Thuốc thú y thuỷ sản ĐIỆP QUYÊN

Thuốc thú y thuỷ sản ĐIỆP QUYÊN Bán thuốc thú y thuỷ sản , từ năm 2018 đến nay

04/08/2024

Tảo lam, hay còn gọi là vi khuẩn lam hoặc cyanobacteria, là loại vi khuẩn quang hợp có thể gây hại cho cá và hệ sinh thái hồ cá. Dưới đây là một số tác động tiêu cực của tảo lam đến cá:1. **Thiếu oxy**: Khi tảo lam phát triển mạnh, chúng có thể tiêu thụ nhiều oxy vào ban đêm, gây ra tình trạng thiếu oxy cho cá.2. **Chất độc**: Một số loại tảo lam có khả năng sản sinh ra chất độc gọi là cyanotoxins, có thể gây hại cho cá và các sinh vật khác.3. **Làm giảm chất lượng nước**: Tảo lam có thể làm tăng mức độ ô nhiễm trong nước, khiến nước có màu xanh lá cây đậm và có mùi khó chịu.4. **Gây căng thẳng và bệnh tật cho cá**: Các yếu tố trên có thể gây căng thẳng cho cá, làm chúng dễ mắc bệnh hơn.Việc kiểm soát tảo lam là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cá và duy trì môi trường nước trong sạch. Các biện pháp kiểm soát có thể giảm mức dinh dưỡng trong nước, và sử dụng các sản phẩm diệt tảo an toàn. Liên hệ thuỷ sản Điệp Quyên để được hỗ trợ 0365711598

09/07/2024

Túc tắc buổi chiều

Liên tục bổ sung cập nhập kiến thức kĩ thuật mới để phục vụ người nuôi.
15/03/2024

Liên tục bổ sung cập nhập kiến thức kĩ thuật mới để phục vụ người nuôi.

Mùng 1 tập 2.  Cô thương cho cả đắt hàng ạ🙏
01/09/2023

Mùng 1 tập 2. Cô thương cho cả đắt hàng ạ🙏

Đơn hàng cuối trong ngày . Phục vụ 27/7 tận tình , chu đáo . Chỉ cần alo ship tận giường cho các thượng đế
18/08/2023

Đơn hàng cuối trong ngày . Phục vụ 27/7 tận tình , chu đáo . Chỉ cần alo ship tận giường cho các thượng đế

29/06/2023

TẠI ĐÂY CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI TÔM

Em chia sẻ cho anh,chị kinh nghiệm em tổng hợp được từ anh họ em đang nuôi tôm tại bình đại- Bến Tre

📛📛các loại bệnh ở tôm và cách phòng tránh

1EHP chậm lớn

- Biểu hiện : Tôm chậm lớn, không lớn

Ăn nhiều, ăn khỏe nhưng không tăng size

- ⏩Tác hại, nguyên nhân: EHP là một loại Vi bào trùng tử/ký sinh trùng gây bệnh chậm lớn ở tôm

Truyền nhiễm trực tiếp từ tôm sang tôm, từ mẹ sang con, hoặc từ các nguồn vật thể sống khác như: giun đất, ngêu sò ốc hến...

🔄🔄Giải Pháp

Không có thuốc đặc trị, phải bỏ ao nuôi lại

Chống bệnh do EHP chủ yếu dựa vào việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong quản lý ao nuôi như quản lý con giống, thức ăn, môi trường nuôi, quy trình nuôi,...

👉👉LƯU Ý PHÒNG TRÁNH

Chống bệnh do EHP chủ yếu dựa vào việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong quản lý ao nuôi như quản lý con giống, thức ăn, môi trường nuôi, quy trình nuôi,...Thường xuyên kiểm tra, gửi mẫu đi test để phát hiện sớm và có hướng xử lý sớm.

Thời điểm nên test:

- Mua giống

- Trước khi sang ao

- Trong quá trình nuôi khoảng 30 ngày/lần

2Phân Trắng

là bệnh về đường ruột

✅✅ Biểu hiện

- Giai đoạn đầu: gan mờ, ruột đứt khúc, mềm vỏ

- Giao đoạn 2: gan mờ, ruột đứt khúc, phân lỏng, phân vàng, tiêu chảy, giảm ăn, rớt lai rai. Xuất hiện 1 vài đoạn phân màu trắng kéo dài, nổi trên mặt nước.

