MY PET - Thế giới mèo

MY PET - Thế giới mèo Nơi mọi người cùng chia sẻ kiến thức về mèo và các loại thú cưng. Cách nuôi

🤣
08/10/2021

🤣

🐶
14/09/2021

🐶

😂
13/09/2021

😂

Trước và sau khi có boss 😍
08/09/2021

Trước và sau khi có boss 😍

Hoàng thượng ơi tha cho dây sạc của em đi 😭
07/09/2021

Hoàng thượng ơi tha cho dây sạc của em đi 😭

06/09/2021

Mèo ngu sợ gì nhỉ

😍
05/09/2021

😍

Mèo Scottish Fold Tai Cụp – Nguồn Gốc, Đặc Điểm (P2)Mèo Scottish fold tai cụp ăn gì?Ngoài rau và cá, cần bổ sung thêm th...
04/09/2021

Mèo Scottish Fold Tai Cụp – Nguồn Gốc, Đặc Điểm (P2)

Mèo Scottish fold tai cụp ăn gì?
Ngoài rau và cá, cần bổ sung thêm thịt gà, thịt heo và các loại thức ăn khô vào thực đơn của mèo Scottish Fold tai cụp. Định lượng thức ăn của chúng phải được chia cẩn thận theo độ tuổi. Cụ thể như:

Giai đoạn từ 0 – 04 tuần tuổi: Nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Giai đoạn tuần 05 – 10: Cho ăn 5 – 6 bữa/ngày với lượng thức ăn ít.
Gia đoạn tuần thứ 10 – 15: Tăng lượng thức ăn lên nhưng chỉ cần cho ăn 4 bữa/ngày.
Từ tuần 15 trở đi: Cho ăn 3 bữa/ngày, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Một chú mèo Scottish Fold trưởng thành cần 250 calo/ 01 ngày để hoạt động và phát triển.
Không cho mèo Scottish Fold ăn một số thực phẩm như: Bánh mì lên men, sữa bò, socola, hành tây, tỏi và thực phẩm bị mốc. Nếu ăn phải những thực phẩm này, mèo sẽ có nguy cơ bị trúng độc, đau dạ dày, thiếu máu… Khi cho mèo Scottish Fold ăn, cần vệ sinh sạch sẽ tất cả đồ dùng để tránh cho chúng bị viêm nhiễm đường ruột.

Cách chăm sóc mèo tai cụp Scottish Fold
Các vấn đề về sức khỏe
Mèo tai cụp Scottish Fold dễ mắc các bệnh về xương sụn, cụ thể là Osteochondrodysplasia. Chứng bệnh này có thể khiến mèo suy viêm xương khớp, bị dị tật ở chân, đuôi cứng và to hơn mèo bình thường. Ngoài ra, Scottish Fold còn dễ bị mắc bệnh thận và các bệnh liên quan đến tim.

Cách chăm sóc lông cho mèo Scottish Fold
Chải lông cho mèo Scottish Fold 01 lần/01 ngày để loại bỏ lông rụng.
Scottish Fold cần được tắm 2 -3 lần/tháng, đảm bảo lông được loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn.
My Pet xin được dừng bài viết ở đây nếu mọi người thấy hay thì và bài viết giúp My Pet nhé

🐱🐱🐱
03/09/2021

🐱🐱🐱

Mèo Scottish Fold Tai Cụp – Nguồn Gốc, Đặc Điểm (P1)Nếu bạn đang thắc mắc Scottish là mèo gì? Cách chăm sóc mèo tai cụp ...
03/09/2021

Mèo Scottish Fold Tai Cụp – Nguồn Gốc, Đặc Điểm (P1)

Nếu bạn đang thắc mắc Scottish là mèo gì? Cách chăm sóc mèo tai cụp Scottish Fold như thế nào thì bài viết dưới đây của My Pet sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về giống mèo này. Hiện nay, Scottish Fold đang nằm trong top những giống mèo được yêu thích nhất trên thế giới.
Nguồn gốc mèo tai cụp
Mèo Scottish Fold xuất hiện lần đầu tiên tại Tayside – Scotland năm 1960. Sau đó, giống mèo này được lai với mèo Anh lông ngắn và mèo Mỹ để có chiếc tai cụp đặc biệt như ngày nay. Từ năm 1970, mèo Scottish Fold được nuôi phổ biến tại khu vực Bắc Mỹ và châu Âu.
Ngoại hình mèo tai cụp chân ngắn
Thân hình: Mèo tai cụp Scottish Fold trưởng thành có thân hình mũm mỉm, phần thân dài hơn nhiều so với chiều cao của chúng.
Phần đầu: Đầu mèo Scottish Fold to tròn rất dễ thương.
Đôi mắt: Mắt mèo Scottish Fold tai cụp to, tròn và có nhiều màu đa dạng như: Xanh đen, xanh xám, xanh dương, xanh ngọc bích, màu khói…
Tai: Tai của Scottish Fold thường cụp vào nhưng vẫn có những chú mèo tai thẳng.
Lông và đuôi: Scottish Fold có 02 dạng lông ngắn và lông dài. Phần đuôi của chúng rất dài, to và thẳng, được phủ một bộ lông đẹp như những bông lau. Các màu lông phổ biến của mèo tai cụp: Màu sliver, màu xám, màu xám xanh, màu lilac…
Nhờ ngoại hình dễ thương của mình, mèo Scottish Fold luôn năm trong top giống mèo chân ngắn được yêu thích nhất cùng với mèo Munchkin, mèo Ba Tư, mèo Ragdoll.
Tính cách của những chú mèo tai cụp
Thân thiện, hiền lành.
Bình tĩnh trong mọi tình huống.
Gắn bó với chủ, thích nũng nịu.
Hòa đồng với động vật khác.
Thích chơi đùa với trẻ con.
Lười vận động nên dễ bị béo phí.
Phân loại mèo Scottish Fold
Các chuyên gia phân loại mèo Scottish Fold dựa theo độ dài lông hoặc tai của chúng. Cụ thể như sau:

