GreenMethr - Diệt mọi loại côn trùng gây hại

GreenMethr - Diệt mọi loại côn trùng gây hại Green methr diệt mọi loại côn trùng gây hại

http://nhachannuoi.vn/ga-ho-thuan-viet-san-vat-quy-tung-duoc-tien-vua/
25/12/2021

http://nhachannuoi.vn/ga-ho-thuan-viet-san-vat-quy-tung-duoc-tien-vua/

Gà Hồ hay còn gọi là gà “tiến Vua”. Đây là một sản vật chỉ có ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Làng Lạc Thổ nằm ở phía bờ Nam của lưu vực sông Đuống nổi tiếng cả nước về giống gà Hồ thu...

Thanh Hóa: 5 huyện công bố hết dịch bệnh tả lợn Châu Phi22/12/2021Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho ...
24/12/2021

Thanh Hóa: 5 huyện công bố hết dịch bệnh tả lợn Châu Phi
22/12/2021
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết: Tính đến ngày 22-12, trên địa bàn tỉnh đã có 5 huyện Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Như Thanh, Nông Cống, Nga Sơn khống chế hoàn toàn và công bố hết dịch bệnh tả lợn Châu Phi.
Tuy dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng vẫn còn 7 huyện, thị xã chưa công bố hết dịch. Vì vậy, để tiếp tục ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tả lợn Châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đang tiếp tục đôn đốc các địa phương tăng cường thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc khu vực chuồng trại chăn nuôi theo định kỳ. Tổ chức thực hiện tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi có bệnh đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm không làm phát tán mầm bệnh. Duy trì các chốt kiểm soát dịch bệnh tại các đầu mối giao thông, các địa phương có dịch và vừa công bố hết dịch. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để các doanh nghiệp, người chăn nuôi nắm chắc, hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Dự án nhà máy sữa 4.600 tỷ đồng của Vinamilk và Vilico tại tỉnh Hưng Yên nhận quyết định chủ trương đầu tư23/12/2021Ngày...
23/12/2021

Dự án nhà máy sữa 4.600 tỷ đồng của Vinamilk và Vilico tại tỉnh Hưng Yên nhận quyết định chủ trương đầu tư
23/12/2021
Ngày 23/12, UBND Tỉnh Hưng Yên đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên do Vinamilk và công ty thành viên Vilico triển khai, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhân kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh Hưng Yên.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam, thuộc top 36 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu. Tại Việt Nam, Vinamilk hiện có 13 trang trại và 13 nhà máy sữa trên cả nước, trong đó, có 2 siêu nhà máy là Nhà máy sữa Việt Nam (sản xuất sữa nước, công suất đạt 800 triệu lít/năm) và Nhà máy sữa bột Việt Nam (sản xuất sữa bột, công suất gần 54.000 tấn/năm).



Nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng các mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới, Vinamilk hợp tác cùng Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam-CTCP (“Vilico”), một công ty thành viên trong tập đoàn, để đầu tư và xây dựng Nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đây sẽ là siêu nhà máy sữa lớn nhất của Vinamilk ở khu vực phía bắc và cũng là dự án nhà máy chế biến sữa có quy mô lớn nhất của tỉnh Hưng Yên được cấp quyết định chủ trương đầu tư tính đến thời điểm này.



Dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.600 tỷ đồng, trên diện tích gần 25ha, tổng công suất thiết kế ước đạt khoảng 400 triệu lít/năm được xây dựng dự kiến theo 2 giai đoạn. Nhà máy sữa tại Hưng Yên là một trong các dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển của Vinamilk và Vilico trong 5 đến 10 năm tới và được định hướng sẽ trở thành một siêu nhà máy sữa hàng đầu tại Việt Nam và tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á.



Trên cơ sở phát huy những lợi thế về giao thông thuận lợi của tỉnh Hưng Yên khi nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, dự án Nhà máy sẽ kết nối chặt chẽ với các nhà máy, kho vận và đặc biệt là các trang trại bò sữa của Vinamilk tại khu vực phía bắc, từ đó, hình thành nên chuỗi giá trị bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho địa phương và khu vực.



Dự án kết hợp được kinh nghiệm trong xây dựng, quản lý và vận hành các nhà máy lớn, hiện đại của Vinamilk cùng việc sử dụng quỹ đất đai của Vilico phù hợp, hiệu quả và sẽ được trình cho đại hội cổ đông trong kỳ họp gần nhất.
Tại buổi lễ, Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vilico cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng rằng, sự đi vào hoạt động dự án sẽ góp phần tạo ra sức bật cho sự phát triển của Vinamilk, Vilico trong giai đoạn tới và đồng thời đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Hưng Yên nói riêng và kinh tế địa phương nói chung. Với sự sẵn sàng về nguồn lực đầu tư và kinh nghiệm trong việc xây dựng, vận hành hệ thống nhà máy tại Việt Nam, trong đó có nhiều nhà máy có quy mô lớn, đạt các tiêu chuẩn quốc tế, Vinamilk cùng Vilico sẽ đầu tư thực hiện và quản lý dự án một cách hiệu quả, đúng tiến độ và mang đến lợi ích tổng thể, bền vững”.



