Chó Phú Quốc của Cường-Hải Dương-SĐT 0948633988

Chó Phú Quốc của Cường-Hải Dương-SĐT 0948633988 Giao lưu, gặp gỡ, trao đổi tất tần tật về chó Phú Quốc

Nơi trao đổi, giao lưu, gặp gỡ, kết bạn của anh em yêu chó Phú Quốc nói riêng và các giống chó khác nói chung

02/01/2020

Bác nào.thích màu độc này không nhỉ, đực nhé, trông nhà bao phê

29/12/2019
21/12/2019

Đàn chất lượng năm 2019 nhé các bác

28/09/2019
Đen
24/03/2019

Đen

24/03/2019
Giấc mơ trưa
21/02/2019

Giấc mơ trưa

Mùa ve , rận khổ thân boss quá
20/02/2019

Mùa ve , rận khổ thân boss quá

26/08/2018

Leo trèo, không sợ độ cao

26/08/2018

Bản năng của những chú chó PQ

Gái 1 con
24/06/2017

Gái 1 con

Vàng a pháo
23/04/2017

Vàng a pháo

Vệ sinh cũng phải có văn hoá nhé
26/03/2017

Vệ sinh cũng phải có văn hoá nhé

Tương lai
28/02/2017

Tương lai

Chiến tích cùa bà bầu đêm qua, hehe
18/02/2017

Chiến tích cùa bà bầu đêm qua, hehe

11/02/2017
07/02/2017

Dinh dưỡng hàng ngày cho chó
Nhu cầu thực phẩm.

a. Phần nhiều, chó có thể tiêu hóa được những thực phẩm giống như người. Như ta biết, chó có những nhu cầu dinh dưỡng như người. Chó ở trong những hoàn cảnh dã thú có thể tạo quân bình về thức ăn rất tài. Khi nó giết được một con thỏ, nó ăn hết không còn gì, nó có thể ăn ngay cả đầu và lông thỏ, Tuy nhiên, chó có thể vẫn giữ được khỏe mạnh với thực chế quân bình nhân tạo. Chất Prô-tê-in ở thịt con thỏ cũng có ở trong các loại thịt khác, trong chất sữa và một vài loại cây cỏ khác. Thay vì chất thảo mộc có ở trong dạ dày (bao tử) con thỏ thì bắp ngô và các chất rau cỏ khác cũng cung cấp chất hyt-ro-xyt cacbon nhờ thức ăn quân bình. Sinh tố ở trong thân súc vật cũng có thể được thay bằng cách dùng sinh tố nhân tạo thích hợp. Thực phẩm có thể được xếp loại theo chất bồi bổ đối với các hệ của súc vật. Đại khái, thực phẩm được phân loại như sau:

(1) Prô-tê-in: Chất tạo ra thịt và bồi bổ mô; phần nhiều do chất thịt cung cấp cho chó.

(2) Mỡ: Chất tạo ra năng lực và nhiệt khí; do chất mỡ ở thịt cung cấp.

(3) Hyt-ro-xyt cacbon: Chất tạo ra năng lực; do bánh mỳ và ngũ cốc cung cấp.

(4) Khoáng chất: Chất bồi bổ xương; do ngũ cốc, rau và xương cung cấp.

(5) Sinh tố: Cần thiết trong thức ăn của chó (một con chó bình thường không cần phải cho ăn thêm sinh tố; thường thì những thức ăn kể trong khoản (1) đến khoản (4) trên đây đều có chứa sinh tố cần thiết).

Thịt và các nguồn sinh chất Prô-tê-in khác.

a. Thịt được coi là một phần quan trọng trong thức ăn của chó. Đa số thịt hay các chất thịt có thể dùng được nhưng người ta hay dùng thịt bò, thịt trâu, thịt cừu non và thịt ngựa. Thịt ngựa là một món ăn rất tốt cho chó miễn là đừng nạc quá hay phải cho thêm một ít mỡ vào.

b. Các nguồn sinh tố Prô-tê-in khác là trứng cho ăn chín; sữa khô hay tươi; bánh sữa (fromage) và cá. Cá tươi, ướp lạnh hay đóng hộp có thể thay thế được thịt. Vì dung lượng Prô-tê-in của cá, sữa, bánh sữa thường hơi kém hơn của thịt, nên phải cho ăn các thức ăn đó nhiều hơn để có một số prô-tê-in bằng thịt. Thịt và các nguồn prô-tê-in khác phải gồm đều đều trong khẩu phần lương thực của chó, và phải bằng ít nhất 1/3 tổng số lương thực mới khiến cho những con chó con lớn được như ý và bồi bổ được mỡ cho những con chó lớn tuổi.

c. Chất prô-tê-in của cây cỏ, nhất là rau cũng rất có giá trị trong thức ăn của chó.