Chia theo độ dài lông:

Mèo Scottish Fold lông ngắn.
Mèo Scottish Fold lông dài.
Chia theo hình dáng đôi tai:

Mèo Scottish Fold tai cụp.
Mèo Scottish Fold tai thằng.
Tùy vào phả hệ mà tỉ lệ mèo tai cụp sinh ra chiếm từ 60 – 80%. Tuy nhiên, khi mới đẻ, chúng sẽ có tai thẳng, tầm 03 – 06 tuần tuổi đôi tai mới bắt đầu cụp xuống. Đặc trưng đôi tai của một số loại mèo Scottish Fold:

Single “Easy Fold”: Đôi tai hơi vểnh và ngã ra phía trước, có một đường gấp khúc tạo hình chữ L.
Single Fold: Tai cụp nhưng không sát với đầu, đường gấp khúc tạo hình chữ V.
Double Fold: Đôi tai cụp sát với đầu, có 03 đường gấp khúc xương sụn tạo hình. Một số cá thể còn không nhìn thấy tai của chúng.
Triple Fold: Tai cụp ở mức trung bình, cũng có 03 đường gấp sụn.
My Pet xin được dừng bài viết ở đây để biết mèo scottish fold tai cụp ăn gì và cách chăm sóc lông chúng ra sao cho đẹp thì mọi người có thể tham khảo ở bài viết sau nhé.
Thấy hay thì và bài viết giúp My Pet nhé

Mèo Anh - Đặc điểm, cách chăm sóc Mèo AnhMèo Anh là giống mèo phổ biến có nguồn gốc từ nước Anh. Xuất hiên từ nhưng năm ...
02/09/2021

Mèo Anh - Đặc điểm, cách chăm sóc Mèo Anh

Mèo Anh là giống mèo phổ biến có nguồn gốc từ nước Anh. Xuất hiên từ nhưng năm cuối thế kỉ 19 và trải qua một khoảng thời gian dài lai tạo để có những đặc tính tốt nhất. Hiện nay chúng đã được nuôi rất phổ biến trong các gia đình trên khắp thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Có hai dòng mèo Anh phố biến nhất là Anh lông ngắn (ALN) và Anh lông dài (ALD).

Đặc điểm của mèo Anh lông ngắn
Aln là sản phẩm của việc lai tạo giữa mèo Ai Cập với nhiều giống khác. Thời gian sau đó chúng được phối với mèo Ba Tư và Russian Blue và trở nên phổ biến.

Màu lông của Aln khá đa dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là màu xám xanh cổ điển. Bộ lông của chúng ngắn nhưng dày và ít rụng lông nên ít tốn thời gian chải chuốt.

Aln sở hữu khuôn mặt bánh bao, má phệ, mũi ngắn cùng đôi mắt to tròn sẽ đốn tim bạn ngay từ lần đầu tiên. Thân hình chúng tròn trịa, đuôi to và bộ lông mịn như nhung sẽ khiến bạn muốn rinh ngay về ngôi nhà của mình đấy.

Trung bình một bé mèo Anh lông ngắn có trọng lượng từ 4 – 8kg.

Mèo Anh lông ngắn vốn không thích sự ồn ào, chúng thích chơi đùa với trẻ con, quấn chân và ngồi trong lòng chủ. Hiếm khi thấy chúng chạy nhảy quá trớn nhưng thỉnh thoảng chúng cũng vờn qua lại với những con vật khác và đôi khi là tự chơi với cái bóng của mình.

Aln thích hợp với những gia đình bận bịu vì chúng không cần có chủ bên cạnh cả ngày. Việc chăm sóc cũng khá đơn giản, chúng có thể ăn thức ăn chuyên dùng cho chó mèo, tuy nhiên nếu có thể thì hãy nấu ăn cho chúng. Đồ ăn của những chú mèo này không nên có nhiều chất béo gây bệnh béo phì. Chúng chỉ cần tắm khi thật cần thiết nhưng cần chải lông hàng tuần. Khi chơi đùa không nên xách chúng đi lung tung vì chúng chỉ yên tâm khi chân chạm đất.

Đặc điểm của mèo anh lông dài
Là biến thể sau này của những chú mèo Anh lông ngắn. Chúng sở hữu các đặc điểm giống với mèo Anh lông ngắn ngoại trừ bộ lông dài. Ald có đầu vuông và rộng, bộ lông dài mượt óng ánh cùng bộ ngực sâu khiến thân hình chúng trông chắc và vừa phải.

Giống với Aln thì Ald cũng sở hữu màu sắc khá đa dạng như trắng, đen, kem, xanh, nâu socola, tím hoa cà, nâu quế vàng hoặc nâu vàng như màu lông hươu,… và khi được lai tạo chúng sỡ hữu nhiều sắc điệu trên cùng bộ lông như màu Tabby khi lai mèo anh với mèo mướp, màu Bicolor, Silver, Hymalaya,…

Mèo Anh lông dài có tính tình ôn hòa, dễ bảo. Thích đùa nghịch nhất là khi còn nhỏ. Mèo Ald thích hợp với các gia đình công chức hay làm việc bên ngoài cả ngày vì chúng có thể tự chơi và yên ổn một mình trong nhiều giờ. Một số bé thích được sống chung với một người bạn lông dài có tính cách như mình.

Những chú mèo Ald thường dễ bị bệnh béo phì nếu bị thiến hoặc nhốt cả ngày trong nhà vì vậy cần kiểm soát khẩu phần ăn chặt chẽ. Mèo Anh lông dài rất hay rụng lông đặc biệt dễ rối vào mùa thu đông. Chúng cần được chăm sóc bộ lông kĩ càng, cần chải lông hàng ngày và nên được tắm rửa.

