HTX Dê Phương Anh Sóc Sơn

HTX Dê Phương Anh Sóc Sơn Tiêu chí 3 Sạch : Ăn sạch - Ở sạch - Uống sạch

30/01/2022
04/09/2021

Trong cuộc sống đừng chờ đợi sự may mắn, mà hãy thực hiện và cũng đừng sợ sự thất bại, nếu bạn sợ, bạn sẽ chẳng làm được việc gì nên hồn đâu
...... Buổi sáng của Farm 😉😉😉😉😉😉😉😉

Cho mấy bác nhắn tin hỏi vị trí tiêm vào đâu?
14/06/2021

Cho mấy bác nhắn tin hỏi vị trí tiêm vào đâu?

1. MỘT  SỐ KỸ THUẬT TRỒNG CỎ LÀM THỨC ĂN CHO DÊ1.1 KỸ THUẬT  TRỒNG CỎ  VOI- Thời  gian  thích hợp  để  trồng  cỏ  voi là...
30/05/2021

1. MỘT SỐ KỸ THUẬT TRỒNG CỎ LÀM THỨC ĂN CHO DÊ
1.1 KỸ THUẬT TRỒNG CỎ VOI
- Thời gian thích hợp để trồng cỏ voi là tháng 2 đến tháng 5, thời gian thu hoạch voà tháng 6 đến tháng 11. thời gian sống 4 đến 5 năm, nếu kỹ thuật chăm sóc tốt có thể cho năng suất cao trong 7 năm.
- Cần chọn loại đất hợp với yêu cầu của cỏ voi: tầng canh tác trên 30cm , tơi xốp, nhiều màu, cần thoát nước tốt và có độ ẩm trung bình đến hơi khô
NGOÀI RA cần cày đất sâu, bừa kỹ 2 lần và dọn sạch cỏ dạii, đồng thời san đất cho bằng phẳng.
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỚI CỦA NHẬT (AMPP)
luống cỏ trồng theo hướng Đông -Tây( để chiếm đủ ánh nắng từ sáng đến chiều)
Đảo thành từng luống: rộng 50cm, sâu 30cmm
tiếp tục luống thứ 2 cũng như luốn 1 --> vậy là luống cách luống 60cm, hàng cách hàng 50cm
sâu từ 20 đến 30Cm, khoảng cách giữa các hàng cách nhau 50cm.
BÓN PHÂNN: Tuỳ vào chân ruộng tốt hay xấu, có thể sử dụng phân bón với lượng khác nhauu. số phân bón trung bình cho 1ha gồm:
15 đến 20 tấn phân chuồng hoai mục,
300 đến 400 kg đạm urê,
250 đến 300kg suoper Lân.
150 đến 20 kg sun phát kali.
Các loại phân kalii, phân hữu cơ, phân lân đều dùng để bón lót toàn bộ rãnh trồng cỏỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho mỗi lần cắt và bón thúc sau mỗi lần thu hoạch.LƯU Ý cần bó n vôi trong trường hợp đất chua ( độ PH dưới 5).
Cách Chồng và chăm sóc: trồng bằng cây (hom), cần chọn cây mập và hom bánh tẻ ( khi hom được 80 đến 100 ngày). chặt vát hom sao cho độ dài từ 25 đến 30cmm/hom và có 3-5 mắt mầm, cần 8 đến 10 tấn hom cho 1 ha.
Cỏ voi sau khi trồng 10 đến 15 ngày thì bắt đầu mọcc, cần kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và cần dặm lại khi có hom chếtt, đôgf thời cần làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới nhẹ cho đất thoáng, tơii. LƯU Ý : sau khi trồng được 30 ngày thì tiến hành bón thúc cho cây bằng 100kg urê .
THU HOẠC VÀ SỬ DỤNG: tiến hành thu hoạch đợt đầu sau 80-90 ngày kể từ khi trồng( chú ý không thu hoạch non). khoảng cách giữa những lần thu hoạch tiếp theo là 30 đến 45 ngàykhi có độ cao khoảng 80-120cmm. mỗi lầnt hu hoạch lưu ý căt gốc ở độ cao 5cm trên mặt đất đểu có mọc lại đêu. sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới cần tiến hành bón thúc bằng đạm urê cho cỏ.