- Giai đoạn cuối: gan mờ/vàng gan/ mất gan, trống ruột, ỉa phân trắng, tôm bỏ ăn, rớt nhiều. Xuất hiện nhiều đoạn phân màu trắng kéo dài, nổi trên mặt nước.

2-3 ngày sau cuối sẽ rớt hàng loạt.

⏩Tác hại, nguyên nhân

Các nhóm tác nhân gây bệnh

- Nhiễm khuẩn nặng, gan ruột yếu

- Nhóm độc tố gây tổn thương hệ thống gan tụy và đường ruột gồm:

+ Độc tố bởi các loại khí độc: NH3, H2S

+ Độc tố bởi nấm từ thức ăn kém chất lượng.

+ Tảo độc Silica diatom, nấm đồng tiền,...

+ Ký sinh trùng Gregarine)

🔄🔄Giải Pháp

- Dùng đặc trị Phân Trắng có trên thị trường tùy vào mỗi người

- Liều dùng: theo phác đồ điều trị

- Phân trắng là kết quả cuối của bệnh gan ruột, khi tôm ra phân trắng là đã bị nặng, có khả năng lây lan rất nhanh và sau vài ngày sẽ rụng hết.

👉👉LƯU Ý PHÒNG TRÁNH

Mình trị tốt ở giai đoạn đầu và 2, khi tôm còn ăn, chưa trống ruột, chưa ỉa phân trắng, chưa chết nhiều.

3Đốm Trắng / Đốm Vôi / Đỏ Thân / Hồng Thân

✅✅ Biểu hiện

Đốm ngoài vỏ do virusTôm tấp mé, nổi đầu, thả bè mặt nước

Tôm màu hồng, gan hơi nhạt, ngả vàng

Trên vỏ xuất hiện các đốm trắng khó thấy, lột vỏ ra sẽ dễn nhìn hơn

⏩Tác hại, nguyên nhân

Khả năng rớt nhanh và hàng loạtvirus WSSV (White spot syndrome virus) cùng với các tác nhân gây bội nhiễm là các loài vi khuẩn có độc lực cực mạnh tấn công trên nhiều mô tế bào. Virus này gây chết trong mọi giai đoạn phát triển của tôm, từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn tôm thương phẩm

🔄🔄Giải Pháp

Không trị được, phát hiện sớm nên bỏ sớm làm lại.

👉👉LƯU Ý PHÒNG TRÁNH

Sát khuẩn và xử lý ao hồ, thiết bị sạch sẽ, treo ao lâu ngày trước khi vào vụ mới, tránh lưu bệnh.

4 "Đốm Đen / nuốt rồi

✅✅ Biểu hiện

"Tôm bị nhiều đốm màu đen ở mang/thân/đuôi, gâu xấu, mất giá

Tôm chậm lớn, nhưng không làm chết tôm"

⏩Tác hại, nguyên nhân :Thường xuất hiện ở ao có độ mặn thấp

Hàm lượng Ca/Mg/K thấp

Do khuẩn bám vào chổ vỏ mỏng, gây tổn thương khi tôm lột"

🔄🔄Giải Pháp

"- Tăng cường khoáng bằng cách dùng tăng kiềm hoặc

- Đánh vôi đêm

- Bổ xung magie / Kali

- Đánh Clo

👉👉LƯU Ý PHÒNG TRÁNH

Sau 1 tuần sẽ khỏi" "Công thức tính tỉ lệ Ca / Mg / Kali theo độ mặn của nước = độ mặn x 20 Ca / độ mặn x 40 Mg / Kali x 13

VD: độ mặn là 10/1000 thì Ca là 200 / Mg là 400 / Kali là 130"

5 "Hoại Tử Cơ(Không chữa được)"

✅✅ Biểu hiện "

- Ban đầu phần cơ đuôi trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể.

