Diệt Côn Trùng An Toàn - Green Methr

Diệt Côn Trùng An Toàn - Green Methr Sản phẩm chứa đầy đủ các axitamin thiết yếu giúp vật nuôi siêu tăng trưởng

Kỹ thuật nuôi thỏ thịt tại nhàCách làm chuồng nuôi thỏChuồng thỏ được làm từ những vật liệu dễ kiếm như tre, nứa, bương,...
21/12/2021

Kỹ thuật nuôi thỏ thịt tại nhà
Cách làm chuồng nuôi thỏ
Chuồng thỏ được làm từ những vật liệu dễ kiếm như tre, nứa, bương, gỗ nhưng cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như phải để thỏ hoạt động dễ dàng thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chuồng chắc chắn, bền vững, dễ dàng vệ sinh chuồng trại, ít tốn công khi cho ăn, chăm sóc, bắt thỏ không chui lẫn đàn ra ngoài.
Dụng cụ nuôi thỏ
Những dụng cụ nuôi thỏ là máng thức ăn thô, máng ăn tinh, chậu nước uống phải được thiết kế đúng kỹ thuật. Làm sao để thỏ dễ ăn uống, không thải phân và nước tiểu hoặc nằm được vào máng ăn, không cào bới được thức ăn ra đáy. Máng ăn, máng uống nên làm bằng nguyên liệu sẵn có và được thiết kế chắc chắn, thỏ không làm đổ được.
Chọn giống thỏ
Để kỹ thuật nuôi thỏ thịt thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình thì bước đầu tiên phải lựa chọn giống thật tốt. Có được những con thỏ giống như ý muốn phải tìm địa chỉ quen biết, tin tưởng họ là những người nuôi thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận.
Thỏ chọn làm giống phải khoẻ mạnh, lưng phẳng, cơ thăn, bắp đùi, mông phải đầy đặn và chắc chắn. Chỉ chọn mua những con thỏ có thể lực tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô, tai và chân sạch sẽ không có vẩy, lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường.
Với đa số các giống thỏ, con cái có thể bắt đầu phối giống được lúc 5 tháng tuổi trở lên, con đực thì muộn hơn khoảng một tháng, vào lúc 6 tháng tuổi trở lên. Chọn giống thỏ đực thì tìm con đầu to, chân tay to, mập mạp, ngực nở, đặc biệt có dương vật thẳng và hai quả cà (tinh hoàn) đều nhau, nở nang (không bị lép).
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ
Kỹ thuật nuôi thỏ thịt trải qua 3 giai đoạn: Ở giai đoạn khi thỏ còn nhỏ tính từ lúc cai sữa từ 30 - 70 ngày tuổi) có đến 70 - 80% thỏ đực thừa được đưa vào nuôi thịt. Ở giai đoạn này vẫn nuôi chung đúc, cái và con để làm giống.
Giai đoạn tiếp theo gọi là thỏ nhỡ (từ 70 đến 90 ngày tuổi nuôi dưỡng để thỏ sinh trưởng và phát triển đầy đủ tất cả và hoàn chỉnh.
Cả hai giai đoạn này, chưa cho thỏ ăn nhiều loại thức ăn dễ tích lũy mỡ (như ngô, cám, gạo, cơm...) cần cung cấp thức ăn giàu protein, vitamin, đủ chất xơ...
Cuối cùng là giai đoạn nuôi vỗ béo từ 90 - 120 ngày tuổi. Có khi chỉ vỗ béo 20 ngày là giết thịt. Giai đoạn này nuôi dưỡng để thỏ béo nhanh, giá thành 1kg hơi thấp nhất. Ở giai đoạn này cho ăn các loại thức ăn giàu tinh bột với tỷ lệ thích hợp như cám ngô, cám gạo, khoai sắn khô (60 - 100 g/con/này), các loại thức ăn thô xanh có thể giảm bớt (bình quân giai đoạn này chỉ cần 400 g/con/ngày).
Thức ăn cho thỏ
Thức ăn chính của thỏ là lá ngô, su hào, bắp cải...đó là những thức ăn thô cho thỏ, lá cây đậu, lạc, xoan, sung, mít, lá đu đủ, lá chuối, đậu lạc, cỏ ghi-nê, chè đại, cỏ voi... nên cho thỏ ăn thức ăn đa dạng.
Thức ăn xanh cho thỏ cần thu hái từ nguồn sạch sẽ. Không được cắt thức ăn ở những nơi chăn thả gia súc, gia cầm hoặc đọng nước để tránh các bệnh giun sán. Cũng không được cho thỏ ăn thức ăn đã bị mốc, chua, nẫu, lên men để tránh các bệnh tiêu chảy, trướng bụng đầy hơi. Không nên chất thức ăn thô xanh (cỏ, lá) thành đống sau khi cắt về, mà nên rải ra hoặc làm giàn phơi ráo nước mới cho ăn.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG CHĂN NUÔI GÀI. NƯỚC:- Nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở gia cầm, vi...
10/12/2021

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ
I. NƯỚC:
- Nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở gia cầm, việc thiếu nước uống trong chăn nuôi gà công nghiệp thường gây hậu quả nghiêm trọng cho đàn gà, gà có thể chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí thiếu 10% nước uống gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ trứng giảm mạnh hoặc ngưng đẻ.
II. PROTEIN:
- Protein hay còn gọi là chất đạm là chất cần thiết nhất trong mọi sinh vật và thực vật với vai trò tham gia vào thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào sống. Ngoài cấu trúc cơ thể, protein còn tham gia vào các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao như enzym, hoocmon để điều khiển quá trình trao đổi chất và quá trình sống, đồng thời tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể như tế bào bạch huyết, kháng thể… Protein còn đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, tạo tinh trùng và trứng.III. NĂNG LƯỢNG:
- Trong dinh dưỡng gia cầm năng lượng thường được xem là nguồn dinh dưỡng giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Nhu cầu năng lượng của gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết cho sinh trưởng hoặc cho sản xuất trứng và cho duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Thiếu năng lượng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất và các hoạt động chức năng cơ thể gây nên tình trạng còi cọc, chậm lớn, năng suất giảm ở gia cầm sinh sản.

