Chung Tay Cứu Hộ và Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã Sơn Trà,Đà Nẵng

  • Home
  • Vietnam
  • Da Nang
  • Chung Tay Cứu Hộ và Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã Sơn Trà,Đà Nẵng

Chung Tay Cứu Hộ và Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã Sơn Trà,Đà Nẵng Kết nối cộng đồng cùng chung tay bảo tồn và cứu hộ động vật hoang dã.

Dưới đây là nội dung tuyên bố của người sáng lập "Hành Trình 1 Tỷ Cây Xanh" :"Nếu chính phủ cho phép Bình Thuận phá 600h...
04/09/2023

Dưới đây là nội dung tuyên bố của người sáng lập "Hành Trình 1 Tỷ Cây Xanh" :

"Nếu chính phủ cho phép Bình Thuận phá 600hecta rừng tự nhiên để làm hồ nước thủy lợi thì tôi sẽ NGỪNG KÊU GỌI MỌI NGƯỜI TRỒNG CÂY! Và Hành Trình 1 Tỷ Cây Xanh sẽ dừng lại tại đây!!!

Dù những NGƯỜI như tôi có nỗ lực gấp nghìn lần để phục hồi hệ sinh thái thì cũng không thể đỡ lại được với bọn quan chức khốn nạn có quyền trong tay!!! Chỉ 1 quyết định thôi là dân đen không ngẩng mặt lên được nữa!

Lúc ấy chúng ta sẽ hãy tự xây dựng khu vườn chữa lành và tự cung tự cấp để tự cứu lấy chính mình!"




Tin từ Báo Lao Động.Tái diễn cảnh người dân vô tư cho khỉ ăn ở Sơn Trà Mặc dù các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện...
16/08/2023

Tin từ Báo Lao Động.
Tái diễn cảnh người dân vô tư cho khỉ ăn ở Sơn Trà

Mặc dù các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp từ đặt biển cấm, cắt cử người nhắc nhở nhưng tình trạng người dân, du khách cho khỉ ăn vẫn tái diễn tại núi Sơn Trà, Đà Nẵng.

Từ khoảng 16h mỗi ngày, đặc biệt là vào thứ 7 và chủ nhật, người dân và du khách tập trung khá đông ở một số điểm tại đường Hoàng Sa, quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Trong khi một số người dân đến núi Sơn Trà để ngắm cảnh, dạo chơi thì có không ít các gia đình mang theo con nhỏ và túi thức ăn lên cho khỉ ăn.

Những đàn khỉ thấy có người mang thức ăn đến liền đổ xô đến, có con tranh giành đồ ăn, chạy băng qua đường bất chấp xe cộ.

Trong lúc tìm thức ăn, có con khỉ còn cào vào chân một người đứng gần đó khiến cả nhóm đang đứng hoảng hốt. May mắn, người bị cào mặc quần áo dài tay nên không có thương tích.

Anh Nguyễn Thuận, quê Quảng Nam chia sẻ, anh cùng bạn lên Sơn Trà chơi dạo mát là chính và không có mục đích cho khỉ ăn. Tuy nhiên thấy nhiều gia đình mang theo cả trẻ nhỏ, anh cũng cảm thấy không an toàn: "Khỉ là loài nhanh nhẹn nhưng cũng dễ hung dữ, trẻ con đến gần như vậy khá nguy hiểm. Ngay chỗ tôi đứng có bảng cấm cho khỉ ăn nhưng không mấy ai quan tâm, họ vẫn vô tư cho khỉ ăn rồi cười nói như một chuyện bình thường" - anh Thuận cho hay.

Hàng ngày, Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng đều cắt cử người chốt ở chân núi Sơn Trà để nhắc nhở người dân, du khách. Tuy nhiên không cho khỉ ăn được chỗ chân núi, nhiều người chạy lên núi tìm nơi có khỉ để cho ăn hoặc dừng lại chụp ảnh.

Việc cho khỉ ăn sẽ làm mất đi khả năng tự kiếm ăn của loài khỉ, gây mất an toàn giao thông khi người dân dừng xe cho khỉ ăn, đặc biệt là việc tiếp xúc giữa người và khỉ hoặc thông qua đồ ăn sẽ có nguy cơ mắc một số căn bệnh truyền nhiễm từ khỉ sang người và ngược lại.

Theo Thùy Trang - báo Lao Động

Những Đứa Trẻ Lớn Lên Trên Bãi Rác,Ăn Rác Mỗi Ngày! Đã thành một thói quen mỗi ngày tầm 10h đàn khỉ di chuyển từ trong r...
15/08/2023

