21/03/2022
Nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre đã chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn.
Trước những rủi ro trong chăn nuôi, hiệu quả mang lại không cao, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre đã chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Với cách nuôi này, người nuôi tôm thu lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi theo cách truyền thống.
Sau khi thành công từ hai vụ nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao hai giai đoạn, anh Phan Văn Quẹo, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại tiếp tục thả nuôi vụ thứ 3 chuẩn bị sang ao khi tôm được 40 ngày. Anh Quẹo cho biết, trước đây gia đình anh Quẹo nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống (nuôi trên ao đất), 5 ha đất nuôi tôm được 7 ao nuôi, nhưng hiệu quả nuôi tôm mang lại không nhiều.
Anh Quẹo lý giải, nuôi tôm ao đất diện tích mặt nước nuôi lớn, tuy nhiên rủi ro trong chăn nuôi rất cao, tôm thường xuyên bị dịch bệnh, 7 ao nuôi nhiều khi hiệu quả chỉ đạt khoảng 3 ao. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu dịch bệnh còn tích tụ trong ao, không kiểm soát được dễ lây lan sang vụ tiếp theo. Bên cạnh đó, nuôi theo cách truyền thống cỡ tôm không đạt cỡ lớn, trong khi đó tôm cỡ lớn có giá cao.
Anh Phan Văn Quẹo cho hay, nhận thấy nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn mang lại hiệu quả, anh mạnh dạn chuyển đổi gần 3 ha để xây dựng ao tròn để nuôi tôm. Ngoài ra, anh Quẹo liên kết với công ty hỗ trợ kỹ thuật nuôi và cung cấp con giống. Theo anh Quẹo, sau năm đầu tiên chuyển đổi với hai vụ nuôi, năng suất tôm đạt gấp từ 4-5 lần trên cùng diện tích mặt nước, lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi tôm theo cách truyền thống.
Hiện tại, anh Quẹo tiếp tục đầu tư chuyển đổi các diện tích còn lại để nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Anh Quẹo chia sẻ, nếu như nuôi tôm theo kiểu truyền thống trong 10 ao thì đạt từ 4-5 ao, nhưng nuôi tôm theo hướng công nghệ cao 10 ao nuôi đạt cả 10 ao, rủi ro (tôm chết, dịch bệnh) trên ao nuôi rất thấp. Từ đó, lợi nhuận sẽ đạt cao hơn so với nuôi truyền thống, nghề nuôi tôm sẽ bền vững hơn.
Theo ông Phạm Thanh Nhã, xã Bảo Thạnh huyện Ba Tri, do kinh phí đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghệ cao rất lớn khoảng 1 tỷ đồng/ha diện tích. Đối với nuôi tôm công nghệ cao thời gian sử dụng vật tư trong nuôi tôm sẽ kéo dài từ 5-7 năm, trong khi đó chi phí đầu tư cho nuôi truyền thống sẽ thấp hơn, nhưng sau mỗi vụ nuôi người dân phải đầu tư lại, do vậy chi phí sẽ rất tốn kém.
Mặt khác, kích cỡ tôm thu được từ nuôi công nghệ cao sẽ tăng lên, trung bình từ 20-25 con/kg, nuôi truyền thống từ 45-50 con/kg, khi đó giá thành của tôm có kích cỡ lớn sẽ cao hơn tôm nhỏ từ 60.000-80.000 đồng/kg. Do vậy, nuôi theo hướng công nghệ cao không chỉ mang lại hiệu quả về sản lượng, mà còn hiệu quả về giá bán.
Ông Nhã chia sẻ, tuy nuôi tôm theo hướng công nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, nhưng do chi phí đầu tư ban đầu lớn nên mọi người còn e ngại chưa chuyển đổi. Ông Nhã mong muốn có chính sách hỗ trợ vay vốn để người dân chuyển đổi sang hình thức nuôi tôm mới. Từ đó, mang lại hiệu quả cao hơn, nghề nuôi tôm thâm canh của người dân sẽ bền vững hơn.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre, sau 3 năm chuyển đổi từ ao nuôi thủy sản theo cách truyền thống sang nuôi theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn, đến nay toàn tỉnh Bến Tre có hơn 1.700 ha nuôi theo hướng công nghệ cao, tập trung ở các huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri.
Ông Quách Văn Chịa, Phó phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy Sản tỉnh Bến Tre cho biết, tỷ lệ thành công nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn đạt trên 85%, trong khi đó nuôi tôm theo cách truyền thống tỷ lệ thành công đạt từ 50-60%.
Hiện tỉnh Bến Tre đang khuyến khích người dân chuyển đổi nuôi tôm thâm canh theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Đồng thời, ngành chức năng tỉnh đang có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi khi chuyển đổi sang nuôi theo hướng công nghệ cao; trong đó, tập trung giải quyết về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng (điện, công trình giao thông, thủy lợi…), liên kết các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi…, nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, phát triển bền vững nghề nuôi tôm thâm canh tại Bến Tre./.
Nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre đã chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn.
Trước những rủi ro trong chăn nuôi, hiệu quả mang lại không cao, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre đã chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Với cách nuôi này, người nuôi tôm thu lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi theo cách truyền thống.
Sau khi thành công từ hai vụ nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao hai giai đoạn, anh Phan Văn Quẹo, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại tiếp tục thả nuôi vụ thứ 3 chuẩn bị sang ao khi tôm được 40 ngày. Anh Quẹo cho biết, trước đây gia đình anh Quẹo nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống (nuôi trên ao đất), 5 ha đất nuôi tôm được 7 ao nuôi, nhưng hiệu quả nuôi tôm mang lại không nhiều.
Anh Quẹo lý giải, nuôi tôm ao đất diện tích mặt nước nuôi lớn, tuy nhiên rủi ro trong chăn nuôi rất cao, tôm thường xuyên bị dịch bệnh, 7 ao nuôi nhiều khi hiệu quả chỉ đạt khoảng 3 ao. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu dịch bệnh còn tích tụ trong ao, không kiểm soát được dễ lây lan sang vụ tiếp theo. Bên cạnh đó, nuôi theo cách truyền thống cỡ tôm không đạt cỡ lớn, trong khi đó tôm cỡ lớn có giá cao.
Anh Phan Văn Quẹo cho hay, nhận thấy nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn mang lại hiệu quả, anh mạnh dạn chuyển đổi gần 3 ha để xây dựng ao tròn để nuôi tôm. Ngoài ra, anh Quẹo liên kết với công ty hỗ trợ kỹ thuật nuôi và cung cấp con giống. Theo anh Quẹo, sau năm đầu tiên chuyển đổi với hai vụ nuôi, năng suất tôm đạt gấp từ 4-5 lần trên cùng diện tích mặt nước, lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi tôm theo cách truyền thống.
Hiện tại, anh Quẹo tiếp tục đầu tư chuyển đổi các diện tích còn lại để nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Anh Quẹo chia sẻ, nếu như nuôi tôm theo kiểu truyền thống trong 10 ao thì đạt từ 4-5 ao, nhưng nuôi tôm theo hướng công nghệ cao 10 ao nuôi đạt cả 10 ao, rủi ro (tôm chết, dịch bệnh) trên ao nuôi rất thấp. Từ đó, lợi nhuận sẽ đạt cao hơn so với nuôi truyền thống, nghề nuôi tôm sẽ bền vững hơn.
Theo ông Phạm Thanh Nhã, xã Bảo Thạnh huyện Ba Tri, do kinh phí đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghệ cao rất lớn khoảng 1 tỷ đồng/ha diện tích. Đối với nuôi tôm công nghệ cao thời gian sử dụng vật tư trong nuôi tôm sẽ kéo dài từ 5-7 năm, trong khi đó chi phí đầu tư cho nuôi truyền thống sẽ thấp hơn, nhưng sau mỗi vụ nuôi người dân phải đầu tư lại, do vậy chi phí sẽ rất tốn kém.
Mặt khác, kích cỡ tôm thu được từ nuôi công nghệ cao sẽ tăng lên, trung bình từ 20-25 con/kg, nuôi truyền thống từ 45-50 con/kg, khi đó giá thành của tôm có kích cỡ lớn sẽ cao hơn tôm nhỏ từ 60.000-80.000 đồng/kg. Do vậy, nuôi theo hướng công nghệ cao không chỉ mang lại hiệu quả về sản lượng, mà còn hiệu quả về giá bán.
Ông Nhã chia sẻ, tuy nuôi tôm theo hướng công nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, nhưng do chi phí đầu tư ban đầu lớn nên mọi người còn e ngại chưa chuyển đổi. Ông Nhã mong muốn có chính sách hỗ trợ vay vốn để người dân chuyển đổi sang hình thức nuôi tôm mới. Từ đó, mang lại hiệu quả cao hơn, nghề nuôi tôm thâm canh của người dân sẽ bền vững hơn.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre, sau 3 năm chuyển đổi từ ao nuôi thủy sản theo cách truyền thống sang nuôi theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn, đến nay toàn tỉnh Bến Tre có hơn 1.700 ha nuôi theo hướng công nghệ cao, tập trung ở các huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri.
Ông Quách Văn Chịa, Phó phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy Sản tỉnh Bến Tre cho biết, tỷ lệ thành công nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn đạt trên 85%, trong khi đó nuôi tôm theo cách truyền thống tỷ lệ thành công đạt từ 50-60%.
Hiện tỉnh Bến Tre đang khuyến khích người dân chuyển đổi nuôi tôm thâm canh theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Đồng thời, ngành chức năng tỉnh đang có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi khi chuyển đổi sang nuôi theo hướng công nghệ cao; trong đó, tập trung giải quyết về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng (điện, công trình giao thông, thủy lợi…), liên kết các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi…, nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, phát triển bền vững nghề nuôi tôm thâm canh tại Bến Tre./.
Nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre đã chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn.
Trước những rủi ro trong chăn nuôi, hiệu quả mang lại không cao, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre đã chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Với cách nuôi này, người nuôi tôm thu lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi theo cách truyền thống.
Sau khi thành công từ hai vụ nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao hai giai đoạn, anh Phan Văn Quẹo, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại tiếp tục thả nuôi vụ thứ 3 chuẩn bị sang ao khi tôm được 40 ngày. Anh Quẹo cho biết, trước đây gia đình anh Quẹo nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống (nuôi trên ao đất), 5 ha đất nuôi tôm được 7 ao nuôi, nhưng hiệu quả nuôi tôm mang lại không nhiều.
Anh Quẹo lý giải, nuôi tôm ao đất diện tích mặt nước nuôi lớn, tuy nhiên rủi ro trong chăn nuôi rất cao, tôm thường xuyên bị dịch bệnh, 7 ao nuôi nhiều khi hiệu quả chỉ đạt khoảng 3 ao. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu dịch bệnh còn tích tụ trong ao, không kiểm soát được dễ lây lan sang vụ tiếp theo. Bên cạnh đó, nuôi theo cách truyền thống cỡ tôm không đạt cỡ lớn, trong khi đó tôm cỡ lớn có giá cao.
Anh Phan Văn Quẹo cho hay, nhận thấy nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn mang lại hiệu quả, anh mạnh dạn chuyển đổi gần 3 ha để xây dựng ao tròn để nuôi tôm. Ngoài ra, anh Quẹo liên kết với công ty hỗ trợ kỹ thuật nuôi và cung cấp con giống. Theo anh Quẹo, sau năm đầu tiên chuyển đổi với hai vụ nuôi, năng suất tôm đạt gấp từ 4-5 lần trên cùng diện tích mặt nước, lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi tôm theo cách truyền thống.
Hiện tại, anh Quẹo tiếp tục đầu tư chuyển đổi các diện tích còn lại để nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Anh Quẹo chia sẻ, nếu như nuôi tôm theo kiểu truyền thống trong 10 ao thì đạt từ 4-5 ao, nhưng nuôi tôm theo hướng công nghệ cao 10 ao nuôi đạt cả 10 ao, rủi ro (tôm chết, dịch bệnh) trên ao nuôi rất thấp. Từ đó, lợi nhuận sẽ đạt cao hơn so với nuôi truyền thống, nghề nuôi tôm sẽ bền vững hơn.
Theo ông Phạm Thanh Nhã, xã Bảo Thạnh huyện Ba Tri, do kinh phí đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghệ cao rất lớn khoảng 1 tỷ đồng/ha diện tích. Đối với nuôi tôm công nghệ cao thời gian sử dụng vật tư trong nuôi tôm sẽ kéo dài từ 5-7 năm, trong khi đó chi phí đầu tư cho nuôi truyền thống sẽ thấp hơn, nhưng sau mỗi vụ nuôi người dân phải đầu tư lại, do vậy chi phí sẽ rất tốn kém.
Mặt khác, kích cỡ tôm thu được từ nuôi công nghệ cao sẽ tăng lên, trung bình từ 20-25 con/kg, nuôi truyền thống từ 45-50 con/kg, khi đó giá thành của tôm có kích cỡ lớn sẽ cao hơn tôm nhỏ từ 60.000-80.000 đồng/kg. Do vậy, nuôi theo hướng công nghệ cao không chỉ mang lại hiệu quả về sản lượng, mà còn hiệu quả về giá bán.
Ông Nhã chia sẻ, tuy nuôi tôm theo hướng công nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, nhưng do chi phí đầu tư ban đầu lớn nên mọi người còn e ngại chưa chuyển đổi. Ông Nhã mong muốn có chính sách hỗ trợ vay vốn để người dân chuyển đổi sang hình thức nuôi tôm mới. Từ đó, mang lại hiệu quả cao hơn, nghề nuôi tôm thâm canh của người dân sẽ bền vững hơn.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre, sau 3 năm chuyển đổi từ ao nuôi thủy sản theo cách truyền thống sang nuôi theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn, đến nay toàn tỉnh Bến Tre có hơn 1.700 ha nuôi theo hướng công nghệ cao, tập trung ở các huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri.
Ông Quách Văn Chịa, Phó phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy Sản tỉnh Bến Tre cho biết, tỷ lệ thành công nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn đạt trên 85%, trong khi đó nuôi tôm theo cách truyền thống tỷ lệ thành công đạt từ 50-60%.
Hiện tỉnh Bến Tre đang khuyến khích người dân chuyển đổi nuôi tôm thâm canh theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Đồng thời, ngành chức năng tỉnh đang có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi khi chuyển đổi sang nuôi theo hướng công nghệ cao; trong đó, tập trung giải quyết về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng (điện, công trình giao thông, thủy lợi…), liên kết các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi…, nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, phát triển bền vững nghề nuôi tôm thâm canh tại Bến Tre./.