Tổng Kho Cám Vỗ Béo Vật Nuôi - 0367.065.838

Tổng Kho Cám Vỗ Béo Vật Nuôi - 0367.065.838 Cốm Tăng Trọng Vật Nuôi Hàng Đầu Việt Nam, Được Hàng Triệu Bà Con Tin Dùng

1. Kỹ thuật sản xuất ếch giốnga. Nuôi vỗ ếch bố mẹ* Nơi nuôi vỗ:- Chọn ao có độ sâu 40 - 50 cm, nguồn nước sạch và hang ...
24/06/2023

1. Kỹ thuật sản xuất ếch giống
a. Nuôi vỗ ếch bố mẹ
* Nơi nuôi vỗ:
- Chọn ao có độ sâu 40 - 50 cm, nguồn nước sạch và hang trú ẩn, bờ có bóng mát. Thả bèo tây hoặc rau muống chiếm 1/2 diện tích mặt ao.
- Vệ sinh, tẩy trùng ao trước khi đưa vào nuôi vỗ.
* Lựa chọn ếch bố mẹ:
Nên chọn ếch 2 - 3 tuổi từ ao ếch thịt để thu được nhiều trứng, trứng to, nở con mập mạp.
* Mật độ nuôi vỗ:
- Nếu có điều kiện nên nuôi riêng ếch đực và cái khoảng 1 tháng trước khi cho đẻ.
- Ếch đực 3 - 5 con/m2; ếch cái 3 - 4 con/m2;
- Trong thời gian cho đẻ, mật độ: 1 - 5 cặp/m2.
* Chế độ nuôi vỗ:
Thức ăn công nghiệp có độ đạm 25% hoặc thức ăn tự chế (40% cá xay + 60% bột ngũ cốc). Lượng thức ăn cho ăn bằng 3 - 4% trọng lượng đàn ếch.
b. Cho ếch đẻ
Cho ếch đẻ tự nhiên trong ao. Đầu tháng 3 âm lịch, ếch cái phát dục có bụng phình to và mềm. 3 - 4 ngày sau khi có tiếng kêu thưa thớt của ếch đực, ếch cái sẵn sàng đẻ trứng. Nếu nuôi riêng đực - cái thì tối hôm đó, phải đưa ếch đực vào thả chung với ếch cái.
Ếch đẻ ban đêm, sáng sớm đi vớt trứng ngay bằng cách dùng đĩa hoặc chậu vớt nguyên cả màng trứng rồi đổ nhẹ vào chậu to, xô có chứa sẵn nước sạch. Tránh làm vỡ màng nhầy. Không để các mảng trứng chồng lên nhau dày đặc và vón cục, trứng sẽ ung.
c. Kỹ thuật ấp trứng và nuôi nòng nọc
* Ương trong ao: Chỉ vớt ếch bố mẹ sang ao khác, để nguyên các ổ trứng, ương cho nở tự nhiên. Sau khoảng 24 giờ, trứng nở thành nòng nọc. Nòng nọc ăn phù du động vật trong ao; sau khi nở 3 - 4 ngày, cho nòng nọc ăn thêm 200 - 300g bột mỳ, bột gạo/1 vạn con/ngày hoặc dùng thức ăn viên độ đạm 40%. Mật độ ương khoảng 2.000 trứng/m2; tỷ lệ nở trung bình 50%; sau 15 ngày có thể san thưa nòng nọc, đem nuôi ở ao, bể khác.
* Ương trong bể: Dùng bể kích cỡ 1 m x 0,8 m x 0,3 m. Mật độ 1 - 2 vạn trứng/m2.
Ở nhiệt độ 22 - 26°C, trứng sẽ nở ra nòng nọc chỉ sau 22 giờ. Khi noãn hoàng tiêu hết, nòng nọc mới tự đi kiếm ăn. Mật độ ương 15.000 - 20.000 trứng/m2.
d. Kỹ thuật nuôi nòng nọc lên ếch con
* Cho nòng nọc ăn: Sau khi nở 3 - 4 ngày, vớt phù du động vật từ ao về cho ăn hoặc cho ăn bằng lòng đỏ trứng (4 quả/1 vạn nòng nọc/2 bữa sáng, chiều) bóp nhuyễn, rắc đều quanh bể. Trung bình từ nòng nọc lên ếch giống đạt tỷ lệ sống 50%.
