AQUA GOLD - Bí Kíp Chăn Nuôi Thủy Sản

AQUA GOLD - Bí Kíp Chăn Nuôi Thủy Sản Tăng cân nhanh, dầy mình, giảm mỡ
-Tăng sức đề kháng, giúp thuỷ hải sản chống chịu bệnh tật

01/08/2023

🦐Tôm CHẬM LỚN, PHÂN TRẮNG => Đã có AQUA GOLD
🐟Cá KÉM ĂN, NẤM MANG, GIÁ THẤP => Có AQUA GOLD
👉Tôm chỉ 3 tháng đạt 30 con/kg!
👉Cá chỉ 5 tháng đạt thể trọng hơn 4 kg/con
-----------------------------------------------------------------------------
Chế phẩm sinh học cho thủy sản số 1 Việt Nam.
Tiết Kiệm Chi Phí- An Toàn - Tối ưu Lợi Nhuận
☎️Để lại SĐT hoặc gọi 0845.644.840 ngay để nhận tư vấn
-----------------------------------------------------------------------------
⭐AQUA GOLD - Được Học Viện Nông Nghiệp khuyên dùng trong chăn nuôi.
Lợi ích VƯỢT BẬC mang lại:
- Tôm, cá dầy mình,chắc, sức đề kháng tốt
- Rút ngắn thời gian nuôi Thấy Rõ
- Tạo hương thơm giúp tôm, cua, cá đến bắt mồi, ăn cám nhiều hơn
- TỐI THIỂU lượng cám, tránh lãng phí
- Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
- TỐI ĐA HIỆU.QUẢ KINH TẾ
VỚI 1 TUẦN SỬ DỤNG LỚN TRÔNG THẤY
Để lại SĐT hoặc gọi 0845.644.840 để được Miễn Phí Vận chuyển toàn quốc, kiểm tra hàng trước khi thanh toán
Địa chỉ: Nhà máy 3, Lô 3, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội

01/08/2023

👉CHỈ với 5 NGHÌN ĐỒNG 1 NGÀY- Thủy sản lớn nhanh=>Tiết Kiệm Chi Phí - X3 Lợi Nhuận
👉TÔM CÁ DÀY MÌNH - CHẮC THỊT - TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG - TĂNG TRƯỞNG NHANH.
=> RÚT NGẮN 1/3 THỜI GIAN CHĂN NUÔI, TĂNG LỢI NHUẬN GẤP 3
AQUA GOLD - Tự Hào Thương Hiệu Tăng Trưởng Thuỷ Sản SỐ 1 Việt Nam
Tư vấn và báo giá trực tiếp : 0845.644.840
------------
Ngỡ ngàng với lợi ích không ngờ của AQUA GOLD :
- Thủy sản tăng trưởng nhanh, xuất bán sớm
- Tôm, cá dày mình chắc thịt.
- Kích thích tiêu hóa, kích thích vật nuôi bắt mồi.
- Tăng đề kháng, hạn chế bệnh vặt.
- Tạo môi trường sinh thái sạch sẽ giúp thủy sản luôn khỏe mạnh.
An toàn tuyệt đối với vật nuôi và người tiêu dùng
=> DÙNG CHO TẤT CẢ CÁC LOẠI THỦY THỦY SẢN
Sản phẩm được Viện Nông Nghiệp khuyên dùng.
------------
Nhắn tin ngay hoặc để lại SỐ ĐIỆN THOẠI để được hỗ trợ tư vấn
Báo Giá Ngay: 0845.644.840

