Nhà Máy Cám Tăng Trọng Vật Nuôi - Hotline: 0967.249.828

  • Home
  • Vietnam
  • Hanoi
  • Nhà Máy Cám Tăng Trọng Vật Nuôi - Hotline: 0967.249.828

Nhà Máy Cám Tăng Trọng Vật Nuôi - Hotline: 0967.249.828 Cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng với 3 tiêu chí AN TOÀN-HIỆU QUẢ-TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Triển vọng nuôi hươu sao lấy nhung ở Sóc Trăng Thời gian gần đây, một số bà con nông dân ở xã Thuận Hưng (huyện Mỹ Tú, t...
28/08/2024

Triển vọng nuôi hươu sao lấy nhung ở Sóc Trăng Thời gian gần đây, một số bà con nông dân ở xã Thuận Hưng (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang mô hình nuôi hươu sao lấy nhung, bước đầu đem lại thành công.

Mô hình nuôi lợn công nghiệp khép kínĐây là mô hình chăn nuôi lợn theo quy mô và hệ thống công nghiệp, trong đó lợn được...
03/08/2024

Mô hình nuôi lợn công nghiệp khép kín
Đây là mô hình chăn nuôi lợn theo quy mô và hệ thống công nghiệp, trong đó lợn được phân chia theo độ tuổi, mục tiêu nuôi và được nuôi trong các chuồng trại đạt chuẩn về vệ sinh, an toàn. Các chuồng trại được lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải, điều hòa thông gió và hệ thống phun sương, nhằm tạo ra một môi trường nuôi lợn sạch sẽ, mát mẻ và ổn định.
Bên cạnh đó, mô hình chăn nuôi công nghệ cao này cũng áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quản lý chăn nuôi như hệ thống cho ăn, uống tự động, hệ thống theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Nhờ vậy, lợn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sống trong môi trường thuận lợi và ít mắc bệnh, giúp tăng hiệu quả, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Mô hình nuôi lợn công nghiệp khép kín là một hướng đi đúng, cần được đầu tư và khuyến khích cho ngành chăn nuôi lợn Việt Nam.

Những mô hình chăn nuôi ít vốn hiệu quả đang được bà con quan tâmNuôi gà siêu trứngGà siêu trứng có thể nuôi theo mô hìn...
03/08/2024

Những mô hình chăn nuôi ít vốn hiệu quả đang được bà con quan tâm
Nuôi gà siêu trứng
Gà siêu trứng có thể nuôi theo mô hình nhốt chuồng hoàn toàn, không tốn nhiều diện tích. Đây là giống gà được lai tạo từ nhiều giống gà khác nhau, có khả năng đẻ trứng cao lên đến 235 quả/mái/72 tuần. “Đặc biệt, việc chăm sóc gà ít tốn công, chỉ cần cẩn thận theo dõi dịch bệnh để phòng chữa kịp thời.” – theo chị Hà Thị Sinh xóm Nhâu, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên).
Thức ăn của gà đẻ trứng không tập trung vào việc tăng trọng, mà chỉ cần giàu dinh dưỡng. Do đó người chăn nuôi có thể tận dụng cám gạo, cám ngô, cám khoai, khô dầu cám, cám mì, khô dầu đậu nành… trộn với bột sò, bột cá, rau xanh băm nhỏ, vitamin…theo một tỉ lệ thích hợp để ép thành cám viên cho gà ăn mỗi ngày. Tự sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ tiết kiệm được từ 20 – 30% chi phí chăn nuôi, thu lãi cao. Mặt khác còn chủ động không phụ thuộc vào thị trường, hạn chế mầm bệnh lây lan.

Hà Giang: Hiệu quả mô hình nuôi gà Ri thả đồi ở Phương Thiện18/08/2021Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Phương...
05/03/2023

Hà Giang: Hiệu quả mô hình nuôi gà Ri thả đồi ở Phương Thiện
18/08/2021
Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) đã phát huy lợi thế vườn đồi để đầu tư phát triển nuôi gà Ri kết hợp trồng cây ăn quả và thực hiện theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao.Gia đình anh Nguyễn Thành Lân, thôn Tiến Thắng và 7 hộ dân khác đã cùng tham gia dự án chuỗi liên kết phát triển chăn nuôi gà Ri thả đồi. Các hộ được nhà… Xem thêm

🐔Tăng khả năng đề kháng cho vật nuôiHệ miễn dịch là tấm khiên bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, giúp cơ thể chúng chống lại ...
15/02/2023

