Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Vật Nuôi - Super Growth Gold

  • Home
  • Vietnam
  • Hanoi
  • Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Vật Nuôi - Super Growth Gold

Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Vật Nuôi - Super Growth Gold Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Vật Nuôi - Super Growth Gold, Pet sitter, Gia lâm, Hanoi.

Cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng với 3 tiêu chí :
- An toàn, đảm bảo chất lượng
- Hiệu quả, rút ngắn thời gian, tăng kinh tế
- Hỗ trợ lâu dài cho người chăn nuôi

28/10/2022

BÀ CON ĐANG TÌM PHƯƠNG PHÁP CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN
🎯 ĐỪNG BỎ LỠ PHƯƠNG PHÁP NÀY !
👉 SIÊU VỖ BÉO - SIÊU TĂNG TRƯỞNG - SUPER GROWTH
🍀 SUPER GROWTH SẢN PHẨM 100% NHẬP KHẨU TỪ MỸ
👉 Đồng hành cùng SUPER GROWTH mang TIỀN TỶ cho bà con nhà nông nhé
🔥 Lợi ích khi sử dụng sản phẩm SUPER GROWTH:
- Tăng khung chắc thịt
- Nhiều nạc ít mỡ không tích nước
- Thúc đẩy sự phát triển của vật nuôi
- Tăng khả năng miễn dịch vật nuôi khỏe mạnh không bệnh vặt
- Tiết kiệm chi phí thức ăn chăn nuôi
- Tăng năng xuất nhưng tuyệt đối an toàn
⚡HIỆU QUẢ thấy rõ chỉ sau 1 Tuần sử dụng
Sử dụng cho mọi loại vật nuôi
📞Liên hệ ngay: 0984.678.285 nhận báo giá và tư vấn

11/10/2022
11/10/2022
– Thức ăn của ba ba con chủ yếu là động vật (sống hay đã chết) như: giun, ốc, hến, chua, cá, mỡ trâu bò, ruột, sà lách… ...
01/09/2022

– Thức ăn của ba ba con chủ yếu là động vật (sống hay đã chết) như: giun, ốc, hến, chua, cá, mỡ trâu bò, ruột, sà lách… phế phẩm các lò mổ, thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp và thức ăn động vật khô.
– Kích thước thức ăn phải vừa cỡ miệng ba ba, ba ba phải được cho ăn đều. Người nuôi có thể chủ động gây thức ăn bằng cách nuôi cách nuôi cá mè, rô phi, ốc vặn v.v… Chế biến thức ăn tổng hợp từ chất bột, cám bột cá,bột đậu tương sao cho đạm tổng số 40 – 43%.
Chú ý: không dùng bột cá mặn hay cá tép đã ướp mặn.
– Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 5 – 8% trọng lượng ba ba có trong ao. Trước khi cho ăn phải dọn sạch sàn bệ, máng cho ăn. Điều chỉnh thức ăn theo thời tiết để tránh bị lãng phí ảnh hưởng đến chất nước. Ba ba ăn khỏe, hoạt động mạnh khi nhiệt độ nước từ 22 – 32 độ C, trên 35 độ C ít ăn hoặc ngừng ăn, dưới 12 độ C ngừng ăn.
– Ở miền Bắc, trước khi vào mùa đông người nuôi nên cho ba ba ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ trâu, mỡ bò… để nó tích lũy mỡ dùng trong mùa đông. Ao nuôi ba ba với độ thưa có thể kếp hợp nuôi cá mè, trôi, trắm, chép… nuôi ốc trong ao làm thức ăn cho ba ba, sẽ không gây hại với ba ba mà còn tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi.

1. Chọn và thả giốngTôm là loài khó nuôi, nhạy cảm thời tiết, nên sự thay đổi thời tiết, nguồn nước cuối năm là thử thác...
01/09/2022

