Cửa hàng thuốc thú y DIỆP CHI

Cửa hàng thuốc thú y DIỆP CHI Chuyên các loại Thuốc Thú Y cho động vật, gia cầm, gà vịt, chó mèo, heo bò, là chi nhánh trực thuốc tổng kho thú y.com

1 số hình ảnh về gà bị otrt
22/12/2023

1 số hình ảnh về gà bị otrt

09/11/2023
16/03/2023
04/03/2023
05/01/2023

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC GÀ CHẬM LỚN, CÒI CỌC

Có nhiều nguyên nhân khiến gà bị còi cọc, chậm lớn. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời, hợp lý, tránh được thiệt hại về kinh tế cho người nuôi.

🔻 Do Reovirus

➖ Nguyên nhân: Hội chứng còi cọc ở gà do một loại Reovirus gây ra. Vì vậy hội chứng còi cọc được xem là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh còi cọc chỉ xảy ra ở gà 1- 6 tuần tuổi..

➖ Cách khắc phục: Tiêm vaccine Avian Reovirus dưới da 0,5 ml/con, Inacti/Vac Reo - vaccine vô hoạt của Pháp chứa 2 chủng S1133 chống viêm khớp và 1733 chống còi cọc. TAD.Reo Vac.I - chủng U con 1133 tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho gà 7 - 10 ngày tuổi lần 1 và nhắc lại lúc 4 tuần tuổi.

🔻 Do giun sán

➖ Nguyên nhân: Thường gặp ở gà chăn thả, thả đồi, trong quá trình ăn, uống bị nhiễm sán từ nguồn thức ăn trong tự nhiên. Gà có nhiều giun sán trong đường ruột sẽ dẫn tới bị còi cọc, chậm lớn.

➖ Cách khắc phục: Nên tẩy giun bằng Levamisol hoặc Fenbendazol giai đoạn: 40 ngày, 70 ngày và 100 ngày với gà nuôi dài ngày. Cân khối lượng của gà để cho ăn theo hướng dẫn trên bao bì. Cho nhịn đói sau đó cho ăn. Chú ý phải dùng đúng liều chỉ định, thừa hoặc thiếu liều chỉ định sẽ không mang lại hiệu quả tẩy giun. Cho ăn xong 10 ngày liên tục. Sau khi tẩy giun cần bổ sung thêm B-Complex, Multivitamin và men tiêu hóa.

➖ Phòng bệnh: Cho gà hỗn hợp thức ăn và thuốc tẩy giun trên theo chu kỳ 10 ngày/lần. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Có kế hoạch khử trùng sát trùng định kỳ. Sử dụng con giống, dụng cụ, thực phẩm chăn nuôi rõ nguồn gốc xuất xứ.

🔻 Do ký sinh trùng, đầu đen

➖ Nguyên nhân: Gà thả vườn thường mắc bệnh đầu đen (kén ruột) do histomonas.

➖ Cách khắc phục: Không thả gà ngày mưa, thường xuyên tẩy giun, tẩy uế chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi. Điều trị bệnh đầu đen bằng: Sulfamonomethocin hoặc Sulfadimethocin.

🔻 Do quá trình ấp nở

Trong quá trình ấp trứng gà bằng máy ấp trứng hay lò ấp thủ công, nếu bị thiếu nhiệt hay quá nhiệt cũng làm gà con nở không đạt tiêu chuẩn, dẫn tới gà sẽ phát triển không bình thường trong suốt quá trình. Để khắc phục vấn đề này, điều chỉnh lại nhiệt độ ấp cho máy ấp. Cần chọn những con giống khỏe mạnh, to con, lông bông, mắt sáng, nhanh nhẹn…

🔻 Gà bị mắc bệnh mãn tính

Các bệnh phổ biến như: Cầu trùng, thương hàn, newcastle, CRD…, gà bị mắc những bệnh mãn tính sẽ chậm lớn, cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng dẫn tới còi cọc chậm lớn. Vấn đề này cần tìm hiểu thêm các triệu trứng khác để biết gà đang mắc bệnh gì mới có thể khắc phục triệt để.

🔻 Gà bị bệnh đã chữa khỏi

Gà bị mắc bệnh sau một thời gian và được chữa khỏi, tuy nhiên không phải cứ khỏi bệnh là gà đã phát triển bình thường, nhiều trường hợp sau bệnh gà sẽ chậm lớn và trở nên còi cọc. Cách khắc phục tốt nhất vấn đề này là tách chúng ra nuôi riêng, nếu vẫn chậm lớn thì sớm loại bỏ.

🔻 Mật độ nuôi quá lớn

➖ Nguyên nhân: Khi mật độ nuôi lớn sẽ dẫn tới gà không có không gian để chơi và phát triển bình thường, dần dần xuất hiện những con kém ăn hoặc không tranh được với những con khác.

➖ Cách khắc phục: Cần bố trí chuồng trại phù hợp với số lượng con nuôi, hoặc giảm số lượng lại để đảm bảo cho gà đủ không gian sống. Nên nuôi số lượng con vừa phải để đảm bảo có thể quan sát và kịp thời phát hiện bệnh của gà trong quá trình nuôi. Đảm bảo mật độ nuôi tối thiểu 8 - 10 con/m2 ngoài ra cần đảm bảo chuồng trại thông thoáng. Thiết kế chuồng trại: Chiều cao tường bao 35 - 40 cm chiều cao mái tối thiểu 2,5 m.

🔻 Do dinh dưỡng

Gà là một loại gia cầm có đặc điểm nhạy cảm với tác động môi trường, thời tiết. Với thân nhiệt cao, tiêu hóa thức ăn nhanh cho nên chế độ dinh dưỡng cũng cần đặc biệt quan tâm. Cần có chế độ dinh dưỡng riêng cho gà hướng thịt, gà đẻ trứng, gà chọi, gà cảnh…

🔻 Do con giống, kỹ thuật úm

➖ Do con giống: Cần đảm bảo gà đưa vào nuôi đạt trọng lượng tối thiểu 32 - 35 g có màu lông đặc trưng cho giống, mắt sáng, phản xạ tốt với tiếng động. Loại bỏ gà nhỏ dưới 30 g, gà bết lông, hở rốn, vẹo đầu, vẹo mỏ.

➖ Do kỹ thuật úm không tốt: Đảm bảo nhiệt độ giai đoạn úm tuần đầu 33 - 350C, tuần thứ 2 từ 33 - 310C, tuần thứ 3 từ 28 - 300C …

08/12/2022

HỘI CHỨNG LẬT NGỬA VÀ GIẢM ĐẺ TRÊN VỊT DO VIRUS TEMBUSU

Hội chứng lật ngửa giảm đẻ ở vịt (bệnh Tembusu) xuất hiện đầu tiên ở Malaysia (1955), tiếp đến Trung Quốc (2010) bệnh mới xuất hiện ở nước ta từ năm 2019. Cùng Vet24h tìm hiểu chi tiết về bệnh này qua bài viết ngày hôm nay nhé!