* San thưa: Sau 8 ngày nuôi ở bể, san thưa với mật độ 500 - 1.000 con/m2.
* Thức ăn bổ sung gồm: 20 - 30% đạm động vật trộn với 70 - 80% bột ngũ cốc. Khẩu phần ăn/ngày: 0,5 - 1 kg/1 vạn con. Tuỳ nhiệt độ, nòng nọc biến thái thành ếch con trong khoảng 21 - 25 ngày.
đ. Kỹ thuật nuôi ếch con lên ếch giống
* Từ ngày 8 - 14: Mật độ 2.000 - 3.000 con/m2. Thức ăn: 30% tôm, tép, cá xay nhỏ trộn với 70% mì sợi, bún khô ngâm nước, cắt đoạn hoặc cơm nguội; ngày cho ăn 2 lần; khẩu phần ăn trong ngày bằng 8 - 10% trọng lượng ếch (khoảng 1 kg thức ăn/1.000 con/ngày);
* Từ ngày 15 - 21: Mật độ 500 - 1.000 con/m2. Điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
* Từ ngày 22 - 30: Điều chỉnh thức ăn. Khi ếch rụng đuôi, cho ếch ăn thức ăn viên 40% đạm, lượng thức ăn 7- 10% trọng lượng thân ếch.
2. Kỹ thuật nuôi ếch thịt
a. Nuôi ếch trong ao
* Chuẩn bị ao
Mức nước 0,20 – 1,0 m. Ao có bố trí hệ thống sàn ăn, bè nổi cho ếch lên ăn mồi, nghỉ ngơi. Có hệ thống kênh cấp thoát nước, hệ thống lưới che chắn, bảo vệ ếch.
* Giống và mùa vụ
- Mùa vụ thả từ tháng 4 đến tháng 9.
- Trước khi nuôi nên tắm ếch giống trong nước muối 3%.
- Chọn ếch giống 45 ngày tuổi, cỡ đồng đều (3 - 6 cm/con), khoẻ mạnh, màu sắc đậm, không nhiễm bệnh hay bị dị tật, quen ăn thức ăn chế biến.
- Mật độ nuôi 40 - 60 con/m2hoặc 80 - 100 con/m2(tuỳ vào trình độ nuôi).
* Thức ăn và cho ăn
- Chủ yếu là thức ăn công nghiệp hoặc chế biến sẵn (độ đạm > 30%). Khầu phần ăn trong ngày bằng 8 - 10% trọng lượng ếch trong ao.
- Cho ăn: Tháng đầu cho ăn 3 - 4 lần/ngày, khi lớn cho ăn 2 lần/ngày (sáng và chiều).
Những vùng có sẵn tôm, cá, cua đồng, giun đất, trứng vịt loại thì có thể dùng thức ăn tự chế để hạ giá thành. Trộn những loại thức ăn thô trên với cám gạo, cho vào máy nghiền thức ăn, phơi khô trong bóng râm (không phơi trực tiếp dưới ánh sáng nắng mặt trời).
Nếu dùng thức ăn viên, rải trực tiếp xuống ao. Nếu dùng thúc ăn chế biến, để lên sàn ăn.
Nếu dùng thức ăn tươi sống, phải rửa sạch hoặc khử trùng trước khi cho ăn. Không thay đổi thức ăn hàng ngày đột ngột, vì ếch sẽ không ăn cho dù nó đang đói.
* Chăm sóc
- Thay nước: tháng đầu: 2 - 3 ngày thay nước 1 lần, mực nước luôn duy trì 20 - 30 cm. Từ tháng thứ 2 trở đi: thay nước hàng ngày, mực nước có thể giảm xuống còn 10 - 15 cm. Nên thay nước vào buổi sáng. Nếu dùng nước giếng khoan, nên trữ lại ít nhất 1 ngày mới sử dụng.