1. Chọn và thả giống
Tôm là loài khó nuôi, nhạy cảm thời tiết, nên sự thay đổi thời tiết, nguồn nước cuối năm là thử thách lớn đối với tôm. Thời điểm này khí hậu nóng lạnh bất thường, chất lượng con giống không đảm bảo, để giảm thiểu thiệt hại do thả tôm không đúng thời điểm cần nghiêm chỉnh tuân thủ lịch thả giống theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản địa phương.
1.1. Chọn giống
Chỉ mua tôm giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; được kiểm dịch; cỡ giống tôm sú từ P15 – P20; tôm thẻ chân trắng từ P12 trở lên; kích cỡ đồng đều (số lượng tôm khác cỡ không vượt quá 5%).
Kiểm tra tôm giống bằng cảm quan trực tiếp tại bể, yêu cầu:
Kiểm tra trực quan: Chiều dài ≥ 11 mm (từ mũi chùy đến cuối đuôi), tôm có kích cỡ đồng đều, độ lệch không quá 15%. Hình thái cấu tạo ngoài hoàn chỉnh, chùy, râu thẳng, đuôi xòe. Màu sắc: xám sáng, vỏ bóng mượt. Phản ứng nhanh nhẹn khi có tác động đột ngột. Bắt mồi đều đặn, ruột đầy.
Kiểm tra trên kính hiển vi: Đặt tôm trong đĩa lồng petri hoặc trên lamen có chứa 1 giọt nước biển. Quan sát mẫu vật trên kính hiển vi có độ phóng đại 100x hoặc 150x các phụ bộ, như chùy, râu A1, A2, chân ngực, chân bụng, chân đuôi, đốt đuôi tìm ra những loài nguyên sinh động vật sống ký sinh. Quan sát bề mặt của vỏ tìm kiếm các tổn thương trên vỏ.
Phương pháp thử gây sốc: Lấy khoảng 20 mẫu tôm cần kiểm tra cho vào cốc thủy tinh 300 ml. Tính lượng nước ngọt cần cho vào, tiến hành hạ đột ngột độ mặn xuống 15‰ hoặc lượng Formalin cần cho vào để đạt nồng độ 100‰, sau đó theo dõi trong vòng 2 giờ, nếu tỷ lệ sống được 95% là đạt yêu cầu.
Nên gửi mẫu đến các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra xét nghiệm các bệnh do vi rút như bệnh đốm trắng (WSSD), đầu vàng (YHV), bệnh gan tụy (HPV) đối với tôm sú và hội chứng Taura đối với tôm thẻ chân trắng trước khi mua giống.
1.2. Thả giống:
– Mật độ thả: Đối với tôm sú: Nuôi thâm canh 15 – 20 con/m2; nuôi bán thâm canh 8 – 14 con/m2. Đối với tôm thẻ chân trắng: 30 – 60 con/m2 (đối với những hộ mới chuyển đổi) và 60 – 80 con/m2 (những hộ có kinh nghiệm và đủ điều kiện).
– Cách thả: Trước khi thả giống cần so sánh các chỉ số môi trường (pH, độ mặn…) giữa trại giống và ao nuôi để điều chỉnh môi trường nhằm tránh gây sốc cho tôm. Mỗi ao nuôi cần thả đủ lượng giống trong một lần. Toàn vùng nuôi nên tập trung thả giống trong 3 – 4 ngày.
Trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8 – 12 giờ để đảm bảo lượng ôxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 4 mg/l đối với tôm sú và 6 mg/l đối với tôm thẻ chân trắng. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát, không thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp, thả tôm ở đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao. Có 2 cách thả tôm cần chú ý như sau:
Cách 1: Thả các bao tôm giống trên mặt ao khoảng 10 – 15 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó mở bao cho tôm bơi ra từ từ (chỉ áp dụng khi độ mặn của nước trong và ngoài bao tôm chênh lệch không quá 5‰).
Cách 2: Thuần hóa tôm giống ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác. Chuẩn bị thau/chậu lớn có dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10 – 15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách thả tôm vào giai lưới có diện tích 2 – 3 m2 và sâu 1 m đặt ngay trong ao, thả vào giai từ 1.000 – 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3 – 5 ngày kéo lưới lên đếm và xác định tỷ lệ tôm còn lại trong lưới.
Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mé nước, không nổi trên mặt nước.
Nếu phải sử dụng dụng cụ thả, nên dùng riêng cho từng ao, rửa sạch, khử trùng dụng cụ trước và sau khi sử dụng để tránh lây lan dịch bệnh.

Kiên Giang nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóaTừ nay đến 2030, tỉnh phát triển, nuôi trồng thủy sản bền vữn...
01/09/2022