🦆🦆 Đặc điểm bệnh

Bệnh chủ yếu cảm nhiễm trên vịt ở mọi độ tuổi với biểu hiện sinh trưởng chậm với vịt thịt, giảm hoặc ngừng sinh sản với vịt nuôi theo hướng sinh sản, tỷ lệ chết tương đối cao.

🦆🦆 Nguyên nhân cơ chế truyền lây

Virus có thể lan truyền từ con bệnh sang con khỏe qua hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc. Ngoài ra còn có minh chứng muỗi là nhân tố trung gian truyền bệnh.

🦆🦆 Triệu chứng

▶️ Vịt con 3 tuần tuổi trở lên và vịt thịt:

➖ Đàn vịt khi nhiễm bệnh sẽ giảm ăn đột ngột, sinh trưởng giảm, tiêu chảy phân trắng, loãng, chảy nước mũi, các triệu chứng thần kinh như đi lại mất thăng bằng, vịt nằm lật ngửa, chân tê liệt.
➖ Tỷ lệ bị bệnh có thể lên đến 90% và tỷ lệ chết 5-30% phụ thuộc điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

▶️ Đối với vịt đẻ:

➖ Giảm lượng ăn vào và giảm lượng trứng đột ngột.
➖ Xuất hiện tiêu chảy phân xanh dẫn đến suy nhược, giai đoạn sau của bệnh vịt có biểu hiện thần kinh, đi lại bất thường, nặng thì bại liệt hoàn toàn.
➖ Diễn biến ổ dịch xảy ra trong vòng 7-10 ngày, tỷ lệ chết trong đàn có thể từ 5-15%, những con vịt trong đàn qua khỏi ngày 10 sẽ phát triển kém, sinh sản kém, dẫn đến chăn nuôi không có hiệu quả.

🦆🦆 Bệnh tích

▶️ Xác chết gầy, túm lông đuôi dính phân xanh.
▶️ Mổ khám cho thấy:

➖ Phù não, màng não xuất huyết, và mạch máu bị tắc nghẽn.
➖ Xoang ngực tích dịch màu vàng, cơ tim thoái hóa biến chất.
➖ Xoang bụng tích dịch màu vàng, gan sưng to nhạt màu hoặc vàng, lách sưng to sung huyết.
➖ Mặt trong dạ dày cơ bị b**g tróc, niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, niêm mạc ruột xuất huyết tràn lan.
➖ Tuyến tụy sưng xuất huyết hoặc hoại tử.
➖ Ngoài những bệnh tích trên vịt đẻ viêm, xuất huyết buồng trứng và thoái hóa, vỡ các nang trứng non, viêm xuất huyết ống dẫn trứng và phúc mạc.

🦆🦆 Phát hiện bệnh

▶️ Chẩn đoán lâm sàng:

Căn cứ vào dịch tễ lưu hành bệnh, căn cứ triệu chứng lâm sàng và căn cứ vào bệnh tích mổ khám đặc trưng để chẩn đoán Tembussu.

▶️ Chẩn đoán xét nghiệm:

➖ Chẩn đoán virus: thông qua lấy mẫu xét nghiệm bằng sinh học phân tử RT-PCR.
➖ Chẩn đoán huyết thanh: có thể sử dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để tầm soát, xét nghiệm huyết thanh vịt: Việc phát hiện mẫu huyết thanh dương tính trong các đàn vịt chưa tiêm phòng với vaccine Tembusu chứng tỏ trong quá khứ đàn vịt đó đã từng nhiễm bệnh thể nhẹ, tuy nhiên những di chứng bệnh có thể sẽ làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

🦆🦆 Giải pháp trong bối cảnh chưa có vaccine hữu hiệu, vaccine chính ngạch

▶️ Khi chưa có dịch:

➖ Thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, tiêm đủ các loại vaccine trong quy trình để nâng cao sức đề kháng chung cho vịt.

➖ Định kỳ tuần 2 lần tiêu độc khử trùng, diệt côn trùng, khai thông cống rãnh và phát quang bụi rậm.

➖ Định kỳ cần tầm soát sự lưu hành của virus Tembusu thông qua giám sát huyết thanh phát hiện sớm để có hướng xử lý giảm thiệt hai chăn nuôi.

▶️ Khi có dịch:

➖ Cần phát hiện sớm để cách ly những con ốm ra khỏi đàn, tiến hành phun khử trùng trên những con vịt chết và chất thải của chúng trước khi mang đi chôn, cần rắc vôi trước khi lấp đất.

➖ Tăng cường giám sát theo dõi để cách ly vịt ốm, tiêu độc khử trùng ngày 1 lần.

➖ Vịt trong đàn chưa có triệu chứng cần tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung điện giải, hạ sốt, men tiêu hóa, giải độc gan thận.

➖ Cần sát trùng để trống chuồng trại sau 1,5 đến 2 tháng mới cho tái đàn.

08/12/2022

Làm sạch và khử trùng trang trại heo
Tham khảo chi tiết link ở phần bình luận bên dưới.

19/10/2022

Các giống bò
TYPES OF CATTLE BREEDS

11/10/2022

HÃY NHỚ...

1. Nếu quyết tâm làm một việc gì đó, bạn không cần vội vã kh.oe kh.oang, càng không nên làm lớn chuyện. Hãy cứ im lặng thực hiện, thành tựu là hào quang sẽ giúp bạn toả sáng.

2. Nếu đã quyết tâm làm, hãy cứ làm. Đừng vì một câu đ.ánh giá của người ngoài mà do dự, buông bỏ giấc mơ của mình. Vì nếu thành công thì đó là câu trả lời x.ác đáng với kẻ gh.en t.ỵ; nếu thất bại thì đó là bài học đáng quý để bạn hoàn thiện và trưởng thành hơn.

3. Bạn không cần phải mang bản thân mình so sánh với bất kỳ ai, vì mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Chỉ cần bạn tốt hơn chính bạn của ngày hôm qua, đó mới là thành công.

