, anh Tập còn thuê đất và xây thêm được 10 trang trại để chăn nuôi gà ở xã Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ), xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn và xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình).



Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Thu Thoan ở xã Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn), chủ của một trong những trang trại chăn nuôi gà thịt theo hướng vi sinh đầu tiên của Hà Nội cho biết, mặc dù dịch COVID-19 tác động tiêu cực, song trang trại của gia đình bà vẫn duy trì hoạt động ổn định. Sản phẩm có tem nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ nên trung bình mỗi tháng trang trại bán ra thị trường gần 1.000 con gà thịt…

Trong khi đó, với hệ thống chuồng trại khép kín, hiện đại, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại ở huyện Ứng Hòa tiếp tục sản xuất ổn định. Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ Hòa Mỹ, xã Vạn Thái (huyện Ứng Hòa)- Nguyễn Văn Thanh cho biết, thời điểm hiện tại, hợp tác xã vẫn duy trì hơn 2.400 lợn nái và 17.000 lợn thương phẩm, mỗi tháng cung cấp ra thị trường hơn 100 tấn thịt lợn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp Hà Nội thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn. Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số diện tích cây trồng đến thời điểm thu hoạch, sản phẩm động vật không tiêu thụ được.

Thị trường tiêu thụ không ổn định nên khó khuyến khích người dân đẩy mạnh sản xuất. Giá vật tư đầu vào, nhân công lao động cũng không ổn định, luôn có xu hướng tăng làm phát sinh chi phí, giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất…



Để sản xuất và tiêu thụ nông sản ổn định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị các địa phương chủ động triển khai giải pháp để người dân không thuộc diện cách ly y tế được ra đồng sản xuất; tiếp tục rà soát điều kiện cho vụ Đông như nhu cầu và khả năng đáp ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… để có biện pháp tháo gỡ và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.



Theo tính toán của ngành nông nghiệp, nếu dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều khu vực bị cách ly, phong tỏa thì hoạt động lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, lúc đó giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi sẽ bị thiếu do nguồn cung bị đứt gãy khiến các chi phí sản xuất, lưu thông tăng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm trên thị trường… Nhằm chủ động ứng phó, ngành nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương, chủ trang trại chăn nuôi triển khai nhiều giải pháp thực hiện tốt “mục tiêu kép” trong chăn nuôi: vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển chăn nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn cho thị trường, nhất là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương phát triển chăn nuôi ở những vùng trọng điểm, trang trại; thúc đẩy việc tái đàn và hạn chế rủi ro từ tình trạng “dịch chồng dịch”. Cùng với đó, tạo điều kiện tốt nhất để các cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp lưu thông sản phẩm; đồng thời thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách đầu mối cung ứng của một số địa phương để tiêu thụ qua các kênh phân phối như siêu thị, chuỗi thực phẩm, các chợ đầu mối.

Xây dựng tài liệu chăn nuôi an toàn sinh học cho lợn sinh sảnổ chức FAO tại Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia t...
10/09/2021

Xây dựng tài liệu chăn nuôi an toàn sinh học cho lợn sinh sản

ổ chức FAO tại Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai xây dựng bộ tài liệu về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn sinh sản quy mô vừa, nhỏ.

Ngày 9/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến “Tư vấn kỹ thuật xây dựng bộ tài liệu thực hành quản lý tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn sinh sản quy mô vừa và nhỏ”.

Đây là hoạt đông nằm trong chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và FAO tại Việt Nam.

Bà Hạ Thuý Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Trong phát triển chăn nuôi hiện nay, vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học đang rất được quan tâm. Việc chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp vật nuôi an toàn dịch bệnh, cung cấp được những sản phẩm chất lượng ra thị trường mà còn giúp cho người chăn nuôi tiết kiệm chi phí, giảm giá thành chăn nuôi. Các cơ sở chăn nuôi sẽ được các cơ quan quản lý cấp chứng nhận về sản phẩm an toàn.



Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, phương thức quảng bá, bán hàng qua các kênh thương mại điện tử đang lên ngôi. Việc tiếp xúc trực tiếp của người mua và người bán giảm dần, thì việc có những chứng nhận về mặt chất lượng sẽ giúp các hộ sản xuất thuận lợi hơn trong việc đưa sản phẩm chăn nuôi của mình dễ dàng tiếp cận với hệ thống siêu thị, các cửa hàng, chuỗi cung ứng thực phẩm…, từ đó đảm bảo được đầu ra ổn định.

Trên cơ sở đã phối hợp thành công xuất bản 5 cuốn hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học trên gia cầm trước đây, trong lần phối hợp này, bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi tiếp tục mở rộng đối tượng là lợn sinh sản.

Theo bà Hạnh, việc nuôi lợn sinh sản diễn ra trong thời gian rất dài, với nhiều loại đối tượng cần hướng đến như lợn đực, lợn nái, lợn nái nuôi con… Vì vậy, việc làm thế nào để duy trì nuôi an toàn sinh học trong thời gian dài, kỹ thuật chăm sóc đối với từng loại đối tượng lợn sinh sản khác nhau, trên cùng một cơ sở chăn nuôi là việc làm rất cấp thiết hiện nay.
Bên cạnh đó, số trang trại, hộ chăn nuôi lợn sinh sản với số lượng lại thường rơi vào nhóm có quy mô vừa (dưới 100 đơn vị vật nuôi) và nhỏ (dưới 30 đơn vị vật nuôi). Trong khi những cơ sở này thường điều kiện về cơ sở vật chất, nhân công… có nhiều hạn chế.



Vì vậy, việc xây dựng được bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết, để người sản xuất áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học đúng cách, sẽ giúp hộ chăn nuôi giải được rất nhiều bài toán như: Chất lượng sản phẩm, giảm lượng thuốc, kháng sinh phòng trị bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, giảm giá thành vật tư đầu vào…



Ông Pawin Padungtod, điều phối viên cao cấp của FAO tại Việt Nam chia sẻ: Mong muốn lớn nhất khi xây dựng bộ tài liệu là có thể áp dụng được trên phạm vi cả nước, thông qua hệ thống khuyến nông từ trung ương đến cơ sở. Bộ tài liệu sẽ như người bạn đồng hành, cơ sở khoa học chắc chắn, hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông và các hộ trực tiếp sản xuất, nhất là những hộ sản xuất trẻ mới vào nghề

Tại Hội nghị, các đại biểu, chuyên gia cũng đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện bộ tài liệu, sớm đưa vào sử dụng trong thời gian tới.

Theo đó, tất cả cá ý kiến đều cùng thống nhất, sách hướng dẫn dùng chung cho người chăn nuôi, nên những hình ảnh, thông tin phải mang tính phổ biến. Nội dung viết ngắn gọn, dễ hiểu, có nhiều hình ảnh minh họa cụ thể sát thực tiễn, để các hộ chăn nuôi dễ dàng áp dụng.

Bên cạnh những vấn đề cơ bản như kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi, hệ thống xử lý chất thải, biện pháp sử dụng hóa chất phòng, trị bệnh…, những vấn đề mới cũng cần được cập nhật và hướng dẫn chi tiết như cho lợn nghe nhạc, sử dụng bóng tử ngoại để sát trùng, sát khuẩn…

Address

Nghĩa Phương, Lục Nam
Bac Giang
26000

Telephone

+84983925038

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when SuperFit - Siêu Vỗ Béo Từ Mỹ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category