Kiên Giang nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa
Từ nay đến 2030, tỉnh phát triển, nuôi trồng thủy sản bền vững, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và nước biển dâng.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang xác định phát triển, nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn để trở thành ngành kinh tế chủ lực và quan trọng.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn, từ nay đến năm 2030, tỉnh phát triển, nuôi trồng thủy sản bền vững, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và nước biển dâng, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế của ngành hàng này dựa trên việc tổ chức sản xuất phù hợp, đầu tư đồng bộ và áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến vào toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm, đưa nuôi trồng thủy sản trở thành lĩnh vực có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2030 đạt khoảng 288.260ha. Tổng sản lượng đạt 484.780 tấn các loại; trong đó, nuôi tôm nước lợ 145.440ha (gồm nuôi công nghiệp-bán công nghiệp, tôm-lúa, quảng canh cải tiến, phấn đấu sản lượng 159.345 tấn); nuôi cua biển 86.590ha, hơn 32.000 tấn; nuôi nhuyễn thể 26.900ha, sản lượng 101.460 tấn; nuôi thủy sản trên biển 14.000 lồng (9,31 triệu m3), khoảng 105.690 tấn. Diện tích còn lại nuôi thủy sản nước ngọt và những đối tượng khác hơn 86.200 tấn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, tỉnh nuôi tôm nước lợ tập trung ở các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng U Minh Thượng và Gò Quao, với các loại hình khác nhau, phù hợp từng vùng sinh thái.
Tỉnh chuyển đất trồng lúa bị ảnh hưởng xâm nhập mặn trong năm từ 3 tháng trở lên sang mô hình sản xuất tôm-lúa và một phần diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến kém hiệu quả sang nuôi tôm công nghiệp-bán công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 20.000-25.000ha.
Đối với nuôi tôm công nghiệp-bán công nghiệp, tỉnh phát triển tại các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên và một phần các huyện vùng U Minh Thượng, xây dựng vùng nuôi tôm tập trung ứng dụng công nghệ cao; nuôi tôm-lúa ở các huyện vùng U Minh Thượng và Gò Quao; nuôi tôm quảng canh cải tiến ở các huyện, thành phố ven biển. Tiếp đến, nuôi cua biển tại các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và thành phố Hà Tiên, với hình thức nuôi chuyên canh và nuôi kết hợp cua-tôm-lúa, cua-tôm.
[Kiên Giang: Quản lý theo khu vực để phát triển nghề nuôi biển hiệu quả]
Đối với nuôi nhuyễn thể, tỉnh phát triển ở vùng bãi triều, dưới tán rừng các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên và An Minh, với các đối tượng có giá trị kinh tế như sò huyết, sò lông, nghêu lụa, hến biển, ốc hương… Nuôi thủy sản lồng bè tại các khu vực ven biển, ven đảo các huyện Kiên Lương, Kiên Hải và hai thành phố Hà Tiên, Phú Quốc, với các đối tượng như cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng…
Ngoài ra, tỉnh phát triển nuôi thủy sản nước ngọt ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao và một phần các huyện vùng U Minh Thượng, với các đối tượng có giá trị như lươn, cá thát lát cườm, các loại cá đồng…
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao cho biết tỉnh cũng đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; nhất là công nghệ sản xuất giống những đối tượng nuôi đang phụ thuộc vào nguồn giống khai thác tự nhiên để chủ động nguồn giống. Nuôi tôm công nghiệp-bán công nghiệp ứng dụng công nghệ mới, năng suất cao, tiết kiệm nước, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường và an toàn dịch bệnh.
Tỉnh xây dựng, hình thành các vùng nuôi tôm công nghệ cao tại các huyện Kiên Lương, Giang Thành và thành phố Hà Tiên; vùng nuôi cá biển công nghệ cao tại huyện Kiên Hải và thành phố Phú Quốc.
Song song đó, tỉnh hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện khu phức hợp sản xuất tôm ứng dụng công nghệ cao, khép kín toàn chuỗi giá trị, cung ứng đủ các dịch vụ tại chỗ như tài chính, lao động, công nghệ, kho bãi, vật tư, nhà máy chế biến, sàn giao dịch, kiểm soát và chứng nhận chất lượng sản phẩm tại huyện Kiên Lương.
Cùng với đó, tỉnh liên kết, kết nối với các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp và nhà khoa học để nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong phát triển nuôi trồng thủy sản.
Tỉnh chú trọng phát triển mạnh mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, nuôi trồng thủy sản hữu cơ, nuôi sinh thái và những tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu thị trường xuất khẩu; sử dụng mã vạch, mã số truy xuất nguồn gốc sản phẩm nuôi, vùng nuôi thủy sản. Tỉnh từng bước đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý sản phẩm thủy sản nuôi đặc trưng từng vùng trên địa tỉnh.
Tỉnh phấn đấu sản xuất giống thủy sản đến năm 2030, đáp ứng 45-50% nhu cầu giống các loài thủy sản nuôi chủ lực; 100% vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được kiểm soát môi trường, dịch bệnh và an toàn thực phẩm; diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản được sản xuất theo mô hình hợp tác và liên kết chuỗi đạt trên 20%; lao động nuôi trồng thủy sản được tập huấn đào tạo nghề trên 50%.../.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sảnTại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản khu vực phía bắc được tổ...
01/09/2022