Những Đứa Trẻ Lớn Lên Trên Bãi Rác,Ăn Rác Mỗi Ngày!
Đã thành một thói quen mỗi ngày tầm 10h đàn khỉ di chuyển từ trong rừng ra khu bãi rác sau chùa để tìm thực phẩm dư thừa của con người vứt lại ( vỏ,hộp kem,chai nước ngọt uống dở,các loại bánh,kẹo,sữa và trái cây hư thối ). Các thành viên trong đàn từ khỉ lớn đến khỉ nhỏ bắt đầu bới đống rác tìm kiếm thức ăn trong đó,những chú khỉ con mới được sinh mấy ngày cũng được khỉ mẹ đưa đến khu vực bãi rác tìm thức ăn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khỉ bới rác tìm thức ăn bắt nguồn từ việc một số người dân và du khách cho khỉ ăn để chúng lại gần chụp ảnh,một số phụ huynh muốn con xem khỉ gần hơn cũng dụ khỉ bằng thức ăn,thậm chí có những người vì muốn xem khỉ xung đột trong đàn để dành thức ăn. Sau một thời gian dài khỉ đã quen với thức ăn của con người và bắt đầu chuyển qua tìm kiếm những khu vực có thức ăn của con người ( tìm trong các thùng rác,bãi rác,lấy thức ăn treo trên xe ở các bãi giữ xe, xuống đường chờ đợi để được cho ăn).
Từ những đàn khỉ kiếm ăn trong tự nhiên,những đàn khỉ khoẻ mạnh tạo thành vẻ đẹp cho Bán Đảo Sơn Trà nay đã không còn. Những loại thức ăn trong tự nhiên trở nên lạ lẫm với những chú khỉ con khi những khỉ lớn không còn đi kiếm ăn trong tự nhiên,ngày ngày chúng học bới rác từ những chú khỉ trưởng thành.
Những tưởng rằng sau cuộc họp của các cơ quan chức năng các biện pháp bảo tồn đàn khỉ sẽ được đẩy mạnh ( cắt nguồn thực phẩm từ con người,thay đổi các thùng rác cho phù hợp,lắp đặt các biển cấm trên các tuyến đường trên bán đảo Sơn Trà,đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại cho khỉ ăn) nhưng sự thật thì mọi việc diễn ra ì ạch 😥 và không có một chế tài nào đặt cho những người cố ý gây hại cho đàn khỉ.
Rồi mai sau những chú khỉ con đáng yêu của Sơn Trà sẽ ra sao? Không biết lãnh đạo thành phố những người có tâm,có tầm nhìn thấy cảnh này có xót xa cho chúng không? Phải chăng chúng chỉ là những con khỉ chẳng đáng được quan tâm nhiều?

Tình mẹ 🐒❤️
15/08/2023

Tình mẹ 🐒❤️

Sống trên bãi rác và ăn thực phẩm bẩn của con người. Nhìn khỉ mẹ đưa khỉ con đến bãi rác để tìm thức ăn trong khi mảng r...
11/08/2023

Sống trên bãi rác và ăn thực phẩm bẩn của con người. Nhìn khỉ mẹ đưa khỉ con đến bãi rác để tìm thức ăn trong khi mảng rừng xanh ở phía sau, thức ăn phù hợp với hệ tiêu hóa và đảm bảo cho sức khỏe của chúng nằm ở mảng xanh phía sau nhưng rồi dưới tác động của con người chúng đã dần lãng quên.
Những thế hệ sau của khỉ không những mất đi bản năng sinh tồn mà sức khỏe của chúng cũng sẽ gặp nhiều vấn đề bệnh tật do dung nạp thức ăn của con người.
Cho khỉ ăn đồng nghĩa với việc giết chết những đàn khỉ trong tự nhiên.

02/07/2022

😢 Bị tách khỏi mẹ, khỉ con có thể bị ảnh hưởng cả đời

Một báo cáo nghiên cứu thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2011 phát hiện rằng khỉ vàng con (macaca mulatta) bị tách khỏi mẹ thường lo âu và có kỹ năng xã hội kém, điều này kéo dài tận 3 năm sau khi khỉ bị tách khỏi mẹ. Khỉ bị tách khỏi mẹ khi mới được sinh ra vì nhiều nguyên nhân như vì khỉ mẹ thiếu sữa hoặc khỉ mẹ không có đủ kinh nghiệm để chăm sóc con an toàn. Một số khỉ con được con người chăm sóc vì chúng quá yếu hoặc có nguy cơ không sống được trong điều kiện mưa lạnh.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh 22 khỉ vàng được nuôi dưỡng bởi khỉ mẹ và 13 khỉ vàng được nuôi trong lồng ấp trong 1 tháng và sau đó được ghép với 1 cá thể khỉ bằng tuổi khác cũng đã bị tách khỏi mẹ. Khi được 7 tháng tuổi, tất cả khỉ (lớn lên với mẹ và lớn lên với bạn đồng lứa) được đưa đến các nhóm xã hội có cả khỉ đực lẫn khỉ cái mà không có khỉ trưởng thành tại các chuồng có khu trong nhà và ngoài trời thông nhau.

Sau khi trở về cuộc sống bình thường với những con khỉ khác, những khỉ con lớn lên với bạn cùng lứa (mà không có mẹ) tiếp tục gặp vấn đề trong 1,5 năm hay thậm chí là 3 năm sau đó. Chúng phản hồi với căng thẳng chậm chạp hơn so với những con khỉ được mẹ nuôi dạy, chúng cũng dễ bị trầm cảm, ít di chuyển hơn, hay mút tay chân và hay có các dấu hiệu lo âu. Mức cortisol cơ bản (hoóc môn ở người và khỉ, giúp cơ thể đối phó với căng thẳng) đo được từ lông của những cá thể khỉ này thấp hơn bình thường. Các mẫu máu cho thấy cortisol trong máu của khỉ không có mẹ chậm đạt đến đỉnh điểm khi phản hồi với căng thẳng hơn so với khỉ được mẹ nuôi dưỡng.

🔸 Nhóm nghiên cứu đề xuất rằng những thay đổi trong não bộ của khỉ con có thể dẫn đến sự phát triển kém của những vùng não như vùng hải mã và những thay đổi này không thể đảo ngược ngay cả khi khỉ quay về cuộc sống bình thường. Những thay đổi trong bộ não của khỉ con là do sự giải phóng cortisol liên tục trong khi khỉ bị căng thẳng do bị tách khỏi mẹ.