4. Phần lớn người ta thất bại không phải do không có khả năng, mà là do ý chí không kiên định.

5. Hiện thực là bờ bên này, lý tưởng là bờ bên kia, ở giữa là dòng sông cuồn cuộn chảy, hành động là chiếc cầu bắc ngang qua sông. – Kleiloyev

6. Ta có thể chuyển dời núi bằng cách b.ắt đ.ầu mang đi những viên đá nhỏ.

7. Vượt lên phía trước là một công việc đòi hỏi l.òng tin tưởng mạnh mẽ vào bản thân. Đó là lý do vì sao một số người với tài năng bình thường nhưng có chí tiến thủ lớn lao lại đi xa hơn nhiều người có tài năng vượt trội hơn hẳn. – Sophia Loren

Trên hành trình của đời người, ai rồi cũng sẽ phải đối m.ặt với những điểm trũng, những khoảng thời gian bị m.ất phương hướng, không ý thức được việc mình muốn gì, thích gì, có thể làm được gì, cảm thấy bản thân thực sự rất v.ô http://d.xn--lmg.ng/, thất bại ... Thực ra, đó là thử thách của cuộc sống mà hầu hết ai cũng phải trải qua. Tuy nhiên, mỗi người lại có những cách đối m.ặt và giải quyết vấn đề khác nhau, người bình tĩnh tìm ra nút th.ắt để tháo gỡ, nhưng cũng có k.ẻ v.ội v.ã bỏ cuộc rồi cứ mãi v.ẫy v.ùng trong b.ùn l.ầy.

Chỉ muốn nhắc bạn một câu, dù trong hoàn cảnh nào cũng hãy giữ lấy sự bình tình cho mình. Mọi việc ắt sẽ có cách giải quyết cả thôi!

Nguồn: Sưu tầm

11/10/2022

10 câu hỏi đáng suy ngẫm về nguy cơ bệnh ASF – Tác giả: Vincent ter Beek
(Nguồn: www.pigprogress.net)

Thời gian đã chứng thực cho sự nguy hiểm của căn bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF). Nhà biên tập báo Pig Progress - Vincent ter Beek, đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về ASF trên thế giới và tổng hợp thành mười quan điểm chính cần suy ngẫm như sau:

1. Lịch sử bệnh của Dịch tả heo châu Phi (ASF) như thế nào?
=> Bệnh ASF được phát hiện lần đầu ở Kenya vào năm 1921. Cho đến năm 1957, bệnh ASF đã tồn tại dai dẳng tại châu Phi. Vì là một bệnh tương đối khó phát hiện nên bệnh ASF đã thoát khỏi sự chú ý của nhiều công ty thuốc thú y và xâm nhiễm gây bệnh ở các châu lục khác.

2. Bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) có liên quan gì đến bệnh Dịch tả heo (CSF)?
=> Nếu chỉ xét về dấu hiệu lâm sàng, hai căn bệnh này khá giống nhau khi cùng khiến heo bệnh có dấu hiệu dịch tả, như sốt, ho, khó thở, nôn mửa, chảy nước mắt – mũi (đôi khi có viêm kết mạc mắt), xuất huyết da và heo bệnh chết trong vòng một đến hai tuần. Tuy nhiên, hai bệnh này lại có 1 điểm khác biệt rất quan trọng là: heo bệnh CSF có dấu hiệu thần kinh, trong khi heo bệnh ASF có triệu chứng tiêu chảy ra máu.
Thông thường cần phải phân lập virus trong phòng lab mới chính thức xác định rõ được căn bệnh.
Hiện nay, CSF CÓ vắc-xin phòng bệnh, trong khi ASF CHƯA CÓ vắc-xin.

3. Virus ASF tồn tại và gây bệnh ở các loài động vật nào?
=> Chỉ có loài heo (heo nuôi, heo rừng,…) là động vật mẫn cảm với bệnh.
Ngoài ra, virus ASF có thể tồn tại trong cơ thể bọ ve (loài Ornithodoros) như một vật truyền lây để lây bệnh cho heo khi hút máu.

4. Bệnh ASF có phải là một bệnh rất dễ truyền lây không?
=> Vấn đề ở đây: như thế nào được xem là dễ truyền lây? Do đặc tính của bệnh ASF là truyền lây bệnh qua tiếp xúc nên một số người dựa vào kiến thức khoa học cho rằng bệnh này không dễ truyền lây nếu kiểm soát được việc tiếp xúc này.
Tuy nhiên, việc tiếp xúc gần để lây bệnh trong ASF chính là:
- heo bệnh hoặc xác heo bệnh
- máu, các cơ quan, chất tiết từ heo bệnh
- thịt hoặc sản phẩm từ thịt heo bệnh

5. Tính chất nguy hiểm của bệnh ASF như thế nào nếu so với các bệnh khác?
=> Virus ASF không được xem là căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm như Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS), bệnh tiêu chảy cấp (PED) hay bệnh lở mồm long móng (FMD).
Ngoài ra, ASF không thể lây nhiễm qua đường không khí như các bệnh nguy hiểm khác.

6. Bệnh ASF lúc nào cũng gây chết heo, đúng không?
=> Đúng vậy. Gần 100% trường hợp virus ASF gây chết heo (ngoại trừ trường hợp ngoại lệ ở câu 😎.
Dòng virus ASF đang lưu hành ở châu Âu và châu Á hiện nay thuộc genotype nhóm II – một genotype được xem là ‘ có độc lực’ hoặc ‘độc lực cao’.

7. Virus ASF có thể tồn tại bao lâu trong chất thải chăn nuôi?
=> Virus ASF có thể tồn tại khá lâu trong môi trường ngoài và vài năm trong cơ thể bọ ve loài Ornithodoros. Phần lớn phụ thuộc vào hoàn cảnh tồn tại của chúng, như: nhiệt độ cao sẽ sống ngắn hơn hay có sự hiện diện của protein (máu hoặc thịt) sẽ giúp virus tồn tại lâu hơn.
Nghiên cứu gần đây ở Mỹ do Scott Dee và cộng sự thực hiện, đã cho biết: virus ASF cũng có khả năng tồn tại khá lâu trong quá trình vận chuyển thực phẩm.

8. Bệnh ASF có trở thành một dịch bệnh thường xuyên xuất hiện ở những nước đã nổ dịch không?
=> Mặc dù có lo ngại về khả năng virus ASF tồn tại dai dẳng trong quần thể heo rừng ở châu Âu và gây nổ dịch thường xuyên.
Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc đến các yếu tố khác tác động ở đây; như: điều kiện thời tiết, mật độ heo rừng được kiểm soát tốt và áp lực bệnh.
Ngoài ra, một khía cạnh khác cũng quan trọng không kém là khả năng phát hiện bệnh nhanh chóng và các biện pháp phòng và dập dịch kịp thời.