- Chăm sóc, quản lý ao: Thường xuyên bổ sung vitamin, thuốc bổ, men tiêu hoá vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho ếch.
Mỗi tuần cho ếch tắm bằng thuốc sát trùng (thuốc tím, lodine)/lần.
Định kỳ 2 tuần cân ếch để có cơ sở điều chỉnh chế độ cho ăn và chăm sóc. Đồng thời phân loại ếch theo trọng lượng để tách nuôi riêng, tránh trường hợp cắn hoặc ăn thịt lẫn nhau.
* Thu hoạch
Ếch đạt 200g/con sau 3 - 3,5 tháng nuôi. Có thể thu toàn bộ.
b. Nuôi ếch thịt trong bể
- Chuẩn bị bể xi măng: Bể phải đảm bảo độ cao để ếch không nhảy được ra ngoài và tránh kẻ thù xâm nhập, xung quanh thành bể phải giăng lưới. Diện tích bể khoảng 10m2, dưới đáy phải có ống thoát nước để tiện cho việc thay nước. Xây gờ 20 cm quanh phía trong bể, cao hơn mặt nước từ 5 - 10 cm để lấy nơi cho ếch nằm trên cạn.
* Giống và mùa vụ
Giống như nuôi trong ao, chỉ khác mật độ 100 con/m2, mực nước 7 - 10 cm (ngập 2/3 thân ếch).
* Thức ăn và cho ăn
Giống như khi tiến hành nuôi trong ao. Chỉ khác khẩu phần ăn trong ngày ở giai đoạn mới thả giống bằng 5 - 7% trọng lượng ếch; tháng tiếp theo là 2 - 3%.
* Chăm sóc
Ếch là loại động vật sống lưỡng cư, chúng thay da hàng ngày nên dễ làm cho nước trong bể nhanh bị bẩn. Vì vậy nên thay nước thường xuyên, 2 ngày/ lần trước khi ăn.
Nhằm tránh tình trạng ếch phân đàn nên định kỳ lọc và phân cỡ để tránh hiện tượng cắn lẫn nhau. Cứ 3 ngày tiến hành phân đàn 1 lần. Theo dõi khả năng ăn của ếch để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Định kỳ 15 ngày dùng thuốc tím 3 g/m3xử lý bể nuôi, ngâm ếch 5 - 10 phút. Phòng ngừa địch hại như chuột, kiến,...
Sau khi nuôi 3 - 4 tháng, ếch đạt trọng lượng 150 - 300 g/con có thể tiến hành thu hoạch.
3. Thu hoạch và vận chuyển
a. Thu hoạch
- Thu nòng nọc bằng lưới cá hương;
- Thu ếch con bằng lưới nilông mắt nhỏ;
- Thu ếch thịt bằng lưới then 2 hoặc 3.
Thời gian thu vào sáng sớm hay chiều mát. Trước khi thu hoạch, ngừng cho ăn để ếch bài tiết hết phân, gớm ếch lại với mật độ dày để quen dần trước khi vận chuyển.
Dụng cụ thu ếch phải trơn, nhẵn, bắt nhẹ nhàng, tránh xây xát.
b. Vận chuyển
- Chọn ngày trời mát, nhiệt độ không khí dưới 30°C;
- Nòng nọc vận chuyển bằng thùng, xô, chậu có nước sạch, mật độ 80 - 100 con/lít; bằng túi PE có bơm ôxy: 600 - 800 con/lít;
- Ếch con vận chuyển báng sọt, rổ tre, lồng (có lót nilông) hoặc thùng, chậu, túi vải trong có 1 ít rong, bèo;
- Ếch thịt vận chuyển dụng cụ lớn hơn, thiết kế nhiều tầng, không chồng đè lên nhau, thoáng và giữ được độ ẩm bão hoà.