🔸 Nghiên cứu ở người cũng đã cho thấy những biến cố đầu đời như bị lạm dụng hoặc bị ngược đãi trong thời thơ ấu có thể dẫn đến những vấn đề lâu dài như trầm cảm và các hành vi bất thường.

Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa với con người và có thể giúp tìm ra cách ứng dụng để chữa trị cho những người chịu đựng do gặp phải biến cố hoặc sang chấn đầu đời.
--
Nguồn: Study reveals baby monkeys may be affected for life if separated from their mothers, Phys
Lược dịch: Phòng Phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật Châu Á

--
☘ Tham gia cuộc thi viết thư Giúp đỡ động vật trong du lịch trước ngày 25/04 để có cơ hội nhận phần thưởng hấp dẫn!
📝 Gửi bài dự thi tại: bit.ly/giupdv2022
Tài liệu tham khảo: bit.ly/thugiupdv

28/06/2022
26/06/2022

Tê giác mẹ đã bị giết bởi những kẻ trộm ngay trong đêm tại Nam Phi, các bác sỹ thú y cũng đến để kiểm tra tử thi và phát hiện ra nhiều viên đạn chí mạng. Theo báo cáo, tê giác mẹ đã bị kẻ săn trộm giết khá khinh khủng, tê giác mẹ đã bị đâm vào bụng khiến cho tê giác mẹ chết từ từ và trong thời gian này tê giác mẹ đã bị cưa sống chiếc sừng. Và sau chiếc đuôi của mẹ tê giác là xác tê giác con đã được sinh ra và vẫn chưa đứt rốn. Tê giác con nằm trong ngọn cỏ, cạnh mẹ nó, làn da mỏng manh chạm vào mềm mại, hàng mi dày đã bắt đầu mọc lên đều, chắc chắn đã chết thoi thóp, đau đớn và đầy sợ hãi trong đêm tối đó.
Cơ hội sống của tê giác non đã bị dập tắt chỉ vì cái bóp cò, với lòng tham của nhân loại.
📸 Ben Wallace

24/06/2022
16/05/2022

Lựa chọn quả sung chín cho bữa ăn, thức ăn trong tự nhiên thích hợp với hệ tiêu hóa của khỉ.
VUI LÒNG KHÔNG CHO KHỈ ĂN KHI THAM QUAN BÁN ĐẢO SƠN TRÀ.

Ngày của mẹ💐Trong tự nhiên các bà mẹ đều có bản năng bảo vệ con của mình, hãy yêu thương bằng cách tôn trọng cuộc sống c...
08/05/2022

Ngày của mẹ💐
Trong tự nhiên các bà mẹ đều có bản năng bảo vệ con của mình, hãy yêu thương bằng cách tôn trọng cuộc sống của họ, nói không với nạn nuôi nhốt động vật hoang dã làm thú cưng, không buôn bán, không săn bắt động vật hoang dã.
Photo by: NAG Nguyễn Công Hưng.

07/05/2022

CHÀO MỪNG TUẦN NHẬN THỨC VỀ KHỈ

Nhân Tuần Nhận thức về Khỉ 01/04 - 07/04 năm nay, hãy cùng tìm hiểu một chút về tình trạng bảo tồn của loài động vật này nhé.

❌ Khỉ trong môi trường nuôi nhốt
Hàng nghìn cá thể khỉ hiện nay vẫn đang bị sử dụng trong các rạp xiếc, bị buộc phải thực hiện nhiều hành động vô nghĩa và trái ngược hoàn toàn với tự nhiên, phải chịu đựng nỗi sợ hãi khi huấn luyện và phải rời xa gia đình của mình ngoài tự nhiên.

Nhiều cá thể khác thì bị nuôi nhốt trong điều kiện cực kỳ kém trong các sở thú hoặc bị nuôi giữ như thú cưng trong nhiều hộ gia đình. Những cá thể này thường bị xích, nhốt trong nhiều giờ, thậm chí là nhiều năm và bị cách ly khỏi xã hội của mình. Khỉ là loài có tập tính xã hội cực kỳ cao cùng những nhu cầu về hành vi, tâm lý và sinh lý phức tạp. Việc nuôi nhốt chúng làm cảnh, giữ trong lồng chật hẹp và sử dụng trong rạp xiếc chắc chắn sẽ gây ra nhiều căng thẳng và đau khổ cho loài động vật này.

❌ Khỉ trong nghiên cứu
Khỉ là một trong những loài động vật bị sử dụng và nhân giống nhiều nhất trong thí nghiệm. Nhiều nghiên cứu thực hiện đòi hỏi những thí nghiệm xâm lấn, mổ xẻ, cấy ghép trên khỉ và có khả năng gây ra nhiều đau đớn cho động vật.

❌ Khỉ trong bảo tồn
Nhiều loài khỉ đang bị đe dọa nghiêm trọng ngoài tự nhiên do mất môi trường sống, săn bắt buôn bán để làm thịt thú rừng, làm cảnh và để bán cho các cơ sở nghiên cứu. Khỉ mào đen và khỉ khổng lồ đảo Pagai là hai loài được xếp hạng vào có nguy cơ tuyệt chủng cao. Nhiều loài được được xếp vào mục Nguy cấp và Sắp nguy cấp, bao gồm cả loài khỉ đuôi lợn phương bắc được tìm thấy ở Việt Nam.