Những gián đoạn trong chuỗi cung ứng đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thịt của Mỹ và khiến họ gặp khó khăn khi tìm cá...
09/12/2021

Những gián đoạn trong chuỗi cung ứng đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thịt của Mỹ và khiến họ gặp khó khăn khi tìm cách chăm sóc gia súc và cắt giảm chi phí.
Một người chăn nuôi bò sữa ở Michigan cho biết đã không thể mua những chai penicillin thú y cho đàn bò của mình trong hơn một tháng.

Kỹ thuật chăn nuôi dêKỹ thuật chăn nuôi dê không khó, chỉ cần bỏ tâm huyết quan tâm, chăm sóc đàn dê thì bà con sẽ được ...
07/12/2021

Kỹ thuật chăn nuôi dê
Kỹ thuật chăn nuôi dê không khó, chỉ cần bỏ tâm huyết quan tâm, chăm sóc đàn dê thì bà con sẽ được trả công xứng đáng.
1. Làm chuồng dê
Hướng chuồng: Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng, mát mẻ. Với phương pháp pháp chăn thả tự nhiên thì không bắt buộc.
Vị trí chuồng: Chuồng dê phải có áo, không bị ẩm ướt, trũng nước. Lựa chọn vị trí làm chuồng sạch sẽ, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, nguồn nước nhưng phải đảm bảo dễ dàng quản lý, chăm sóc và vệ sinh.
Diện tích chuồng nuôi: Phụ thuộc vào số lượng đàn vật nuôi. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng mật độ trung bình từ 1 – 1.5 con/m2.
chuồng nuôi dê
Độ cao của chuông: Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 – 80cm.
Độ nghiêng của chuồng: Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 – 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước.
Thành chuồng: thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 – 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc tre.
Bà con phải làm cửa chuồng dê để quản lý, bảo vệ và thuận tiện trong việc xuất bán đàn dê. Cửa chuồng yêu cầu rộng từ 60 – 80cm. Đối với mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, trong chuồng nuôi bà con phải treo máng thức ăn tinh, máng thức ăn thô xanh, máng uống.
2. Thức ăn cho dê
Dê tiêu thụ nhiều loại thức ăn và và nhiều loại cây cỏ khác nhau. Đối với thức ăn công nghiệp dê thích ăn các loại thức ăn gia súc từ cây họ đậu.
Thức ăn thô xanh: Cùng cấp đến 70% năng lượng, gồm các loại cỏ mọc tự nhiên, cỏ trồng, thân cây ngô, lá mía, lá sắn, dây khoai lang, thân cây chuối, thân cây đậu, rơm rạ, các loại củ như khoai lang, củ cải, bí bầu.
Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc và bột nghiền của chúng
Thức ăn bổ sung: Các loại khô dầu, bột xương, bột cá, bột sò, chế phẩm sinh học, ure, mật rỉ đường.
Các loại thức ăn xanh nên được cắt nhỏ để dê ăn hết cả phần lá và phần cuống cứng, tránh lãng phí.
thức ăn chăn nuôi dê
3. Nước uống cho dê
Dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày. Dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ ngày.
4. Phòng bệnh khi nuôi dê
Dê dễ mắc các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng… đây đều là những bệnh có tỷ lệ chết cao. Nên dù là nuôi dê chăn thả hay nuôi dê nhốt chuồng thì bà con phải lưu ý các biện pháp phòng bệnh quan trọng sau:
Dê mới mua về cần được cách ly từ 30 – 40 ngày trước khi nhốt chuồng.
Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.
giữ chuồng nuôi thoáng mát
Định kỳ khử trùng cho chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu nước, phát bụi rậm xung quanh để hạn chế mầm bệnh
Dê nuôi nhốt chuồng cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện con dê ốm yếu, bệnh để cách ly.
Phải tuân thủ nghiêm ngặt kịch tiêm phòng vacxin cho đàn dê theo chỉ dẫn của các cơ quan thú ý. Mỗi năm phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
Dê cần được tẩy giun ít nhất 2 lần / năm để giữ sức khỏe tốt. Trước khi phối giống dê cần được tẩy giun.