🦆Kỹ thuật nuôi vịt thịt công nghiệpNuôi vịt thịt công nghiệp là phương thức chăn nuôi hiện đại, nuôi được quanh năm và c...
23/06/2023

🦆Kỹ thuật nuôi vịt thịt công nghiệp
Nuôi vịt thịt công nghiệp là phương thức chăn nuôi hiện đại, nuôi được quanh năm và có thể sản xuất quy mô lớn, tạo sản phẩm chất lượng cao.
👉Con giống
Người nuôi có thể chọn nhiều loại giống vịt khác nhau để chăn nuôi như: Vịt trời giống, vịt C.V. Super M siêu thịt, vịt Anh Đào… Vịt con đạt tiêu chuẩn là khi mới nở rốn khô, lông mượt, chân mỏ bóng, nhanh nhẹn, có thể trọng từ 45 g trở lên, loại bỏ con dị tật hở rốn...
👉Thức ăn
Nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dưới dạng bột. Phải đảm bảo thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn phải cân đối về thành phần giá trị dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của vịt trong từng giai đoạn. Ngoài ra, cần phải bổ sung thêm bổ dung thêm vitamin và khoáng vi lượng đầy đủ.
👉Chăm sóc
Vì vịt có sở thích sục nước, đi phân lỏng, té nước lên chất độn chuồng, khi chất độn này bị ẩm ướt vịt con sẽ dễ bị cảm lạnh. Đồng thời tạo điều kiện cho nấm mốc, ký sinh, giun sán, vi khuẩn phát triển gây bệnh cho đàn vịt. Chính vì vậy, cần thường xuyên thay chất độn chuồng khô cho vịt để phòng bệnh, giúp vịt sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh.
Trước cửa chuồng nuôi cần phải có hố khử trùng để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn vịt.
Mỗi chuồng nuôi, bà con chỉ nên nuôi một loại vịt cùng lứa. Nếu không cùng lứa thì chỉ nên nuôi 2 lứa cách nhau 2 - 5 ngày.
Chuồng nuôi cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
Cách ly và loại bỏ những con ốm yếu, bệnh tật ra khỏi khu vực chăn nuôi và có biện pháp xử lý, tiêu hủy đúng quy định để không làm ảnh hưởng đến cả đàn.
Tuân thủ lịch tiêm phòng vaccine cho vịt.

🎉Chia sẻ bí quyết chăn nuôi dê:1. Thức ănThức ăn và khẩu phần ăn chính là yếu tố quyết định đến sản lượng thịt đầu ra. B...
23/06/2023

🎉Chia sẻ bí quyết chăn nuôi dê:
1. Thức ăn
Thức ăn và khẩu phần ăn chính là yếu tố quyết định đến sản lượng thịt đầu ra. Bà con cần nắm rõ và chủ động nguồn thức ăn để dê ổn định phát triển.
Nguồn thức ăn chủ yếu của dê chính là lá cây các loại, các loại cỏ, rau củ hay các loại đậu, các loại củ chứa tinh bột như khoai, ngô, sắn, … Ngoài ra còn có các loại thức ăn bổ sung khác như bã đậu, giá hay thức ăn công nghiệp.
Đối với dê thì thức ăn thô xanh chiếm khoảng 70% tổng lượng thức ăn. Bà con nên chủ động tìm hiểu cách thức trồng cỏ voi, để chủ động nguồn thức ăn trong những ngày thời tiết không thuận lợi kéo dài.
– Nhóm thức ăn thô:
Là thức ăn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời cũng giúp đảm bảo dạ cỏ hoạt động bình thường. Thức ăn thô có thể chia làm 3 nguồn chính:
+ Thức ăn thô xanh: là các loại cỏ mọc tự nhiên, thân cây ngô hay dây khoai lang, lá sắn, mía, lá mít, chuối, … Ngoài ra còn một số loài lá cây chứa độc tố như lá xoan, lá chàm tai tượng, lá xà cừ, …
+ Thức ăn thô khô: như rơm khô, cỏ phơi khô.
+ Thức ăn củ quả: khoai lang, củ sắn tầu, củ cải hay bí ngô, ..
– Nhóm thức ăn tinh: Có thể kể đến như hạt ngũ cốc, các loại củ khoai sắn phơi khô, hay bột ngô, bột cám gạo,…
– Ngoài ra còn có các loại thức ăn bổ sung khoáng như bột sò, bột xương, bột cacbonat canxi, …
2. Nước uống
Lượng nước uống cho dê mỗi giai đoạn sẽ cần lượng nước khác nhau. Đối với dê con, từ lúc mới sinh đến 2 tháng tuổi cần 0,5lit/ngày. Còn với dê trưởng thành có thể cần đến 5 lít nước / ngày.
*Đặc biệt hiện nay cần bổ sung thêm các loại cốm tăng trưởng vật nuôi chất lượng như Goldking USA. Giúp đàn vật nuôi tăng cân, chắc thịt, tiêu hóa, hấp thụ tốt thức ăn.
Giúp bà con rút ngắn thời gian chăn nuôi gấp 5 lần bình thường.
Lợi nhuận lớn, giảm chi phí, tăng năng suất.
👉 Gọi ngay: 0367.065.838 để nhận tư vấn miễn phí về chăn nuôi.