📞 Nếu gặp các trường hợp nuôi nhốt khỉ làm thú cưng, hãy thuyết phục họ chuyển giao cho các đơn vị cứu hộ hay các cơ quan kiểm lâm gần nhất. Nếu không thể thuyết phục, bạn có thể báo cáo vi phạm đến cơ quan kiểm lâm gần nhất hoặc gọi điện đến số điện thoại 1800 1522 yêu cầu sự giúp đỡ.

📞 Nếu gặp hình ảnh nuôi nhốt, buôn bán, vận chuyển khỉ trái phép trên mạng, bạn có thể gửi thông tin bài đăng, thông tin người đăng bài kèm ảnh chụp màn hình đến địa chỉ [email protected] của ENV.

06/05/2022

Nhân Tuần nhận thức về giống khỉ macaca ( ), mời các bạn cùng giải ô chữ về khỉ và giành cơ hội nhận quà từ Phòng Phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật Châu Á.

📝 Luật chơi:
Giải đúng tất cả 10 hàng ngang và 01 hàng dọc của ô chữ có chủ đề về khỉ.
Gửi đáp án vào phần bình luận của bài đăng này trước 20h00, Thứ Hai, ngày 09/05/2022.

1 phần quà (gồm 1 dây đeo thẻ, 1 móc khóa và 1 túi vải Animals Asia) sẽ dành tặng cho bạn có đáp án đúng nhất và nhanh nhất.

Lưu ý: Chỉ chấp nhận các đáp án chưa chỉnh sửa.

Kết quả sẽ được công bố ở phần bình luận của bài đăng này trước 11h00, sáng thứ Ba, ngày 10/05/2022.
-
📌 Hàng ngang:
1) 10 chữ cái
Loài khỉ này có đặc trưng là một chiếc đuôi ngắn và cong ngược lưng. Đầu có lông nằm sát da đầu và xoáy ra xung quanh

2) 7 chữ cái
Đây là hành vi mà khỉ và nhiều động vật khác thường thể hiện. Hành vi này đặc biệt thường gặp ở khỉ con và khỉ chưa trưởng thành. Trong lúc ..., khỉ không chỉ trải nghiệm cảm giác vui, tích cực mà còn học được các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

3) 7 chữ cái
Tên thường gọi của loài khỉ này xuất phát từ việc chúng rất quý.
Loài này có nhiều ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) và ở đảo Rều (Quảng Ninh)

4) 7 chữ cái
Một số người nuôi động vật hoang dã làm ...
Động vật hoang dã không nên bị nuôi nhốt vì mục đích giải trí và sở hữu.

5) 8 chữ cái
Săn bắt, vận chuyển, nuôi nhốt khỉ làm cảnh là hành vi ...
Hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.

6) 4 chữ cái
Đây là môi trường sống tự nhiên của hầu hết các loài khỉ. Môi trường này hiện đang bị tàn phá và rất cần chúng ta bảo vệ.

7) 10 chữ cái
Tôi là ai?
Lông tôi màu nâu xám
Đầu hớt tóc chỏm lông
Sống với bạn rất đông
Thích mò cua bắt ốc

8) 8 chữ cái
Tôi là ai?
Tôi sống ở rừng xanh
Có mặt hồng hoặc đỏ
Đuôi của tôi ngắn, nhỏ
Lẫn trong bộ lông dày

9) 8 chữ cái
Ngoài ăn lá, hạt, trái cây và hoa, một số loài khỉ cũng ăn loại thức ăn này, ví dụ như châu chấu, kiến, bọ, sâu bướm.

10) 7 chữ cái
Đây là một hành vi khỉ thường thực hiện như một cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với các thành viên khác trong đàn. Khỉ cũng thực hiện hành vi này khi muốn giảng hòa sau một cuộc xung đột.

📌 Hàng dọc
10 chữ cái
Khỉ, voọc, vượn, cu li có thể được gọi chung là các loài ...
---
Thông tin tham khảo:
💚 5 loài khỉ thuộc giống macaca ở Việt Nam: https://www.facebook.com/VietnamAW/posts/1169687439897277
💚 Ảnh về khỉ: https://www.facebook.com/VietnamAW/posts/1946081128924567
💚 Album góc nhìn của khỉ, vẽ bởi Đinh Kiều Dương: https://www.facebook.com/VietnamAW/posts/901347276731296

01/05/2022

CHÀO MỪNG TUẦN LỄ VỀ KHỈ

Nhân tuần lễ về khỉ từ 1/5-7/5, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Việt Nam có bao nhiêu loài khỉ và tình trạng bảo tồn của chúng là gì nhé.

---------------
Việt Nam có 5 loài khỉ gồm khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, khỉ đuôi dài (còn gọi là khỉ ăn cua), khỉ vàng và khỉ mốc.

🐵 Khỉ đuôi dài (khỉ ăn cua, long-tailed macaque)
Khỉ đuôi dài có khuôn mặt nâu hồng, lông trên đầu ngược ra phía trước đầu, tạo thành một chỏm tóc trên đỉnh đầu. Con đực có ria mép và râu trên má theo khung khuôn mặt. Con cái cũng có ria mép. Khỉ đuôi dài nổi bật với cái đuôi dài hơn chiều dài cơ thể khoảng 0.4-0.655m.