- Bị nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ này, tôm chết và rớt đáy với tỷ lệ khá cao

- Khi chết, tôm có những đốm đỏ hơn, do những chổ đó bị chết trước khi con tôm chết hẵn

⏩Tác hại, nguyên nhân : do Infectious myonecrosis virus (IMNV) gây ra. Thường xuất hiện giai đoạn tôm thẻ trên 45 ngày tuổi

Do khuẩn bám vào chổ vỏ mỏng, gây tổn thương khi tôm lột"

🔄🔄Giải Pháp

Không trị được, phát hiện sớm nên bỏ sớm làm lại.

👉👉LƯU Ý PHÒNG TRÁNH :Sát khuẩn và xử lý ao hồ, thiết bị sạch sẽ, treo ao lâu ngày trước khi vào vụ mới, tránh lưu bệnh.

6 "Đục Cơ(chữa được)"

✅✅ Biểu hiện:thường bắt đầu xuất hiện tôm thẻ 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ. Bệnh này do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước dẫn đến đục cơ và cong thân.

⏩Tác hại, nguyên nhân :Thiếu khoáng "

- 🔄🔄Giải Pháp Tăng cường khoáng bằng cách dùng tăng kiềm

- Đánh vôi đêm

- Bổ xung magie / Kali

- Đánh Clo

Sau 1 tuần sẽ khỏi"

7 Bệnh về Gan

✅✅ Biểu hiện

"- Teo Gan: điều trị lâu (>10 ngày, nhưng khó chết)

- Sưng Gan: điều trị nhanh (3-5 ngày, nhưng trị muộn dễ chết)

- Vàng Gan: Ăn nhiều bất thường, sau đó bỏ ăn đột ngột, sau vài ngày chết hàng loạt

- Các biểu hiện khác: mờ gan, màu sắc khác thường,..."

⏩Tác hại, nguyên nhân

Môi trường nước, nguồn thức ăn, virus, khí độc

🔄🔄Giải Pháp

Dùng thuốc đặc trị gan có trên thị trường, lưu ý mua loại tốt để trị dứt điểm thường kéo dài từ 7 - 10 ngày. bệnh nặng thì tăng liều.

8 Rớt cục thịt

✅✅ Biểu hiện

"Tôm vỏ mỏng yếu chết khi lột ( rớt cục thịt)"

⏩Tác hại, nguyên nhân

"Tôm rớt cục thịt là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

Tôm thiếu dinh dưỡng, sức khỏe yếu khi lột gặp điều kiện môi trường bất lợi khí độc tăng cao: H2S, NH3, NO2 làm giảm khả năng thẩm thấu, hấp thụ khoáng.

Tôm bị nấm khi lột sẽ dính chân, dính đuôi và chết.

Tỷ lệ khoáng không hợp lý, pH và độ kiềm thấp.

Tôm bị bệnh gan tụy (EMS) làm khả năng hấp thu dinh dưỡng kém.

Sức đề kháng kém, dẫn đến khi lột, không làm vỏ được và gây nên hiện tượng chết cục thịt.

Ao tôm bị thiếu oxy, mật độ nuôi dày, chất lượng môi trường nước nuôi kém."

🔄🔄Giải Pháp

Đánh tăng kiềm + men vi sinh

10 Sổ Ký Sinh Trùng

✅✅ Biểu hiện

"Dấu hiệu nhận biết :

• Ngoại kí sinh: Tôm ghẻ lở, vỏ nhám, xù xì, trên thân có đốm đem, đốm đỏ, đốm vàng, tôm kéo đàn, rớt đáy lai rai không rõ nguyên nhân.

• Nội kí sinh: Ruột cong kiểu lò xo, đứt khúc, có chấm trắng hạt gạo ở đốt đuôi số 6, hậu môn ửng đỏ, phân trắng, tôm chậm lớn...

Ở động vật:

• Phòng và trị bệnh nội ký sinh trùng (giun đũa, giun phổi, giun thận, các loại giun tròn đường ruột).

• Ngoại ký sinh trùng (cái ghẻ, chấy, rận, ve, bọ chét) ở trâu, bò và lợn."

⏩Tác hại, nguyên nhân

Nhiễm ký sinh trùng từ môi trường, thức ăn, giống,...

🔄🔄Giải Pháp

"Cử 1: Hadaclen 7-10g/kg + megabic 10g.

Các cử còn lại : olimos 10g+ osamet 5g + megabic 10g.