Nhìn chung Mèo Anh lông ngắn hay lông dài đều rất đáng yêu và đáng có một vị trí thật tốt trong lòng người nuôi chúng. Và khi đã chấp nhận các bé là thành viên của gia đình thì việc chăm sóc tốt cho chúng là trách nhiệm không thể tránh khỏi.

12 điều thú vị về những chú mèo khiến bạn thích thúMèo là thú cưng đáng yêu và rất gần gũi với con người. Bạn có thể bật...
26/08/2021

12 điều thú vị về những chú mèo khiến bạn thích thú

Mèo là thú cưng đáng yêu và rất gần gũi với con người. Bạn có thể bật cười vì sự dễ thương cũng như những thần thái có một không hai của chúng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí 12 điều thú vị về "hoàng thượng", các "con sen" không nên bỏ lỡ nhé!

1. Rất giỏi chải chuốt cho bản thân
Nhờ vào đặc tính tự nhiên, các chú mèo khi vừa sinh ra đã được tạo hóa ban tặng các bộ phận trên cơ thể giúp chúng tự phục vụ cho nhu cầu chải chuốt của bản thân.

Mèo con thường biết tự làm đẹp và chải chuốt cho bản thân khi chúng được khoảng 4 tuần tuổi. Sau khoảng thời gian này, chúng bắt đầu có xu hướng liếm lông cho nhau và cho cả mèo mẹ. Việc chải chuốt lẫn nhau giữa những chú mèo cùng lứa sẽ cứ tiếp tục như thế cho đến khi chúng trưởng thành.

2. Cũng cần có "không gian riêng"
Khi bạn đang vuốt ve chú mèo của chính mình thì sẽ thường gặp trường hợp mèo sẽ cắn ngược vào tay bạn. Đây là tín hiệu cho biết mèo không còn thích sự vuốt ve cưng nựng nữa của bạn. Lúc này bạn cần để cho mèo có một không gian riêng và ngừng những hành động như vậy, sau một khoảng thời gian thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

3. Có 3 mí mắt

Tất cả con mèo đều có mí mắt thứ 3. Nó nằm giữa giác mạc và mí mắt thông thường. Chức năng của nó là cung cấp thêm sự bảo vệ cho mắt. Ở đáy mí mắt có một tuyến nước mắt, có tác dụng giữ ẩm cho bề mặt mắt, điều tiết nước mắt trên bề mặt giác mạc giúp mắt mèo trông long lanh hơn và không bị khô.

4. Uốn cong lưng khi được cưng nựng
Bạn có thể nhận thấy mèo uốn cong lưng khi bạn cưng nựng chúng. Không có gì nguy hiểm về điều này. Đó chỉ đơn giản là cách mèo phản ứng sự thích thú với những gì bạn đang làm.

Mèo có một phần ở lưng làm cho nó thỏa mãn khi chạm vào. Nó nằm ở phần lưng dưới, nơi khúc đầu của đuôi. Một số giống mèo sẽ ghét bị động chạm phần đó vì vậy bạn cần quan sát biểu hiện của mèo.

5. Râu mèo là "bộ cảm biến"
Râu mèo, hay ria mèo, còn được gọi là lông xúc giác mọc ra trên khuôn mặt của mèo. Chúng là những sợi lông dài, mỏng và khá linh hoạt, xuất hiện không chỉ ở hai bên miệng mà còn ở dưới quai hàm, phía trên mắt và mặt sau chân trước. Râu mèo rất nhạy cảm, giúp chúng phát hiện sự thay đổi nhỏ nhất trong hướng di chuyển một cách dễ dàng.

6. Mèo mẹ cắn râu mèo con để kiểm soát
Đôi khi, mèo mẹ cắn râu mèo con khi chúng còn rất nhỏ. Có thể việc này vô tình xảy ra trong quá trình mà mèo mẹ chải chuốt cho mèo con. Nhưng một lý do khác cho điều này có thể là vì mèo mẹ muốn kiểm soát con của mình, giữ chúng ở gần mình và không cho chúng đi quá xa.

7. Nhận biết giới tính mèo qua bước chân
Bạn có thể nhận biết giới tính của mèo bằng cách xem chúng dùng chân nào bước đầu tiên khi đi xuống cầu thang, đào bới hoặc chơi đùa. Nếu mèo sử dụng chân phải, rất có thể đó là một con mèo cái và nếu ngược lại, sử dụng chân trái thì rất có thể đó là một con mèo đực.

8. Mèo rất thích cuộn mình trong chiếc hộp
Câu chuyện tình yêu bất hủ giữa mèo và hộp có thể được giải thích bởi cảm giác an toàn khi nằm trong hộp và cách nhiệt của bìa cứng. Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh rằng hộp có thể có ảnh hưởng tốt đến tâm lý của mèo. Mức độ căng thẳng của một con mèo khi được có một chiếc hộp cho riêng mình thì giảm rất nhiều so với không có hộp.

9. Hứng thú với những thứ có hình chữ nhật
Có quan niệm cho rằng mèo muốn ngồi hoặc nằm trên những thứ có hình chữ nhật, chẳng hạn như khăn tắm, một tờ báo hoặc bàn phím. Thêm vào đó, nếu bạn tạo một hình vuông trên sàn nhà bằng băng dính, thì có khả năng mèo sẽ cố gắng cuộn tròn mình vào đó. Các chuyên gia tin rằng điều này cũng giống như ở trên vì mèo cảm thấy hình vuông như một chiếc hộp và chúng sẽ an toàn trong đó.

10. Không đánh giá cao đồ ngọt
Mèo không thích đồ ngọt bởi chúng không cảm nhận được thế nào là vị ngọt. Với chúng vị ngọt giống như không có vị gì cả. Chính nguyên nhân này tác động đến các cơ quan cảm giác trong suốt quá trình tiến hoá, làm cho chúng mất luôn cảm giác ngọt là gì và chế độ ăn rất nhiều thịt ít đường.