Khỉ đuôi dài sống ở các vùng có nước như rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng ngập mặn và chủ yếu sống trên cây. Đồng thời, khỉ đuôi dài có khả năng bơi lội tài ba. Chúng có thể lặn xuống nước rất lâu để tìm thức ăn mới lạ. Ngoài ra, khỉ đuôi dài thường ngủ ở các nhánh cây chìa ra bờ sông. Khi có nguy hiểm, chúng có thể nhảy xuống nước và bơi cho đến khi chúng thấy an toàn. Khỉ đuôi dài thường bị nuôi làm cảnh hoặc bị buôn bán để ngâm rượu, làm thức ăn. Điều này là TRÁI PHÁP LUẬT.

Mức độ bảo tồn: Sắp nguy cấp (Vulnerable)

🐵 Khỉ đuôi lợn (pig-tailed macaque)
Khỉ đuôi lợn có đặc trưng là chiếc đuôi cứng, cong ngược trên lưng với phần đuôi tựa vào mông như đuôi lợn. Ngoài ra, ta có thể phân biệt được khỉ đuôi lợn nhờ đầu dẹt với màu lông nâu đậm, khác so với màu lông nâu vàng thống nhất với vài mảng lông màu nâu của nó. Khỉ đuôi lợn có tay chân và mặt tương đối ngắn, sở râu má màu da bò và vệt đỏ kéo dài từ góc ngoài mỗi mắt.

Khỉ đuôi lợn sống theo đàn gồm nhiều cá thể đực và cái với số lượng từ 5-40, (trung bình 15-22 cá thể), với tỉ lệ khoảng 5-8 con cái thì có 1 con đực. Con cái sống với đàn của nó từ lúc sinh ra (thứ bậc theo chế độ mẫu hệ). Con đực sẽ tản đi, sống đơn độc hoặc sống ở phần rìa của đàn khi nó đến tuổi dậy thì.

Khỉ đuôi lợn chiếm tất cả các tầng của tán rừng và dành phần lớn thời gian để tìm kiếm thức ăn trên mặt đất. Chúng ăn trái cây, hạt giống, lá non, chồi, măng, nấm và một số con mồi động vật (côn trùng, cua sống, một số loài chim làm tổ). Khỉ đuôi lợn thường bị bẫy trong tự nhiên hoặc nuôi nhốt làm cảnh. Điều này là TRÁI PHÁP LUẬT.

Mức độ bảo tồn: Sắp nguy cấp (Vulnerable)

🐵 Khỉ vàng (Rhesus Macaque)
Khỉ vàng là một trong những loài nổi tiếng nhất trong thế giới loài khỉ. Chúng có màu lông màu nâu hoặc màu xám, khuôn mặt hồng và thường không có lông với đuôi dài trung bình từ 20,7 đến 22,9 cm. Chúng có túi má lớn để dự trữ thực phẩm khi tìm kiếm thức ăn.

Khỉ vàng sống thích nghi rất tốt với môi trường. Chúng là loài khá nhanh nhảu và ồn ào, sống theo nhóm từ 8-180 con, có khi lên đến 200 con với số lượng con cái thường gấp 2 đến 4 lần con đực. Khỉ vàng thường chải chuốt cho nhau để tạo niềm vui, tốt cho sức khỏe và là một cách thể hiện sự quan tâm chăm sóc cho đồng loại. Giống chúng ta, chúng cũng thể hiện sự sợ hãi/thỏa hiệp qua biểu hiện gương mặt. Chúng có thể rút môi một chút, để lộ hàm răng nghiến chặt. Để thể hiện sự hung hăng, chúng thường nhìn chằm chằm, mở miệng đe dọa và dựng đuôi thẳng đứng.

Khỉ vàng là loài ăn tạp cơ hội, chủ yếu chúng ăn rễ cây, thực vật, côn trùng, cây trồng và động vật nhỏ. Chúng bơi giỏi và có thể tìm thức ăn dưới nước. Khỉ vàng là loài động vật hoang dã thường bị nuôi nhốt làm cảnh. Điều này là TRÁI PHÁP LUẬT.

Mức độ bảo tồn: ít quan tâm (Least concerned)

🐵 Khỉ mặt đỏ (stump-tailed macaque)
Khỉ mặt đỏ có khuôn mặt hồng sáng hoặc đỏ, có bộ lông dày, xù xì với màu nâu sẫm trên cơ thể, trừ mặt và đuôi. Da mặt của khỉ mặt đỏ có thể bị nâu đi hoặc đen đi do ánh nắng mặt trời. Khỉ mặt đỏ có đuôi quá nhỏ, có khi không có nên đôi khi chúng được gọi là “tinh tinh nhỏ”. Khỉ mặt đỏ thường sống thành nhóm từ 20-50 cá thể gồm cả đực và cái, con đực mới gia nhập nhóm phải chiến đấu để có được vị trí của mình trong nhóm. Khỉ mặt đỏ sống tương đối ôn hòa so với các loài khỉ khác. Chúng cũng hòa giải sau xung đột.