2.1 KỸ THUẬT TRỒNG CỎ SẢ LÁ LỚN ( CỎ GHINE MOMBASAA)
Cỏ sả có thể được gieo trồng quanh năm, khí hậu trên 15 độ C. thời tiết lạnh không nên gieo hạt, vì hạt chậm lên hơn và sẽ không đều nhau, hợp với toàn bộ khí hậu cả nướcc, trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất phèn chua thì càn xử lý vôi bột trướcc.
CƠ CẤU MẬT ĐỘ CỎ SẢ LÁ LỚN : 1kg gieo được 800-900m2, trung bình 1Ha cần khoảng 12 đến 13kg hạt giốngg, 13-15 tấn phân chuồngg, 500kg phân NPK (Đạm, lân, kalii)
KỸ THUẬT GIEO HẠT CỎ SẢ LÁ LỚNN:
Đầu tiên làm sạch cỏ dại, làm tơi đất, lên luống khoảng cách hàng cách hàng là 40-45cmm
Bón phân NPK lót bên dưới hàng trước, sau đó lấp 1 lớp phân chuồng hoai mục lên trên, lấp đất sơ lại mới rải hạt.
Gieo hạt dải đều theo hàng, cần rải 1 bên phân, tránh tình trạng hạt ra rễ sẽ tiếp xúc trực tiếp với phân bị thối rễ.
Lấp đất lại khoảng 1cm (càng mỏng thì hạt sẽ nhanh nảy mầm) tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cho cỏ mọc đềuu
Khoảng 10-15 ngày cỏ sẽ mọc đều
LƯU ÝÝ: hạt cỏ rất thơm nên kiến rất thích, trươc khi gieo nên trộn 1 ít thuốc kiến để đề phòng kiến cắn hạtt
CÁCH CHĂM SÓC CỎ SẢ LÁ LỚNN:
Khi cỏ lên cao 20-30cm cần làm sạch cỏ dạii, tưới nước phân chuồng thì cỏ càng nhanh tốt, thu hoạch 2-3 lần thì bón phân lại 1 lần để đảm bảo cỏ đủ chất.
Hạn chế bón phân đạm, kali để thời gian lưu gốc được lâu hơn, nên dùng nước phân chuồng thời gian lưu gốc sẽ được lâu hơn
Dấu hiệu nhận biết khi cỏ chất dinh dưỡng cần bổ sung : lá già và trở lên nhọnn, hướng đâm thẳng lên trời, nhìn xa có màu xanh vàng ( đủ chất lá xanh đậm)
CÁCH THU HOẠCH CỎ SẢ LÁ LỚN
Khi cây cao 1m có thể thu hoạch, cắt cách mặt đất 5-7cm là hợp lý nhấtt. kích thích gốc đẻ nhiều nhánh và tiếp tục tái sinh thành bụi lớn.
phải thường xuyên để cỏ caoo, phát triển um tùm mới thu hoạch

----- Một số bệnh thường gặp ở dê nên biết ----1. Phòng tránh và điều trị các bệnh ký sinh trùngDê có thể mắc các loại b...
26/05/2021

----- Một số bệnh thường gặp ở dê nên biết ----

1. Phòng tránh và điều trị các bệnh ký sinh trùng

Dê có thể mắc các loại bệnh nội ký sinh (bệnh cầu trùng, bệnh giun đũa, bệnh sán dây, bệnh sán lá gan, bệnh giun phổi…) và các loại bệnh ký sinh (ve, gẻ, rận…)

Để phòng tránh các bệnh ký sinh trùng, bà con cần lưu ý:

– Giữ vệ sinh chuồng nuôi, đảm bảo chuồng nuôi luôn được khô ráo, sạch sẽ. Nên làm vệ sinh định kỳ, mỗi tuần quét dọn phân trên nền chuồng và rắc vôi bột tẩy uế một lần.

– Các bệnh nội ký sinh thường mắc phải qua đường tiêu hóa, do đó bà con cần cung cấp thức ăn đầy đủ, chất lượng tốt, nước uống sạch sẽ. Tránh dùng các loại thức ăn ôi thiu, ẩm, mốc.

Điều trị cho dê:

+ Đối với bệnh giun sán: Bệnh khiến dê thể lực yếu kém, thiếu máu nên dê xù lông, còi cọc, uể oải, biếng ăn, đau vùng bụng. Để phòng tránh bệnh giun sán, bà con nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Bà con có thể dùng levamisol, niclosamide, tetrasol, benzomidazole để tẩy giun đũa cho đàn dê. Trong trường hợp dê bị sán dây, bà con có thể sử dụng niclo-samide để diệt sán.

+ Đối với bệnh do ghẻ: Do mất máu nên dê ốm còm, xù lông, ngứa ngáy. Bà con cần tách những con bị bệnh ra khỏi đàn, cắt lông chỗ bị ghẻ, cạo sạch vẩy mụn và bôi Cythion 5% hoặc Ivermectin.

+ Đối với ve, rận: Dùng credin hoặc dầu thông bôi vào chỗ ve, rận đốt; có thể sử dụng Chlorfenvinphos 0,5% để diệt trứng.

2. BỆNH VIÊM PHỔI Ở DÊ

Viêm phổi là bệnh khá phổ biến ở dê vào thời gian giao mùa, từ thu sang đông hoặc đầu mùa xuân. Do thời gian này nhiệt độ xuống thấp, gió lùa, chuồng trại ẩm ướt, chật chội và kém vệ sinh… khiến sức đề kháng của dê kém và dễ mắc bệnh hơn.