🐔Tăng khả năng đề kháng cho vật nuôi

Hệ miễn dịch là tấm khiên bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, giúp cơ thể chúng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn... Vì vậy, làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi là việc cấp thiết trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đây là biện pháp hàng đầu để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, chế độ ăn phải đảm bảo đủ cả chất và lượng. Thông thường con vật bị đói, ăn uống không đủ chất lượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh, sức đề kháng yếu. Với trâu, bò, nhất là bò sữa, cần cân đối lượng thức ăn tinh và thô xanh để cho ăn đầy đủ. Chú ý ủ thức ăn xanh hoặc ủ rơm với urê để dự trữ thức ăn mùa đông cho bò, mặt khác khi trâu, bò được ăn thức ăn ủ chua còn có tác dụng kích thích cho con vật ngon miệng, ăn tốt hơn. Để chủ động thức ăn mùa đông sắp tới, từ bây giờ người nuôi cần chú ý chăm sóc diện tích trồng cỏ, thu mua các loại cỏ thân cây ngô, cây họ đậu, rơm tươi, rơm khô sau thu hoạch. Bên cạnh chế độ ăn, cần đảm bảo đủ nước uống cho con vật, nước uống bổ sung một lượng muối nhất định, cho uống nước sạch, nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh cần cho uống nước ấm.

Cân nhắc chọn giống lợn thịtHướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất thì người chăn nuôi phải biết cách chọ...
06/02/2023

Cân nhắc chọn giống lợn thịt
Hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất thì người chăn nuôi phải biết cách chọn giống lợn. Những giống lợn mua về phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch và có tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi về nhập đàn, lợn mới này cần phải cách ly một thời gian nhất định để theo dõi thể trạng.
Lưu ý nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, thân dài, mông nở, bụng thon. Tránh mua nhiều loại giống từ nhiều nơi, nắm được nguồn gốc và trọng lượng các con phải đều nhau. Có 2 loại giống để nuôi lợn thịt như sau:
Lợn lai F1 tức là lợn đực ngoại và cái nội. Giống này có khả năng tăng trọng ở mức khá, tỷ lệ nạc cao
Lợn lai 2, 3, 4 máu ngoại có ưu thế lai cao hơn vì vậy mà chúng lớn rất nhanh, tiêu thụ thức ăn ít và có khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn

Nuôi gà công nghiệp dù ở trình độ cao hay nuôi theo lối thủ công thô sơ trong giai đoạn gà con hầu hết mọi nơi ở nước ta...
31/01/2023

Nuôi gà công nghiệp dù ở trình độ cao hay nuôi theo lối thủ công thô sơ trong giai đoạn gà con hầu hết mọi nơi ở nước ta đều phải nuôi trên nền. Nuôi trên nền nếu chúng ta biết cách xử lý chất độn chuồng tốt sẽ giúp cho gà mau lớn, giảm bệnh tật, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Chất độn chuồng giúp chuồng khô ráo, gà không bị lạnh chân và ít bệnh tật, gà không tự tổng hợp được vitamin B12 mà phải ăn phân của chính nó thải ra để hấp thụ lượng vitamin B12 cần thiết.

Gà không bị lạnh chân sẽ tránh được ỉa chảy, chuồng khô ráo giúp cho gà tránh được nhiều bệnh đường hô hấp. Ở nước ta chất độn chuồng thường dùng là phoi bào hoặc trấu. Một số gia đình đã dùng rơm rạ, cỏ tranh, cói khô băm nhỏ (1-2 cm) để thay cho phoi bào hoặc trấu.

Gà ỉa và đái xảy ra cùng một lúc từ lỗ huyệt vì vậy chúng ta nên sử dụng chất độn chuồng có khả năng hút nước tốt. Chất độn tốt nhất là phoi bào, nhưng không nên dùng phoi bào gỗ lim vì phoi bào gỗ lim khi tiếp xúc với phân gà tạo ra khí độc, không có lợi cho gà. Các chất độn khác như rơm rạ, trấu, lá cây, cỏ tranh, cói khô khả năng hút nước kém và dễ bị nấm mốc, nếu dùng phải thay thường xuyên gây tốn kém.

Chất độn chuồng dùng nhiều hay ít phụ thuộc vào nền chuồng, thời tiết, số đầu gà, mức độ thông thoáng, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và thời gian nuôi. Thông thường phoi bào có thể đổ dày 15-20 cm và gà nuôi trên lớp phoi bào này cho đến 45-50 ngày tuổi và không cần phải thay hoặc chỉ cần thay tại những nơi máng uống nước chảy ra đẫm ướt. Nếu lớp phoi bào dày chỉ được 8-10 cm thì sau 3-4 tuần ta phải thay lớp khác.