9. Virus ASF có khả năng đột biến thay đổi độc lực không?
=> Virus ASF là một virus ADN nên tương đối có tốc độ đột biến chậm hơn. Bằng chứng là virus ASF tồn tại ở Tây Ban Nha 30 năm nhưng không thấy xuất hiện nhiều chủng mới.
Nếu virus ASF thay đổi bộ gene của nó, rõ ràng chỉ có thể xuất hiện ở quần thể heo rừng, do một khi phát hiện virus ASF ở đàn heo chăn nuôi đã lập tức tiến hành tiêu hủy cả đàn.

10. Câu hỏi cuối nhưng không kém phần quan trọng, chính là: Làm thế nào để phòng tránh được sự xâm nhiễm của virus ASF vào trại?
=> Trên hết, phải nhấn mạnh bằng biện pháp AN TOÀN SINH HỌC. Một khi thực hiện biện pháp an toàn sinh học tốt sẽ giúp trại heo phòng tránh được sự xâm nhiễm của virus ASF.
Vậy như thế nào là tốt?
- Cơ sở vật chất của trại hoàn hảo chưa? Biết cách sử dụng chúng triệt để không?
- Có đặt hàng rào quanh trại để phòng ngừa heo rừng tiếp cận đàn heo nuôi?
- Có kiểm soát chặt việc mang các loại sản phẩm thịt từ bên ngoài vào trại?
- Có thực hiện việc tắm rửa và thay quần áo mỗi lần vào hoặc ra trại?
- Mọi nhân viên trong trại có được cập nhật đầy đủ thông tin an toàn sinh học? Có hiểu rằng tuân thủ thực hiện đầy đủ chính là một việc cần thiết để phòng ngừa bệnh ASF?

Để đọc rõ thêm 10 câu hỏi kể trên, mọi người có thể đọc bài viết gốc bằng tiếng Anh ở bên dưới:

https://goo.gl/9gUHfC

.

03/10/2022
26/09/2022

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI VỊT BẦU CÁNH TRẮNG THƯƠNG PHẨM

Vịt bầu cánh trắng được xem là giống vật nuôi có năng suất cao, chất lượng thịt tốt, vượt trội hơn hẳn so các giống vịt cỏ thông thường. Bên cạnh đó, vịt bầu trắng còn dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, phù hợp với cả mô hình trang trại bán thâm canh và thâm canh.

𝐂𝐡𝐮𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐚̣𝐢

✔️ Chuồng nuôi phải đảm bảo cao ráo, thoáng mát, hướng Ðông hoặc Ðông Nam để tránh gió lạnh vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

✔️ Chuồng nuôi có thể lát nền bằng gạch hay xi măng, đảm bảo độ dốc 3 - 5%, giúp tiện lợi cho việc vệ sinh. Vật liệu làm chuồng có thể sử dụng tre, nứa, gỗ hay xi măng.

✔️ Chia khu vực gột vịt con, khu vực nuôi vịt hậu bị và khu vực nuôi vịt thịt riêng.

✔️ Lồng úm: Có thể úm vịt trên lồng hay trên nền. Với lồng úm được làm từ gỗ, tre, nứa, khung sắt. Kích thước yêu cầu của mỗi lồng úm là 1 x 2 x 0,5 m và úm 150 con trong tuần đầu.

✔️ Quây: Ðối với quây thường làm bằng dây cót có độ dài khoảng 5 m, cao 0,5 m. Mỗi quây tròn có thể nuôi được 60 - 70 con vịt. Chuẩn bị máng ăn, máng uống, đèn sưởi đầy đủ.

✔️ Rèm che: Ðược dùng để che xung quanh chuồng nuôi vịt và có thể sử dụng bằng vải, bạt dứa hoặc phên liếp để không cho gió lùa, mưa hắt vào.

✔️ Chất độn chuồng: Cần được xử lý cẩn thận bằng thuốc tím, phơi khô, rải dày 8 - 10 cm.

𝐂𝐡𝐨̣𝐧 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠

✔️ Chọn giống đảm bảo có các điểm đặc trưng của vịt bầu cánh trắng.

✔️ Ðảm bảo con giống không bị dịch bệnh, phải có nguồn gốc rõ ràng.

✔️ Giống vịt con khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Lông bóng mượt, rốn khô, mắt sáng, chân mập, cứng cáp và nhanh nhẹn.

✔️ Nên chọn những con vịt được nở đúng ngày (28 ngày) vì nếu vịt nở sớm hay muộn thì đều không tốt, khi đó tỷ lệ hao hụt đàn vịt là rất cao.

𝐌𝐚̣̂𝐭 đ𝐨̣̂ 𝐧𝐮𝐨̂𝐢

Tùy theo tuần tuổi của vịt mà mật độ nuôi sẽ có sự khác nhau, cụ thể như sau:

✔️ 1 tuần tuổi: mật độ 20 - 25 con/m2
✔️ 2 tuần tuổi: mật độ 10 - 15 con/m2
✔️ 3 tuần tuổi: mật độ 6 - 7 con/m2
✔️ Tuần thứ 4 trở đi cho đến lúc xuất chuồng: mật độ 4 - 5 con/m2

𝐍𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 đ𝐨̣̂ 𝐧𝐮𝐨̂𝐢

Vịt bầu trắng mới mua về cần phải được sưởi ấm trong thời gian 2 - 3 tuần đầu tiên. Ðảm bảo nhiệt độ ban ngày và ban đêm phải ổn định để vịt thích nghi tốt nhất. Ðàn vịt sẽ có những biểu hiện lạ khi nhiệt độ ở trong chuồng úm không đạt yêu cầu. Cần theo dõi thường xuyên để điều chỉnh nhiệt độ bên trong chuồng nuôi vịt cho phù hợp.

✔️ Nếu nhiệt độ trong chuồng nuôi quá lạnh, đàn vịt sẽ có xu hướng tụ lại bên dưới bóng đèn.

✔️ Nếu nhiệt độ trong chuồng nuôi quá nóng, đàn vịt sẽ có xu hướng tản ra khỏi bóng đèn.

✔️ Chuồng úm nếu bị gió lùa thì đàn vịt sẽ tụ lại ở một góc lồng úm.

✔️ Khi nhiệt độ ở trong chuồng úm vừa phải, vịt sẽ ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Người nuôi cũng cần phải đảm bảo duy trì ẩm độ cho vịt khoảng 60 - 70%. Bên cạnh đó, lồng úm cũng cần duy trì được sự thông thoáng nhất định.

𝐂𝐚́𝐜 𝐠𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜

✔️ Giai đoạn 1 - 3 ngày tuổi:

Sau khi vịt nở được 4 giờ mới cho ăn. Lúc này thức ăn cho vịt chủ yếu là cơm chín hoặc ngô được xay nhuyễn rồi nấu chín để nguội. Trung bình cứ 3 - 4 kg gạo nấu lên sẽ cho khoảng 100 con vịt ăn một ngày. Ngoài ra, nên chia nhỏ lượng thức ăn thành 4 - 5 bữa và rải đều lên giấy trải trên nền chuồng để vịt tập ăn.