Kỹ thuật chăn nuôi bê sau cai sữa và bò hậu bịGiai đoạn 7 - 12 tháng tuổi là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của bê vì ...
06/12/2021

Kỹ thuật chăn nuôi bê sau cai sữa và bò hậu bị
Giai đoạn 7 - 12 tháng tuổi là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của bê vì nguồn sữa mẹ bị cắt hoàn toàn, khả năng tận dụng thức ăn thô xanh của bê còn hạn chế do khu hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển chưa hoàn chỉnh.
1. Kỹ thuật chăn nuôi bê sau cai sữa đến 12 tháng tuổi
Giai đoạn 7 - 12 tháng tuổi là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của bê vì nguồn sữa mẹ bị cắt hoàn toàn, khả năng tận dụng thức ăn thô xanh của bê còn hạn chế do khu hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, trong giai đoạn này cần cung cấp cho bê thức ăn đủ về số lượng và chất lượng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của stress và tạo điều kiện cho bê phát triển tốt trong giai đoạn sau.
Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn
Trong thời kỳ này bê có thể sử dụng được thức ăn thô xanh, nên tốt nhất là chăn thả trên bãi chăn, đồng cỏ. Việc chăn thả như vậy giúp khai thác tối ưu đồng cỏ và giúp bê có điều kiện tốt để vận động và phát triển cơ thể. Khẩu phần cỏ xanh hàng ngày của bê cần đảm bảo đủ 15 kg/con/ngày (lúc đạt 7 tháng tuổi), 20 kg khi 12 tháng tuổi), lượng thức ăn tinh từ 1 - 2 kg/con/ngày.
Với điều kiện nuôi dưỡng như vậy nếu thấy bê không tăng trọng hoặc tăng trọng chậm, lông xù xì cần tiến hành kiểm tra phân để tìm trứng giun sán. Trường hợp có giun sán, tiến hành tẩy. Nếu không có giun sán thì tăng thêm 0,5 - 1 kg rỉ mật hoặc bột sắn. Trong điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt bê 15 - 20 tháng tuổi có thể đạt 65 - 70% khối lượng cơ thể gia súc trưởng thành.
Chăm sóc và quản lý
Phân đàn: dựa vào độ tuổi, thể trọng, tình hình sức khỏe và tính biệt (phải nuôi tách riêng bê đực và bê cái).
Vận động: Nếu bê nuôi nhốt thì hàng ngày phải cho vận động trong thời gian 4 - 6 giờ. Trong thời gian này kết hợp cho bê ăn cỏ khô và các thức ăn khô khác ngay trên bãi vận động.
Huấn luyện: bê đực làm giống tập cho nhảy giá và phối giống.
2. Kỹ thuật chăn nuôi bò hậu bị từ 13 - 24 tháng tuổi
Sau khi cai sữa, chọn những con đực, con cái tốt nhất để làm giống gọi là giai đoạn nuôi hậu bị. Giai đoạn này kéo dài từ lúc đạt 13 tháng tuổi cho đến phối giống có chửa đối với bê cái hoặc bắt đầu đưa vào sử dụng đối với bê đực (lúc đạt 18 - 24 tháng tuổi).
Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn
Trong giai đoạn nuôi hậu bị nên chăn thả và cho chúng ăn tự do thức ăn thô xanh chất lượng tốt, có bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin... Mặt khác, cũng cần lựa chọn các loại thức ăn có giá trị năng lượng cao đưa vào khẩu phần (ngô, cám 1…), giảm thiểu các loại thức ăn thô xanh kém chất lượng để giữ dạng hình bụng đực giống thon gọn.
Khẩu phần thức ăn hàng ngày của bò trong giai đoạn nuôi hậu bị:
Tháng tuổi Đvt Cỏ tươi Thức ăn tinh hỗn hợp Ghi chú
13 - 18 Kg/con/ngày 20 - 25 1,5 Lượng thức ăn tinh cho ăn 2 lần/ngày
19 - 24 Kg/con/ngày 30 - 35 2,0Chăm sóc và quản lý
Giai đoạn này cần nuôi tách riêng bò đực và bò cái.
Cần chú ý đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn để chúng không bị còi cọc, bệnh tật, ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục và khả năng sinh sản của chúng sau này…
Các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh: thức ăn, nước uống luôn sạch sẽ; định kỳ tiêm phòng vắc-xin và tẩy uế chuồng trại.
Trường hợp nuôi nhốt tại chuồng, bắt buộc phải cho chúng vận động ngoài trời, mỗi ngày ít nhất hai lần, mỗi lần 2 - 3 giờ, đặc biệt là đối với đực giống hậu bị.

chúc bà con sớm xuất chuồng
05/12/2021

chúc bà con sớm xuất chuồng

Kỹ thuậtTrong quá trình kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ chúng ta cần chuẩn bị như sau:Điều kiện ao nuôi-Diện tích ao nuôi từ 40...
04/12/2021

Kỹ thuật
Trong quá trình kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ chúng ta cần chuẩn bị như sau:
Điều kiện ao nuôi
-Diện tích ao nuôi từ 400 – 1000 m2 là thích hợp nhất.
Ao nuôi phải quang đãng, không bị cớm dợp, bờ ao chắc chắn không rò rỉ, đáy ao bằng phẳng có lớp bùn dày khoảng 15 – 20cm.
Mức nước trong ao giao động từ 1 – 1,2m, nước quá nông hoặc quá sâu đều ảnh hưởng tới sự phát triển của cáChăm sóc và quản lý ao nuôi
Thức ăn
xem thêm: giống cỏ nuôi cá trắm cỏ
Thức ăn xanh gồm các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn. Nên cho cá ăn đủ hàng ngày để đảm bảo cá phát triển tốt.
Ở giai đoạn đầu các loại thức ăn như lá cỏ, sắn, thân cây chuối, lá ngô, lá chuối cần được băm nhỏ để vừa cửa miệng của cá.
Khi cá đạt từ 0,8kg/con trở lên có thể cho cá ăn trực tiếp các loại cỏ, lá sắn, lá chuối còn thân cây chuối vẫn phải cắt nhỏ.
Sau mỗi lần cho ăn cần kiểm tra vất bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được để tránh làm ô nhiễm nguồn nước trong ao.
Lượng cho ăn cỏ, lá sắn, lá ngô tươi cho ăn từ 30 – 40% trọng lượng cá thả trên ao/ngày. Với rong, bèo, cây chuối cho ăn 60% trọng lượng cá thả trong ao/ngày.
Thức ăn tinh, thức ăn tự chế biến, cám gạo, cám ngô cho cá ăn với khẩu phần từ 1,5 – 2% trọng lượng cá có trong ao.
Thức ăn công nghiệp hiện nay có các loại như con cò mã số từ 8001 – 8008, con cá vàng mã số từ 632 – 636 tùy theo kích cỡ cá. Cách sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo giống thuần chủng (Gà bố mẹ)ga d**g tao giongHiện nay do nhu cầu tại các nhà hàng đang tăng ca...
03/12/2021