Vào mùa đông khí hậu khô ráo có thể kéo dài thời gian sử dụng lớp độn chuồng thêm 1-2 tuần nữa vẫn tốt. Nhưng vào mùa mưa phùn, độ ẩm cao nền chuồng không thoát khỏi hơi nước thì thời gian sử dụng chất độn chuồng lại giảm đi 1-2 tuần. Tóm lại khi nào thấy chất độn chuồng bị ướt ta phải thay ngay. Gà không ưa ẩm ướt, thích khô ráo, do đó thay chất độn chuồng vào lúc nào là tùy tình hình cụ thể của chuồng nuôi, miễn sao chuồng và nền chuồng gà luôn luôn phải khô.

Chú ý: Các chất độn trước khi đưa vào sử dụng phải được phơi thật khô, phun thuốc khử trùng: 100-150kg chất độn, dùng 1-2 lít formon 1% phun đi, phun lại cho thật đều, rồi lại phơi khô, cho vào bao tải để nơi khô ráo hoặc đưa thẳng vào chuồng nuôi nếu chuồng nuôi đó đã được làm vệ sinh cơ học sạch sẽ và đã được phun thuốc khử trùng ít nhất là 2 lần.

Kỹ thuật nuôi trâu thịt hiệu quảỞ nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như khô...
30/01/2023

Kỹ thuật nuôi trâu thịt hiệu quả
Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.
Nhưng hiện nay, ở nước ta chủ yếu là giết thịt loại trâu già, trâu loại thải nên màu thịt xẫm, ít mềm hơn và nặng mùi hơn thịt trâu non, vì vậy người tiêu dùng không ưa chuộng.
Từ thực tế đó, cho thấy cần quan tâm khai thác tiềm năng sản xuất thịt của trâu, cải tiến quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tìm kiếm các biện pháp cải tiến chất lượng sản phẩm, kể cả kỹ thuật giết mổ và xử lý thịt.Để tăng năng suất và chất lượng thịt trâu, cần tiến hành vỗ béo trâu. Thời điểm vỗ béo trâu ở lứa tuổi còn non (từ 24 tháng tuổi) sẽ cho tỷ lệ xẻ thịt cao, chất lượng và độ mềm của thịt tốt, hiệu suất vỗ béo cũng cao hơn. Bởi vì trâu non có tốc độ lớn nhanh, bộ răng chắc khoẻ nên khả năng tiêu hoá và đồng hoá thức ăn tốt hơn, khả năng tích luỹ cũng cao hơn.
Tuy nhiên, cũng có thể vỗ béo trâu già, những con không có khả năng sinh sản và làm việc. Loại trâu này thường gầy yếu, tỷ lệ thịt xẻ thấp và chất lượng thịt không cao. Vỗ béo loại trâu này để nhằm tăng 15 – 20% khối lượng cơ thể. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả trên đồng bãi, kết hợp ăn cỏ, rơm và thức ăn tinh tại chuồng.
Đối với các tỉnh phía Bắc, vỗ béo trâu vào mùa thu là tốt nhất vì lúc này lượng cỏ phong phú, thời tiết mát mẻ. Đối với các tỉnh phía Nam, có thể vỗ béo trâu quanh năm, nhưng vỗ béo vào mùa mưa từ tháng 5 – 10 là kinh tế nhất.
Thời gian vỗ béo thường là 3 tháng.
– Tháng thứ nhất: tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, tẩy giun sán cho trâu, cho ăn đủ rơm, cỏ. Đối với những con gầy yếu, cho ăn thêm những loại thức ăn giàu đạm để nhanh chóng phục hồi cơ thể, tạo đà cho những tháng tiếp theo.
– Tháng thứ 2: chăn thả gần, cho ăn cỏ thoả mãn, tăng lượng thức ăn tinh, đảm bảo đủ nước uống.
– Tháng thứ 3: cho trâu ăn loại thức ăn giàu bột đường, chăn thả gần chuồng hoặc nhốt hoàn toàn để hạn chế tiêu hao năng lượng và tăng tích luỹ mỡ.
Trong điều kiện chăn thả gia đình ở nước ta có 2 phương thức vỗ béo thích hợp là:
– Vỗ béo bằng chăn thả: chăn thả trâu trên bãi chăn 8 – 10 giờ/ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công thu cắt và vận chuyển. Ban đêm, bổ sung thức ăn tinh và muối ăn cho trâu. Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tươi tương đối khá, bảo đảm cho trâu mỗi ngày thu lượm được 20 – 25 kg cỏ.
– Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: áp dụng cho những nơi ít bãi chăn (vùng đồng bằng, ven đô, khu công nghiệp). Trâu chỉ tận dụng được một phần hoặc một nửa khẩu phần thức ăn trên bãi chăn, phần còn lại phải bổ sung tại chuồng nuôi, trong đó lưu ý đến thức ăn tinh.Với lợi nhuận trung bình mỗi năm 10 triệu đồng/con, nuôi bò sinh sản nhốt chuồng đang là hướng đi thu hút nhiều hộ nông dân đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình. Để nắm vững kiến thức trong cách chọn bò giống sinh sản, cách chăm sóc từ bò mẹ cho đến lúc sinh bê con như thế nào, bà con hãy tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản theo mô hình nhốt chuồng dưới đây.
• Phần khung xương sườn phải nở rộng, phần bụng to vừa phải, lưng thẳng.
• Chân khỏe, trụ vững, móng không được hở.
• Phần mông (khung xương chậu) nở rộng.
Thức ăn
Nhiều bà con nông dân nghĩ rằng thức ăn cho bò chỉ là rơm hay cỏ tươi, tuy nhiên thức ăn của loài gia súc này đa dạng hơn nhiều, ngoài 2 loại thức ăn trên chúng còn có thể ăn thân cây ngô, các cây họ đậu hay đọt cây mía, bánh dầu, thức ăn trộn sẵn…
Chăm sóc bê con
• Trong vòng 1 tháng đầu bê con cần hơi ấm và nguồn sữa của mẹ để sinh trưởng tốt.
• Đến khi bê con được 2 tháng tuổi, cho bê ăn dần thức ăn xanh và thức khô. Tùy vào trọng lượng mà cho bê ăn theo công thức thức ăn đã đề cập ở trên.