23/06/2023

Nghệ sĩ Quang Tèo nhận xét về sản phẩm Goldking usa - cám vỗ béo vật nuôi

Mùa nắng nóng gia súc gia cầm thường ăn kém, sức đề kháng giảm, năng suất thịt, trứng giảm. Các loại dịch bệnh như: tiêu...
23/06/2023

Mùa nắng nóng gia súc gia cầm thường ăn kém, sức đề kháng giảm, năng suất thịt, trứng giảm. Các loại dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng… dễ phát sinh, lây lan gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Đặc biệt là gà không có tuyến mồ hôi nên dễ bị chết ngộp vì nóng.
Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng, mọi người cho nhân viên tư vấn người chăn nuôi cần bổ sung thêm sản phẩm điện giải nhé!

Lễ kí kết hợp tác chiến lược giữa Việt Nam - Hoa Kỳ
23/06/2023

Lễ kí kết hợp tác chiến lược giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Phản hồi của khách hàng sau khi dùng vỗ béo vật nuôi Goldking
23/06/2023

Phản hồi của khách hàng sau khi dùng vỗ béo vật nuôi Goldking

Hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao đầm chọn và thả cá giốngSau một vụ nuôi do quá trình chăm sóc lượng phân bón, thức ăn dư t...
23/06/2023

Hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao đầm chọn và thả cá giống
Sau một vụ nuôi do quá trình chăm sóc lượng phân bón, thức ăn dư thừa và lượng phân cá thải ra lắng đọng, tích tụ dưới đáy ao sẽ gây ô nhiễm môi trường gây bệnh cho đàn cá nuôi dẫn đến thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản. Vì vậy để nuôi cá đạt kết quả cao trong vụ nuôi cần lưu ý kỹ thuật cải tạo ao đầm, cách chọn và thả cá giống
1. Chuẩn bị ao nuôi
– Ao nuôi có diện tích từ 500m2trở lên, tốt nhất từ 1000-5000 m2
– Gần nguồn nước ra vào, thường xuyên giữ được mực nước từ 1,2-1,5m
– Ao nuôi cần có cống cấp và thoát nước đặt so le, để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước.
– Bờ ao chắc chắn, không dò rỉ, thoáng đãng không cớm rợp.
huong dan cai tao ao dam - Hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao đầm chọn và thả cá giống
2. Cải tạo ao
– Tát cạn ao diệt hết cá tạp, vệ sinh xung quanh ao, tu sửa bờ ao đảm bảo chắc chắn
– Vét lớp bùn thối dưới đáy ao chỉ để lại lượng bùn 15-20cm
– Dùng vôi bột lượng 7-10 kg/100m2rắc đều đáy và xung quanh bờ ao,ao lâu năm cần tăng lượng vôi 10-15kg/100m2
– Ao có bùn đen, thối cần tăng lượng vôi sau đó dùng cào,trang đảo bùn.Nếu có điều kiện thì phơi đáy ao 2-3ngày
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá chọi (cá Betta)
– Bón lót 20-30 kg phân chuồng (đã được ủ với vôi bột 2-5%)/100m2
– Lọc nước vào ao qua lưới potylen mắt dầy, mức nước đạt 1-1,5m sau 3-5 ngày nước ao có màu xanh lá chuối non hoặc vỏ đỗ thì tiến hành thả giống.
– Trước khi thả giống phải đảm bảo các yếu tố môi trường như.
PH > 7
Nhiệt độ > 200C
3. Chọn giống.
– Cá đảm bảo tiêu chuẩn là : Cá khỏe mạnh,đồng đều không dị hình ,không bệnh tật bơi lội nhanh nhẹn và được mua tại cơ sở sản xuất có uy tín và đã qua kiểm dịch. Trước khi thả cá nên tắm cho cá bằng nước muối 2% trong thời gian 5-10 phút để loại trừ ký sinh trùng
4. Thả giống
– Cá vận chuyển phải được cho vào túi ni lông có bơm ô xy, thời gian thả cá vào lúc trời mát sáng 7-8h, chiều 5-6h. Lưu ý không thả vào lúc nhiệt độ cao hay mưa rào. Khi vận chuyển cá từ xa về không thả cá ra ao ngay cá dễ bị sốc. Để tránh sốc cho cá phải ngâm túi chứa cá xuống ao thời gian 15-20 phút, khi nhiệt độ nước trong túi và ao cân bằng ta tháo túi và thả cá ra từ từ. Thả cá cách bờ 1-2m, xa cống cấp và thoát nước thao tác nhẹ nhàng tránh đứng trên bờ hất cá xuống ao.
– Mật độ thả, cỡ giống thả: Mật độ nuôi phụ thuộc vào điều kiện ao nuôi, kích cỡ dự kiến thu và năng suất nuôi.
Xem thêm: Kĩ thuật nuôi cá lăng nha trong lồng bè
– Thả cá truyền thống mật độ 2-3con/m2,cỡ giống 5-8cm hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép .
– Nếu nuôi ghép thì có thể áp dụng công thức sau:
Lấy Trắm cỏ làm chính: áp dụng với những ao nước sạch ít màu mỡ.Mật độ nuôi 1,5-2con/m2.Trong đó Trắm cỏ 50%. Trôi 20%.Mè 10%.Chép 10%.Rô phi 10%.
Lấy cá Trôi làm chính. áp dụng với những vùng có đáy bùn pha cát,nước màu mỡ. Mật độ thả 2-2,5 con/m2. Trong đó Trôi 50%. Trắm 10%. Mè 20%. Chép10%. Rô phi 10%.
Lấy cá Mè làm chính. áp dụng những vùng màu mỡ ,bùn nhiều.Mật độ 2-3con/m2.Trong đó Mè trắng 40%.Trắm cỏ 10%. Trôi 25%. Chép 15%. Rô phi 10%.
Lấy Rô Phi làm chính. áp dụng với những ao có đáy bùn pha cát hoặc đất thịt. Mật độ 2-4 con/m2. Trong đó Rô Phi 50%. Trôi 20%. Chép 10%. Trắm cỏ 10%. Mè 10%.
Nuôi đơn: chỉ nên áp dụng với một số đối tượng như Rô phi đơn tính, Rô đồng đầu vuông . Hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh
– Cỡ giống 4-6cm mật độ thả: Rô phi đơn tính 2-4con/m2
Rô đầu vuông 15-20 con/m2
– Thức ăn chủ yếu dùng thức ăn công nghiệp hoặc kết hợp với thức ăn tự chế.
– Mùa vụ nuôi : từ tháng 2 trở đi khi nhiêt độ từ 20oC trở lên

KINH NGHIỆM VỀ CÁCH NUÔI HEO CON MAU LỚNKinh nghiệm về cách nuôi heo con mau lớnHeo con sau khi cắt sữa mẹ thì bắt đầu c...
23/06/2023