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo giống thuần chủng (Gà bố mẹ)
ga d**g tao giongHiện nay do nhu cầu tại các nhà hàng đang tăng cao cộng với một lượng lớn cần giống nuôi làm cảnh nên gà đông tảo đang là loại gia cầm vô cùng đắt đỏ. Những con gà đông tảo giống đẹp, chân khủng đang được dân chơi gà săn lùng với mức giá khủng (Có thể đến 50 triệu / con).
Gà đông tảo bố mẹ có trọng lượng khá nặng và khỏe mạnh nên việc chăm sóc cũng không có gì là phức tạp. Thức ăn cho chúng chủ yếu là : lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn của gà trộn rau muống, rau lang xắt nhỏ, có thể kèm thêm bắp xay,...(Thức ăn của chúng tương đối giống với gà thả vườn).
Gà mái bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp thì trong 10 tháng sẽ đẻ được 70 quả. Còn nếu gà đẻ rồi lấy trứng ra ấp, thì gà đẻ khoảng 100 quả/ năm. Số lượng gà ấp không nhiều như các giống gà khác do còn tuỳ thuộc vào gà mái đẻ. Nên chăm sóc gà mái đẻ tốt, tránh tình trạng gà béo quá. Vì đây là giống gà chân to, nên nếu thân hình gà quá mập thì sẽ khó di chuyển, và khó đẻ cũng như ấp trứng hơn. Một điều rất quan trọng nếu để gà mái bị béo lên cũng làm tăng thời gian đẻ được trứng.
Khối lượng trứng: 48-55 gam/quả, to hơn với các loại trứng thông thường, có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngỗngChọn con giốngCó thể liệt kê một vài giống ngỗng cao sản như: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, l...
01/12/2021

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngỗng
Chọn con giống
Có thể liệt kê một vài giống ngỗng cao sản như: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng hộ chăn nuôi để lựa chọn loại giống phù hợp. Nếu muốn nuôi ngỗng đàn, bà con nên chọn những con ngỗng xám hoặc vằn, chân to vì chúng đi khỏe và chịu khó kiếm ăn. Ngỗng giống tốt là những con ngỗng nở đúng ngày, đạt khối lượng cơ thể từ 85 – 100g/con.Giai đoạn nuôi (gột) ngỗng con
Chuồng trại
Giai đoạn này do khả năng điều tiết thân nhiệt kém nên ngỗng không chịu được rét, cần được sưởi ấm thường xuyên. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp ngỗng con có sức đề kháng tốt. Bà con nên nhốt ngỗng mới nở trong quây kín bằng cót cao từ 0.8 – 1m, che chắn cẩn thận, sử dụng lò sưởi hoặc bóng điện vừa để thắp sáng vừa để sưởi ấm. Tuần đầu, nhiệt độ chuồng quây nên giữ ở mức 32 – 350C, các tuần sau có thể giảm dần nhiệt độ: tuần thứ hai 27 – 290C, tuần thứ ba 25 – 270C, tuần thứ tư 23 – 250C.
Bà con lưu ý, nếu muốn sử dung than hoặc trấu để sưởi cho ngỗng thì phải thiết kế lối thoát cho khói, tranh ngỗng con bị ngạt bởi thiếu ôxi và ngộ độc khí than. Có một cách nhận biết ngỗng có đủ ấm hay không rất đơn giản: nếu ngỗng thiếu nhiệt bị lạnh sẽ nằm đè lên nhau thành từng đống, nếu ngỗng quá nóng sẽ tránh xa nguồn nhiệt, nếu nhiệt độ vừa đủ thì ngỗng đi lại ăn uống bình thường. Ngoài cần được sửa ấm, ngỗng cũng là loài thích hoạt động dưới ánh sáng, bà con nên bật bóng đèn chiếu sáng cho ngỗng 24/24h với những ngày đầu, và 18 – 20h ở các tuần tiếp theo.
Mật độ đàn nuôi
Chuồng gột ngỗng con cần đảm bảo mật độ nhiều nhất 10–15 con/m2 với ngỗng dưới 7 ngày tuổi, 6–8 con/m2 với ngỗng trên 7 ngày và dưới 1 tháng tuổi.Chăm sóc và thức ăn
Trong những tuần đầu tiên, ngỗng chỉ nên nuôi trong chuồng quây, không nên cho ra ngoài. Thức ăn chủ yếu của ngỗng là rau tươi thái nhỏ như lá xu hào, lá cải bắp, bèo tấm… trộn lẫn với cám ngô hoặc gạo. Nếu đầu tư hơn cho ngỗng mau lớn, bà con có thể mua thức ăn chế biến sẵn trộn với cám theo tỷ lệ 35 – 40%. Bà con cho ngỗng ăn 4 – 5 bữa/ngày. Vì ngỗng lớn rất nhanh, máng ăn nên làm bằng tôn kích thước 45*60*2cm dùng cho 25 – 30 ngỗng con. Máng uống cũng phải to để đủ lượng nước cho chúng uống hàng ngày.