Nước.

Phải cho uống nước ngọt sạch, mặc dù thường thường chó không quan tâm đặc biệt đến nguồn gốc tiếp nước của nó và sẽ uống bậy bạ khắp nơi nếu khát. Chủ chó có thể nhận thấy là chó ăn xong bữa là đến ngay chậu nước. Thường thường chó sẽ uống vài hớp và bỏ đi. Đôi khi chó uống rất nhiều nước và phải nôn mửa. Nếu thế, ta phải giới hạn nước từng chút ít một cách quãng nhau ít lâu. Nếu vẫn thấy chó nôn mửa thì phải đưa đi thăm thú y sĩ.

Ngũ cốc và các chất ngũ cốc.

Chó không thích ăn hạt ngũ cốc và một vài chất ngũ cốc cho lắm. Tuy vậy phải cho nó ăn món đó vì món đó cung cấp sức lớn, năng lực, prô-tê-in, ít nhiều sinh tố và khoáng chất. Ngũ cốc có thể là 1/3 tổng số thức ăn của chó lớn. Hạt ngũ cốc thường hay dùng cho chó ăn nhất là ngô (bắp), gạo, lúa kiều mạch, lúa mì và lúa mạch.

a. Ngô hay được dùng để làm bánh, một món ăn được coi là khẩu phần lương thời tiết lạnh, thích hợp nhất cho những con chó phải tập dượt nhiều. Bánh ngô có rất nhiều chất Hyt-ro-xyt cac-bon.

b. Gạo được coi là món ăn thích hợp của chó. Gạo phải nấu chín kỹ và phải gia giảm thêm hơi mặn để tăng thêm vị ngon. Gạo xay dối tốt hơn loại gạo xay kỹ về cả hai phương diện dung lượng sinh tố và khoáng chất.

c. Lúa kiều mạch (Avoine) đôi khi rất bổ ích nên được xay nghiền hay cán vỡ ra. Món ăn này phải nấu kỹ. Cũng như bánh ngô, món này rất tốt cho những con chó hoạt động ngoài trời và làm khẩu phần khí hậu lạnh rất thích hợp.

d. Trừ những thức ăn đóng hộp để bán, lúa mì ít khi dùng nguyên hạt nấu chín để cho chó ăn, nhưng những thực phẩm khác làm bằng lúa mì thường khi có thấy dùng làm thức ăn cho chó. Thứ nhất là bánh mì, một vài món ăn điểm tâm khô, cơm chó và bánh nướng (biscuit).

(1) Bánh mì thật ích lợi dưới nhiều hình thức. Bánh mì khô hay nướng mà người không cần dùng nữa, là một món ngon lành cho chó khi đem trộn với canh thịt, súp hay sữa. Khi cho ăn như vậy thì chỉ cần cho thêm đủ nước vào cho ướt bánh thôi. Không bao giờ được cho chó ăn bánh mì mốc.

(2) Khi cho chó ăn thức ăn điểm tâm làm sẵn bằng bột mì hay hạt ngũ cốc khác, người ta thường tẩm ướt những món đó bàng sữa, canh hay nước. Những món đó là bữa điểm tâm nhẹ ăn buổi sáng rất thích hợp.

(3) Bánh nướng biscuit của chó cũng rất tốt, có thể góp một phần trong khẩu phần ngũ cốc. Bánh có thể cho ăn khô, thấm ướt hay trộn thịt và rau nấu chín. Các bánh nướng này có nhiều cỡ và hình (hình vuông, hình trái xoan, hình xương ống, hình khối, viên tròn hay tán nhỏ bẻ vỡ thành mảnh nhỏ), và hợp chất thay đổi tùy theo công dụng của bánh. Thực sự thì bánh này có nhiều ngũ cốc và ít nước, và có pha chất thịt.

(4) Thức ăn chó bán ở thị trường tương tự với bánh nướng của chó về cách cấu tạo nhưng thường không thích gợp lắm cho nhiều trường hợp sử dụng. Món này thường hay trộn với nước hay sữa để cho chó ăn.

e. Lúa mạch (orge) không ngon lắm đối với chó, nhưng được dùng trong một vài loại món ăn trộn bán trên thị trường dưới hình thức nấu chín.