KINH NGHIỆM VỀ CÁCH NUÔI HEO CON MAU LỚN
Kinh nghiệm về cách nuôi heo con mau lớn
Heo con sau khi cắt sữa mẹ thì bắt đầu cuộc sống độc lập. Vậy đâu là cách nuôi heo con để chúng phát triển khỏe mạnh và sinh trưởng không bệnh tật. Sau đây là một vài kinh nghiệm mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn.
Đặc điểm sinh lý của lợn con giai đoạn sau cai sữa:
- Heo con dễ bị căng thẳng giai đoạn sau cai sữa vì thiếu vắng lợn mẹ và có sự thay đổi trong khẩu phần thức ăn: chuyển đổi từ dạng sữa sang dạng thức ăn khô.
- Bộ máy tiêu hóa của heo con vẫn chưa phát triển một cách đầy đủ, cho nên heo con dễ bị mắc các bệnh về tiêu hóa.
- Khả năng tự điều hòa thân nhiệt của heo còn kém cùng với sức đề kháng cơ thể chưa cao.
Bà con cần có hiểu biết đầy đủ về những đặc điểm sinh lý trên ở heo con để có thể học hỏi, tìm hiểu những kỹ thuật nuôi dưỡng sao cho phù hợp với từng giai đoạn.
Hướng dẫn bố trí heo con sau cai sữa trong chuồng nuôi
Heo bố trí nuôi trong cùng một chuồng cần tương đương về tuổi và khối lượng để đảm bảo sự phát triển đồng đều cho cả đàn. Khoảng 0,4-0,45 m2/con và mật độ khuyến cáo nên nuôi khoảng 10-25 con/1 ô chuồng. Một chuồng mà nhốt quá đông heo dễ đánh nhau và sự khó kiểm soát khi có heo ốm.
Nên chọn thức ăn cho heo con sau cai sữa như thế nào?
Chất lượng thức ăn cho heo con cần có dinh dưỡng cao (lượng protein thô cần đạt 17-18%, năng lượng trao đổi vào khoảng 3100 kcal/kg thức ăn hỗn hợp), dễ dàng tiêu hóa (bà con nên dùng các loại thức ăn thông thường như bột ngô, bột hoặc khô đỗ tương, bột gạo, bột cá nhạt).
Chế độ ăn được khuyến cáo như sau
Bà con không thay đổi thức ăn trong ngày trước cai sữa, ngày cai sữa và 3-4 ngày tiếp theo. Nếu thay đổi thức ăn thì bà con nên thực hiện từ từ trong vòng 3-4 ngày liền (từ từ giảm dần thức ăn cũ và tăng dần thức ăn mới, 4 ngày sau mới cho heo chuyển sang ăn hoàn toàn thức ăn mới).
Hướng dẫn cách cho ăn hạn chế ở heo trong 4 ngày đầu như sau:
Ngày đầu cai sữa giảm: đi ½
Ngày thứ 2: giảm đi 1/3
Ngày thứ 3: giảm đi ¼
Ngày cuối: trở về mức ăn như trước cai sữa, sau đó bà con tăng dần lượng thức ăn mới theo khả năng ăn được của heo con. Thức ăn thì chia ra nhiều lần trong ngày (tầm 4-6 bữa/ngày).
* Nước uống: Cung cấp đủ nước uống sạch và mát vì khi thiếu nước heo con ăn kém ngon miệng, chậm lớn, và xảy ra hiện tượng đánh nhau.
Về các điều kiện khác khi nuôi heo con thì như thế nào?
Bà con cần đảm bảo chất lượng thức ăn tốt, thực hiện nuôi đúng kỹ thuật, thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống, chuồng trại thông thoáng, đủ ấm, thương xuyên theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

Address

Lô T17 Cụm Công Nghiệp Làng Nghề Kiêu Kỵ, Gia Lâm
Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tổng Kho Cám Vỗ Béo Vật Nuôi - 0367.065.838 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category