1. Chuồng trạiChuồng trại phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vịt.Nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát về mùa hè,...
29/11/2021

1. Chuồng trại
Chuồng trại phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vịt.
Nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông và tránh gió lùa để dựng chuồng. Chuồng nuôi vịt cần có hệ thống thoát nước tốt. Bề mặt tường, trần và nền bằng gạch, bê tông, có láng xi măng bằng phẳng. Nền chuồng có độ dốc từ 7 - 100 để thuận tiện cho khâu dọn vệ sinh, tẩy uế. Mỗi chuồng cần có hiên rộng từ 1-1,5m để tránh mưa, nắng, gió. Mái được lợp bằng tôn, ngói hoặc các vật liệu địa phương, cần có độ dốc khoảng 300 trở lên để nước mưa có thể thoát tốt, tránh dột.
Xây dựng chuồng phải có đầy đủ trang thiết bị chiếu sáng, thông gió và điều kiện phục vụ cho công tác vệ sinh phòng dịch, an toàn sinh học.
Tùy thuộc vào quy mô và nguồn tài chính mà người chăn nuôi có thể lựa chọn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố hay đơn giản sao cho phù hợp với nuôi vịt chuyên thịt ở các giai đoạn tuổi khác nhau.
Kiểu chuồng nuôi vịt phổ biến và phù hợp là hệ thồng chuồng mở (đây là kiểu chuồng không xây bịt kín xung quanh chuồng). Chuồng nuôi vịt có khung chuồng, tường xây bằng gạch hoặc có thể sử dụng các vật liệu như tre, gỗ, mái tôn hoặc ngói, lá để làm chuồng.
Cần có diện tích sân chơi bằng 1,5-2 lần diện tích nền chuồng, có thể đổ cát hoặc lát gạch, có độ dốc để không đọng nước. Có thể có mương nước, ao hồ sạch, xây bể hoặc máng nước nhân tạo có độ sâu 20-25cm với kích thước tuỳ thuộc số lượng vịt, hàng ngày thay nước để nước luôn sạch cho vịt tắm.
a) Chuồng nuôi vịt con
Phải đảm bảo không có gió lùa trực tiếp vào vịt con, nhất là trong tuần tuổi đầu tiên.
Có thể sử dụng chuồng sàn cao 1,0-1,2 m.
Kích thước chuồng nuôi tùy vào số lượng vịt, thường có chiều rộng 6m, chiều dài 20m, có thể úm cho 1.500 - 2.000 vịt trong 2 tuần đầu.
Tường xây cao 1m bằng gạch, bên trên sử dụng khung lưới B40 để tạo độ thông thoáng. Phần khung có thể sử dụng bạt để che chắn vào ban đêm, ban ngày mở để tạo thông thoáng giúp nền chuồng khô ráo. Chuồng đầu tư đơn giản có thể sử dụng cót ép, phên tre để che chắn thay cho tường gạch.
Sân chơi có kính thước tối thiểu bằng kích thước chuồng nuôi.
b) Chuồng nuôi vịt dò
Kích thước chuồng thường có chiều rộng 9-12m, chiều dài tùy vào số lượng vịt, nhưng phải đảm bảo mật độ tối đa 4-5 con/m2 nền chuồng.
Tường xây 3 mặt cao 0,5m bằng gạch, bên trên sử dụng khung lưới B40 để tạo độ thông thoáng. Phần mặt phía trước ngoài sân không xây để vịt đi lại tự do. Chuồng đầu tư đơn giản có thể sử dụng cót ép, phên tre để che chắn thay cho tường gạch.
Nền chuồng tốt nhất là bê tông hay lát gạch có độ dốc từ 7 - 100 để thuận tiện cho khâu dọn vệ sinh, tẩy uế…, hoặc sử dụng cát với độ dày 15 cm trở lên vì nền cát có ưu điểm hút nước tốt làm nền khô.
Sân chơi có diện tích tối thiểu bằng 1,5-2 lần diện tích chuồng nuôi. Nếu sân chơi nền đất dạng sân vườn có cây xanh thì diện tích sân cần rộng hơn.
2. Dụng cụ chăn nuôi vịt
a) Rèm che
Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi để giữ nhiệt, tránh gió lùa và mưa bão (nhất là giai đoạn vịt con).
b) Máng ăn
Dùng máng ăn bằng tôn có kích thước 70 x 50 x 2,5 cm, sử dụng cho 70-100 con/máng. Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi cho vịt ăn bằng máng tôn có kích thước 70 x 50 x 5cm hoặc máng nhựa hình chữ nhật.
c) Máng uống
Giai đoạn 1- 2 tuần tuổi: sử dụng máng uống tròn loại 2 lít.
Giai đoạn 3-8 tuần tuổi: sử dụng máng uống tròn loại 5 lít, dùng cho 30- 40 con/máng.
Có thể sử dụng máng nhựa hình chữ nhật, máng tôn, chậu sành, chậu nhựa có kích cỡ phù hợp với độ tuổi của vịt.
d) Chụp sưởi
Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp đủ nhiệt cho vịt con. Dùng bóng điện 75W/1 quây (60- 70 vịt). Mùa đông 2 bóng/1 quây.
e) Quây vịt
Dùng cót ép quây, chiều cao 0,4- 0,5m, dài 4- 4,5m; sử dụng cho 60-70 con/quây, từ ngày thứ 7 nới dần diện tích quây. Từ cuối tuần thứ 2, bỏ quây để cho vịt vận động, ăn uống được thoải mái.
III. Mật độ
Tùy điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu cụ thể có thể quyết định diện tích chuồng nuôi, mật độ nuôi thích hợp để vịt sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế lây nhiễm bệnh tật.
Vịt 0-2 tuần tuổi: 22 con/m2 nền chuồng
Vịt 2- 3 tuần tuổi: 12 con/m2 nền chuồng
Vịt 4- 6 tuần tuổi: 6- 8 con/m2 nền chuồng
Vịt 7- 8 tuần tuổi: 4-5 con/m2 nền chuồng
IV. Nhiệt độ, độ ẩm và chế chiếu sáng
1. Nhiệt độ, độ ẩm
Đối với gia cầm non, đặc biệt đối với vịt con nhiệt độ có vai trò quyết định cho sự sinh trưởng, phát triển giai đoạn đầu. Nếu nhiệt độ thiếu, vịt sẽ còi cọc, rất dễ mắc bệnh và chết với tỷ lệ cao. Khả năng điều tiết thân nhiệt của vịt con giai đoạn đầu chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh và chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện môi trường. Do vậy nhiệt độ phải đảm bảo cho vịt con đủ ấm. Người chăn nuôi có thể căn cứ vào trạng thái biểu hiện của đàn vịt mà điều chỉnh lại chụp sưởi cho vịt. Khi thiếu nhiệt, vịt tập trung gần nguồn nhiệt dồn chồng lên nhau. Nếu thừa nhiệt, vịt tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác khát nước. Khi vịt dồn về một bên là do gió lùa. Trong trường hợp thừa, thiếu nhiệt và gió lùa, vịt kêu rất nhiều, cần quan sát tình trạng ăn uống, đi đứng của vịt con, nếu thấy con nào ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.