11. Mèo trắng với những đốm đen và màu nâu gừng thì 99,9% khả năng đó là một con mèo cái
Nếu bạn nhìn thấy một con mèo trắng với những đốm màu đen và màu nâu gừng, thì 99,9% khả năng đó là một con mèo cái. Những con mèo đực có màu sắc như vậy là rất hiếm và thường bị vô sinh. Màu sắc như vậy ở mèo đực chỉ có thể có được do sự bất thường về gen.

12. Liên hệ chặt chẽ giữa màu lông và tính khí
Tính cách của mỗi em mèo được hình thành bởi các yếu tố: giới tính, yếu tố nội tiết tố, quá trình mèo học cách hòa nhập với cuộc sống khi còn là một con mèo con...Tất cả đều ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của một bé mèo.

Nhiều người cho rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ melanin và dopamine (chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến cảm xúc). Vì vậy mà màu lông ông cũng nói lên phần nào tính cách của mèo.

Dịch rã các sen có ở trong nhà giảm cân như này ko
25/08/2021

Dịch rã các sen có ở trong nhà giảm cân như này ko

24/08/2021

Mèo | Sự phát triển của mèo con | My Pet

Video ghi lại quá trình phát triển của những chú mèo con rất đáng yêu và dẽ thương để theo dõi nhiều hơn mọi người và giúp kênh phát triển nhé ^^
link gốc: https://www.youtube.com/watch?v=xC8_QH0xLF4

MÈO BỊ NÔN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CHỮA TRỊ RA SAO ĐỂ TRIỆT ĐỂ ( P2)Xin chào các bạn, ở phần trước My Pet đã giới thiệu cho ...
24/08/2021

MÈO BỊ NÔN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CHỮA TRỊ RA SAO ĐỂ TRIỆT ĐỂ ( P2)

Xin chào các bạn, ở phần trước My Pet đã giới thiệu cho các bạn những triệu chứng và giải pháp đưa chữa trị khi mang đến thú ý rồi. Bài viết này mình xin chia sẻ kinh nghiệm chữa trị mèo bị nôn tại nhà và cách phòng ngừa hiệu quả.

Mèo bị nôn nên chữa trị tại nhà ra sao?
Nếu tình trạng mèo không quá nghiêm trọng, bạn cũng có thể chăm sóc chúng ngay tại nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí. Chăm sóc chúng tại nhà cần lưu ý những điều sau đây:
- Cho mèo uống nước hợp lý
Cho mèo uống ít nước nhưng chia thành nhiều đợt từ 3 đến 4 giờ. Nếu sau bốn giờ mà mèo vẫn chưa nôn, hãy cho chúng uống thêm một ít nước khoảng một thìa nước vừa đủ. Tiếp tục cho mèo uống lượng nước nhỏ, cứ 20 phút một lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ thú y chỉ định.
- Cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng
Cho ăn thức ăn tự chế biến như cơm hoặc khoai tây (tinh bột), thịt gà không da, hoặc phô mai ít béo (protein). Việc cung cấp đủ tinh bột và protein sẽ giúp mèo không bị mất chất và có đủ calo để duy trì hoạt động sống hằng ngày. Bạn chỉ nên cho mèo bị nôn uống một lượng nước hoặc thức ăn nhỏ mỗi lần. Nhiều bé mèo có thể do ăn hoặc uống quá nhiều mà nôn mửa. Việc bắt đầu cho mèo ói ăn uống bình thường trở lại nên thực hiện trong một tới hai ngày. Nếu sau đó, mèo vẫn ói hoặc có các triệu chứng buồn nôn, hay mau chóng đưa mèo tới các trung tâm thú y.
- Nên cho mèo ở trong nhà để theo dõi tình hình
Khi mèo bị bệnh ở mức độ nhẹ, hãy để mèo trong nhà để theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng. Việc cho mèo ở trong nhà cũng giúp chúng tránh ăn những thức ăn ngoài chế độ hoặc ăn bừa bãi khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, gây nôn nhiều và kiệt sức.
Cách phòng mèo bị nôn hiệu quả, nên áp dụng
- Thường xuyên theo dõi việc ăn, uống của mèo
Chăm sóc mèo bị nôn là việc làm cần thiết, để phòng bệnh bạn nên chú ý chế độ ăn uống của chúng. Vì việc ăn uống lung tung, không khoa học chính là nguyên nhân chính khiến chúng bị bệnh. Bạn cũng cần lưu ý việc bài tiết của mèo để mèo luôn luôn được khỏe mạnh.
Luôn cung cấp nguồn nước uống tươi mát và sạch sẽ. Vì nếu như uống nước bẩn có thể khiến mèo bị buồn nôn. Việc thay đổi thức ăn đột ngột cũng khiến hệ tiêu hóa của mèo bị ảnh hưởng gây: buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Vì thế, nên thay đổi thức ăn cho mèo một cách thật từ từ, thêm một ít đồ ăn mới vào khẩu phần rồi sau đó giảm thức ăn cũ, trộn nhiều thức ăn mới hơn trong tầm một đến hai tuần sau đó.
- Vệ sinh cho mèo sạch sẽ
Thường xuyên chải răng, chải lông cũng là biện pháp để phòng tránh hiện tượng nôn mửa ở mèo. Vì nếu như mèo nuốt phải lông cũng khiến chúng hay nôn và chán ăn.
Mèo bị nôn là một triệu chứng rất thường gặp ở những chú mèo. Thế nhưng, nếu chúng nôn ói quá nhiều và lâu bạn cần hết sức thật trọng. Trường hợp nặng và khẩn cấp cần cho chúng đến gặp các bác sỹ thú ý để hiểu rõ và xử lý tình trạng sức khỏe của chúng. Đừng quên thường xuyên theo dõi My Pet để cập nhật nhiều thông tin hữu ích chăm sóc thú cưng bạn nhé!
Nếu thấy bài viết hữu ích thì và bài viết đến mọi người giúp mình nhé.