Tất cả các nhà máy hiện nay của Vinamilk hiện đều được áp dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến hàng đầu của thế giới, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, vận hành và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp Vinamilk không chỉ đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn sản phẩm tại nhiều thị trường xuất khẩu có các tiêu chuẩn khắt khe. Tính đến nay, sản phẩm Vinamilk đã xuất khẩu đến 56 quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc…. và ngày nâng cao giá trị thương hiệu cho các sản phẩm sữa Việt Nam trên thị trường quốc tế.



Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nâng cao trình độ tay nghề, góp phần ổn định an sinh xã hội và đóng góp ngân sách địa phương từ 500 đến 800 tỷ đồng mỗi năm. Với quy mô lớn, dự án không chỉ tạo nên đòn bẩy về kinh tế, mà người dân địa phương và khu vực lân cận còn có thể trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị, từ đó tạo ra các lợi ích tổng thể về kinh tế-xã hội một cách bền vững.



Đại diện Vinamilk cho biết thêm, không chỉ được đầu tư về công nghệ chế biến tiên tiến, ứng dụng công nghệ 4.0 toàn diện để bảo đảm chất lượng sản xuất theo chuẩn quốc tế, nhà máy sẽ được áp dụng các công nghệ để bảo đảm yếu tố môi trường, vận dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng đến phát triển bền vững. Đây cũng là định hướng Vinamilk đã và đang triển khai tại các nhà máy hiện có của Vinamilk trên cả nước.



Vừa qua, Vinamilk và Vilico đã ký kết thành công Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Sojitz Nhật Bản trong dự án tại tỉnh Vĩnh Phúc trị giá 500 triệu USD. Trước đó, Vinamilk cũng chính thức công bố liên doanh tại Philippines với công ty thực phẩm hàng đầu tại đây là Del-Monte. Hàng loạt dự án lớn liên tiếp được triển khai trong năm bản lề của kế hoạch chiến lược 5 năm 2022-2026 sắp tới cho thấy những bước tiến mới của Vinamilk hướng đến mục tiêu tiến vào Tốp 30 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi ở Hà Nam22/12/2021Sau 2 tháng tái bùng phát trên địa bàn tỉn...
22/12/2021

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi ở Hà Nam
22/12/2021
Sau 2 tháng tái bùng phát trên địa bàn tỉnh Hà Nam, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 35 xã, thị trấn; đã có hơn 8.000 con lợn bị ốm, chết phải tiêu hủy, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương cùng các hộ chăn nuôi tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ phòng, chống dịch.
Gia đình ông Lê Công Thịnh, thôn 5 xã Hưng Công, huyện Bình Lục làm nghề chăn nuôi lợn hàng chục năm nay. Tuy giá cả có lúc lên, lúc xuống, nhưng gia đình ông vẫn duy trì được đàn lợn kín chuồng với khoảng 130 con. Vậy mà, dịch bệnh tả châu Phi mới chớm đến ông đã phải giảm đàn còn hơn 70 con. Đến nay, gia đình ông đã phải tiêu hủy gần 50 con và bán hết những con không bị bệnh, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.



Giờ đây phải nhìn cả dãy chuồng lợn trống không, ông Thịnh xót xa nói: “Nhà nông chỉ trông vào chăn nuôi mà không may bị dịch này, gia đình thiệt hại nhiều lắm. Chỗ lợn bị tiêu hủy, cũng chưa biết nhà nước hỗ trợ được giá nào, một số bán chạy và mang chôn nên thiệt hại rất lớn. Không cứ riêng gia đình nhà tôi, trong đợt này thôn tôi có hơn chục hộ chăn nuôi đã bị dịch”.



Bà Đỗ Thị Lý, thôn 5 xã Hưng Công, huyện Bình Lục chia sẻ: “Từ năm 2019 đến nay, chăn nuôi rất vất vả từ giá cả bấp bênh, thường xuyên dịch bệnh, khiến người chăn nuôi bị thiệt hại nhiều; chúng tôi tái đàn đi, tái đàn lại song vẫn bị dịch bệnh. Chúng tôi thua thiệt rất nhiều do dịch tái đi, tái lại nên giờ không thể gồng được vẫn phải nợ vốn cho đại lý bán thức ăn chăn nuôi. Gia đình khó khăn quá phải vay tiền từ nước sạch và hộ nghèo để đầu tư mà không may cứ đầu tư thì lại mất hết. Chỉ mong Nhà nước, các ngành có sự hỗ trợ để người chăn nuôi sớm tái lại được sản xuất chăn nuôi”.