KINGH NGHIỆM CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ HẬU BỊ HIỆU QUẢ------------------Gà đẻ hậu bị thường không phải chủ đề trọng tâm trong các ...
28/11/2021

KINGH NGHIỆM CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ HẬU BỊ HIỆU QUẢ
------------------
Gà đẻ hậu bị thường không phải chủ đề trọng tâm trong các cuộc thảo luận của các chuyên gia dinh dưỡng, tuy nhiên một kế hoạch chăn nuôi thành công là chìa khóa cho hiệu quả lâu dài tốt hơn. Một con gà đẻ hậu bị trưởng thành sớm có thể bắt đầu đẻ trứng sớm hơn, nhưng nó sẽ tiếp tục đẻ trứng nhỏ và số lượng ít hơn trong suốt chu kỳ đẻ, gà mái trưởng thành đúng thời điểm là chìa khóa trong bất kỳ kế hoạch chăn nuôi thành công nào. Dưới đây là sáu hướng dẫn đơn giản nhằm mục đích tạo ra đàn gà đẻ hậu bị tốt hơn, khi chuyển qua giai đoạn gà đẻ.
1. Thể trọng khi thành thục chính là chìa khóa
Kích thước cơ thể, chiều dài thân và thậm chí thành phần cơ thể không còn được coi là quan trọng như thể trọng theo độ tuổi khi nói đến việc đánh giá tình trạng của gà đẻ hậu bị hiện đại. Những con gà mái đẻ trứng trắng cần đạt thể trọng trung bình 1.250 gram lúc 18 tuần tuổi. Những con gà mái đẻ trứng nâu thì nặng hơn, cần đạt khoảng 1.500 gram ở độ tuổi tương tự. Những giống gà nặng cân không chỉ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hậu bị mà chúng còn tiếp tục ăn nhiều hơn do nhu cầu duy trì thể trọng cao hơn trong suốt cuộc đời. Ngược lại, những con gà mái nhẹ cân sẽ giúp tiết kiệm hơn khi nuôi, nhưng bất kỳ khoản tiết kiệm ban đầu nào cũng gây mất mát nhiều hơn sau này vì những con gà mái này không đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất trong thời gian dài.
2. Cho ăn theo thể trọng thực tế
Tất cả các công ty cung cấp giống đều có hướng dẫn kèm theo làm thế nào để đạt thể trọng tối ưu tùy theo giống của chúng. Các bảng và biểu đồ này thường đi theo các mốc thời gian và các hướng dẫn cho ăn một lượng thức ăn nhất định theo sự phát triển của gà mái mỗi tuần. Các thông tin đó nên được sử dụng làm cơ sở để hình thành bất kỳ hoặc tất cả các kế hoạch dinh dưỡng cụ thể trong trại. Tất cả những con số thực tế này phải phản ánh điều kiện thực tại trang trại. Vì vậy, điều quan trọng là gà mái phải tăng trọng thường xuyên để khẩu phần của chúng có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với thể trọng thực và điều kiện của chúng. Để đạt được mục đích này, điều quan trọng là phải cân đủ số lượng cá thể gà mái có thể làm mẫu đại diện (representative samples) cho toàn bộ đàn.
3. Gà mái nặng cân hơn sẽ duy trì sản lượng trứng cao trong thời gian dài hơn
Mặc dù đã có các hướng dẫn chính thức nhưng theo kinh nghiệm ở mức độ thương mại thường chỉ ra rằng những con gà mái hơi nặng hơn sẽ giữ sản lượng cao trong thời gian dài hơn. Trọng lượng tăng thêm này có thể khoảng 5% so với thể trọng khuyến nghị. Mục đích của việc làm này là để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra trong thời gian đẻ trứng cao điểm, nếu cho đàn gà ăn ở mức “trung bình”, chúng ta không thể tránh khỏi việc những con gà cao sản không được ăn đầy đủ và không lãng phí chất dinh dưỡng cho những con gà đẻ ít. Vì vậy, một vài gram thể trọng thường là có lợi, đặc biệt là đối với những con gà đẻ trứng thương phẩm. Chi thức ăn cần thiết để gà tăng vài gram thể trọng không đáng kể so với lợi nhuận mang lại khi gà đẻ thêm trứng.
4. Cho đàn gà thiếu cân ăn khẩu phần chất hơn trong thời gian dài hơn