01/08/2023

🦐Tôm CHẬM LỚN, PHÂN TRẮNG => Đã có AQUA GOLD
🐟Cá KÉM ĂN, NẤM MANG, GIÁ THẤP => Có AQUA GOLD
👉Tôm chỉ 3 tháng đạt 30 con/kg!
👉Cá chỉ 5 tháng đạt thể trọng hơn 4 kg/con
-----------------------------------------------------------------------------
Chế phẩm sinh học cho thủy sản số 1 Việt Nam.
Tiết Kiệm Chi Phí- An Toàn - Tối ưu Lợi Nhuận
☎️Để lại SĐT hoặc gọi 0845.644.840 ngay để nhận tư vấn
-----------------------------------------------------------------------------
⭐AQUA GOLD - Được Học Viện Nông Nghiệp khuyên dùng trong chăn nuôi.
Lợi ích VƯỢT BẬC mang lại:
- Tôm, cá dầy mình,chắc, sức đề kháng tốt
- Rút ngắn thời gian nuôi Thấy Rõ
- Tạo hương thơm giúp tôm, cua, cá đến bắt mồi, ăn cám nhiều hơn
- TỐI THIỂU lượng cám, tránh lãng phí
- Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
- TỐI ĐA HIỆU.QUẢ KINH TẾ
VỚI 1 TUẦN SỬ DỤNG LỚN TRÔNG THẤY
Để lại SĐT hoặc gọi 0845.644.840 để được Miễn Phí Vận chuyển toàn quốc, kiểm tra hàng trước khi thanh toán
Địa chỉ: Nhà máy 3, Lô 3, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội

Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắngTôm thẻ chân trắng thường mắc một số bệnh và bà con chưa hi...
01/08/2023

Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng thường mắc một số bệnh và bà con chưa hiểu rõ để phòng bệnh cho đúng cách, giảm thiểu thiệt hại tối đa. Dưới đây là một số biện pháp phòng trị bệnh cho tôm thẻ chân trắng giúp người nuôi tôm an tâm hơn.Các biện pháp phòng bệnh chung
Lựa chọn tôm giống sạch, không nhiễm bệnh (có thể sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra virus gây bệnh trên tôm); tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật về nuôi tôm thẻ chân trắng; vệ sinh nước ao nuôi định kỳ và chủ động loại bỏ các loại tảo độc trong ao để bảo đảm sức khỏe cho tôm nuôi.
Cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, bảo đảm chất lượng phù hợp với từng giai đoạn nuôi tôm. Đồng thời bổ sung một số chất khoáng, vitamin, men tiêu hóa cần thiết vào thức ăn của tôm để tăng sức đề kháng.
Kiểm soát pH bằng cách bón vôi để duy trì pH > 8.0, nhất là sau khi mưa độ pH trong ao giảm xuống < 8.0 tôm sẽ lột xác và chết nhiều. Ngoài ra, độ mặn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chết của tôm, khi độ mặn thấp thiếu khoáng chất cho quá trình lột xác của tôm;
Thường xuyên vệ sinh khu vực cho tôm ăn và chủ động kiểm tra tình trạng biển đổi của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp
Hội chứng Taura (bệnh đỏ đuôi)Biểu hiện bệnh: Bệnh xuất hiện khi tôm nuôi được khoảng 2 tuần tuổi cho đến khi trưởng thành.Giai đoạn cấp tính làm tôm chậm lớn, mềm vỏ, phá hủy hệ tiêu hóa và khả năng lây lan nhanh, khi mắc bệnh đuôi tôm thường phồng lên và chuyển thành màu đỏ sau đó xuất hiện các đốm màu đen trên biểu bì, nếu bệnh tôm chuyển biến thành thể mãn tính, sẽ xuất hiện nhiều đốm nhiễm melanin. Tôm bệnh sẽ biếng ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc rúc vào ao, đầm nuôi.
Gan tụy có màu vàng hơn bình thường, mang bị sưng, thường là tôm chết lúc lột xác. Bệnh rất nguy hiểm với tôm thẻ, thời gian ủ bệnh ngắn và có thể gây chết đến 95% tôm.
Biện pháp phòng bệnh Taura: Người nuôi cần áp dụng các biện pháp tổng hợp về quản lý và xử lý môi trường nước trong ao nuôi tôm, bảo đảm nguồn nước cấp vào ao đã qua xử lý và lắng lọc không chứa mầm bệnh.
Hiện tại chưa có bất kỳ một quy trình xử lý hay điều trị bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng khi tôm đã nhiễm bệnh và bắt đầu chết. Việc “điều trị” bệnh Taura chỉ góp phần kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại cho vụ nuôi. Phương pháp cơ bản là ngăn chặn không cho tôm lột xác bằng việc giảm thức ăn và duy trì pH > 8.0, liên tục sục khí và duy trì chất lượng nước tốt nhất có thể.
Bệnh virus gan tụy cấp tínhBiểu hiện bệnh: Đường ruột rỗng hoặc đứt đoạn. Gan tụy teo nhỏ (1/3 so với bình thường) và bị chai, khó bóp nát; tôm mới bị bệnh, gan tụy sưng to, biến đổi màu; màu sắc khối gan tụy nhợt nhạt hoặc trắng; vỏ mềm, tôm bị bệnh chết chìm dưới đáy ao. Tỷ lệ chết của tôm nuôi có thể từ 50 - 100% trong khoảng 4 tuần.
Biện pháp phòng và trị bệnh: Đây là bệnh do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị. Vì vậy, người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh.
Đối với ao tôm bệnh, người nuôi nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Sau đó dùng Chlorin với liều lượng 30kg/1.000m3; hoặc formol 200 lít/1.000m3 hòa nước tạt đều ao, ngâm 7 ngày rồi tiến hành xổ ra môi trường. Khi phát hiện bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.
Bệnh đầu vàng
Biểu hiện bệnh: Tôm thẻ chân trắng khi bị bệnh có biểu hiện vàng đầu, thân màu nhạt, gan tụy chuyển sang màu vàng, tôm bơi dạt bờ trên mặt nước và ven bờ rồi bị chết từ 60 - 70% đàn trong ao nuôi.Biện pháp phòng bệnh: Hiện tại, bệnh đầu vàng chưa tìm ra thuốc chữa trị hiệu quả, vì thế áp dụng biện pháp phòng bệnh chung để ngăn ngừa bệnh đầu vàng trên tôm thẻ.