Xã Chân Lý, huyện Lý Nhân có gần 800 hộ chăn nuôi lợn, với tổng đàn hơn 25.000 con. Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Đến nay, tất cả 9 thôn của xã đều có dịch với hơn 500 con lợn đã phải tiêu hủy, trong đó có hơn 40 con lợn nái.



Ông Nguyễn Văn Bằng, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cho biết: “Chúng tôi được nợ tiền đại lý bán thức ăn chăn nuôi, cho đến khi bán lợn thì mới trả tiền. Hiện tại gia đình tôi đã nợ hơn 100 triệu tiền ở đại lý. Nhưng bây giờ dịch bệnh phải tiêu hủy hết như này thì không có tiền trả tiền cám và không có vốn để hồi phục”.



Hầu hết các hộ chăn nuôi ở tỉnh Hà Nam có vốn đầu tư ít, chủ yếu vẫn chăn nuôi theo hình thức lấy công làm lãi, nợ vốn thức ăn chăn nuôi với các đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Nên khi dịch bệnh ập đến, không những người chăn nuôi bị thiệt hại mà các đại lý cung ứng thức ăn trên địa bàn cũng bị tồn đọng vốn trong các hộ chăn nuôi và tồn đọng cám không tiêu thụ được.



Tính đến ngày 19/12, tỉnh Hà Nam đã tiêu hủy hơn 8.000 con lợn của hơn 470 hộ bị ốm, chết do tả lợn châu Phi tại 35 xã, thị trấn trong tỉnh, gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ chăn nuôi, ảnh hưởng đến sản lượng cung cấp thịt lợn cho thị trường trong và ngoài tỉnh, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.



Huyện Lý Nhân là địa phương có số lợn phải tiêu hủy nhiều nhất tỉnh với hơn 4.200 con tại 16 xã. Bà Nguyễn Thị Quyên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lý Nhân, Hà Nam cho biết, đối với các địa phương có lợn ốm chết, ngành nông nghiệp huyện đã phối hợp cùng chính quyền địa phương chỉ đạo khoanh vùng dập dịch với các biện pháp cụ thể, như: lấy mẫu xét nghiệm, nếu dương tính với dịch tả lợn châu Phi thì công bố dịch và chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch như lập chốt kiểm dịch, rà soát thống kê tổng đàn để quản lý chặt chẽ tổng đàn lợn trên địa bàn huyện. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng bệnh đến người chăn nuôi, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ để hạn chế tình hình dịch bệnh và chánh lây lan ra diện rộng.



Ông Vũ Anh Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cho biết, khi nhận được thông tin có dịch bệnh bùng phát ở địa bàn thôn nào là xã chỉ đạo khoanh vùng không khống chế, tuyên truyền đến người dân không nhập đàn thêm và không cho lợn xuất ra khỏi địa bàn, khi có lợn chết tiến hành tiêu hủy ngay để bảo đảm khâu vệ sinh môi trường và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Đồng thời, giao trách nhiệm cho các thôn tiến hành thông báo để cho nhân dân chủ động các biện pháp phòng, chống dịch như phun khử khuẩn, rắc vôi bột.



Các ổ dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Hà Nam đợt này xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ và vừa trong các khu dân cư. Điều này cho thấy, công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi của các hộ còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do vậy, cùng các biện pháp triển khai của cấp, ngành chức năng, người dân cần chủ động phòng, chống ngay tại hộ, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.



Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam khuyến cáo, ngành đã chỉ đạo các địa phương trước tiên làm tốt công tác phòng, chống dịch. Trong chăn nuôi người dân phải thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng các điều kiện như thức ăn, giống, các biện pháp vệ sinh khử trùng tiêu độc. Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, người chăn nuôi cần bình tĩnh, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để khống chế dịch, không hoang mang bán chạy lợn, khiến cho giá lợn giảm gây thiệt hại về kinh tế.

Nông dân nuôi bò sữa đã có thể ‘nhìn thấy giá sữa tăng năm 2022’21/12/2021Những người nông dân chăn nuôi bò sữa từng chị...
21/12/2021

Nông dân nuôi bò sữa đã có thể ‘nhìn thấy giá sữa tăng năm 2022’
21/12/2021
Những người nông dân chăn nuôi bò sữa từng chịu đựng biên lợi nhuận ‘mỏng như tờ giấy’ trong vài năm vừa qua, bây giờ đã có lý do để lạc quan trong năm tới.



Dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho năm 2022 cho biết, giá sữa bò có thể sẽ vượt mốc 20 USD-mark- đứng ở mức trung bình 20,25 USD cho mỗi trăm cân (50,8 kg) đối với tất cả các loại sữa, với ước tính giá trung bình loại IV và loại III lần lượt là 18,70 và 17,75 USD.



Nếu dự đoán này trở thành hiện thực, mức tăng giá đối với ba loại sữa sẽ dao động trong khoảng từ 80 cent đến 2,70 USD/trăm cân so với ước tính của USDA vào tháng 11 năm 2021.



Dan Basse, chủ tịch Công ty AgResource ở Chicago cho biết, gần đây tại hội thảo tín dụng ngành hàng nông nghiệp thường niên, có những lý do để lạc quan trong ngành sữa. “Chúng tôi đã mất tám năm để mọi thứ quay trở lại như hồi năm 2014 (nếu giá sữa vượt qua mốc 20 USD).”
Ông Basse ước tính giá sữa loại III và IV có thể lên tới từ 21 đến 23 USD trong năm tới, do nhu cầu tăng cao, nguồn cung ít hơn và áp lực lạm phát. Ngoài ra trong dài hạn, đề xuất thay đổi chính sách nông nghiệp ở Liên minh châu Âu cũng có thể làm chuyển đổi thị trường EU từ một nhà xuất khẩu ròng sang nhà nhập khẩu sữa. “Nhu cầu thế giới đối với các sản phẩm sữa vẫn còn rất cao. Tôi tin rằng xuất khẩu sẽ là động lực tăng giá trong tương lai”, ông Basse cho biết.



Vào năm 2020, Mỹ là quốc gia xuất khẩu sữa tăng trưởng kỷ lục, với khoảng 16% lượng sữa khô được sản xuất trên toàn quốc. Và tỷ trọng này trong năm nay, tính từ tháng 1 đến tháng 9 cũng đã tăng 14% so với tốc độ kỷ lục của năm ngoái.



Ông Basse dự báo: “Khi bước sang năm 2022, chúng ta sẽ có một năm kỷ lục nữa về xuất khẩu sữa. Một trong những nhà nhập khẩu sữa lớn tiềm năng sẽ là Trung Quốc khi họ đang có xu hướng chuyển sang sử dụng nhiều váng sữa hơn như là một chất thay thế sữa cho heo con”.



Tổng đàn bò sữa của Mỹ đã tăng 2% trong khoảng từ năm 2020 đến tháng 7 năm 2021, đạt 9,5 triệu con. Tuy nhiên, chủ tịch Công ty AgResource tin rằng tỷ lệ tăng trưởng này hàng năm có thể giảm, một phần do sức mạnh của thị trường thịt bò, với lượng giết mổ tăng 14%.



“Việc giết mổ bò sữa của Mỹ đang tăng lên. Đó chính là một yếu tố làm tăng trưởng lợi nhuận cho các hãng sữa”, theo ông Basse.



Nhưng liệu tình trạng lạm phát giá sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu đối với các sản phẩm sữa và thịt bò trong thời gian tới?



Theo các chuyên gia phân tích thị trường: “Lạm phát sẽ không sớm chấm dứt mà nó sẽ diễn ra trong khoảng ít nhất là 12-18 tháng tới. Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy sự chuyển đổi nhu cầu tiêu thụ protein, trong khi nhu cầu của thế giới đối với các sản phẩm sữa vẫn khá mạnh mẽ”.



Điều đó có nghĩa là nhu cầu về cả pho mát và bơ sẽ đều tăng cao, trong đó riêng nhu cầu bơ toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 7%. “Nguồn cung bơ ở Mỹ rất dồi dào. Hiện nay đó là một cơ hội xuất khẩu vì giá bơ thế giới đang tăng”, ông Basse nói.

11 tháng đầu năm xuất khẩu 971,8 triệu usd, nhập khẩu 4,5 tỉ usd thức ăn chăn nuôi20/12/2021Theo số liệu thống kê sơ bộ ...
20/12/2021

11 tháng đầu năm xuất khẩu 971,8 triệu usd, nhập khẩu 4,5 tỉ usd thức ăn chăn nuôi
20/12/2021
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2021 xuất khẩu thức ăn gia súc các loại của Việt Nam tăng mạnh 44,4 % so với tháng 10/2021 và tăng 61% so với cùng tháng năm 2020, đạt trên 114,01 triệu USD. Cộng chung cả 11 tháng năm 2021 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh 34,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 971,83 triệu USD.



Việt Nam xuất khẩu thức ăn gia súc nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc đạt 330,73 triệu USD, chiếm 34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc của cả nước, tăng 75,6% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng tháng 11/2021 kim ngạch tăng 29,5% so với tháng 10/2021 và tăng 78% so với tháng 11/2020, đạt 33,72 triệu USD.



Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường Campuchia chiếm 14,1%, đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 137,41 triệu USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước; Riêng tháng 11/2021 giảm 18,3% so với tháng 10/2021 và giảm 23,8% so với tháng 11/2020, đạt 9,62 triệu USD.



Đứng thứ 3 là thị trường Ấn Độ đạt 95,86 triệu USD, chiếm 9,9%, tăng mạnh 36% so với cùng kỳ; Riêng tháng 11/2021 xuất khẩu sang thị trường này tăng 12,4% so với tháng 10/2021 nhưng giảm 29,5% so với tháng 11/2020, đạt 3,34 triệu USD.



Nhìn chung, trong 11 tháng năm nay, xuất khẩu thức ăn gia súc sang đa số thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, đáng chú ý xuất khẩu sang Philippines tăng mạnh 165,3%, đạt 69,13 triệu USD; xuất khẩu sang Thái Lan cũng tăng mạnh 78,2%, đạt 28,65 triệu USD.

Nâng cao năng suất heo với probiotic Bacillus19/12/2021Các probiotic không chỉ là một dạng sản phẩm mà thuật ngữ này bao...
19/12/2021

Nâng cao năng suất heo với probiotic Bacillus
19/12/2021
Các probiotic không chỉ là một dạng sản phẩm mà thuật ngữ này bao trùm nhiều chất cộng thêm khác nhau như vi khuẩn hình thành bào tử, các vi khuẩn sinh acid lactic và nấm men. Tất cả chúng có những cách hoạt động khác nhau nhưng tất cả chúng được sử dụng để cải thiện sức khỏe ruột, tạo thuận lợi cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng và sử dụng thức ăn tốt hơn.



Bài tóm tắt lược dịch trong tạp chí pigprogress.net do Lena Raff (10/2016) biên soạn với tiêu đề “Boosting pig productivity with bacillus based probiotics” viết về những kết quả nghiên cứu probiotic dựa vào 2 dòng lợi khuẩn Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis bổ sung vào khẩu cho heo nái, heo con theo mẹ và sau cai sữa đã mang lai5 những kết quả tích cực về phòng bệnh và nâng cao năng suất sinh sản của cả heo nái và heo con trước và sau cai sữa. Nội dung tóm tắt bà viết được trình bày theo các phần dưới đây.



Ưu điểm của probiotic dựa vào Bacillus



Không phải tất cả các probiotic đều tương thích với các acid hoặc những mức cao của kẽm (Zn) hoặc đồng (Cu) thường được dùng trong thức ăn của heo. Cũng không phải tất cả chúng có thể còn sống qua nhiệt độ trong quá trình đóng viên. Bài báo này tập trung về ảnh hưởng của việc thêm probiotic dựa vào Bacillus dạng bào tử (sản phẩm BioPlus) vào thức ăn của heo nái, heo con đang bú và cai sữa với tỷ lệ bao gồm 400 g/tấn thức ăn. Sản phẩm này chứa 2 dòng vi khuẩn duy nhất là Bacillus subtilis (DSM 5057) và Bacillus licheniformis (DSM 5749) bền với nhiệt và có thể được sử dụng trong cả hai loại thức ăn đóng viên và thức ăn hỗn hợp bột. Hơn nữa sản phẩm này có thể tương thích với các chất cộng thêm khác như các acid và những liều kẽm và đồng cao, vì thế thích hợp cho sử dụng trong thức ăn heo con.
Giảm tỷ lệ chết trước cai sữa



Tất cả các liên quan đến sản xuất heo đều biết rằng việc cai sữa là thời gian bị stress đối với heo con và những hậu quả của việc cai sữa không thành công là rất xấu. Nhưng để đi đến thời điểm cai sữa, những heo con nhỏ phải còn sống trong giai đọan bú sữa. Tầm quan trong của nhiệm vụ này đã tập trung vào những năm gần đây như độ lớn của lứa đẻ được tăng lên, trong khi đó trọng lượng sơ sinh của heo con bị giảm, việc thực hiện quản lý tốt trong nhóm đẻ này thậm chí cần thiết hơn. Những chiến lược khác nhau có thể được sử dụng để cải thiện khả năng sống của heo con như cung cấp chất thay thế sữa, thức ăn tập ăn hoặc bằng cách cung cấp những probiotic dạng bào tử trong thức ăn cho heo nái đang tiết sữa.