Khi mắc bệnh, dê thường sốt cao, sức ăn kém, ít vận động, luôn nằm một chỗ, có thể ho, chảy nước mũi và khó thở. Trường hợp dê mắc bệnh nặng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, dê có thể chết. Bệnh viêm phổi có thể chuyển sang dạng mãn tính, trông ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục lại.

Phòng bệnh viêm phổi ở dê:

– Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp, không có gió lùa vào mùa đông. Tẩy uế chuồng trại định kỳ bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%;

– Thức ăn cho dê phải đảm bảo chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý cho từng giai đoạn nuôi. Nước uống phải sạch, thường xuyên rửa máng nước và thay nước mới.

– Chú ý quan sát và phát hiện kịp thời các trường hợp dê mắc bệnh để có biện pháp nuôi cách ly, điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh viêm phổi ở dê:

– Điều trị nhiễm khuẩn: Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục.

+ Tylosin, liều 11 mg/kg khối lượng/ngày
+ Gentamycine, liều 15 mg/kg khối lượng/ngày;
+ Streptomycine, liều 30 mg/kg khối lượng/ngày.

– Trợ sức và hộ lý:

+ Dùng vitamin B1, vitamin C;
+ Truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn hoặc ngọt đẳng trưởng;
+ Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.

3. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY

Bệnh tiêu chảy là bệnh hay gặp ở dê con hoặc dê hậu bị. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virut hoặc cũng có thể do cầu trùng, giun đũa, sán dây… lây lan qua đường ăn uống.

Bệnh tiêu chảy thường xảy ra vào những giai đoạn thời tiết bất lợi như quá nóng, quá lạnh hoặc mua nhiều, chuồng trại ẩm ướt. Tỷ lệ dê mắc bệnh cao khi bà con nuôi nhốt trong môi trường chật chội, vệ sinh kém, nhất là nguồn thức ăn không đảm bảo, bị bẩn, ướt, ôi thiu, bị mốc.

Dê bệnh bị tiêu chảy có hoặc không có máu, phân rất loãng, có mùi hôi thối, hậu môn dính bê bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, ăn ít, do thiếu máu nên lông xơ xác, gầy còm, tai lạnh, mắt nhợt nhạt.

Phòng bệnh:

– Nuôi dưỡng tốt dê non: cho ăn đủ sữa và thức ăn chất lượng tốt; uống nước sạch;

– Luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Bà con cần tập trung phân ủ để diệt trứng giun sán.

Điều trị:

– Trước khi tiến hành điều trị bệnh, cần xem xét nguồn thức ăn, nước uống: Thức ăn ôi, mốc; sữa để lạnh, dụng cụ chứa sữa không hợp vệ sinh; nước uống bẩn… để loại trừ.

– Trường hợp bệnh nặng, ở dê non, có thể sử dụng Cloroxit, liều 4 – 8 viên/ngày, cho uống làm 2 lần. Đối với dê trưởng thành, nên tiêm Genta-Tylan hoặc Colistin, liều 5 – 7 ml/con.

– Trường hợp bệnh nhẹ, có thể cho dê ăn hoặc giã nát, vắt lấy nước cho dê uống các loại lá chát như lá hồng xiêm, lá ổi, lá chè xanh.

4. Phòng bệnh sốt sữa ở dê

Bệnh sốt sữa xảy ra khi dê bị thiếu hụt lượng canxi và phốt pho trong thời gian dài, khiến dê bị mắc hội chứng rối loạn thần kinh, gây ra bệnh sốt sữa.

Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa – thời gian mà dê cần rất nhiều canxi và phốtpho so với bình thường, song không được đáp ứng đủ, do đó dê phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Khi lượng canxi trong máu giảm dưới 6mg/100ml thì dê bị rối loạn thần kinh.

Triệu chứng của bệnh sốt sữa trên dê

Dê sữa có năng suất cao thường bị bệnh này. Lúc đầu dê giảm ăn, suy nhược cơ thể, đi đứng khó khăn, sau đó dựa vào tường rồi nằm nghiêng một bên, co giật và tê liệt, không đứng dậy được. Thân nhiệt hạ xuống khoảng 38 độ C, mạch đập nhanh hơn bình thường. Không điều trị kịp thời, dê có thể tử vong.

Điều trị bệnh sốt sữa:

Nếu bệnh mới phát, có thể tiêm ven chậm 15-30ml/ngày (dung dịch canxi clorua CaCl2 10% hoặc 50-100ml/ngày, dung dịch Calcium gluconate 30%, tiêm 3 ngày liền).

Phòng bệnh

Treo đá liếm dành cho dê (70% bột khoáng canxi, phốtpho; 15% muối và 15% xi măng) trên vách chuồng để dê liếm. Ngoài ra, cần bổ sung canxi, phốtpho vào khẩu phần của dê cái có chửa để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho chúng.

Address

Yên Tàng, Bắc Phú, Sóc Sơn
Hà Nội

Telephone

0931999955

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when HTX Dê Phương Anh Sóc Sơn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share


Other Hà Nội pet stores & pet services

Show All