Kỹ thuật chăn nuôi lợn rừngLợn rừng là một loài lợn hoang dã đã đang được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam. Sự phát triển ...
27/11/2021

Kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng
Lợn rừng là một loài lợn hoang dã đã đang được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam. Sự phát triển đó xuất phát từ một thực tế là thịt lợn rừng ngon, với lượng mỡ thấp không ngấy và đặc biệt là có hương vị “núi rừng”.
Với kinh nghiệm có được sau khoảng 8 năm triển khai thành công mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng, gà rừng, giống rau rừng kết hợp với các kinh nghiệm đúc rút, chúng tôi tạm thời biên soạn “Quy trình Kỹ thuật Chăn nuôi Lợn rừng” để cung cấp cho các trang trại, các hộ nông dân chăn nuôi lợn rừng.

Hậu Giang: Tăng cường phòng bệnh trên gia súc, gia cầm22/11/2021 | 16:30Các xã, thị trấn đang bước vào cao điểm triển kh...
25/11/2021

Hậu Giang: Tăng cường phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
22/11/2021 | 16:30
Các xã, thị trấn đang bước vào cao điểm triển khai Tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Qua đây, góp phần giảm thiểu rủi ro dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên gia súc, gia cầm ở thời điểm cuối năm.
Chủ động bảo vệ đàn vật nuôi
Tại Hậu Giang, phổ biến nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm nông hộ, truyền thống. Hình thức chăn nuôi này không chỉ góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm mà còn ổn định sinh kế cho nhiều gia đình ở khu vực nông thôn. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, những năm gần đây, đa phần hộ chăn nuôi đã quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Khâu phòng bệnh được áp dụng một cách bài bản, khoa học nhằm tăng hiệu quả bảo vệ đàn; thực hiện tốt yếu tố “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Ngoài công việc đồng áng, chăn nuôi heo giúp gia đình bà Ngô Thị Bảy, ở ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, có thêm nguồn thu nhập khá mỗi năm. Tận dụng khu đất nhỏ phía sau nhà, bà Bảy bơm đất lên rồi xây khu chuồng cao ráo. Chuồng trại nằm tách biệt và thiết kế sẵn chỗ để thức ăn, thuốc men cho heo. Hạn chế tối đa người lạ đến gần chuồng.
nuôi gà hậu giang
Người dân tăng cường các biện phòng bệnh trên gia súc, gia cầm lúc giao mùa. (Ảnh tư liệu).
Bà Bảy chia sẻ: “Ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, sản xuất khó khăn, đàn heo béo tốt gần 20 con là cả một khối tài sản đối với tôi. Từng nhiều lần đối mặt với dịch bệnh xuất hiện nên tôi tích lũy được kinh nghiệm chăn nuôi. Tôi quan tâm nhiều tới chuyện tiêm vắc-xin phòng đủ bệnh, chế độ dinh dưỡng cho heo phù hợp và giữ chuồng trại thông thoáng”.

Thuốc giúp chống nóng tốt cho gà đẻ18/11/2021 | 16:18(Người Chăn Nuôi) - Hỏi: Xin cho biết loại thuốc nào giúp chống nón...
22/11/2021

Thuốc giúp chống nóng tốt cho gà đẻ
18/11/2021 | 16:18

(Người Chăn Nuôi) - Hỏi: Xin cho biết loại thuốc nào giúp chống nóng tốt cho gà đẻ?
Trả lời:

Đối với nuôi gia cầm, nhất là gà đẻ, việc chống nóng là rất cần thiết và phải thực hiện nhiều biện pháp như: Chuồng trại đảm bảo thông thoáng, mát mẻ, mật độ nuôi vừa phải; Chế độ dinh dưỡng ăn uống khoa học, cân đối; Công tác phòng chống dịch bệnh; Vệ sinh sát trùng môi trường nuôi và dùng thuốc chống tác động stress cho gà. Trong những ngày nắng nóng, có thể cần sử dụng, bổ sung tăng cường một số loại thuốc sau cho gà như: Gluco-KC; Điện giải - Vitamin; Vitamin ADE, C, B - Complex; Thuốc giải độc gan thận để bổ sung vào nước uống cho gà với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Luôn đảm bảo nước uống đầy đủ trong máng cho gà.