Bacillus hình thành bào tử được phân bố trong thức ăn như những bào tử. Một khi đến ruột của heo nái chúng sẽ phát triển có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, mẫu phân của những heo nái được cấp loại probiotic này cũng đã cho thấy các bào tử của dòng bacillus chứa trong probiotic này có thể được tìm thấy trong phân của heo nái. Do tập tính dũi đất của heo con còn nhỏ chúng sẽ ăn vào một số các bào tử này và có lợi về sự cộng thêm từ lúc bắt đầu được cho heo nái, được thể hiện bằng ví dụ như có tỷ lệ heo con chết trước khi cai sữa giảm thấp và năng suất được tăng lên.



Những kết quả từ các lứa của 21 nghiên cứu trên nái thực hiện ở châu Âu chứng minh cho thấy có sự giảm trung bình 3% tỷ lệ chết của heo con trước cai sữa trong những heo con đang bú sữa mẹ. Tỷ lệ chết giảm thấp này làm cho gần như thêm được một heo con cai sữa trên nái trên năm. Trong tất cả các nghiên cứu này, các heo nái đã được cấp sản phẩm bacillus dạng bào tử trong thức ăn 2 tuần trước khi đẻ và trong suốt giai đoạn tiết sữa.



Một nghiên cứu gần đây trên 340 heo con đang bú sữa mẹ được cấp sản phẩm probiotic này trong thức ăn tập ăn từ sơ sinh đến cai sữa đã cho thấy có tỷ lệ chết thấp hơn có ý nghĩa trong số những heo con này so với những heo con không được cấp sản phẩm này (Hình 1). Mức ăn vào của những heo con theo mẹ bú sữa rất thấp và có thể dễ nhầm lẫn khi thấy quá nhiều lao động so với sản lượng đầu ra. Nếu người ta tính rằng lượng cộng thêm được tiêu hóa là thậm chí nhỏ hơn, nó có thể khó để hình dung cách mà một chất cộng thêm có thể làm được nhiều như thế. Trong nghiên cứu sản phẩm probiotic này đã không được cấp cho heo nái để nhấn mạnh rằng dù là được ăn probiotic được bổ sung vào thức ăn tập ăn có vẻ như nhỏ nhưng những kết quả thu được là rõ ràng.

Cùng cảnh ngộ, tại chuồng nuôi 40 con dê đực lấy thịt của hộ anh Đỗ Minh Nhậm, ở khu phố 10, thị trấn Phước Dân, huyện N...
18/12/2021

Cùng cảnh ngộ, tại chuồng nuôi 40 con dê đực lấy thịt của hộ anh Đỗ Minh Nhậm, ở khu phố 10, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, thương lái chỉ chọn mua 12 con, số còn lại chưa xuất bán.

Anh Nhậm cho biết: “Tháng 1/2021, tôi nuôi đợt đầu 20 con dê đực, đến cuối tháng 7, thương lái thu mua được 12 con, còn lại 8 con đã nuôi gần 1 năm vẫn chưa xuất bán. Bán đợt đầu 12 con dê, sau khi trừ chi phí, lỗ 20 triệu đồng. Đợt 2 tôi nuôi 28 con, đến nay cũng hơn 7 tháng chăm sóc, hơn tuần lễ qua, tôi liên tục gọi điện thoại cho thương lái, nhưng họ không trả lời. Nếu tiếp tục nhốt đàn dê trong chuồng thêm một thời gian, chi phí tăng thêm và bán với giá hiện nay, người nuôi càng lỗ đậm hơn”.



Anh Nhậm cho biết thêm, mấy tháng qua, để giảm chi phí tiền thức ăn cho đàn dê, cứ 2 ngày một lần, anh và con trai phải gói theo cơm ăn, nước uống và chở nhau bằng xe máy chạy hơn 50 km đi vào tận Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận – PV) để cắt cỏ, lá cây dại dọc theo đường đi đem về cho đàn dê ăn. Mỗi chuyến đi chi phí tiền xăng, tiền ăn khoảng 300 nghìn đồng/ngày.



Để giúp người nuôi dê, trước mắt, chính quyền cơ sở tại Ninh Thuận đang vận động các doanh nghiệp sớm có giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các hộ nuôi. Tuy nhiên về lâu dài, Ninh Thuận cần đẩy mạnh thực hiện chương trình liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi giữa doanh nghiệp và người nuôi, có giải pháp căn cơ về bao tiêu sản phẩm. Có như thế, mới mong nghề nuôi dê thương phẩm ở Ninh Thuận phát triển bền vững.