Dịch thế này ở nhà dậy mèo tập yoga thôi
23/08/2021

Dịch thế này ở nhà dậy mèo tập yoga thôi

MÈO BỊ NÔN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? | CHỮA TRỊ RA SAO ĐỂ TRIỆT ĐỂ ( P1)Mèo bị nôn ra thức ăn là hiện tượng rất thường gặp ở m...
23/08/2021

MÈO BỊ NÔN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? | CHỮA TRỊ RA SAO ĐỂ TRIỆT ĐỂ ( P1)

Mèo bị nôn ra thức ăn là hiện tượng rất thường gặp ở mèo. Bệnh này do hệ tiêu hóa của chúng bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng nôn nhiều, bỏ ăn và cơ thể suy yếu. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng cần lưu ý ngay những dấu hiệu ban đầu để có những biện pháp điều trị hiệu quả, triệt để.
Những triệu chứng của mèo bị nôn
- Luôn chảy nước dãi.
- Hay liếm hoặc nhai quá nhiều.
- Thường xuyên chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn.
- Cơ thể rất yếu ớt, đau bụng, sụt cân và có hiện tượng máu nhiều trong bãi nôn. Những dấu hiệu này có thể báo hiệu mèo đang gặp các bệnh nguy hiểm, vì thế cần theo dõi để xử lý kịp thời. Tình trạng này càng diễn ra trầm trọng hơn khi mèo càng già.
Chữa trị mèo bị nôn như thế nào để triệt để?
Việc chữa trị khi mèo bị nôn và tiêu chảy thường áp dụng một số phương pháp sau:
- Thay đổi chế độ ăn thường ngày
Cần thay đổi ngay chế độ ăn uống một cách hợp lý để hệ tiêu hóa của mèo được ổn định trở lại. Nếu như mèo bị dị ứng thực phẩm, ăn quá nhiều, ăn quá nhanh cũng khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Lúc này, bạn nên cho chúng ăn ít hơn, cũng có thể tham khảo dùng máy cấp thức ăn tự động để giảm tình trạng bị nôn ở mèo.
- Truyền dịch, tiêm thuốc để kiểm soát bệnh
Cần truyền dịch và tiêm thuốc theo định kỳ để kiểm soát bệnh nôn mửa ở mèo, nếu mèo có dấu hiệu buồn nôn hãy cho chúng uống thuốc đặc trị ngay.
Thuốc chữa trị khi mèo bị nôn nên dùng là Maropitant (hay còn gọi là Cerenia). Thuốc này có thể được tiêm hoặc cho mèo uống. Thông thường, ở phòng khám, mèo sẽ được tiêm loại thuốc này, khi về nhà bạn cũng có thể cho chúng uống thuốc.
- Nên cho mèo đi khám bác sỹ thú y
Nếu chúng bị đau bụng, mèo bị nôn ra dịch vàng, bị tiêu chảy hoặc cơ thể mệt mỏi, hãy cho chúng đi khám bác sỹ thú y để chữa trị triệt để. Các bác sỹ sẽ kết hợp với xét nghiệm chẩn đoán để xác định chính xác các nguyên nhân khiến mèo bị nôn mửa. Thông thường, một số liệu pháp chữa trị hay áp dụng chính là truyền dịch tĩnh mạch (IV) với chất điện giải để khử nước, sau đó mèo sẽ được theo dõi trong 24 giờ để điều trị bằng thuốc.
My Pet xin dừng bài viết ( P1) tại đây phần sau mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách chữa trị mèo bị nôn tại nhà nhé.
Nếu thấy bài viết có ích thì và giúp mình nhé

CÁCH NUÔI MÈO CON 1 - 3 THÁNG TUỔIMèo là loài động vật rất đáng yêu, đôi mắt to tròn, thân hình nhỏ nhắn, dễ thương. Chí...
22/08/2021