✔️ Giai đoạn 4 - 10 ngày tuổi:

Cho vịt ăn cơm nấu chín được trộn cùng với rau xanh, rêu băm nhuyễn. Ngoài ra hãy tập cho vịt ăn tôm, ruốc, tép… Nếu nuôi theo hình thức thả đồng thì ở giai đoạn này nên tập cho vịt xuống tắm nước khoảng 5 - 10 phút mỗi ngày rồi sau đó tăng dần lên 30 phút.

✔️ Giai đoạn 11 - 16 ngày tuổi:

Gạo, ngô vỡ mảnh chỉ được ngâm với nước cho trương mềm rồi cho vịt ăn. Ðợi đến khi vịt được 15 ngày tuổi, bắt đầu cho vịt chuyển dần sang ăn lúa nấu chín và bổ sung thêm một số loại rau xanh, cua, ốc, tôm băm nhuyễn…

✔️ Giai đoạn 17 - 30 ngày tuổi:

Tiếp tục cho vịt ăn lúa nấu chín. Ðến khi vịt quá 20 ngày tuổi thì tập cho ăn lúa sống và cám viên tự ép.

✔️ Giai đoạn 30 ngày tuổi trở đi:

Nếu nuôi vịt theo hình thức nhốt chuồng, cần đảm bảo mật độ, độ ẩm thích hợp cho vịt. Còn với vịt nuôi chăn thả thì duy trì mật độ từ 10 ha ruộng lúa cho 2.000 - 3.000 vịt bầu trắng. Cho vịt ăn cám viên tự ép kết hợp cùng rau xanh, vitamin. Thường xuyên thay rửa máng ăn, máng uống cho vịt hàng ngày. Theo dõi đàn vịt để kịp thời phát hiện bệnh cũng như điều trị đúng cách, tránh gây thiệt hại cho đàn vịt.

✔️ Giai đoạn vỗ béo:

Cần tập trung điều chỉnh lượng thức ăn cho vịt, giảm lượng thức ăn chứa ít chất dinh dưỡng, không hấp dẫn. Nếu nuôi thả đồng thì giai đoạn này phải nhốt vịt lại ở khu vực cao ráo, thoáng mát, trong chuồng bố trí máng ăn, máng uống đầy đủ. Thời gian vỗ béo khoảng 5 - 7 ngày, nếu như kéo dài 9 - 10 ngày thì vịt sẽ khó bán. Thức ăn thích hợp để vỗ béo cho vịt là bột ngô, bột thóc, cám gạo, bột cá 3% và các loại thức ăn bổ sung.

✔️ Nước uống:

Ðảm bảo cung cấp nguồn nước uống cho chúng sạch sẽ, không lạnh dưới 120C nếu là vịt con và không lạnh dưới 80C đối với vịt 2 - 3 ngày tuổi. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng nước quá nóng, tốt nhất là 22 - 230C.

𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡

✔️ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi.

✔️ Thức ăn, nước uống cho vịt phải đảm bảo sạch và đầy đủ chất dinh dưỡng.

✔️ Sau mỗi đợt chăn nuôi vịt phải vệ sinh chuồng trại, khử trùng đầy đủ mới được nuôi đợt mới.

✔️ Xử lý chất thải và gia cầm chết để tránh dịch bệnh lây lan.

✔️ Tiêm phòng cho vịt đúng quy định của các bác sĩ thú ý để ngăn ngừa bệnh tật.

17/09/2022
17/09/2022

6 CÁCH GIẢM TỶ LỆ CHẾT SỚM Ở GÀ

Tỷ lệ chết của gà thịt thường cao nhất sau 3 - 4 ngày kể từ khi đưa vào chuồng. Mặc dù không thể ngăn chặn được hiện tượng này, tuy nhiên nếu thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, tỷ lệ chết có thể giảm xuống mức thấp nhất. Dưới đây là 6 cách giảm tỷ lệ chết sớm ở gà mà Vet24h muốn chia sẻ đến bạn đọc.

🐣 Đánh giá chất lượng gà con

Gà con chất lượng tốt phải năng động, có trọng lượng cơ thể 40 - 44 g, lông khô và rốn lành khi đưa ra khỏi trại giống. Để kiểm soát chất lượng gà con vào chuồng úm, người nuôi cần làm việc với nhà cung cấp để lấy gà con từ đàn bố mẹ khỏe mạnh và kiểm tra tình trạng sức khỏe của gà con trước khi vận chuyển hoặc khi đến nhà úm.

🐣 Loại bỏ gà con kém hoạt động

Sau 3 - 4 ngày, túi noãn hoàng bị tiêu và những con gà hoạt động kém sẽ dễ nhận biết bằng những biểu hiện bất thường của chúng. Người nuôi cần nhanh chóng phát hiện chúng và tiêu hủy ngay lập tức. Việc loại bỏ những gà con hoạt động kém sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho những con gà khỏe mạnh, giảm thiểu tác động đến hệ số chuyển đổi thức ăn và cải thiện tính đồng đều của đàn.

🐣 Theo dõi ngộ độc/nhiễm bẩn

Trong điều kiện độc hại, sức khỏe của gà con bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, cần hạn chế tối đa việc gà tiếp xúc với chất khử trùng và thuốc diệt côn trùng còn sót lại. Kiểm tra chất độn chuồng xem có bị nhiễm bẩn cũng như khả năng tương thích với gà con hay không. Ví dụ, nếu gà ăn quá nhiều mùn cưa có thể gây rối loạn tiêu hóa và cuối cùng là chết. Kiểm tra và loại bỏ thức ăn chăn nuôi bị mốc. Bảo vệ thức ăn khỏi nấm mốc bằng cách tránh xa nước, bảo quản trong phòng kín có độ ẩm thấp và kiểm tra ngày hết hạn.

🐣 Cung cấp đủ thức ăn, nước uống

✔️ Đủ nước và thức ăn chất lượng cao là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và tồn tại của gà con.

✔️ Cung cấp nước cho gà con trước khi cho ăn để gà chuyển hướng chú ý đến nước và giảm sự tranh giành thức ăn ban đầu. Phân phối máng ăn và vòi uống khắp chuồng.

✔️ Cung cấp thêm thức ăn trên giấy hoặc khay trong quá trình úm ban đầu để đảm bảo tất cả gà con có thể tìm thấy thức ăn.

✔️ Vệ sinh máng đựng thức ăn và nước uống hàng ngày, đồng thời đổ bỏ nước và thức ăn thừa.