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản
Tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản khu vực phía bắc được tổ chức ngày 19-3, lãnh đạo Bộ NN-PTNT khuyến cáo, thời gian tới nguy cơ dịch bệnh thủy sản bùng phát cao, cần tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt chú trọng các biện pháp an toàn sinh học.
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh thủy sản cao
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, tính đến ngày 15-3, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 1.897 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020 (tổng diện tích bị thiệt hại năm 2020 là 4.863 ha); ngoài ra có khoảng 105 lồng, bè, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại. Trong đó, thiệt hại trên tôm nước lợ với diện tích bị thiệt hại là gần 1.713,5ha, chiếm 90,3% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm gần 0,4% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Diện tích cá tra bị thiệt hại là 125,6ha (giảm 47,4% so với cùng kỳ năm 2020), chiếm 20,1% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước.
Phát biểu tại hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản khu vực phía bắc năm 2021, ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong ba tháng đầu năm 2021, các dịch bệnh trên tôm cũng xảy ra với nhiều chủng bệnh.
Phân tích về tình hình diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại tăng mạnh trong năm 2020, ông Nguyễn Văn Long cho rằng, ngành hàng tôm trong năm qua, với diện tích bị thiệt hại tới hơn 33 nghìn ha nhưng lại không xác định được nguyên nhân. Điều này do địa phương và người dân không tổ chức lấy mẫu xét nghiệm để xác định các yếu tố gây thiệt hại để từ đó có phương hướng giải quyết. Vì vậy, trong thời gian tới, đề nghị cần khắc phục được điểm yếu này.
Với ngành hàng tôm, Cục Thú y cho biết, dự báo diện tích nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới rất cao. Nguyên nhân do người nuôi tôm bắt đầu thả nuôi trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết như: giao mùa, hạn hán, bão và lũ lụt tại một số tỉnh, xâm nhập mặn,… tiếp tục diễn biến phức tạp. Đồng thời, các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm.
Bên cạnh đó, các yếu tố bất lợi về nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường tăng nhanh, mạnh, theo hướng cực đoan có thể tác động xấu làm tôm chậm lớn, kém phát triển, sức đề kháng yếu, mặt khác, điều kiện môi trường biến đổi tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh cho tôm.
Do đó, Cục Thú y khuyến cáo cần tích cực triển khai các giải pháp như: quản lý mùa vụ nuôi, có ao lắng để trữ nước sử dụng khi cần thiết và chỉ thả giống khi bảo đảm điều kiện nuôi và sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng. Đáng chú ý, cần bảo đảm chất lượng, nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp và áp dụng các biện pháp tổng hợp, phòng chống dịch bệnh.
Phòng bệnh chú trọng biện pháp an toàn sinh học
Theo ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT): Để bảo đảm mục tiêu phát triển thủy sản năm 2021, các địa phương cần phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các ngành chức năng nắm bắt tình hình, thời tiết khí hậu để rà soát, điều chỉnh và xây dựng lịch thời vụ thả giống phù hợp với từng địa phương, vùng sinh thái để tăng cường giảm thiểu thiệt hại.
Các địa phương cần thực hiện việc quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh tại các vùng nuôi trọng điểm để kịp thời khuyến cáo người dân, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi. Đối với những địa phương chưa xây dựng và phê duyệt kế hoạch quan trắc môi trường cần khẩn trương tham mưu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai.
Địa phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất và chất lượng giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, quản lý tốt chất lượng vật đầu tư vào và kiểm soát điều kiện nuôi nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản. Đồng thời, kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, thông tin sai sự thật… làm mất ổn định sản xuất.
Đặc biệt là khuyến khích và có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người nuôi tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, tối ưu hóa chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; cấp giấy xác nhận (mã số) cơ sở nuôi; chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, yếu tố quan trọng nhất quyết định cho phòng chống dịch bệnh thủy sản là nuôi trồng an toàn sinh học.
Bên cạnh đó, để nuôi trồng thủy sản an toàn cũng cần bảo đảm các yếu tố khác như giống, thức ăn, quy trình nuôi, chế phẩm sinh học… Đặc biệt là chế phẩm sinh học đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản khá nhiều nên NN-PTNT sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản rà soát lại các chế phẩm sinh học, không để người nuôi trồng sử dụng các sản phẩm không hiệu quả mà làm tăng giá thành sản phẩm, các chỉ tiêu không đạt khiến hiệu quả giảm, kéo theo sức cạnh tranh của sản phẩm giảm.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, Bộ NN-PTNT đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số bệnh nguy hiểm dịch bệnh thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2025. Đây sẽ là căn chứ pháp lý quan trọng để các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách, nguồn lực để triển khai.
“Trên cơ sở này, các tỉnh sẽ bố trí nguồn lực, xây dựng hệ thống đội ngũ thú y thủy sản để giám sát phòng chống dịch bệnh từ đó tuyên truyền cho người nuôi triển khai các quy trình nuôi chuẩn. Từng bước xây dựng các vùng nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đáp ứng được yêu cầu thị trường.”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

01/09/2022

Address

Gia Lâm
Hanoi
100000

Telephone

+84962835997

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Vật Nuôi - Super Growth Gold posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category