Khỉ mặt đỏ có thể trèo cây nhưng chúng nhanh nhẹn hơn ở trên mặt đất. Chúng dành phần lớn thời gian để di chuyển và tìm kiếm thức ăn. Khỉ mặt đỏ là loài động vật hoang dã thường bị nuôi nhốt làm cảnh. Điều này là TRÁI PHÁP LUẬT.
Mức độ bảo tồn: Sắp nguy cấp (vulnerable)

🐵 Khỉ mốc (Assamese macaque)
Khỉ mốc là loài khỉ lâu đời nhất trên thế giới. Chúng có đuôi tương đối ngắn, nhiều lông và chiều dài của đuôi khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể. Màu lông của khỉ mốc đa dạng từ nâu đỏ đậm, nâu sẫm đến nâu vàng nhạt hơn với phần đằng trước có xu hướng xám hơn phần phía sau.
Khỉ mốc thường sống theo nhóm nhỏ từ 10-15 cá thể gồm cả đực, cái và chưa trưởng thành. Trong nhóm có sự phân cấp thống trị. Con cái ở trong đàn mà chúng được sinh ra trong khi con đực tách đàn khi trưởng thành.

Khỉ mốc hoạt động vào ban ngày. Chúng dành phần lớn thời gian chải chuốt cho nhau. Khỉ mốc thường đi bộ trên 4 chân, di chuyển trên mặt đất nhưng sẽ ăn trên cây hoặc trong bụi. Chúng thường ăn lá cây, hoa, quả, có khi chúng ăn côn trùng và động vật có xương sống như thằn lằn. Số lượng khỉ mốc sụt giảm nghiêm trọng do chúng thường bị săn bắn và môi trường sống của chúng bị thu hẹp và phân mảnh.

Mức độ bảo tồn: Sắp bị đe dọa (Near threatened)

28/04/2022

Chúc các bạn có 1 kỳ nghỉ lễ vui vẻ nhé!

23/04/2022

Đừng đi xem xiếc thú,ở đó không có gì vui chỉ có sự đau đớn,bất hạnh của loài vật.TẨY CHAY XIẾC THÚ.
16/04/2022

Đừng đi xem xiếc thú,ở đó không có gì vui chỉ có sự đau đớn,bất hạnh của loài vật.
TẨY CHAY XIẾC THÚ.

Động vật hoang dã và có nguy cơ tuyệt chủng đang bị đối xử tàn bạo tại các cơ sở nuôi nhốt ở Việt Nam gồm rạp xiếc và các công viên.

Bạn muốn nhìn thấy hình ảnh nào trong tự nhiên?Đàn khỉ với bản năng sinh tồn sống khỏe mạnh trong tự nhiên hay đàn khỉ b...
14/04/2022

Bạn muốn nhìn thấy hình ảnh nào trong tự nhiên?
Đàn khỉ với bản năng sinh tồn sống khỏe mạnh trong tự nhiên hay đàn khỉ bị cụt các chi và mất bản năng sinh tồn?
Hành động của bạn hôm nay sẽ quyết định điều đó.

11/04/2022

05/04/2022

01/04/2022

Trang cho tặng đồ hoàn toàn miễn phí tại Đà Nẵng,quý cô/chú/anh /chị xin đừng mang thức ăn lên cho khỉ nữa, hãy tặng nhữ...
26/03/2022

Trang cho tặng đồ hoàn toàn miễn phí tại Đà Nẵng,quý cô/chú/anh /chị xin đừng mang thức ăn lên cho khỉ nữa, hãy tặng những nơi cần thiết như vậy TP sẽ văn minh lên rất nhiều.

16/03/2022

CON MÌNH VUI CÒN CON LOÀI KHÁC THÌ SAO?Nhiều bậc phụ huynh đưa con đến Sơn Trà để xem khỉ, họ hay mang thức ăn như bánh,...
16/03/2022

CON MÌNH VUI CÒN CON LOÀI KHÁC THÌ SAO?
Nhiều bậc phụ huynh đưa con đến Sơn Trà để xem khỉ, họ hay mang thức ăn như bánh, kẹo, bim bim để dụ khỉ lại gần cho con xem. Nhiều bậc phụ huynh thậm chí còn đưa bánh kẹo cho trẻ nhỏ cầm mang đến cho khỉ. Họ hầu như không nghĩ đến những nguy hiểm khi cho con tiếp cận quá gần động vật hoang dã, khả năng trẻ nhỏ bị tấn công là rất lớn.
Nhiều trẻ đã bị trầy xước do cầm thức ăn cho khỉ, có những em sau khi bị đàn khỉ bao vây trở nên sợ hãi la khóc nhưng những bậc phụ huynh vẫn không dừng lại việc cho khỉ ăn.
Một số khác lựa chọn việc ngồi trong xe ô tô rải thức ăn xuống đường để con mình xem, những chú khỉ cũng vì vậy mà bị xe cán, nặng chết tại chỗ, nhẹ thì cụt tay.
Muôn cách hành xử của các bậc phụ huynh dẫn đến nguy hại cho con mình và thậm chí hủy đi môi trường sinh thái.
Với cách hành xử như vậy thì chúng ta để lại cho thế hệ mai sau ngoài rác và môi trường thiên nhiên bị phá hủy.