CÁCH NUÔI MÈO CON 1 - 3 THÁNG TUỔI

Mèo là loài động vật rất đáng yêu, đôi mắt to tròn, thân hình nhỏ nhắn, dễ thương. Chính vì vậy, chúng trở thành thú cưng yêu thích của rất nhiều người. Vậy cách nuôi mèo con như nào để chúng phát triển toàn diện, khỏe mạnh và cứng cáp nhất. Hãy cùng My Pet trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để chăm sóc các bé mèo một cách tốt nhất nhé.
Cẩm nang hướng dẫn cách nuôi mèo con tại nhà
1. Chế độ dinh dưỡng cho mèo con
Giai đoạn từ sơ sinh đến một tháng tuổi
- Trong giai đoạn này, tốt nhất là để mèo con bú sữa mẹ, tuyệt đối không dùng các sản phẩm sữa dành cho người. Nếu không may mèo con không có mẹ thì hãy cho bú nhờ mèo mẹ khác hoặc cho mèo con ăn sữa chuyên dụng. Mỗi ngày cho ăn từ 3 - 4 lần, các bữa cách đều nhau.
- Sau 20 ngày tuổi, bạn có thể cho mèo ăn dặm với cháo loãng thịt xay, đồng thời bổ sung thêm 5 – 10% các loại rau củ xay nhuyễn.
- Cho mèo con uống nước sôi để nguội. Lưu ý không pha thêm sữa hoặc đường vào trong nước vì nó có thể khiến mèo con bị rối loạn tiêu hóa.
Giai đoạn từ 1 – 3 tháng tuổi
- Cho mèo con uống sữa 2 lần một ngày, đồng thời hòa thêm canxi vào sữa.
- Bổ sung thêm thức ăn trộn nhuyễn với thịt gà, cá, lợn. Tuyệt đối không cho các bé ăn xương.
Giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi
- Có thể cai sữa cho mèo con và thay vào đó là cơm cùng các loại thịt để bổ sung chất dinh dưỡng.
- Sử dụng thêm canxi vào chế độ ăn cho mèo.
- Chuẩn bị thêm một bát nước cạnh bát ăn để tiện cho các bé mèo uống nếu chúng khát.
Giai đoạn trên 6 tháng tuổi
- Nếu là người bận rộn, bạn có thể sử dụng các loại hạt khô, cơm hoặc thịt tươi cho mèo con ăn.
- Bạn nên cắt hoặc xé nhỏ thịt ra để các bé mèo có thể ăn được dễ hơn. Loại thịt nên sử dụng là bò, gà, cá hồi, cá nục,….
- Nếu có thời gian, bạn có thể nấu bữa ăn cho các bé với thành phần như sau:
+ Tinh bột, có thể là cơm hoặc cháo: 40 - 50%
+ Chất đạm: 40 - 45%: Có thể dùng thịt, cá, gan hoặc nội tạng.
+ Các loại rau củ xay nhuyễn và nấu chín: 5 - 10%.
- Ngoài ra, các bạn cũng nên bổ sung thêm canxi nano, dầu cá Omega 369, bột khoáng để các bé mèo có hệ khung xương chắc chắn, to lớn và bộ lông dày, mềm mượt.
2. Cách bế mèo con
- Rất nhiều bé mèo không thích bị bế nên bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi chúng sẵn sàng. Đừng cố gượng ép, tránh làm các bé sợ hãi.
- Hãy tạo cảm giác thân thiện, an toàn với các bé bằng cách vuốt nhẹ nhàng, chơi đùa để chúng quen với bạn hơn. Lúc này, bạn có thể dễ dàng tiếp cận và bế các bé.
- Khi bế, cần sử dụng cả 2 tay, 1 tay đặt dưới ngực còn tay kia dưới đuôi mèo. Hoặc cầm vào gáy dưới tai để kéo mèo lên. Ngoài ra bạn cũng có thể nhấc mèo lên bằng cách dùng 2 tay túm gọn bốn chân của mèo và bế lên theo chiều thẳng đứng đầu hướng lên trên.
3. Chăm sóc sức khỏe cho mèo con
Tiêm phòng, tẩy giun
- Nếu bé mèo đã được tiêm phòng trong giai đoạn dưới 3 tháng tuổi thì bạn không phải tiêm cho mèo con trong giai đoạn từ 3 - 12 tháng tuổi.
- Định kỳ tẩy giun cho mèo 3 tháng/lần...
Triệt sản cho mèo
- Mèo sẽ bắt đầu có dấu hiệu động dục khi được 4 - 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, lúc này chúng chưa có khả năng giao phối.
- Nếu không muốn cho chúng sinh sản, bạn có thể cho mèo khi chúng được 5 - 6 tháng tuổi.
Cách vệ sinh cơ thể mèo con
- Sau khi mèo con ăn xong, bạn có thể dùng một miếng vải mềm, thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch cho mèo con.
- Sử dụng bàn chải lông mềm để chải lông cho mèo con mỗi ngày một lần.
- Khi các bé mèo còn bé, chúng thường khó vệ sinh sạch sẽ phần dưới đuôi của mình. Lúc này, bạn có thể sử dụng một miếng bông hoặc vải ướt để hỗ trợ các bé.
- Khi mèo con được 3 tháng tuổi, bạn có thể tắm cho bé trung bình 1 - 2 tuần/lần để các bé luôn sạch sẽ, loại trừ ve rận và nấm ngoài da.
- Giữ ấm cho mèo con 24/24 bằng khăn bông hoặc sử dụng đèn sưởi.
- Cắt tỉa móng vuốt cho mèo con từ 2 - 3 tuần/lần. Khi cắt chỉ cần phần đầu móng, tránh cắt vào phần chân móng có màu hồng vì nơi đây chứa các mạch máu. Nếu cắt phải sẽ rất khó cầm máu.
4. Chơi đùa với mèo con
- Thông qua các hoạt động chơi đùa, vận động thể chất, tập thể dục, các bé mèo sẽ học được cách giao tiếp và phát triển kỹ năng. Các bé thường không biết đang làm đau bạn khi vồ, cắn tay bạn nên bạn có thể la khi chúng nghịch quá.
- Các bé mèo rất thích được gãi, xoa xuôi chiều lông phần sống lưng. Điều này giúp các bé thư giãn.
- Tránh việc giơ tay ra trước miệng các bé vì đây chính là lời khiêu chiến, thách đấu, đồng thời cũng nên tránh tay khỏi lòng bàn chân và gan bàn chân vì điều này khiến các bé thấy khó chịu.
Hy vọng với những thông tin mà My Pet chia sẻ về cách nuôi mèo con ở trên, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích. Chúc các bạn chăm sóc được những bé mèo khỏe mạnh, đáng yêu.