1. Vị trí, hệ thống hạ tầng chuồng trại và thiết bị dụng cụ chăn nuôi.- Vị trí xây dựng chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi l...
27/01/2023

1. Vị trí, hệ thống hạ tầng chuồng trại và thiết bị dụng cụ chăn nuôi.
- Vị trí xây dựng chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi lợn phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ và phải tách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của người.
- Chuồng nuôi phải có tường bao kín hoặc hàng rào kín ngăn cách với khu vực xung quanh tránh người hay động vật khác ra vào tự do, có cổng ra vào riêng, có hố khử trùng hoặc bố trí phương tiện khử trùng ở cổng ra, vào.
- Chuồng nuôi phải đảm bảo: Nền chuồng không trơn trượt, không đọng nước, dễ làm vệ sinh. Hệ thống tường, mái, rèm che chuồng phải đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, tránh được gió lùa và dễ làm vệ sinh. Nên có hố khử trùng tại cửa mỗi dãy chuồng nuôi.
- Nơi nuôi cách ly, tân đáo nên tách biệt với chuồng nuôi chính. Nên có nơi để hoặc kho để dự trữ, bảo quản thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.
- Khu vực xử lý chất thải, nước thải cần tách biệt với chuồng nuôi chính. Công suất của hệ thống xử lý chất thải, nước thải phải đáp ứng nhu cầu xử lý đối với quy mô đàn lợn được nuôi.
- Có dụng cụ, thiết bị dùng riêng cho khu chăn nuôi. Các dụng cụ thiết bị này chỉ được sử dụng tại khu vực chăn nuôi và không dùng chung cho các mục đích khác ngoài khu chăn nuôi.
- Thiết bị chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ, thiết bị điện khác nên được bảo vệ chống vỡ, chống cháy nổ… nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và vật nuôi.

5 NHÓM THỨC ĂN CHO DÊ NUÔI NHỐT!1. Thức ăn thô tươi cho dê nuôi nhốtThức ăn tươi là loại thức ăn ít tốn chi phí và công ...
06/01/2023