Cách nuôi tôm hiệu quảNuôi tôm hiệu quảNgười nuôi nên kiểm soát chặt chẽ việc cho tôm ăn vì thức ăn luôn chiếm chi phí c...
01/08/2023

Cách nuôi tôm hiệu quả
Nuôi tôm hiệu quả
Người nuôi nên kiểm soát chặt chẽ việc cho tôm ăn vì thức ăn luôn chiếm chi phí cao nhất. Lượng thức ăn cần phải điều chỉnh phù hợp theo thời tiết và điều kiện ao nuôi tôm hiệu quả.
Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thường chiếm 50% tổng chi phí đầu tư và việc quản lý thức ăn vẫn cần phải được cải tiến. Chất thải hữu cơ, thức ăn thừa tích tụ sẽ gây ra hơn 60% các vấn đề trong ao nuôi tôm. Nếu hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1:1 thì cứ cho vào ao 100 kg thức ăn sẽ có đến 70 kg chất thải (thức ăn thừa, phân tôm…). Thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao là nguyên nhân gây bùng phát khí độc, đặc biệt khi mà hàm lượng oxy giảm hoặc khi tảo phát triển quá mức. Bài viết này tập trung vào việc làm thế nào để quản lý thức ăn một cách có hiệu quả.Cho ăn thừa có thể thúc đẩy tôm tăng trưởng trong giai đoạn phát triển ban đầu, đặc biệt khi chất lượng nước vẫn còn tốt. Tuy nhiên, khi chất thải hữu cơ tích tụ quá nhiều, ao nuôi sẽ quá tải, vượt qua khả năng chịu đựng. Hệ số chuyển đổi thức ăn cao khi đó sản lượng tôm thu được sẽ thấp. Vì vậy, luôn cẩn thận trong việc cho ăn, nên cho ăn thiếu cho dù tốc độc tăng trưởng hàng ngày của tôm có chậm chút ít. Giải pháp tốt nhất là cho tôm ăn theo nhu cầu, điều này đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm. Những lợi ích mang đến là tôm nuôi khoẻ mạnh và giảm được sự lo lắng cho người nuôi.
“Cho tôm ăn theo nhu cầu có nghĩa là cần phải dựa trên tập tính của con tôm. Hầu hết các sai lầm mà chúng ta mắc phải là chúng ta suy nghĩ cho tôm ăn theo cách của con người, chứ không phải con tôm.”
Thế nào là thức ăn tôm chất lượng cao
Thức ăn tôm chất lượng cao thường có các đặc tính sau:
– Đồng đều về kích thước, hình dạng và màu sắc
– Vết cắt sắc gọn
– Ít bụi
– Bề ngoài mịn
– Mùi thơm hấp dẫn
– Không rã trong nước sau 3 giờ
– Không chứa các tạp chất như mảnh thuỷ tinh, cát, nấm mốc, ẩm ướt…
– Thức ăn phải thu hút tôm bắt mồi
Chúng ta chỉ nên cho ăn khi tôm thật sự muốn ăn và ngăn ngừa sự tích tụ thức ăn thừa trong ao.
“Nhìn chung, chúng ta phải xem thức ăn như là một tài sản trước khi rải xuống ao, đồng thời cũng là một mối nguy nếu còn lại trong ao sau 3 giờ”
Tập tính ăn của tôm
Tôm sú và tôm chân trắng đều là động vật ăn thịt và rất háu ăn như các loài giáp xác khác. Nó sử dụng các giác quan là xúc giác để tìm kiếm thức ăn và cần khoáng chất để tăng trưởng, pH phù hợp giúp máu tuần hoàn và tiêu hoá tốt. Môi trường sống ảnh hưởng đến cơ thể tôm như: sự thèm ăn, quá trình trao đổi chất, hoạt động lột xác, sự tiêu hoá và hệ thống miễn dịch. Việc cho tôm ăn cần phải được cân nhắc dựa trên đặc điểm của tôm như đường ruột ngắn, vận động liên tục và tập tính hung hãn bắt mồi.