CHO MÈO CON ĂN GÌ VÀ NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓCMèo con là mèo ở độ tuổi vị thành niên. Sau khi sinh từ 7- 10 n...
21/08/2021

CHO MÈO CON ĂN GÌ VÀ NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC

Mèo con là mèo ở độ tuổi vị thành niên. Sau khi sinh từ 7- 10 ngày chúng mới có thể mở mắt. Khi được 2 tuần tuổi, mèo con phát triển nhanh và chập chững tìm hiểu thế giới xung quanh. Sau 3- 4 tuần, răng mèo bắt đầu nhú ra, lúc này chúng có thể ăn được.
Do cấu trúc xương, cơ, hệ tiêu hóa còn yếu nên thức ăn giành cho mèo cần phải mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và đầy đủ kalo, giàu protein, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, nước,...
Cho mèo con ăn gì?
Sữa
Ngay từ khi sinh ra, mèo con đã biết tự tìm đến bú sữa mẹ theo bản năng sinh tồn. Sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và chất béo để giúp cho quá trình phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Trong giai đoạn đầu, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của chúng. Đối với trường hợp mèo mẹ thiếu sữa, sữa thiếu chất, mèo con mất mẹ, cần bổ sung thêm sữa ngoài.
Lúc này, hệ tiêu hóa của mèo con còn yếu, khả năng hấp thụ kém, không thể chuyển hóa đường lactozo trong sữa bò, sữa bột khiến chúng sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy. Do đó, bạn nên chọn các loại sữa công thức, sữa dê, sữa tiệt trùng và chứa ít đường, không nên cho chúng uống quá nhiều sữa để tránh bị thừa cân. Ngoài ra, bạn có thể mua những bình sữa cho mèo để tập cho chúng quên dần việc không có sữa mẹ trong giai đoạn sau khi mở mắt.
Sau khi được 35 ngày tuổi, mèo con có thể ăn cơm nhão hoặc sữa bột. Từ ngày thứ 50 trở đi, mèo con đã có thể tách mẹ và tự ăn cơm bình thường. Lúc này, bạn có thể cho mèo ăn thức ăn giống mèo trưởng thành như thịt, cá, trứng,…
Thịt nạc, nội tạng động vật
Trong thành phần dinh dưỡng của những thực phẩm này, hàm lượng protein khá cao, đặc biệt là bò, dê, cừu,…Sau khi chế biến, mùi vị của chúng rất thơm và hấp dẫn, kích thích mèo con ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải nấu chín, không dùng thịt ôi thiu, nhiễm bệnh để bảo vệ sức khỏe cho mèo con.
Có thể cho mèo ăn thêm pate để bổ sung taurin- nếu thiếu chất này, mèo dễ mắc bệnh mù lòa và các bệnh về tim mạch.

Mèo rất thích đồ tanh, đặc biệt là cá. Thịt cá cung cấp taurine- nguồn protein mèo con không thể tự tổng hợp được.
Có nhiều loại cá sống trong các môi trường nước khác nhau như nước biển, nước ngọt, nước lợ,…nhưng cá biển là loại cá được lựa chọn nhiều nhất nhiều Protein, vitamin A, D,…Bạn có thể chế biến cá bằng cách kho, rán, nướng…thậm chí là cá đóng hộp.
Lưu ý: Không cho mèo con ăn quá nhiều vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biệt, có một số trường hợp mèo con bị dị ứng với cá. Khi cho mèo con ăn cá, hãy nhớ gỡ xương trước kẻo chúng bị hóc, rất nguy hiểm.
Quá trình chế biến thịt, cả chỉ diễn ra trong vài phút bằng cách rán, luộc, hấp vì nếu nấu lâu chất dinh dưỡng sẽ bị mất bớt, tỷ lệ tiêu hóa protein cũng giảm bớt.
Tôm
Đối với tôm, bạn phải bóc vỏ trước khi cho mèo con ăn vì vỏ tôm chứa axit benzonic.
Trứng
Mỗi tuần, bạn có thể cho mèo ăn từ 1 đến 2 quả trứng (tương đương 50- 100g thịt), nên nhớ cần loại bỏ lòng trắng trước khi mang rán hoặc luộc vì nó chứa nhiều chất hạn chế quá trình tiêu hóa protein ở mèo con.
Thức ăn khô
Bên cạnh các loại thức ăn tươi cần được chế biến thì thức ăn khô cũng là sản phẩm được hầu hết các chú mèo con ưa thích. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các túi, hộp thức ăn đóng sẵn trong những cửa hàng bán đồ cho thú cưng.
Loại thức ăn chế biến sẵn được làm từ thịt gà, gan gà, bột cá và các chất phụ gia khác theo công thức khoa học, đảm bảo đầy đủ khoáng chất, vitamin, taurine, omega. Chính vì thế chúng ta chỉ cần lựa chọn một sản phẩm phù hợp với lừa tuổi, cân nặng và giống của chú mèo nhà mình.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng cho bữa ăn chính và phải lựa chọn sản phẩm phù hợp với lứa tuổi, giống mèo, cân nặng của mèo con.
Rau, củ
Để hệ tiêu hóa của mèo con khỏe mạnh, đặc biệt với những chú mèo con đã triệt sản, ít vận động, bạn cần bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây. Vì chúng không có mùi vị đặc biệt như các loại thực phẩm trên nên nếu muốn những chú mèo con chịu ăn, bạn nên nấu chung với thịt, trứng, cá,…
Mỗi ngày, bạn chỉ nên cho mèo con ăn từ 10- 15g rau xanh. Một số loại rau không nên sử dụng là rau chân vịt, cà rốt, đậu xanh vì chúng có nhiều axit oxalic. Đặc biệt, bạn nên nhớ rằng không bao giờ được cho mèo ăn nho hoặc các loại hạt Macadamia nếu không muốn những bé mèo của mình bị ngộ độc với những triệu chứng suy thận cấp, rối loạn thần kinh, nôn mửa, suy nhược.
Lưu ý: Dựa vào trọng lượng mỗi bé mèo mà bạn cần điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho phù hợp.
Ví dụ: Mèo con nặng 1 kg: 40- 50 g thức ăn trong đó 50% là thịt động vật và 20% rau xanh cùng 20% cơm. Bạn cần lưu ý không nên cho mèo ăn cơm thường xuyên vì có thể dẫn đến tiêu chảy.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc mèo con
- Trong 2 tuần đầu, bạn nên đo cân nặng mèo con hàng ngày. Thông thường, chúng tăng được thêm 15 g một ngày. Kiểm soát chặt chẽ sự thay đổi cân nặng, hỏi ý kiến bác sỹ nếu chúng tăng hoặc giảm cân quá nhanh.
- Trong 6 tuần đầu, nên để mèo con cho mẹ nuôi. Những người nuôi mèo được khuyến cáo là hãy đợi đến khi mèo được 12 tuần tuổi mới tách ra ở riêng. Nếu không may bị mất mẹ, chúng có thể khó giao tiếp, gặp vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển.
Hy vọng, những chia sẻ trên đây của My Pet đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi cho mèo con ăn gì một cách chính xác, đầy đủ nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc cho những chú mèo con có thể lớn nhanh để hành hạ mấy con sen.
Nếu thấy bài viết hữu ích thì và giúp mình nhé