Long An hỗ trợ đến 200 triệu đồng với cơ sở chăn nuôi di dời ra khỏi nội thành16/12/2021Long An sẽ hỗ trợ chi phí di dời...
17/12/2021

Long An hỗ trợ đến 200 triệu đồng với cơ sở chăn nuôi di dời ra khỏi nội thành
16/12/2021
Long An sẽ hỗ trợ chi phí di dời với mức 100.000 đồng/m2 chuồng trại tại thời điểm chấm dứt hoạt động nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng đối với cơ sở chăn nuôi có chuồng trại kiên cố.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết, từ nay đến năm 2025, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn phải di dời ra ngoài khu vực nội thành. Vì vậy, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi về chi phí, lãi suất để di dời và đầu tư cơ sở mới.



Cụ thể, Long An sẽ hỗ trợ chi phí di dời với mức 100.000 đồng/m2 chuồng trại tại thời điểm chấm dứt hoạt động nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng đối với cơ sở chăn nuôi có chuồng trại kiên cố. Các cơ sở chăn nuôi khác có mức mức hỗ trợ là 50.000 đồng/m2 chuồng trại nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở.



Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hỗ trợ thêm lãi suất vay đầu tư cơ sở chăn nuôi mới trong vòng 3 năm. Cụ thể, hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay phát sinh theo hợp đồng vay vốn trong hai năm đầu, 50% lãi suất vốn vay phát sinh trong năm thứ ba.



Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng đối với cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại lớn, 150 triệu đồng đối với cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại vừa và 70 triệu đồng đối với cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại nhỏ.



Ngoài ra, các cơ sở chăn nuôi ngừng hoạt động và không có điều kiện di dời đến địa điểm mới, Long An có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo trình độ sơ cấp để các hộ chăn nuôi chuyển đổi nghề nghiệp.



Trước đó, năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Long An đã có nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; các tổ chức, cá nhân có cơ sở chăn nuôi trong nội thành phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp trong thời hạn 5 năm.



Tuy nhiên, trên địa bàn hiện vẫn còn tình trạng nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và một số trang trại chăn nuôi vẫn nằm trong nội thành.



Đây là nơi tập trung đông dân cư, việc xử lý chất thải trong chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức do không đủ diện tích để xây dựng các công trình xử lý chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách chăn nuôi an toàn sinh học đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người và cho vật nuôi.



Theo bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, việc di dời cơ sở chăn nuôi ra ngoài khu vực nội thành sẽ thực hiện theo hướng điều chỉnh quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung, chuyển dịch ra khỏi nội thành đến vùng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội; hình thành vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng.



Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi mạnh dạn đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, giúp cho hoạt động sản xuất chăn nuôi của cơ sở phát triển đúng định hướng và bền vững.



Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1.800 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực nội thành; trong đó, có trên 200 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại và gần 1.600 cơ sở chăn nuôi nông hộ.



Do các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực nội thành nên diện tích dành cho khu vực chăn nuôi nhỏ trung bình từ 10 m2 đến khoảng 200 m2 và tổng diện tích đất xây dựng chuồng trại của các cơ sở này ước khoảng 60 ha.



Trong số đó chỉ có khoảng 30% cơ sở chăn nuôi xử lý bảo vệ môi trường bằng hình thức biogas, số còn lại xử lý chất thải bằng hình thức xả thải trực tiếp ra ao cá hoặc các biện pháp khác./.

Trung Quốc sắp áp thuế cao đối với thịt lợn nhập khẩu16/12/2021Ngày 16/12, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, sẽ tăng thu...
16/12/2021

Trung Quốc sắp áp thuế cao đối với thịt lợn nhập khẩu
16/12/2021
Ngày 16/12, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với hầu hết các sản phẩm thịt lợn từ năm tới nhằm giải quyết nguồn thịt sản xuất trong nước.
Tuyên bố được đưa ra sau khi nhà sản xuất thịt lợn hàng đầu thế giới có tốc độ tái đàn lợn giai đoạn hậu dịch tả lợn châu Phi một cách nhanh chóng. Đặc biệt là trong bối cảnh thị trường thịt lợn tại quốc gia trên 1,4 tỷ người bị sụt giảm mạnh, kéo dài nhiều tháng liền khiến người chăn nuôi lợn lỗ.



Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, sắc thuế tối huệ quốc (MFN) đối với các quốc gia được ưu đãi sẽ tăng trở lại ở mức 12%, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 so với mức 8% hiện tại.



Trước đó vào năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã giảm thuế đối với sản phẩm thịt lợn đông lạnh từ 12% xuống 8% do nước này phải đối mặt với giá thịt lợn trong nước tăng vọt sau các đợt bùng phát dịch bệnh tả lợn châu Phi khiến hàng chục triệu đầu lợn bị buộc tiêu hủy.



Con số thống kê hải quan cho thấy, lượng thịt mà nền kinh tế lớn số hai thế giới nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong suốt nửa đầu năm nay, bất chấp ngay cả khi đàn lợn trong nước hồi phục và giá thịt lợn giảm xuống dưới giá thành sản xuất vào quý III.