Cho ăn tùy thuộc vào môi trường ao
Một vài yếu tố môi trường nước ao nuôi có ảnh hưởng đến việc cho tôm ăn. Trong đó, lượng oxy hoà tan và nhiệt độ nước là hai yếu tố chính cần được quan tâm. Tôm giảm ăn khi hàm lượng oxy hoà tan thấp hơn 4 ppm và ngưng ăn khi thấp hơn 2 ppm. Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 28 – 30oC. Mỗi khi nhiệt độ giảm đi khoảng 2oC thì lượng thức ăn nên giảm khoảng 30% so với lượng thức ăn trung bình. Nên kiểm tra nhiệt độ nước trong ao trước khi cho tôm ăn. Nếu hàm lượng oxy hoà tan và nhiệt độ nước chưa thích hợp thì cần chờ ánh sáng mặt trời chiếu xuống ao ít nhất 1 giờ rồi mới cho tôm ăn bữa ăn đầu tiên trong ngày. Lúc này hàm lượng oxy hoà tan là lý tưởng nhất.
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao
Thời gian mà thức ăn nằm trong ruột tôm sẽ thay đổi theo nhiệt độ nước ao. Khi nhiệt độ nước tăng cao, tôm sẽ ăn nhanh hơn và cũng sẽ bài tiết nhanh hơn so với nhiệt độ thấp. Người nuôi cần kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn bằng cách cho ăn theo bảng hướng dẫn vào mùa hè và nên kéo dài khoảng cách giữa các lần cho ăn vào mùa lạnh.
Dòng nước chảy
Do tôm thường bơi ngược dòng nước, người nuôi cần rải thức ăn theo dòng nước chảy. Tôm sẽ di chuyển dọc khu vực cho ăn khá rộng, thức ăn cần được rải đều và mỏng tại các khu vực cho ăn này. Điều này là hợp lý để tránh rải một lượng lớn thức ăn trong một khu vực nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cỡ tôm không đồng đều. Việc cho ăn đúng cách sẽ giúp cho hệ số chuyển đổi thức ăn thấp và đồng thời có được chất lượng nước tốt.
Khu vực cho ăn
Ở Thái Lan, người nuôi điều khiển dòng nước chảy bằng máy quạt nước để gom chất thải vào giữa ao. Khu vực chất thải này được đánh dấu bằng tre hoặc phao. Điều này sẽ giúp người nuôi không rải thức ăn vào nơi có chất thải hoặc khí độc. Nên tránh rải thức ăn vào nơi nước chảy yếu, nơi có nền đáy ao không được sạch.
Nhá (sàn, vó) cho ăn
Khi thức ăn không còn trong nhá, điều đó không hoàn toàn có nghĩa là tôm ăn tốt. Đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy “điều bất thường” và cần phải được tìm hiểu cặn kẽ. Không phải lúc nào cũng cho tôm ăn theo nhu cầu đúng từng giai đoạn phát triển, mà còn tuỳ thuộc vào tình hình biến động khác (sức khoẻ tôm, thời tiết, môi trường nước…).
Bảng hướng dẫn cho ăn giúp có được cái nhìn tổng quan về nhu cầu thức ăn và tốc độ tăng trưởng của tôm. Hầu hết những người nuôi tôm Thái Lan đều sử dụng bảng hướng dẫn này để giới hạn mức cho ăn tối đa. Việc này đòi hỏi người nuôi biết được chính xác có bao nhiêu tôm trong ao và khu vực nào sạch để cho ăn (nơi có đầy đủ oxy nhờ quạt nước hoặc có dòng chảy tốt). Tóm lại, người nuôi nên điều chỉnh thức ăn dựa vào bảng hướng dẫn cho ăn, nhưng vẫn theo dõi sức ăn tôm thông qua kiểm tra nhá.