Xương.

a.Tuy xương không tuyệt đối cần thiết để giữ cho chó khỏe mạnh, nhưng cũng giúp cho chó sạch răng. Có thể thỉnh thoảng cho chó 1 khúc xương miễn đó là 1 khớp xương ống. Xương hay vỡ thành mảnh như xương gà chẳng hạn, thì không bao giờ nên cho quân khuyển ăn cả. Nếu xương nhỏ hay khá dòn dễ vỡ thành mảnh thì những mảnh vỡ có thể cào xước, cắt đứt, và có thể chọc thủng luôn dạ dày ( bao tử ) hay ruột chó. Nếu mảnh xương có trôi qua được xuống khúc ruột cùng nữa, thì những mảnh nhỏ có thể dính với nhau và gây sự bít lấp hay làm sưng tấy chỗ đó .

b. Cứ mỗi đầu tuần một lần cho chó một khớp đầu xương ống và để mặc cho nó giữ một thời gian ( độ 4 tiếng đồng hồ ). Khi cho xương phải phân cách chó với nhau để chúng khỏi cắn nhau .

Rau.

Phần việc chính của rau trong khẩu phần lương thực chó là cung cấp sinh tố và khoáng chất, bồi bổ sức lớn, làm cho no và điều hòa bộ ruột. Trong các thức rau thông thường, cà chua (cà tô mách) đóng hộp hay tươi rất thích hợp vì dễ nghiền nát hay trộn với các thức ăn khác. Không nên dùng qúa độ những thứ rau có quá nhiều thớ sợi. Khẩu phần lương bình thường của quân khuyển đã gồm có đủ số rau cần thiết.

05/02/2017

Bì lợn, liệu tai có dựng?

Tai dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
1. Tố chất của từng con
2. Dinh dưỡng
3. Khả năng hoạt động
Đây là một vài kinh nghiệm sưu tầm được xin chia sẻ với mọi người:
1. Trước tiên bạn nên hoàn thành sớm các mũi tiêm phòng bệnh cơ bản.
2. Cho cún đi dạo hoặc chạy bộ ở những nơi đông người, kích thích đôi tai của cún phải hoạt động. Tai phải của cún thường lên trước
3. Chế độ dinh dưỡng : duy trì 3 bữa ăn với lượng vừa đủ cho mỗi bữa. Hoạt chất Collagen trong lớp da bì dưới cùng rất tốt cho việc tạo liên kết mô ( làm căng da )
- Bạn xin bì lợn rồi về cạo sạch lông ( tốt nhất nên nhờ người bán cạo sạch)
- Lọc bỏ toàn bộ phần mỡ, phần trắng tiếp giáp giữa mỡ và da bì đó chính là lớp Collagen
- Bạn trần da bì đến khi nào dùng đũa chọc nhẹ xuyên qua là được.
- Cho cún ăn vài sợi, còn đâu bạn trộn với 1 quả trứng gà rồi rán như làm món trứng tráng thịt vậy. Chú ý dùng ít dầu ăn thôi, và Đặc Biệt chế biến món này dễ bắn dầu lung tung.
- Sau đó bạn cắt nhỏ ra và cho cún ăn hết trong vòng 2 bữa, nước trần bì cũng tốt.
- Để tăng khả năng cho cơ thể hấp thụ Collage tốt bạn nên cho cún ăn trước bữa ăn 2 viên dầu cá ( hoặc 1 bữa cá + 2 bữa bì lợn). Thêm vào đó phải bổ xung cho cún cà rốt và rau xanh
- Vì bì lợn rất khó hấp thụ nên việc cho ăn bì lợn cũng phải cách ra. từ 1-2 ngày lại cho ăn lại 1 lần
- Ngoài ra 1 tuần bạn có thể bổ xung cho cún 1 cái tai heo hoặc đuôi heo
- Thực phẩm chế biến nên làm nhạt và tăng cường nhiều rau xanh
- Chậm nhất là 5 tháng phải lên tai rùi

02/02/2017

Chó Phú Quốc Ăn gì, Dinh dưỡng cho chó Phú Quốc theo từng giai đoạn.