5 NHÓM THỨC ĂN CHO DÊ NUÔI NHỐT!
1. Thức ăn thô tươi cho dê nuôi nhốt
Thức ăn tươi là loại thức ăn ít tốn chi phí và công sức mà lại chứa nhiều dinh dưỡng cho dê. Các loại thức ăn cho dê dễ tìm, rất đa dạng và phổ biến ở hầu hết các vùng nông thôn ở Việt Nam.
Lá cây: Đa số các loại lá cây đều có thể làm thức ăn cho dê như lá keo, lá me, lá bắp, lá chuối, lá xua đũa, lá mít, lá xoan, lá xà cừ, lá mía, cây lạc, lá dâu…
Rau, cỏ: Các loại cỏ nuôi dê như rau lang, rau muống, rau bèo, lá sắn, cây chuối, cỏ voi, cỏ bụi sả, cỏ ghine, cỏ ruzi…chúng là những thức ăn giàu dinh dưỡng mà dê rất thích.
Thức ăn tinh: Dê có thể ăn các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột như bắp, sắn, củ mì, hạt mít, khoai lang…
2. Thức ăn thô khô cho dê nhốt chuồng
Cỏ, rơm rạ, rau củ, lá cây, bắp, lá cây… phơi khô sau đó bảo quản, dự trữ là thức ăn cho dê nuôi nhốt vào những mùa đông thiếu thốn nguồn thức ăn. Trong các thức ăn khô thường chứa lượng chất dinh dưỡng thấp hơn thức ăn tươi. Thức ăn khô cho dê rất tiện lợi, có thể cho dê ăn kèm chung với thức ăn tươi.
3. Thức ăn ủ chua cho dê nuôi nhốt
Ngọn mía, vỏ bắp, lá bắp, rơm rạ, cỏ …. là nguồn để ủ chua thức ăn cho dê. Thức ăn lên men sẽ chứa nguồn dưỡng chất tốt cho dê phát triển. Vi khuẩn có lợi từ các loại thức ăn ủ chua cho sức đề kháng, giúp dê mau lớn, chống trọi bệnh tật và khỏe mạnh hơn. Các bệnh về đường tiêu hóa là mối đe dọa đối với sức khỏe của dê, do đó bổ sung thức ăn ủ chua là điều thật sự có lợi. Đồng thời thức ăn ủ chua có thể dự trữ phù hợp trong những mùa thức ăn cho dê nuôi nhốt thiếu thốn, bà con sẽ không lo dê ăn không đủ no.
4. Thức ăn hỗn hợp cho dê nhốt chuồng
Các loại thức ăn cho dê hỗn hợp dạng viên chế biến sẵn dành cho dê sẽ giúp bổ sung protein, các khoáng chất, vi lượng thêm cho dê. Bà con có thể mua thức ăn hỗn hợp dạng viên cho dê tại các cửa hàng thức ăn cho gia súc, vật nuôi…
Các thức ăn hỗn hợp bà con có thể tự chế biến như kết hợp giữa cá nấu chín và tinh bột, cám, rau cỏ băm nhuyễn… cũng là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho dê tăng trưởng tốt.
5. Thức ăn bổ sung khoáng, vitamin cho dê nuôi nhốt
Chất khoáng cần thiết cho sự phát triển khung xương, răng, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất giúp dê tăng trưởng khỏe mạnh. Bà con có thể bổ sung khoáng qua nước muối hoặc các loại đá liếm.
Vitamin chỉ chiếm phần nhỏ nhưng lại góp phần lớn vào sự phát tiển của dê. Dê tự có khả năng tổng hợp vitamin C và K. Các loại vitamin khác như E, A, D thì bà con cho dê ăn thêm từ các loại thức ăn hoặc mua các loại vitamin công nghiệp.
Ngoài 5 nhóm thức ăn cho dê nhốt chuồng trên, bà con cũng cần bổ sung nước sạch cho dê mỗi ngày. Nước giúp làm sạch đường ruột, tăng cường hệ tiêu hóa cho dê. Đối với dê trưởng thành 1 ngày uống khoảng 3 -4 lít nước vào những ngày nắng nóng. Vào những ngày mát thì dê uống khoảng 2 -3 lít nước, chia làm nhiều đợt khác nhau.

❎❎❎ Giá lợn hơi hôm nay 28/12/2022 tại miền Bắc tăng nhẹ ❎❎❎Tại khu vực miền Bắc, thị trường lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg ...
28/12/2022

❎❎❎ Giá lợn hơi hôm nay 28/12/2022 tại miền Bắc tăng nhẹ ❎❎❎

Tại khu vực miền Bắc, thị trường lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Cụ thể, tỉnh Bắc Giang điều chỉnh giao dịch lên mức 59.000 đồng/kg.

Hiện tại, tỉnh Hưng Yên vẫn neo tại ngưỡng 61.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.

Các tỉnh thành còn lại vẫn thu mua lợn hơi ổn định trong khoảng 57.000 - 58.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 57.000 - 61.000 đồng/kg.

Đơn hàng đi liên tục, khách tin tưởng quay lại sử dụng
20/12/2022

Đơn hàng đi liên tục, khách tin tưởng quay lại sử dụng

đàn lợn tăng cân tăng thịt vù vù của a Đoàn - Thôn 3, Quang Trung, Bình Sơn feedback gửi về cho
20/12/2022

đàn lợn tăng cân tăng thịt vù vù của a Đoàn - Thôn 3, Quang Trung, Bình Sơn feedback gửi về cho

Phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trong mùa đôngĐể chủ động tăng cường phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu...
19/12/2022

Phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trong mùa đông

Để chủ động tăng cường phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông-Xuân 2020-2021, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi, hoàn thành kế hoạch năm 2020-2021, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hướng dẫn biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trong mùa đông.