Biểu hiện và thời gian mèo động dục ở đực với cái ( P4 )Ở những phần trước mình đã chia sẻ cho các bạn về biểu hiện, thứ...
20/08/2021

Biểu hiện và thời gian mèo động dục ở đực với cái ( P4 )

Ở những phần trước mình đã chia sẻ cho các bạn về biểu hiện, thức ăn, và thời gian động dục ở mèo đực và mèo cái. Ở phần này, mình xin chia sẻ về những điều cần chú ý và cách chấm dứt việc động dục ở mèo

Chú ý khi mèo động dục
Mùa xuân là mùa sinh sản của mèo. Mèo đực và mèo cái thông thường sẽ hoạt động và giao phối ngoài đường. Mèo cái thông thường trong thời kỳ nay rất bất ổn. Lượng thực phẩm ăn sẽ giảm sút. Chúng thường lăn lộn và phát ra tiếng kêu to hơn tiếng kêu thông thường.

Nếu mèo được quen nuôi trong nhà thì thường dễ đi lạc, dễ gặp sự cố và bị thương. Mèo đực động dục vì tranh giành mèo cái nên dễ xảy ra xô xát với mèo đực khác. Do đó, đến mùa xuân cần gia tăng quản lý mèo, không để mèo ra ngoài. Để giúp mèo kiểm soát phát dục có thể tiến hành giao phối cho mèo.

Làm thế nào để chấm dứt việc mèo động dục
Cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng này đó là triệt sản cho mèo . Chúng sẽ trở lại trạng thái sinh hoạt bình thường. Không kêu gào, không đi vệ sinh lung tung, mèo đực đến kì không bỏ nhà ra đi khiến chủ nhân lo lắng nữa. Triệt sản cũng khiến chúng trở nên ngoan ngoãn, nghe lời, trung thành với chủ hơn.

Các nghiên cứu cho thấy, động vật không tiến hành triệt sản có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp gần 40 lần. Đặc biệt là mắc các bệnh liên quan đến buồng trứng, tử cung, nội tiết, tinh hoàn và các bệnh khác.

Phẫu thuật triệt sản được coi như một cuộc tiểu phẫu. Rất đơn giản, an toàn, không đau đớn. Sau khi triệt sản hãy để mèo cưng của bạn nghỉ ngơi trong khoảng 3 ngày.

Sau đó chúng sẽ lại hoạt động vui vẻ như thường. Chủ nhân nhớ chăm sóc chúng cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ thú y trong những ngày này nhé.

Có nên triệt sản mèo cái đang nuôi con?
Mèo được triệt sản khi nó đang chăm sóc con thì sữa vẫn được tiết ra cho con của nó. Một số bác sĩ thú y thích làm việc này sau khi mèo con đã được cai sữa bởi vì trong thời gian nuôi con thì tuyến vú phát triển nó có thể làm cho phẫu thuật trở nên khó khăn hơn.

Nếu một con mèo cái được giữ trong nhà cách ly với tất cả sự nhòm ngó của các mèo đực, thì có thể đợi đến khi mèo con đã cai sữa trước khi triệt sản mèo mẹ. Nếu không thể giữ cách ly chúng khỏi mèo đực đến kì trong khi nó đang chăm sóc con được thì nó nên được triệt sản càng sớm càng tốt. Nhanh chóng cho nó trở lại với con của nó sau khi phẫu thuật.

Nếu nuôi chung mèo con cùng một lứa thì nên triệt sản ngay khi chúng được 4 tháng tuổi. Mèo đực đến kì và mèo cái cùng một mẹ nếu sinh sản có thể gây ra hiện tượng đồng huyết. Con non có thể mang dị tật hoặc bệnh di truyền.

Chi phí triệt sản cho mèo
Nhiều người cho rằng nên để mèo đẻ một lứa rồi mới triệt sản. Nhưng việc đó hoàn toàn không có lợi ích gì cho mèo trong việc này. Triệt sản trước khi mèo động dục hoặc sinh sản lần đầu tiên là dễ và an toàn hơn. Triệt sản cho mèo trước 6 tháng tuổi có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở mèo.

Thông thường mèo khoảng 10 tháng tuổi có thể thực hiện phẫu thuật triệt sản. Chi phí phẫu thuật cho mèo đực vào khoảng 150 – 250 ngàn. Thời gian hồi phục sau 2 – 3 ngày phẫu thuật. Đối với mèo cái chi phí khoảng 200 – 300 ngàn. Thông thường mèo cái cần tới 1 tuần thì có thể hồi phục.

Khi tiến hành triệt sản cho mèo có rất nhiều vấn đề cần phải lưu ý. Tốt nhất bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ thú y và kiểm tra sức khỏe của mèo cưng trước khi tiến hành phẫu thuật.

Bài viết đến đây là hết cảm ơn các bạn đã theo dõi

Address

164 Vương Thừa Vũ
Hanoi

Telephone

+84964788893

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when MY PET - Thế giới mèo posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to MY PET - Thế giới mèo:

Share

Category

Nearby pet stores & pet services



You may also like