🐣 Ngăn chặn động vật ăn thịt

Gà con là mục tiêu hấp dẫn của những loài động vật như mèo, chuột và diều hâu. Ngoài việc ăn thịt gà con, chúng có thể làm gà sợ hãi và căng thẳng. Do đó, người nuôi cần theo dõi các dấu hiệu của động vật ăn thịt. Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa các lỗ hổng, khoảng trống và các lối vào có thể có của động vật ăn thịt. Lắp đặt hàng rào điện bao quanh khu vực chuồng nuôi gà thịt. Đối với những loài chim, cần có tấm lưới sắt chắc chắn che ở phía trên chuồng nuôi. Thường xuyên sử dụng thuốc để xua đuổi động vật ăn thịt.

🐣 Kiểm soát bệnh tật

Ít nhất 1 lần/ngày kiểm tra đàn gà để phát hiện bệnh kịp thời nếu có. Loại bỏ những con gà có các triệu chứng bệnh và liên hệ với bác sĩ thú y. Tuân theo lịch tiêm chủng và dùng thuốc của cơ sở nuôi. Trường hợp gà mới hồi phục sau khi nhiễm bệnh cũng không nên nhập lại đàn bởi chúng có thể là nguồn lây lan dịch bệnh.

07/09/2022

KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG DÊ

Chăm sóc nuôi dưỡng dê ở nước ta đã có từ lâu, nhưng các hộ nuôi chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch và chăn nuôi theo hướng công nghệ cao. Vì vậy, số lượng đàn dê thất thoát lớn, tăng trưởng chậm, không đạt hiệu quả kinh tế. Để giúp bà con có một khởi đầu tốt và mang lại năng suất cao, bài viết này Vet24h sẽ chia sẻ kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê đầy đủ và chi tiết nhất.

🐐 𝐒𝐮̛̣ 𝐥𝐞̂𝐧 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠

🔸 Lên giống là một biểu hiện sinh lý khi dê đạt đến một tuổi nhất định nào đó. Ðây là điều kiện để dê cái bắt đầu sinh sản.

🔸 Dê thường có biểu hiện lên giống ở 6 - 8 tháng tuổi tùy theo giống.

🔸 Các biểu hiện của sự lên giống: phần ngoài của bộ phận sinh dục sưng, chảy nước, đỏ và nóng lên. Ðuôi luôn luôn ve vẩy. Luôn luôn đứng yên khi dê cưỡi lên lưng hoặc con dê khác. Luôn kêu la và giảm lượng ăn. Chu kỳ lên giống của dê bình quân khoảng 21 ngày.

🐐 𝐏𝐡𝐨̂́𝐢 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠

🔸 Thời gian phối giống tốt nhất cho dê là 12 - 18 giờ sau khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của sự lên giống.

🔸 Ðể tránh sự phối giống không thành công dê đực và dê cái nên nhốt chung trong 1 chuồng nhỏ. Trong hệ thống nuôi chăn thả dê có thể phối giống trong lúc ăn cỏ mà không cần chuồng.

🔸 Phối giống không thành công nếu dê cái xuất hiện chu kỳ động dục mới khoảng 17 đến 21 ngày sau khi phối giống.

🔸 Không nên phối giống giữa các dê có mối quan hệ gần nhau.

🔸 Nên thay đổi dê đực khoảng 1 năm sử dụng.

🔸 Nên nuôi thịt những dê cái sau hai lần phối giống không đậu.

🔸 Dê cái có thể lên giống lại sau 35- 45 ngày sau khi đẻ chúng ta có thể phối giống cho dê nếu thấy rằng thể trạng của dê tốt. Nếu dê cái sau khi đẻ có thể trạng không tốt như đẻ sinh đôi, sinh ba thì chúng ta có thể đợi thời gian lâu hơn tốt nhất là khi cai sữa dê con thì cho phối giống lại cho dê mẹ. Ðối với đẻ 1 con thì việc phối giống thường đạt kết quả trước cai sữa dê con.

🐐 𝐒𝐮̛̣ 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢

🔸 Không có dấu hiệu lên giống sau 17 đến 21 ngày phối giống.

🔸 Bụng có chiều hướng to lên.

🔸 Vú của dê lớn nhất là vào cuối giai đoạn mang thai.

🔸 Chuẩn bị chuồng cho dê chữa bằng ngăn chuồng để dê không bị quậy phá bởi các dê khác, thức ăn không bị các dê khác ăn, dê được yên tỉnh hơn để chuẩn bị đẻ. Việc duy trì sức khỏe tốt cho dê trong giai đoạn chữa là một việc làm cần thiết

🔸 Luôn luôn giữ cho chuồng khô ráo và sạch sẽ cũng như các vùng dưới sàn chuồng.

🔸 Phải giữ cho chuồng luôn chắc chắn để dê không bị các gia súc khác tấn công cũng như bị trượt ngã do chuồng không được chắc chắn. Các dê cái có thể tăng lên 5kg hoặc hơn trong suốt giai đoạn chữa vì thế cần cung cấp đầy đủ thức ăn có chất lượng tốt. Ðặc biệt là giai đoạn 2 tháng của thời kỳ chữa và hai tháng sau khi đẻ thức ăn trong giai đoạn này cần:

▪️ Cỏ tươi phải cung cấp đầy đủ bao gồm cả cây họ đậu.
▪️ Thức ăn hỗn hợp.
▪️ Nước luôn đầy đủ và sạch sẽ.

🐐 𝐂𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐜𝐡𝐨 𝐝𝐞̂ đ𝐞̉

Các biểu hiện trước khi dê đẻ:

🔸 Sụp cơ hông.

🔸 Bầu vú lớn và cứng.

🔸 Luôn luôn cử động như cào dưới sàn chuồng và luôn kêu la.

🔸 Giảm ăn.

🔸 Chuẩn bị chuồng cho dê đẻ:

▪️ Chuồng phải luôn sạch sẽ.
▪️ Các dụng cụ thú y.
▪️ Nên có một lồng úm dê con và lồng úm này có khoảng cách giữa hai thanh là 1,3cm để cho dê con không bị lọt chân.

🐐 𝐂𝐚́𝐜 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐫𝐢́ 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐝𝐞̂ 𝐜𝐨𝐧

🔸 Bình thường

🔸 Không bình thường


🐐 𝐂𝐚́𝐜 𝐪𝐮𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡 đ𝐞̉ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐝𝐞̂

🔸 Ðầu tiên xuất hiện một bọc nước, bể.

🔸 Dê con sẽ ra ngoài khoảng 1 đến 1,5 giờ sau khi bọc nước bể nếu vị trí thai bình thường, nếu thời giai trên dê con chưa ra thì cần can thiệp.