Đối với chuồng trại
Chủ động gia cố, che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa và nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên thay chất độn chuồng và hạn chế rửa chuồng (nhất là lợn con theo mẹ và lợn mới cai sữa). Cần dự trữ chất đốt như củi, trấu, mùn cưa để đốt sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Chuẩn bị bao tải g*i, bao tải dứa, chăn len để chống rét cho đàn vật nuôi.

Đối với vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng
* Đối với trâu bò:

– Cần cho trâu bò ăn đủ no (một con trâu bò trưởng thành cần ăn 10% khối lượng cơ thể thức ăn thô, xanh và 1% khối lượng cơ thể thức ăn tinh). Một trâu bò nặng 300 kg thì 1 ngày cho ăn 30 kg thức ăn thô xanh và 3 kg thức ăn tinh; Những ngày trời rét, để tăng cường sức đề kháng cần cho trâu bò uống nước ấm có pha thêm muối ăn với lượng 5 gam/100kg thể trọng/ngày.

– Vào mùa đông, lượng thức ăn xanh rất khan hiếm nên cần dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch để ủ chua và cho trâu bò ăn với lượng như sau: đối với trâu bò chăn thả cho ăn 5 – 6 kg/con/ngày, đối với trâu bò cày kéo cho ăn 10 – 15 kg/con/ngày và cho ăn thêm cỏ xanh, rơm.

– Bổ sung các loại vitamin ADE, Bcomplex, điện giải… để trâu bò tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

* Đối với lợn:

– Lợn con theo mẹ cần có ô úm để sưởi ấm cho lợn con, đảm bảo nhiệt độ trong ô úm 33 – 340 C.

– Cho lợn ăn đầy đủ thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, uống nước ấm có bổ sung thêm muối ăn (NaCl) với lượng 0,1g/kg thể trọng/ngày. Thức ăn cần bổ sung thêm chất đạm trong khẩu phần ăn (chất đạm có nhiều trong đậu tương, bã đậu, tôm, cua, cá, thức ăn đậm đặc…).

– Bổ sung các loại vitamin ADE, Bcomplex, điện giải… để lợn tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

* Đối với gia cầm:

– Những ngày rét đậm, rét hại cần sưởi ấm cho gia cầm (đảm bảo nhiệt độ trong ô úm 33 – 340C); không thả gà ra vườn khi trời rét, vườn ẩm ướt.

– Cho gia cầm ăn đầy đủ thức ăn, đảm bảo chất lượng (cân đối dinh dưỡng, không ẩm mốc…)

– Bổ sung các loại vitamin ADE, Bcomplex, điện giải… để tăng sức đề kháng của gia cầm, phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

Về chế độ chăn thả
– Những ngày thời tiết có nhiệt độ từ 13 – 150C hạn chế chăn thả trâu bò, cho ăn tại chuồng hoặc cho trâu bò đi muộn về sớm. Che chắn chuồng trại và sưởi ấm cho gia súc đặc biệt là gia súc non.

– Những ngày thời tiết rét hại dưới 120C khi có sương muối và băng tuyết vào ban đêm, sáng sớm, nhốt gia súc trong chuồng, có che chắn và cho ăn, uống đầy đủ và sưởi ấm. Mặc áo chống rét cho trâu bò nhất là trâu bò già và bê nghé. Chỉ thả trâu bò ra ngoài khi đã tan sương, có nắng.

Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin:
– Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi.

– Sử dụng một số kháng sinh (được phép sử dụng trong hoạt động thú y) trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: hen, suyễn, tụ huyết trùng, tiêu chảy…

Kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi:
Hàng ngày bà con cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như: tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm… phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời.

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật phòng chống đói, rét cho gia súc, gia cầm trong mùa đông. Các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp trên để nâng cao sức đề kháng của đàn vật nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra./

Phản hồi rất tích cực
17/12/2022

Phản hồi rất tích cực

Biện pháp chống cước chân cho trâu, bò vào mùa lạnhThời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ng...
06/12/2022