Nhìn chung, chó Phú Quốc là một giống không kén ăn, chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau: từ thịt, cá, rau… cho đến các loại thực phẩm tổng hợp. Tuy nhiên, chúng dễ bị bệnh đường ruột (một số ý kiến cho rằng nguyên nhân là do tình trạng lai đồng huyết/cận huyết xảy ra trong thời gian dài trên đảo), nên người nuôi phải hết sức cẩn thận.
Sau đây là dinh dưỡng cho chó Phú Quốc theo từng giai đoạn và cân nặng tiêu chuẩn:
1. Từ 0 – 2 tháng tuổi
Lý tưởng nhất trong giai đoạn này là chó được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu không vì lý do bất khả kháng (chó mẹ chết khi sinh, không thể chăm sóc được), bạn không nên tách bầy trước thời gian này.
Trong thời gian chăm con này, bạn phải cung cấp cho chó mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng, protein, canxi, photpho và vitamin.
2. Từ 2 – 3 tháng tuổi
Đây là thời gian tách bầy của chó. Chó giai đoạn này đã có thể ăn một số thực phẩm sau:
• Cháo đặc: bạn có thể thêm thịt bằm và các loại rau củ như: cà rốt, bí đỏ… để thêm chất dinh dưỡng và chất xơ cho chó con.
• Cơm: với canh thịt bằm và các loại rau củ cắt nhỏ: cà rốt, bí đỏ, bí xanh…
Bạn nên cho chó ăn 4 bữa/ngày. Có thể cho uống thêm sữa tươi không đường và trứng gà (cách ngày một quả).
Sau bữa ăn cho đi vệ sinh chỗ cố định và phải ép đi bằng được sẽ tạo được thói quen tốt. Lúc rỗi cho chạy dạo chơi, thời gian này chó vẫn còn ngủ nhiều và lười vận động.
Cân nặng lý tưởng: 3 – 5kg
Trong giai đoạn này chó con có thể vận động nhẹ ngoài trời.
3. Từ 3 – 4 tháng tuổi
Tiếp tục cho chó ăn cơm với canh thịt bằm rau củ, 4 bữa/ngày. Bổ sung trứng gà (cách ngày một quả).
Thời gian này cho chó vận động nhiều , huấn luyện một số bài đơn giản, mang quả bóng cao su đặc ném cho chó chạy đuổi bắt để phát triển xương.
Nên cho chó hoạt động dưới nắng, đây là thời gian quan trọng để chó lên tai. Một chú chó Phú Quốc có tai bị cụp sẽ ảnh hưởng nhiều đến vẻ ngoài và ít được ưa chuộng.
Cân nặng lý tưởng: 5 – 8kg
4. Từ 4 – 6 tháng
Thời gian này hệ tiêu hoá của chó đã ổn định. Bạn có thể cho chó ăn cơm với thức ăn của gia đình (hay theo dân gian là: chủ ăn gì, chó ăn nấy).
Tuy nhiên, với các bạn có thời gian, có thể chuẩn bị khẩu phần riêng cho chó gồm cơm nhão và các thức ăn được nêm nhạt hơn so với người. Chó ăn mặn sẽ bị rụng lông.
Hạn chế cho chó ăn xương. Các loại xương tuyệt đối không cho ăn: xương cá, xương gà, vịt.
Trứng gà một ngày một quả.
Thời gian vận động tăng cao, cho chạy hàng ngày hoặc chạy theo xe 5km trở lên.
Cân nặng lý tưởng: 8 – 13kg
5. Trên 6 tháng tuổi
Chó có thể ăn như chó trưởng thành: 2 bữa/ngày.
Nếu có điều kiện, bạn có thể tăng lượng đạm/thịt cho chó để hệ cơ xương phát triển tốt hơn. Lưu ý, tăng về chất lượng, không nên tăng về số lượng.
Chó có thể gặm các loại xương heo, bò để tăng sức mạnh cơ hàm, bổ sung canxi.
Nếu không có thời gian, bạn có thể cho chó ăn theo cách sau:
• Sáng: thức ăn hạt tổng hợp (khuyến khích sử dụng Royal Canin Medium Junior)
• Chiều: cơm với gia đình
Bạn có thể chuẩn bị thức ăn theo công thức sau để có một bữa ăn đầy dinh dưỡng cho cún yêu:
• Đầu cổ hoặc ức gà bỏ da. Nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng gân bò.
• Bí đỏ
• Cà rốt
• Xay nhuyễn tất cả với công thức 70% thịt – 30% củ
• Để tủ lạnh/tủ đông để sử dụng dần (thời gian bảo quản có thể lên đến 1 tháng)
Xay nhuyễn tất cả thành phần tạo thành một hỗn hợp dinh dưỡng cho cún nhà bạn.
Cân nặng lý tưởng: 13 – 15kg
6. Chó Phú Quốc trưởng thành
Một chú chó Phú quốc trưởng thành sẽ có chiều cao và tiêu chuẩn như sau:
Chó đực: chiều cao 50 – 55cm, cân nặng 15 – 20kg
Chó cái: chiều cao 48 – 52cm, cân nặng 12 – 18kg
Chó Phú Quốc hơi gầy sẽ đẹp hơn một chú chó quá khổ, vì vậy bạn không nên cho ăn quá no, ảnh hưởng đến hình dáng và sức khoẻ của chó.

Address

Thị Trấn Thanh Miện
Hai Duong

Telephone

0948633988

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chó Phú Quốc của Cường-Hải Dương-SĐT 0948633988 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Chó Phú Quốc của Cường-Hải Dương-SĐT 0948633988:

Videos

Share

Category


Other Pet Supplies in Hai Duong

Show All