🔸 Nhau sẽ ra khoảng 4 đến 12 giờ sau khi dê con được sinh ra.

🔸 Sau khi dê con sinh ra cần sát trùng rốn bằng cồn iodine.

🔸 Hãy để cho dê mẹ liếm dê con khô, nếu dê mẹ không liếm có thể dùng vải khô để làm khô dê con.

🔸 Nếu cần thiết nên lau sạch mũi và miệng cho dê con dễ thở hơn.

🐐 𝐂𝐚́𝐜 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐨́ 𝐨̛̉ 𝐝𝐞̂ 𝐝𝐨

🔸 Thai dê không ở vị trí bình thường

🔸 Xương chậu của dê mẹ quá nhỏ

🔸 Thai dê quá lớn

🔸 Dê con bị chết trong thời gian chữa

🔸 Dê con quá yếu do dinh dưỡng trong quá trình nuôi kém. Các trường hợp đẻ khó của dê con có thể biết trước được khi 45 phút bọc nước ối vỡ mà dê con sinh ra. Vì vậy, điều cần thiết đối với các dê hậu bị đẻ lúc đầu là cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống cũng như cho chúng vận động. Các thao tác can thiệp khi có trường hợp đẻ khó ở dê: Cho dê mẹ nằm xuống và phải thật thận trọng cũng như nhờ 1 người giữ chặt cổ của dê. Rửa sạch tay và phần sau của dê. Ðưa tay vào từ từ đến gần vị trí của thai dê. Lúc này chúng ta cảm thấy có thể nhận biết được các bộ phận của dê như đầu và chân. Khi đó nếu chúng ta cảm thấy đầu và chân sai vị trí thì sửa lại cho ở vị trí bình thường và từ từ kéo dê con ra ngoài.

🐐 𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐝𝐞̂ 𝐜𝐨𝐧 𝐬𝐨̛ 𝐬𝐢𝐧𝐡

Dê con có thể bú và đứng dậy 1 giờ sau khi sinh nếu dê con quá yếu thì chúng ta có thể giúp đỡ cho dê đứng dậy và đến gần vú mẹ, nếu dê con không bú được chúng ta cho sữa vào ống tiêm để cho dê uống. Dê con có thể chết trong vòng 4 giờ nếu không được bú sữa, vì một lý do gì đó dê mẹ chết thì chúng ta có thể cho dê con bú sữa của những con dê khác đẻ cùng ngày hoặc có thể cho dê uống sữa thay thế cho dê con sử dụng. Chuẩn bị sữa thay thế:

Thành phần sữa thay thế như sau:

▪️ 0.25 đến 0,5 lít sữa bò hoặc có thể thay bằng sữa bột.
▪️ 1 muỗng cà phê dầu cá.
▪️ 1 trứng gà.
▪️ 1/2 muỗng cà phê đường. Trộn tất cả thực liệu trên rồi lắc mạnh có thể sử dụng bình uống sữa nếu trong trường hợp khó khăn khi dê con quá yếu chúng ta có thể dùng ống tiêm để bơm trực tiếp cho dê và cho dê uống 3 đến 4 lần trong ngày, sau 2 ngày dê con không tiêu chảy có thể cho dê thêm 1 muỗng cà phê dầu khoáng. Với cách này dê con có thể uống sữa bằng bình bú một cách dễ dàng. Nếu dê con không có mẹ cũng có thể nuôi bằng cách khác như ghép với 1 dê mẹ khác. Ðiều này khi thực hiện có thể gặp một số trở ngại. Bởi vì dê mẹ khác không dễ dàng chấp nhận một dê con mới khác. Sau đây có một vài phương pháp để thực hiện điều trên. Dê mẹ có thể nhận biết dê con khi ngửi và cách tốt nhất để thực hiện điều này là đưa dê con bị mẹ chết vào cho mẹ mới lúc dê này đang sinh. Chúng ta có thể cố định đầu của dê mẹ mới và cho dê con bú cách này thì trong vòng 4 ngày dê mẹ có thể chấp nhận dê con.

🐐 𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐝𝐞̂ 𝐜𝐨𝐧 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐜𝐚𝐢 𝐬𝐮̛̃𝐚

Ðối với giống dê Bách thảo của Việt Nam:

🔸 10 ngày đầu cho dê con ở với mẹ và bú tự do.

🔸 11 đến 21 ngày chỉ cho dê con bú sữa mẹ ngày 3 lần thường thì vắt sữa xong mới cho bú ngoài ra chúng ta cần cho chúng bú bình thêm 2 lần /ngày với lượng từ 0,4 đến 0,5 lít /ngày.

🔸 4 đến 5 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp sữa mẹ 2 lần sau khi vắt sữa và cho bú bình thêm khoảng 0,3 lít / ngày.

🔸 5 đến 8 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp với mẹ một lần sau khi vắt sữa và cho bú bình tương đương 0.2 lít /ngày và chuẩn bị cai sữa hoặc trong giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn thay thế cho dê con sử dụng (0,2 đến 0,4 kg/con/ngày). Khẩu phần như sau:

▪️ Bột bắp: 35%
▪️ Cám gạo: 35%
▪️ Bánh dầu dừa: 20%
▪️ Ðậu nành: 10% Ðối với các giống dê ngoại

🔸 Tuần 1: cho dê con ở chung với dê mẹ và bú tự do.

🔸 Tuần 2: có thể cho dê con bú bình (giới thiệu các kiểu bú bình). Cho 1/2 lít sữa 3 lần trong ngày, lúc này đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con có thể tập ăn

🔸 Tuần 3 đến tuần thứ 6: 2 lít sữa chia làm 3 lần trong ngày và đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con ăn.

🔸 Tuần thứ 7 và 8: Giảm số lượng sữa 2 lần trong ngày.

🔸 Tuần thứ 9 đến tuần thứ 12: Giảm lượng sữa 1 lần trong ngày và cai sữa: Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt dê con giống ngoại cai sữa 3 tháng đạt 15kg.

🐐 𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐝𝐞̂ 𝐯𝐚̆́𝐭 𝐬𝐮̛̃𝐚

🔸 Giai đoạn này dê có khả năng thu nhận thức ăn rất cao vì thế chúng ta cần cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng thức ăn cho dê. Mức ăn đối với dê đang cho sữa từ 3 đến 7kg thức ăn xanh tùy vào trọng lượng cơ thể của chúng.

🔸 Ðối với thức ăn hỗn hợp thì có hàm lượng đạm thô từ 15 đến 17% trong thời gian cho sữa.

🔸 Giai doạn này dễ bị viêm vú cần tránh những sây sát.

🔸 Cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê.