Cho ăn liên tục 3 ngày như vậy

Sử dụng chloramin B diệt khuẩn ngày thứ 1 và ngày thứ 3

• Dùng Kháng Sinh ""IVER Ivermectine""" "

11 Nấm Đồng Tiền

✅✅ Biểu hiện

"Các nấm địa y xuất hiện, bám vào quạt, dụng cụ nuôi trồng trong ao

Nấm Đồng Tiền khi tôm ăn phải rất dễ bị đường ruột và dẫn đến phân trắng.

- Một khi đã xuất hiện trong ao thì gần như không thể trị dứt điểm, vì nếu đánh mạnh sạch nấm thì tôm cũng dễ ""bay màu"" theo cách truyền thống của ngư dân.

- Nên phòng ngừa từ khâu xử lý ban đầu bằng nhiều cách khác nhau.

⏩Tác hại, nguyên nhân

"Từ môi trường nước xử lý chưa triệt để

Bào tử nấm bay từ môi trường vào"

🔄🔄Giải Pháp

"- Vệ sinh các thiết bị (máy lọc, máy oxi, cọc dây,...) bằng cách thay thế hoặc xịt rửa, mang ra ngâm sát khuẩn.

- Kiềm hãm sự phát triễn của nấm trong nước bằng BKC 80 + Men Vi Sinh mà vẫn không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm.

- Không nên xử lý bằng Clo, Sunfat Đồng, Oxi già,... vì dễ gây hại cho tôm, chỉ nên dùng ở ao lắng trong khâu xử lý nước ban đầu.

- Liều đánh Đồng Sulfat ao nuôi: 1g/1000m3 nước. Ao lắng hoặc đầu vụ thì gấp đôi."

LƯU Ý

"Trường hợp nhiễm nấm quá nặng -> sang ao

Lưu ý xử lý nước trước khi sang ao triệt để."

12 Khí Độc NH3, NO2,...

✅✅ Biểu hiện

"- Tôm nổi đầu, mấp mé, dạt bờ

- Nước có mùi hôi/khai khác thường

- Màu nước thay đổi khác thường

⏩Tác hại, nguyên nhân

Tác hại:

- Tảo hại phát triển mạnh

- Gây thiếu Oxy trong ao -> tôm khó thở, lờ đờ

- Giảm đề kháng, ăn yếu, chậm lớn.

- Ngộ độc khí -> rớt hàng loạt"

"- Lượng đạm dư thừa trong ao từ thức ăn, phân/xác tôm, tảo tàn,...

- Nguồn nước chưa được xử triệt để.

Đạm phân hủy -> NH3 (độc) Kiềm thấp -> Nước chua hơn

pH cao -> Kiềm cao -> Nước mặn hơn"

🔄🔄Giải Pháp

Giảm pH:

- Ủ men + mật rỉ đường 12h -> đánh

- Dùng Axit Cidic pha nước tạt 1 ký/1000m3

Tăng pH:

- dùng Vôi đánh trực tiếp (CaO/CaCO3)

- dùng tăng kiềm 3 in 1 TRASIC" "* độ pH được đo dựa vào ion hydro (H+) và ion hydro âm (OH-) có trong nước.

👉👉LƯU Ý :

* độ Kiềm được đo dựa vào nồng độ các kim loại kiềm có trong nước, cụ thể là CaCo3.

- Trong đa số các trường hợp, độ pH và độ Kiềm sẽ tương đồng với nhau. tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngược lại, pH cao nhưng kiềm thấp là điều bình thường."

LƯU Ý TO BỰ CHO CÁC ANH ĐANG NUÔI TÔM: hiện nay trên thị trường có dòng tăng trọng về size nhanh cho tôm đang gặp vấn đề khi dùng thì về size tốt NHƯNG khi ngưng thì có biểu hiện phân trắng đó nên họ sẻ khuyên là cho ăn đến khi xuất bán.