Biện pháp chống cước chân cho trâu, bò vào mùa lạnh
Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Nhận biết bệnh cước chân:
Đầu tiên da vùng chân con vật dày cộm lên, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, da bị nứt nẻ. Sau đó lớp biểu bì bị b**g ra có chảy dịch mầu vàng, lộ ra một lớp tổ chức mầu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm con vật què nằm tại chỗ, da và tổ chức dưới da bị hoại tử từng đám có chỗ tím bầm, có chỗ phồng rộp lên. Cuối cùng các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư làm lộ ra cả những sợi cơ và xương. Bệnh nặng, gây biến chứng có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.
Phòng bệnh:
Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như, chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, nhưng không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh, mưa xuân kéo dài. Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.
Trị bệnh:
Nếu bệnh mới xuất hiện chúng ta có thể dùng gừng giã nhỏ hoà rượu xoa bóp hàng ngày. Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím 1% sau đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid. Bệnh nặng, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử sau đó mới điều trị.
Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau Pen-Strep 5.000 - 10.000 UI/kg thể trọng/ngày; Ampicillin 7 - 10 mg/kg TT/ngày; Colinorxacin 1 ml/15 kg TT/ngày; Amtyo 7 - 8 ml/100 kg TT/ngày. Trợ sức, trợ lực: tiêm bắp Cafein 20 - 25 mg/kg P, Vitamin B1: 2 - 3 mg/kg P, Vitamin C: 3 - 5 mg/kg P. Điều trị liên tục 5 - 7 ngày cho khỏi bệnh.

Phản Hồi Cuả Bà Con Sau Khi Sử Dụng Sản Phẩm   .Niềm vui của chúng tôi là được phục vụ bà con và thấy đàn vật nuôi nhà m...
03/12/2022

Phản Hồi Cuả Bà Con Sau Khi Sử Dụng Sản Phẩm .Niềm vui của chúng tôi là được phục vụ bà con và thấy đàn vật nuôi nhà mình phát triển. Viện Nông Nghiêp cảm ơn bà con đã luôn ỦNG HỘ + TIN TƯỞNG sản phẩm 😍😍
Liên Hệ Đặt Hàng : 0327.104.157

🤩 𝗕𝗜́ 𝗤𝗨𝗬𝗘̂́𝗧 𝗨́𝗠 𝗚𝗔̀ – 𝗖𝗛𝗢 𝗞𝗛𝗢̛̉𝗜 Đ𝗔̂̀𝗨 𝗛𝗢𝗔̀𝗡 𝗛𝗔̉𝗢   🐔𝐁𝐑𝐎𝐈𝐋𝐄𝐑 𝐕𝐈𝐓𝐀 + 𝐂𝐀𝐓𝐎𝐒𝐎𝐋 𝐁𝟏𝟐 – Bí quyết úm giúp người chăn nuôi thà...
03/12/2022

🤩 𝗕𝗜́ 𝗤𝗨𝗬𝗘̂́𝗧 𝗨́𝗠 𝗚𝗔̀ – 𝗖𝗛𝗢 𝗞𝗛𝗢̛̉𝗜 Đ𝗔̂̀𝗨 𝗛𝗢𝗔̀𝗡 𝗛𝗔̉𝗢
🐔𝐁𝐑𝐎𝐈𝐋𝐄𝐑 𝐕𝐈𝐓𝐀 + 𝐂𝐀𝐓𝐎𝐒𝐎𝐋 𝐁𝟏𝟐 – Bí quyết úm giúp người chăn nuôi thành công mọi lứa gà.
Giai đoạn úm quyết định đến 50% sự thành công của cả lứa nuôi nhưng đây cũng là giai đoạn gà con yếu ớt, dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bất lợi nhất.
🤩🤩🤩 𝐁𝐑𝐎𝐈𝐋𝐄𝐑 𝐕𝐈𝐓𝐀 + 𝐂𝐀𝐓𝐎𝐒𝐎𝐋 𝐁𝟏𝟐 Bộ úm gà ưu việt hàng đầu hiện nay, được xây dựng dựa trên nguyên tắc “BỔ SUNG ĐÚNG NHỮNG GÌ GÀ CON CẦN”:
🌟🌟🌟𝐁𝐑𝐎𝐈𝐋𝐄𝐑 𝐕𝐈𝐓𝐀
✅𝑉𝑜̛́𝑖 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐 ℎ𝑜𝑎̀𝑛 ℎ𝑎̉𝑜:
Phối hợp hai loại acid amin thiết yếu: Methionine, Lysine; đây là 2 loại acid amin nền tảng cho mọi công thức thức ăn và các loại vitamin tổng hợp phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của gia cầm, thuỷ cầm.
🤩🤩🤩𝗖𝗔𝗧𝗢𝗦𝗢𝗟 𝗕𝟭𝟮:
✅𝘛𝘺̉ 𝘭𝘦̣̂ 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘱𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘤𝘢̂𝘯 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨:
Sử dụng Phospho dạng hữu cơ, vật nuôi dễ dàng hấp thu và sử dụng – nguồn năng lượng tức thì, không cần qua chuyển hoá.
💦Dạng dung dịch dễ sử dụng.
🥰🥰🥰Với 𝐁𝐑𝐎𝐈𝐋𝐄𝐑 𝐕𝐈𝐓𝐀 + 𝐂𝐀𝐓𝐎𝐒𝐎𝐋 𝐁𝟏𝟐: Gà con LỚN NHANH – KHỎE MẠNH – ĐỘ ĐỒNG ĐỀU CAO
✅𝐶𝑢̀𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑦 𝑡𝑟𝑖̀𝑛ℎ 𝑠𝑢̛̉ 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑐𝑢̛̣𝑐 𝑘𝑦̀ đ𝑜̛𝑛 𝑔𝑖𝑎̉𝑛:
𝑼́𝒎 𝒈𝒂̀: Dùng liên tục 20 ngày úm đầu tiên: 50 g 𝐁𝐑𝐎𝐈𝐋𝐄𝐑 𝐕𝐈𝐓𝐀 + 50 ml 𝐂𝐀𝐓𝐎𝐒𝐎𝐋 𝐁𝟏𝟐 cho 1000 gà/ngày giúp gà con lớn nhanh, đồng đều, khoẻ mạnh, ít hao hụt.
🥰Ngoài ra, với công thức hoàn hảo, 𝐁𝐑𝐎𝐈𝐋𝐄𝐑 𝐕𝐈𝐓𝐀 còn được sử dụng thường xuyên và đặc biệt là giai đoạn vỗ béo gà.
𝑽𝒐̂̃ 𝒃𝒆́𝒐 𝒈𝒂̀ 𝒕𝒓𝒂̆́𝒏𝒈, 𝒕𝒉𝒖̉𝒚 𝒄𝒂̂̀𝒎: Từ ngày 25 đến khi xuất bán: 100 g/1000 gà/ngày giúp: Kích thích vật nuôi lớn nhanh, tạo cơ thịt.
👉Sử dụng ngay 𝐁𝐑𝐎𝐈𝐋𝐄𝐑 𝐕𝐈𝐓𝐀 + 𝐂𝐀𝐓𝐎𝐒𝐎𝐋 𝐁𝟏𝟐 – Bộ sản phẩm chuyên dùng cho gà úm sẽ giúp gà:
✅ Gà con hồi sức nhanh chóng sau khi nhập chuồng, chống stress
✅ Gà con lớn nhanh – khoẻ mạnh
✅ Giảm còi cọc - Đồng đều cao
✅ Giảm chết tỉa, ít hao hụt
✅ Tạo nền tảng vững chắc (hệ cơ, xương, tiêu hoá, miễn dịch,..) cho gà phát triển sau này.