CẦN PHẢI CÓ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI CHO KHỈ ĂN VÀ VỨT RÁC BỪA BÃI NƠI CÔNG CỘNGKính thưa lãnh đạo thành phố Đà Nẵng,như ...
14/03/2022

CẦN PHẢI CÓ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI CHO KHỈ ĂN VÀ VỨT RÁC BỪA BÃI NƠI CÔNG CỘNG
Kính thưa lãnh đạo thành phố Đà Nẵng,như nhiều lần tôi đã phản ánh về vấn nạn cho khỉ ăn và vứt rác bừa bãi nơi công cộng,mặc dù cơ quan chức năng đã rất nỗ lực trong công tác tuyên truyền và tổ chức các buổi ra quân tổng dọn vệ sinh nơi công cộng đặc biệt là tại bán đảo Sơn Trà.
Theo từ nhiều nguồn tin,hình ảnh từ các bạn tình nguyện viên ( Chung tay cứu hộ và bảo tồn động vật hoang dã Sơn Trà, Team 16 ) tình trạng khỉ bị chết,thương tật rất nhiều do xuống đường nhận thức ăn và một lượng rác rất lớn vị vứt lại Sơn Trà.
Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì khỉ Sơn Trà dần sẽ trở thành khỉ tàn tật và mất hoàn toàn khả năng kiếm ăn trong tự nhiên,lệ thuộc vào thức ăn của con người,điều này ảnh hưởng trực tiếp lên hệ sinh thái Sơn Trà.
1/Đối với hệ sinh thái:
- Khi đàn khỉ không còn kiếm ăn trong tự nhiên thì những loài vật không leo trèo được như loài khỉ sẽ mất đi 1 lượng thức ăn từ việc kiếm ăn của loài khỉ làm rơi rớt hoặc chỉ ăn 1 nửa rồi vứt.
- Nhờ vào việc di chuyển tìm kiếm thức ăn khỉ trở thành lực lượng trồng rừng rất hiệu quả,phân tán hạt cây.
- Thảm rừng chính là hố xí của động vật,thức ăn của côn trùng và cùng với lá cây hoại mục tạo thành lớp mùn sau những trận mưa sẽ giữ nước trước khi ngấm xuống mạch nước ngầm.
- Rừng có độ ẩm cao sẽ giảm thiểu được nguy cơ cháy rừng vào mùa nắng.
2/Đối với loài khỉ:
- Thức ăn không phù hợp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của khỉ,kể cả là trái cây ( hầu hết trái cây trên thị trường đều có chất bảo quản ).
- Mất bản năng sinh tồn,những con non sẽ không học được cách kiếm ăn và sinh tồn trong tự nhiên.
- Dân số khỉ tăng.
- Xung đột trong đàn
- Một số bệnh truyền nhiễm từ người qua khỉ và từ khỉ qua người.
- Nguy cơ bẫy bắt động vật hoang dã nhất là khỉ con trở thành món hàng buôn bán thành thú cưng.
- Bị chết hoặc thương tật do xe tông khi tràn xuống đường dành thức ăn.
Sơn Trà được ví như lá phổi của thành phố và là bức tường che chắn bão,với những gì đang tác động lên Sơn Trà chẳng khác nào chúng ta đang tự phá hủy đi lá phổi của mình,phá hủy đi bức tường che chắn bão giông cho thành phố mỗi khi mưa bão về.
Những hình ảnh được ghi nhận tại Sơn Trà,nếu không tin xin hãy đi thực tế để xác nhận.

Team 16 - Tiếng gọi từ trái tim.
09/03/2022

Team 16 - Tiếng gọi từ trái tim.

08/03/2022

Nguyên nhân dẫn đến khỉ bị xe tổng chết và thương tật cả đời cũng chỉ vì ý thức kém của nhiều người và chưa có biện pháp mạnh từ lãnh đạo thành phố.
Trước kia có thể nói người ta không hiểu tác hại và cần tuyên truyền cho người ta hiểu nhưng thật tình có những người đã hiểu nhưng không từ bỏ việc cho khi ăn, lý do họ đưa ra là : tui thích cho khi ăn đó làm gì tui!
Để bảo tồn Sơn Trà nói chung và đàn khỉ nói riêng thì không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền mà cần có biện pháp xử phạt rõ ràng mà để thực hiện điều này chỉ có lãnh đạo TP.

05/03/2022

CHƯƠNG TRÌNH HỌC MÀ CHƠI: TÌM HIỂU VỀ KHỈ DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 3, 4, 5

Chào mừng ngày quốc tế về khỉ macaca (International Macaque Day), ngày 16/3/2022, Phòng Phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật Châu Á sẽ tổ chức một buổi hoạt động tìm hiểu về khỉ dành cho các em học sinh từ 8-10 tuổi (học lớp 3, 4, 5).

🌻 Thời gian: 15h00-16h30, Chủ nhật, ngày 13/03/2022
Buổi học mà chơi diễn ra trên nền tảng Zoom
Ngôn ngữ: tiếng Việt, (các video tiếng Anh sẽ có phụ đề tiếng Việt)

🐵 Nội dung:
-Nhận diện 5 loài khỉ ở Việt Nam
-Cuộc sống của khỉ
-Cách ứng xử khi gặp khỉ

📌 Link đăng ký: bit.ly/hieuvekhi
📌 Hạn đăng ký: Trước 8h00, ngày 13/03/2022
---
Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia Foundation, viết tắt AAF) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động về bảo vệ động vật. Ngoài sứ mệnh bảo vệ các loài gấu ở Việt Nam và mang lại cuộc sống tốt hơn cho voi nhà thông qua việc hỗ trợ chuyển đổi du lịch cưỡi voi sang du lịch thân thiện với voi tại tỉnh Đắk Lắk, Tổ chức còn đóng góp tiếng nói cho các loài động vật nói chung và tuyên truyền nâng cao nhận thức về cách đối xử với động vật để đảm bảo chúng được đối xử nhân đạo.
💚 Website: www.animalsasia.org
💚 Facebook Phòng Phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam: facebook.com/VietnamAW