29/06/2023

TÁC DỤNG CỦA VÔI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Tác dụng của vôi là giúp hạ phèn đất và nước, ổn định pH nước, diệt được cá tạp địch hại và cả các mầm bệnh trong ao. Vôi giúp cho mùn bã đáy ao được phân hủy, làm đáy ao tốt hơn do được khoáng hóa, chất lượng nước cũng được cải thiện. Đối với tôm nuôi, chất vôi trong ao còn có tác dụng đến tôm trong việc hình thành vỏ. Tuy nhiên, cũng không nên bón vôi quá nhiều vì có thể gây tác hại cho môi trường và cá tôm nuôi.
♻️Hiện nay trên thị trường có 4 loại vôi chủ yếu:
1. Vôi nông nghiệp: CaCO3, có tác dụng hạ phèn, khử trùng. Sử dụng cho cải tạo ao hoặc ao đang nuôi tôm cá.
2. Vôi tôi Ca(OH)2: Vôi dùng cải tạo ao, tăng pH đất và nước.
3. Đá vôi CaO: Vôi bột, vôi sống, có tác dụng tăng pH mạnh chỉ dùng cải tạo ao, không dùng cho ao đang nuôi cá tôm.
4. Dolomite : CaMg(CO3)2: Dạng đá vôi nghiền có chứa magiê, có tác dụng hạ phèn trong nuôi tôm, tăng hệ đệm trong ao đang nuôi mà ít ảnh hưởng tới pH của môi trường.
♻️ Trong nuôi thủy sản tùy từng điều kiện mà ta sử dụng:
1. Nếu cải tạo ao nuôi: dùng vôi nông nghiệp CaCO3 hay vôi tôi Ca(OH)2 liều lượng sử dụng 8 – 10 kg/ 100m2, vùng phèn có thể tăng lượng vôi.
2. Nếu dùng để hạ phèn: trong ao nuôi, vào mùa mưa hay ở những vùng đất phèn thường có hiện tượng rữa trôi phèn sau những trận mưa và xì phèn từ đáy ao. Trong trường hợp này thường dùng vôi bột CaCO3 với liều lượng từ 1 – 3 kg/100m3 nước, hòa với nước để nguội lấy nước trong tạt đều khắp ao.
3. Lắng chìm các chất hữu cơ: Vôi đưa xuống ao làm lắng chìm các chất hữu cơ dạng keo lơ lửng trong nước làm cho nước sạch. Qua thực tế sau mỗi trận mưa, nước dồn xuống ao nuôi, nước có nhiều phù sa và nước ao bị đục, hạn chế sự chiếu sáng vào nước, cản trở sự quang hợp của thực vật thủy sinh, ao bị thiếu oxy cho tôm cá. Dùng vôi CaCO3 để điều chỉnh độ trong của nước ao, liều lượng 1 – 2 kg/100m3 hòa với nước tạt khắp ao, độ trong sẽ trở lại bình thường.
4. Phòng bệnh cho tôm, cá: trong suốt quá trình nuôi cá tôm, định kỳ 10 – 15 ngày vào mùa mưa hoặc 25 – 30 ngày vào mùa nắng nên dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) ngâm lấy nước trong tạt đều khắp ao một lần, liều lượng từ 1 – 2 kg/100m3 nước, vì đây là hình thức phòng bệnh cho cá tôm hữu hiệu và rẻ tiền nhất. Nếu thường xuyên áp dụng biện pháp này thì cá tôm sẽ ít bị bệnh. Trong những ao nuôi tôm định kỳ có thể sử dụng vôi đen để ổn định môi trường.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu qu...
25/06/2023

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Hai thành phần chính của men vi sinh là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau. Chất dinh dưỡng là các loại như đường, muối canxi, muối magiê…

Về hình thức, men vi sinh có 02 dạng, dạng nước và dạng bột (hay dạng viên). Bình thường, dạng bột có mật độ vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước. Về chủng loại, men vi sinh có 02 loại, loại dùng để xử lý môi trường và loại trộn vào thức ăn

Các lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh

(1) Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm, cá.

(2) Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng của tôm, cá.

(3) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi thuỷ sản gây nên.

(4) Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Các lợi ích đạt được như trên là do hoạt động tích cực của vi khuẩn qua một hay nhiều cơ chế tác động

(1) Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loài vi khuẩn có hại khác và tảo độc.

(2) Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước; chuyển các khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4+, NO3-.

(3) Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp chuyển hoá hiệu quả thức ăn.

(4) Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh.