Một số người nuôi thì cố gắng tự lập bảng cho ăn sao cho phù hợp với điều kiện ao nuôi của mình như tính chất nền đáy, các yếu tố môi trường nước, khí hậu, nguồn con giống… Nhìn chung, lượng thức ăn hợp lý nên bằng 80 – 90% so với bảng hướng dẫn cho ăn. Khi sử dụng bảng cho ăn này, người nuôi có thể tính được tốc độ tăng trưởng ngày, khối lượng tôm trong ao, tỷ lệ sống và các vấn đề khác. Ngoài ra, mỗi trại nuôi cũng nên có ít nhất một người biết sử dụng thông tin này để kiểm soát lượng thức ăn cùng với việc quan sát nhá cho ăn.
Sử dụng nhá (sàn, vó) để điều chỉnh lượng thức ăn
Nhá được đặt tại nơi thuận lợi trong khu vực cho ăn, người nuôi sẽ cho một lượng lớn thức ăn để thu hút tôm. Nếu thấy thức ăn hết sạch trong thời gian cụ thể, lượng thức ăn phải tăng lên hoặc được giữ nguyên.
Tuy nhiên, những trường hợp sau đây cho thấy thỉnh thoảng sai lầm vẫn xảy ra khi các nhá được sử dụng không đúng cách, dẫn đến kết quả không chính xác.
– Khi chất thải lan rộng đến khu vực cho ăn, tôm có xu hướng ăn hết thức ăn có trong nhá trước khi tìm kiếm thức ăn trong khu vực có chất thải.
– Đặt nhá sai vị trí, nơi có dòng nước yếu hoặc quá mạnh (thức ăn có thể bị cuốn trôi theo dòng nước).
– Hạ hoặc nâng nhá quá nhanh có thể làm dạt thức ăn ra ngoài.
Hướng dẫn sử dụng nhá (sàn, vó)
Vị trí thích hợp để đặt nhá là chổ bằng phẳng, như trên nền đáy ao có dòng nước nhẹ. Thả nhá nhẹ nhàng, xuôi theo dòng nước tạo thành góc 15 độ so với mặt nước ao. Kích thước nhá khoảng 0,4 – 0,6 m2, với chiều cao gờ là 8 – 10 cm, tốt nhất là nên có bốn chân nhá dài 5 cm. Nhá được hạ xuống hoặc nâng lên một cách nhẹ nhàng và trong điều kiện nắng gắt thì không nâng nhá lên khỏi mặt nước.
Những điều cần chú ý
Nhá cho ăn sẽ cho biết những điều sau: Nếu còn thức ăn thì lượng thức ăn cho bữa kế tiếp nên giảm khoảng 10% với điều kiện là thời tiết và các yếu tố khác không thay đổi; Nếu trong nhá không còn thức ăn và có vài con tôm thì lượng thức ăn nên được duy trì; Nếu trong nhá không còn thức ăn và có ít hay không có tôm thì lượng thức ăn cho lần ăn kế tiếp tăng khoảng 5% cũng với điều kiện là thời tiết và các yếu tố môi trường không thay đổi.
Số liệu thống kê cho thấy lượng thức ăn đạt tối đa là 42 kg/100.000 tôm đến khi tôm đạt kích cỡ 80 – 100 con/kg. Từ 80 con/kg trở về sau, thức ăn cần được duy trì ở mức này. Nên giảm 5% lượng thức ăn khi tôm vượt kích cỡ 50 con/kg. Dấu hiệu nhận biết của việc cho ăn thừa là tảo phát triển quá mức (màu đậm, độ trong dưới 20 cm) hoặc hàm lượng khí ammonia (NH3) tăng cao. Khi điều này xảy ra, giải pháp hiệu quả nhất là giảm lượng thức ăn.