ĐẾN KHI NÀO LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ MỚI CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP MẠNH ĐỂ BẢO VỆ ĐÀN KHỈ Ở SƠN TRÀ?Không ở đâu thiên nhiên lại ưu ái...
02/03/2022

ĐẾN KHI NÀO LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ MỚI CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP MẠNH ĐỂ BẢO VỆ ĐÀN KHỈ Ở SƠN TRÀ?
Không ở đâu thiên nhiên lại ưu ái như ở Đà Nẵng,một khu rừng ngay trong lòng thành phố và các loài động vật hoang dã sinh sống không phụ thuộc vào nguồn thức ăn của con người. Nhưng hãy xem những gì đang diễn ra,khỉ chết,khỉ thương tật đầy mình nhưng sự quan tâm đến vấn đề này vẫn bị xem nhẹ.
Xác khỉ bị xe tông chết khi xuống đường nhận thức ăn,những cái chết xuất phát từ thú vui của những người vô ý thức và sự thiếu quyết đoán của cơ quan chức năng trong công tác bảo tồn Sơn Trà.

24/02/2022

15/02/2022

🎉🎉🎉PANNATURE TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN🎊

🥰Bạn đang đi học nhưng muốn trải nghiệm môi trường làm việc thực tế?

🥰Bạn là người trẻ, bạn thích tự do nhưng muốn làm việc gì đó có ý nghĩa?

🥰Bạn thích nghiên cứu, dịch thuật, viết lách nhưng cũng quan tâm tới các vấn đề của toàn cầu, môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học...

🌟Vậy bạn đừng ngần ngại nộp hồ sơ để được trải nghiệm tất cả những gì bạn mong muốn với vị trí Tình nguyện viên Truyền thông của nhé.

🔥Chúng tôi cần tìm 2 bạn trẻ nhiệt huyết và hạn đăng ký còn 3 ngày nữa thôi bạn nhé.

Thông tin chi tiết và cách thức đăng ký bạn vui lòng xem tại đây
https://nature.org.vn/vn/2022/02/pannature-tuyen-tinh-nguyen-vien/

14/02/2022

Happy Valentine's Day! 😘 Tag someone that you love! 😍

Trong vòng tay mẹ
13/02/2022

Trong vòng tay mẹ

Paternal love and care is very different from maternal displays. In this case, the apha Long Tailed Macaque was busy eating figs while this juvenile was playing around nearby. When a pack of dogs came close to the tree, daddy didn’t hesitate grabbing his little one while mommy got to a higher branch. He stood and kept guard over the roving canines below (who weren’t much of a threat - but he was doing his thing😅). Nothing stopped daddy from keeping his little juvenile safe in a tight muscular embrace. Which also gave the juvenile enough security to keep peering out at us, knowing he would always be safe in daddy’s strong arms.

12/02/2022

🤓 Gặp khỉ, làm gì nhỉ?

1. Đừng cố la hét, chạy hay di chuyển bất ngờ. Cũng đừng cười với khỉ nhé!

2. Chú ý đến xung quanh, đặc biệt là những khu vực có khỉ
Nhìn quanh và để ý. Nếu có thể, bạn nên tránh đi những con đường có khỉ hay quanh quẩn ở đó.

3. Đừng hiên ngang đi qua bầy khỉ
Đừng đi qua một bầy khỉ. Thử đi đường khác hoặc hãy chờ cho khỉ di chuyển đi chỗ khác rồi hẵng đi qua.

4. Nếu bạn đang mang vác vật dụng trên người, giữ chặt đồ ở gần ngực.
Tránh để khỉ nhìn thấy thức ăn, nước uống và túi nylon mà bạn đang mang để tránh bị khỉ “nhòm ngó” và có ý định “chôm chỉa”, thậm chí là “cướp giật”. Nhiều cá thể khỉ ở các khu du lịch đã bị tập thói quen được (du khách/người dân địa phương) cho ăn, khiến chúng dần mất đi bản năng tự kiếm ăn tự nhiên và thay vào đó chăm chăm chầu chực “xin ăn”. Khi đói và không có thức ăn, một số cá thể khỉ có thể giật đồ ăn từ người và gây ra xung đột, vừa nguy hiểm cho người, vừa nguy hiểm cho khỉ.

Dù gì đi nữa, đừng cho khỉ ăn!

5. Làm gì khi bị khỉ chôm mất đồ?
Nếu đó là đồ ăn được, bạn nên buông tay thì hơn. Đừng mơ lấy lại.
Nếu đó là vật dụng mà khỉ không ăn được và quan trọng với bạn, đừng cố gắng đuổi theo, lấy lại hay tấn công khỉ, ném đá khỉ. Cứ đứng cách xa 2-3 m, một lát rồi khỉ cũng sẽ thả đồ vật đó ra thôi. (Có ăn được đâu, khỉ giữ làm gì :v)

Hiểu để giữ an toàn cho bạn và cho cả khỉ nhé!

Bài gốc: theweirdandwild / Instagram
Lược dịch và bổ sung: Phòng Phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật Châu Á

Address

Sơn Trà
Da Nang

Telephone

+84906578348

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chung Tay Cứu Hộ và Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã Sơn Trà,Đà Nẵng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Chung Tay Cứu Hộ và Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã Sơn Trà,Đà Nẵng:

Videos

Share

Category

Nearby pet stores & pet services


Other Animal Shelters in Da Nang

Show All