Để men vi sinh phát huy hiệu quả cao, người nuôi thủy sản phải tuân thủ một số nguyên tắc dùng sau đây

- Hoà loãng men vi sinh bằng nước trong ao nuôi, cho vào xô, thau, sau đó sục khí 4 - 5 giờ đến khi men có mùi chua hay pH giảm thì đem bón.

- Định kỳ dùng trong quá trình nuôi. Thông thường 7 - 10 ngày/lần đối với loại xử lý môi trường và luân phiên sử dụng 5 ngày, sau đó ngưng 5 ngày đối với loại trộn vào thức ăn. Sử dụng cùng lúc với bón phân gây màu nước hay sau khi nước đã lên màu.

- Liều lượng dùng phải theo đúng theo đề nghị của nhà sản xuất.

- Khi môi trường ao nuôi có dấu hiệu hay đang suy giảm chất lượng như hàm lượng khí độc cao (NH3, H2S, NO2…), nước nhiều cặn bã, nước phát sáng thì men vi sinh được sử dụng sớm hơn so với thường ngày với liều lượng tăng gấp 2 lần so với đề nghị.

- Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, i-ốt, kháng sinh. Đồng thời, không được sử dụng men vi sinh khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước hay trong thân tôm, cá nuôi.

- Trước khi bón men vi sinh cần cải thiện môi trường ao nuôi bằng các biện pháp như thay nước, bón vôi nâng pH lên 7,5 - 8,5, bón vôi + Dolomite + Khoáng nâng cao độ kiềm.

Men vi sinh sẽ có hiệu quả sau khi sử dụng 2 - 4 ngày, thể hiện qua màu nước và các chỉ tiêu môi trường.

Tác dụng đối với môi trường ao

- Ổn định pH

- Màu nước: tháng thứ nhất độ trong từ 25 - 35cm, sau tháng thứ 2 trở đi thì nước đục.

- Bùn đáy ao, lượng phân tôm, thức ăn thừa và các chất hữu cơ khác giảm 50% so với ao không sử dụng vi sinh định kỳ.

Men vi sinh hay probiotics là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống trong ruột tôm. Chúng còn được gọi là các ...
25/06/2023

Men vi sinh hay probiotics là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống trong ruột tôm. Chúng còn được gọi là các vi khuẩn thân thiện được bổ sung vào thức ăn hàng ngày nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe cho tôm nuôi. Đây là những sinh vật còn sống, khi đưa vào cơ thể một lượng vừa đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.

Men vi sinh cho tôm chứa nhóm vi khuẩn có lợi có khả năng ức chế các loại vi khuẩn gây hại (vibrio)
Men vi sinh chứa nhóm vi khuẩn có lợi có khả năng ức chế các loại vi khuẩn gây hại (vibrio)

Men vi sinh cho tôm (chế phẩm vi sinh) với thành phần chính là các loại vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng nuôi vi khuẩn. Các chùng vi khuẩn có lợi bao gồm: Lactobacillus, Bacillus sp., Nitrosomonas, Nitrobacter,… cùng với các chất dinh dưỡng như muối canxi, đường, muối magie,… Hiện tại, chế phẩm vi sinh có có 2 dạng chính là dạng nột và dạng nước. Trong đó, dạng bột có mật độ vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước và được sử dụng để xử lý môi trường ao nuôi (chủng vi khuẩn Bacillus sp.) và trộn vào thức ăn cho tôm (vi khuẩn chính là Lactobacillus).

Ứng dụng men vi sinh cho tôm
Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ sinh học, men vi sinh đã được vào sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản mang lại kết quả tốt, tạo ra nguồn thực phẩm sạch an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi lẽ, việc sử dụng men vi sinh đem lại công dụng:

+ Tránh được việc sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh.

+ Đảm bảo môi trường luôn ổn định, hạn chế khí độc, độc tố trong ao ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

+ Tăng sức đề kháng cho tôm cá.

+ Hạn chế mầm bệnh và dịch bệnh xảy ra.

Address

Thôn đầu Bến Xã Hợp Tiến Huyện Nam Sách Tỉnh Hải Dương
Hai Duong

Telephone

+84365711598

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thuốc thú y thuỷ sản ĐIỆP QUYÊN posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Thuốc thú y thuỷ sản ĐIỆP QUYÊN:

Videos

Share

Category