Kỹ thuật nuôi cá sông trong ao hiệu quả caoNuôi cá sông trong ao là như thế nào?Nuôi cá theo mô hình “sông trong ao” hay...
01/08/2023

Kỹ thuật nuôi cá sông trong ao hiệu quả cao
Nuôi cá sông trong ao là như thế nào?
Nuôi cá theo mô hình “sông trong ao” hay còn gọi là kỹ thuật nuôi cá sông trong ao hiện đang được áp dụng nhiều ở các tỉnh thành phía Bắc, nhất là ở các tỉnh như Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên hay ven Hà Nội…
Sở dĩ gọi là nuôi cá sông trong ao bởi đây là mô hình nuôi cá sông ở trong ao có có tạo các dòng chảy liên tục giống như dòng chảy ở sông, qua đó cung cấp đủ hàm lượng oxy để cá sinh trưởng và phát triển tốt.Nói cách khác trong kỹ thuật nuôi cá sông trong ao, thay vì nuôi cá trực tiếp ở sông thì bà con có thể đem các giống cá sông về nuôi trong ao. Đặc biệt trong ao nuôi này bạn thiết kế tạo môi trường giống hệt như ở sông để cá thích nghi tốt, lớn nhanh hơn.
Nuôi cá sông trong ao có những ưu điểm như:
Giúp tăng năng suất nuôi cá, đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.
Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.
Góp phần bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Hạn chế nguy cơ mắc dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi.
Nâng cao chất lượng cá, bán giá cao hơn.
Giúp mang lại hiệu quả cao khi nuôi.
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi cá tầm tăng năng suất hiệu quảChia sẻ kỹ thuật nuôi cá sông trong ao hiệu quả cao
Thực ra việc nuôi cá sông ở trong ao rất đơn giản. Tuy nhiên các bạn cần phải nắm kỹ được từng bước để mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:
Chuẩn bị ao nuôi cá trong
Trong kỹ thuật nuôi cá sông trong ao khâu này rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định trực tiếp đến môi trường sống, quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Theo đó, để nuôi cá sông trong ao thì yêu cầu diện tích ao phải tương đối lớn, tầm 500m2 trở lên. độ sâu của ao khoảng từ 2-2,5 m. Đồng thời ao nuôi cần gần vị trí có nguồn điện 3 pha hoặc có máy phát điện.
Còn nếu thiết kế bể nuôi cá ở trong ao nuôi thì bạn tính toán kích thước bể để xây cho phù hợp. Thường thì tỷ lệ bể nuôi tương ứng 2,5% thể tích của ao. Đồng thời cần lắp thêm thiết bị nhằm mục đích tạo dòng chảy liên tục ở trong ao. Ví dụ lắp máy thổi khí đầu bể tạo dòng chảy về phía cuối bể. Lưu ý cuối bể cần làm tường chắn. Thay vì mất thời gian, bà con có thể nuôi cá ở trong bể lót bạt chống thấm HDPE. Với mô hình này chỉ cần lắp hệ thống cấp thoát nước, sục khí và thiết bị tạo dòng chảy là được. Nuôi cá trong bể lót bạt hiệu quả cao, cá lớn nhanh và chất lượng cao.
Bạn có thể tham khảo bạt lót hồ nuôi cá hdpe của đia kỹ thuật Sunco qua hotline : 0845644840 (Call/Zalo)
Chọn cá giống và thả cá vào ao trong kỹ thuật nuôi cá sông trong ao
Bạn nên mua cá ở các trại giống uy tín, cá đã qua kiểm dịch, như vậy sẽ giúp đảm bảo chất lượng. Đồng thời khi chọn cá phải chọn kích cỡ đều nhau, cá bơi khỏe mạnh, không có dấu hiệu bơi chậm hoặc vảy trợt.
Cá sau khi chọn xong thì đem về thả vào ao. Trước khi thả thì ngâm cá trong bao dưới nước tầm 20p cho cá quen dần với nhiệt độ rồi mới thả. Để yên tâm có thể cho tắm qua bằng nước muối với nồng độ phù hợp để diệt khuẩn.
Cho cá ăn
Tùy vào từng loại cá mà bạn cho lượng thức ăn phù hợp, điều chỉnh bữa ăn và hàm lượng thức ăn. Tránh cho cá ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít đều sẽ gây ảnh hưởng.
Thay nước và quản lý ao nuôi
Từ kỹ thuật nuôi cá sông trong ao, Trong suốt quá trình nuôi cá sông trong ao bạn không cần phải thay nước quá nhiều. Tùy thuộc nếu thấy ao bẩn có thể thay, khi thay không tháo cạn mà chỉ thay khoảng 70% nước rồi bơm nước mới vào. Đồng thời chú ý theo dõi ao nuôi, nếu có dấu hiệu dịch bệnh thì cần phải kịp thời điều chỉnh. Kết hợp bổ sung thêm vitamin cùng các men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho cá, giúp cá lớn nhanh và tránh bị bệnh dịch.
Thu hoạch cá
Cá sau 3-6 tháng là có thể thu hoạch được. Tùy thuộc vào từng loại cá cũng như kích thước cân nặng loại cá bạn muốn mà sẽ có thời gian nuôi và thu hoạch phù hợp. Cá có thể thu hoạch ngay 1 lần hoặc thu hoạch tỉa.
Để được tư vấn kỹ hơn về kỹ thuật nuôi cá sông trong ao, bà con có thể gọi điện trực tiếp cho địa kỹ thuật Sunco qua hotline: 0845644840.

Address

Nhà Máy 3, Lô 3, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm
Hanoi
10000

Telephone

+84845644840

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when AQUA GOLD - Bí Kíp Chăn Nuôi Thủy Sản posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to AQUA GOLD - Bí Kíp Chăn Nuôi Thủy Sản:

Videos

Share

Category



You may also like