🔸 Ðối với các giống dê cao sản thì phải cạn sữa 2 tháng trước khi đẻ (giải thích thêm chu kỳ cho sữa).

🔸 Thực hiện cạn sữa có thể bơm kháng sinh vào bầu vú (thêm trang 172).

🔸 Số lần vắt sữa sau khi dê đẻ: tùy thuộc vào sản lượng sữa của từng con cũng như số con đẻ ra:

▪️ 10 ngày đầu sau khi đẻ: Nếu dê đẻ từ 2 đến 3 con trở lên thì không vắt sữa mà toàn bộ sữa sẽ dành cho dê con bú. Ðến khi cai sữa dê con mới vắt. Nếu dê mẹ chỉ đẻ 1 con thì ngày thứ 4 trở đi có thể vắt 1 đến 2 lần /ngày tùy vào sản lượng sữa của dê mẹ.

▪️ Từ ngày 11 đến ngày 60 vắt sữa 2 lần /ngày. Ðây là giai đoạn ít sữa nên chỉ vắt 1 lần /ngày.

* Bệnh viêm vú:
Nguyên nhân: Có thể gây ra do nhiễm trùng tuyến vú:
Triệu chứng: Vú của dê sẽ nóng đỏ, và khi chúng ta sờ vào dê cảm thấy đau. Sữa dê có thể có màu vàng, xanh hoặc màu đỏ, sữa có vẻ loãng hơn.
Ðiều trị: Có thể sử dụng kháng sinh tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào bầu vú của dê. Trong những trường hợp khẩn cấp có thể vừa tiêm bắp và tiêm vào bầu vú. Dùng thuốc kháng sinh và theo các chỉ dẫn trên toa của thuốc. Trước khi bơm thuốc chắc rằng kim tiêm phải xuyên qua lỗ núm vú dê và đã vắt sữa, khi bơm thuốc phải cẩn thận. Lúc này cần phải vắt sữa ít nhất là 3 lần /ngày. Giảm đau cho dê bằng cách chườm nước nóng khoảng 2 đến 3 lần /ngày. Quy trình điều trị khoảng 3 đến 4 ngày. Ðể phòng bệnh viêm vú: luôn luôn giữ sàn chuồng sạch sẽ ngay cả phía dưới sàn chuồng vì đây có thể là nguồn gây bệnh. Ðối với dê đang vắt sữa cần vệ sinh bầu vú cẩn thận trước khi vắt sữa. Rửa tay bằng xà phòng trước khi vắt. Rửa sạch các vùng chung quanh bầu vú của dê. Sau khi vắt sữa có thể nhúng núm vú dê vào các thuốc chống nhiễm trùng. Khi đi mua dê để tránh lầm là dê có bị viêm vú ở chu kỳ trước hay không chúng ta kiểm tra bầu vú thấy cứng thì không nên mua.

🐐 𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐝𝐞̂ 𝐜𝐚́𝐢 𝐡𝐚̣̂𝐮 𝐛𝐢̣

Dê giống hậu bị được tuyển chọn sau khi cai sữa đến phối giống theo một số chỉ tiêu nhất định cha mẹ cho năng suất cao. Trong quá trình trên dê không bị bệnh. Có sự tăng trọng cao so với các dê cùng tuổi. Ngoại hình và màu sắc tương ứng với giống mà ta muốn chọn. Trong giai đoạn này cần phải cung cấp thức ăn đầy đủ cho dê. Giai đoạn này dê cần cung cấp 50 đến 80% thức ăn thô xanh còn lại là thức ăn tinh, phụ phẩm nông nghiệp. Cần bổ sung khoáng canxi và photpho. Tránh cho dê quá mập. Lượng ăn từ 3 đến 7kg cỏ xanh và 200gam đến 400gam thức ăn hỗn hơp/con/ngày. Cung cấp đầy đủ nước sạch. Cho vận động nếu dê nuôi nhốt hoàn toàn.

🐐 𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐧𝐮𝐨̂𝐢 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐝𝐞̂ đ𝐮̛̣𝐜 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠

Thành công của một trại chăn nuôi dê phụ thuộc rất lớn vào dê đực giống. Những chủ nuôi dê có quy mô nhỏ từ 5 - 6 con cái không cần nuôi dê đực mà có thể thuê mướn dê ở các chủ nuôi trong vùng. Nuôi dê đực với mục đích gây giống cần phải chăm sóc đầy đủ ngay từ đầu mới chọn được những dê đực tốt. Chọn lọc dê đực: năng suất của một cá thể là kết quả của sự tương tác giữa bản chất di truyền và ngoại cảnh mà nó nhận được. Con đực dùng để phối cho nhiều dê cái nên mức độ ảnh hưởng của con đực đến thế hệ sau rất lớn vì tầm quan trọng như vậy cho nên phải chọn lọc dê đực ngay từ đầu. Chọn những con đực từ những bố mẹ xuất sắc, có khả năng tăng trọng nhanh, ít bệnh tật. Bên cạnh những chỉ tiêu trên cần chọn những con đực phải nhanh nhẹn, thanh nhã, phản xạ tính đực mau lẹ. Nên sử dụng dê đực khi nó được 1 năm tuổi.

🐐 𝐍𝐮𝐨̂𝐢 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐩𝐡𝐨̂́𝐢 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠

🔸 Cần cung cấp cỏ xanh đầy đủ và quanh năm cho dê đực, số lượng cỏ phụ thuộc vào trọng lượng của dê đực, thông thường từ 2 - 5 kg/con/ngày, nếu có điều kiện nên cho dê ăn tự do.

🔸 Bảo đảm lượng nhu cầu về vật chất khô cho dê đực trung bình từ 1,5- 2 kg/con/ngày với trọng lượng dê là 50 kg.

🔸 Cung cấp 300 đến 500 gam thức ăn hỗn hợp trong ngày dê đực có làm việc.

🔸 Cung cấp đầy đủ các loại khoáng và vitamin, dùng đá liếm hoặc ống muối treo ở trong chuồng.

🔸 Những thức ăn giàu chất bột đường nên hạn chế sử dụng trong khẩu phần của dê đực.

🔸 Thông thường 1 dê đực có thể phối trực tiếp cho 20 đến 30 dê cái.

🔸 Không nên cho dê đực đi theo đàn khi chăn thả vì sẽ không quản lý được sự phối giống.

🔸 Nên thay đổi dê đực 1 năm 1 lần để tránh đồng huyết.

Address

Lê Duẩn
Ban Krong Pack

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cửa hàng thuốc thú y DIỆP CHI posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Cửa hàng thuốc thú y DIỆP CHI:

Share

Category


Other Veterinarians in Ban Krong Pack

Show All