Hoàn thành kế hoạch tiêm phòng đợt 2 cho đàn vật nuôi19/11/2021 | 10:40Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nô...
22/11/2021

Hoàn thành kế hoạch tiêm phòng đợt 2 cho đàn vật nuôi
19/11/2021 | 10:40

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, đến ngày 18-11 các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành 100% kế hoạch tiêm phòng đợt 2 cho đàn vật nuôi theo Kế hoạch số 269/KH-UBND, ngày 21-12-2020 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2021.
Theo đó, các huyện, thị xã, thành phố đã tiêm được 5,261 triệu liều vắc xin cúm gia cầm; 307.630 liều vắc xin dại cho chó, mèo; 200.005 liều vắc xin lở mồm long móng cho đàn gia súc; 191.250 liều vắc xin tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò; 287.504 liều vắc xin dịch tả lợn; 275.504 liều vắc xin tụ dấu lợn…

tiêm cho gà

Cán bộ thú y xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) tiêm vắc xin cúm gia cầm cho đàn gà.

Qua nhiều năm triển khai tiêm phòng đồng loạt cho đàn vật nuôi, ý thức của người dân đã được nâng lên rất nhiều nên số vật nuôi được tiêm phòng các loại vắc xin tăng cao hơn so với kế hoạch

Việc tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi được lực lương thú y phối hợp với các địa phương và người dân triển khai đồng loạt theo hình thức cuốn chiếu, tập trung, dứt điểm từng xã, phường, thị trấn nên đạt hiệu quả cao.

tiêm cho bò

Cán bộ thú y thực hiện tiêm phòng cho đàn bò

Cùng với việc tiêm phòng các loại vắc xin đợt 2 cho đàn vật nuôi, Chi cục chăn nuôi thú y cũng đã cấp 31.746 lít hóa chất phun tiêu độc khử trùng, 1.805 lít hóa chất diệt côn trùng và 20,3 tấn vôi bột cho các địa phương phun tiêu độc, khử trùng tại các điểm chăn nuôi tập trung; các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra dịch bệnh; các ổ dịch cũ...

Quảng Nam: Kỳ vọng giảm nghèo với mô hình nuôi dêĐịa hình thích hợp cùng nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, những đàn dê tạ...
20/11/2021

Quảng Nam: Kỳ vọng giảm nghèo với mô hình nuôi dê
Địa hình thích hợp cùng nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, những đàn dê tại các trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn xã Trà Nam (Nam Trà My, Quảng Nam) đang trở thành kỳ vọng thoát nghèo cho đồng bào Xê Đăng nơi đây.
Triển khai từ đầu năm 2020, đến nay mô hình “Chăn nuôi dê sinh sản có chuồng trại và khu chăn nuôi tập trung” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Nam Trà My đã mang lại kết quả đáng ghi nhận, tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ và khơi dậy động lực thoát nghèo cho hàng trăm hộ dân.

nuôi dê

Mô hình “Chăn nuôi dê sinh sản có chuồng trại và khu chăn nuôi tập trung” của Hội LHPN huyện Nam Trà My được kỳ vọng góp phần giảm nghèo hiệu quả. Ảnh: P.T

Bà Vũ Thị Như Thuyên - Chủ tịch Hội LHPN huyện Nam Trà My cho biết, trên cơ sở khảo sát các hộ nuôi dê tại thôn 3 và thôn 2 cho thấy, tại xã Trà Nam có nhiều hộ gia đình chăn nuôi dê sinh sản phát triển tốt, có hộ lên tới 20 con, thu nhập hàng năm gần 300 triệu đồng. Từ thực tế đó, Hội LHPN huyện đã quyết định xây dựng đề án và triển khai mô hình tại địa phương này.

“Để đảm bảo thực hiện đề án hiệu quả, hội phối hợp với xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo năm 2020 về việc nuôi dê cho người dân thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, đồng thời lấy ý kiến bà con về nội dung dự án, lựa chọn đối tượng tham gia phù hợp và chọn vị trí nuôi đê có hiệu quả nhất” - bà Thuyên thông tin.

Nhờ tuyên truyền sớm, xây dựng kế hoạch chi tiết, bài bản cùng chính sách hỗ trợ đảm bảo, mô hình của Hội LHPN huyện thu hút 22 hộ lao động nữ là chủ hộ nghèo hoặc là lao động thuộc hộ nghèo đăng ký thoát nghèo tham gia.

Theo bà Võ Thị Ngân - Chủ tịch Hội LHPN xã Trà Nam, mặc dù mới được triển khai, song đến nay 22 hộ phụ nữ thuộc diện nghèo đã có trong tay tổng đàn dê hơn 150 con. Từ ngày thực hiện mô hình, các hộ tham gia có thêm động lực để phấn đấu sản xuất làm ăn, gia tăng thu nhập.

“Với những hiệu quả tích cực ban đầu, Hội LHPN nữ xã tổ chức các buổi họp nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để cùng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, chăn nuôi” - bà Ngân cho hay.

Ông Nguyễn Thành Phương - Chủ tịch UBND xã Trà Nam nhìn nhận: “Mô hình chăn nuôi dê sinh sản giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập, từ đó tạo điều kiện cho hộ phụ nữ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tuy mới triển khai nhưng bước đầu các hộ nghèo tham gia mô hình đã tăng thu nhập mỗi tháng bình quân 8 - 10 triệu đồng. Chúng tôi kỳ vọng mô hình này khi được nhân rộng sẽ góp phần hiệu quả vào nhiệm vụ giảm nghèo của địa phương trong thời gian đến”.

Address

KCN-PHÚ MỸ-GIA LÂM-HÀ NỘI Trung Hà
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Diệt Côn Trùng An Toàn - Green Methr posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Diệt Côn Trùng An Toàn - Green Methr:

Videos

Share



You may also like