Ông Zhu Zengyong, nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết: “Việc điều chỉnh tỷ giá đúng thời điểm có thể giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả trên thị trường nội địa bằng chính những biện pháp hợp lý với thị trường quốc tế”.



Theo đó, việc áp thuế nhập khẩu thịt với tỷ lệ cao hơn sẽ tiếp tục làm chậm đà nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu hàng đầu như Mỹ và Tây Ban Nha vốn đã và đang giảm mạnh trong những tháng gần đây.



Joel Haggard, Phó chủ tịch cấp cao Liên đoàn Xuất khẩu Thịt Mỹ, khu vực châu Á- Thái Bình Dương cho biết: “Bất kỳ sự tăng thuế nào cũng khiến các nhà xuất khẩu gặp nhiều thách thức hơn”.



Dữ liệu hải quan cho biết, lượng thịt lợn nhập khẩu trong tháng 10 của Trung Quốc đã giảm khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn độ 200.000 tấn, mặc dù lượng thịt nhập khẩu trong năm tính đến thời điểm hiện tại chỉ giảm có 8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 3,34 triệu tấn.



Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, tính đến cuối tháng 11/2021, giá thịt lợn tại Trung Quốc đã đảo chiều theo hướng tích cực, tăng 35% trong 5 tuần liên tiếp và đạt 24 nhân dân tệ (tương đương 3,76 USD/kg), tăng 3,8% so với tháng trước đó.



Trong khi đó theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, giá thu mua của các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ dao động mức 18 nhân dân tệ/kg, tăng 4% so với cùng kỳ tháng 10. Nguyên nhân chính tác động đến giá thịt lợn là do nhu cầu tiêu thụ tăng khi mùa đông đến và vào dịp nhiều lễ hội cuối năm, tết cổ truyền.



Theo dự đoán của các chuyên gia, xu hướng giá cả thị trường thịt hai tháng cuối năm thế nào còn phụ thuộc vào lượng tiêu thụ thịt và nguồn cung trong nước. Ước tính nguồn cung trong hai tháng tới tại Trung Quốc sẽ tăng và khả năng vượt qua lượng cầu, tức là giá thịt lợn có khả năng sẽ giảm trong hai tháng tới, thậm chí kéo dài sang cả quý I năm 2022.

Thị trường nông sản phân hóa, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi suy giảm15/12/2021Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, sắc đỏ ti...
15/12/2021

Thị trường nông sản phân hóa, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi suy giảm
15/12/2021
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, sắc đỏ tiếp tục áp đảo trên bảng giá 35 mặt hàng đang được giao dịch liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, tuy nhiên đà tăng mạnh của một số mặt hàng nông sản đã giúp chỉ số MXV-Index chỉ giảm nhẹ 0,08% xuống 2.256,50 điểm.|
Dòng tiền phục hồi trở lại hơn 30% lên gần 2.200 tỷ đồng, trong đó nông sản vẫn là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 50% tổng giá trị giao dịch, thể hiện rõ rệt vai trò của ngành trong hoạt động xuất nhập khẩu tại nước ta.



Kết thúc phiên giao dịch 14/12, bảng giá các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên Sở Giao dịch hàng hóa Chicago được chia làm 2 nửa xanh, đỏ.



Đáng chú ý nhất trong phiên hôm qua là mức tăng rất mạnh hơn 4% của khô đậu tương, lên 376,9 USD/tấn Mỹ, cao nhất kể từ đầu tháng 7 đến nay. Số lượng gia cầm của Mỹ đang tăng lên nhanh chóng và lo ngại về nguồn cung ở Nam Mỹ là yếu tố chính thúc đẩy giá mặt hàng này. Bên cạnh đó, lực mua kỹ thuật sau khi giá vượt lên mức kháng cự quan trọng 370 cũng khiến giá duy trì đà tăng đến tận cuối phiên.



Tác động tích cực từ diễn biến của giá khô đậu đã giúp giá đậu tương tăng trở lại hơn 1%, lên mức 1259,50 cent/giạ, phục hồi phần lớn những gì đã mất trong phiên giao dịch đầu tuần.



Trong khi đó, áp lực bán do ảnh hưởng từ đà giảm mạnh của giá dầu cọ và dầu thô thế giới, cùng diễn biến trái chiều với giá khô đậu khiến giá dầu đậu giảm mạnh hơn 2%, về mức 52,24 cent/pound, đánh dấu phiên giảm thứ 6 liên tiếp.

Address

Gia Lâm
Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when GreenMethr - Diệt mọi loại côn trùng gây hại posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to GreenMethr - Diệt mọi loại côn trùng gây hại:

Share

Category