Các bước nuôi cá tra trong ao đất cho năng suất caoĐể nuôi cá tra trong ao đất cho hiệu quả cao, bà con cần tiến hành cá...
01/12/2022

Các bước nuôi cá tra trong ao đất cho năng suất cao
Để nuôi cá tra trong ao đất cho hiệu quả cao, bà con cần tiến hành các bước sau:
1. Chuẩn bị ao nuôi
Đây là khâu được coi là vô cùng quan trọng. Do vậy, bà con phải chuẩn bị ao thật kỹ lưỡng, theo đó phải xác định được số lượng cá sẽ nuôi khoảng bao nhiêu con để có thể chọn diện tích và hình dạng ao phù hợp.
Hiện nay, người nuôi cá tra đa phần chọn ao nuôi có hình chữ nhật, hoặc hình vuông. Bên cạnh đó, trong quá trình chuẩn bị ao nuôi, bà con cũng phải chú ý các điểm sau:
+ Tiến hành cải tạo ao, phải tát cạn hết nước có sẵn trong ao để bắt đầu quy trình nuôi cá.
+ Tiếp theo là nạo vét hết tất cả những sinh vật, hỗn tạp, các chất cặn bã tồn đọng ở đáy ao.
+ Sau khi tát nước và nạo vét ao thì để khô đáy ao, phơi nắng trong khoảng từ 3-5 ngày để chắc chắn là ao đã được làm sạch.
+ Đối với những ao nuôi có nhiều phèn, bà con phải tháo nước cạn, chỉ để còn 5cm nước trên đáy ao, sau đó tiến hành bón vôi để khử phèn.
+ Tiếp theo sử dụng đá vôi hoặc vôi tôi rải đều ở khắp đáy ao và những vũng nước bờ ao.
+ Cuối cùng, bơm nước vào ao nuôi, sau 2 ngày thì hòa chất Virkon A vào xô nước rồi đổ xuống ao để tiêu diệt các loại vi rút, vi khuẩn có hại và nấm tiềm tàng có trong nguồn nước.
2. Chuẩn bị chọn cá giống
Sau khi chọn ao nuôi, bà con tiến hành chọn cá giống, đây cũng là công đoạn quan trọng quyết định thành công. Bà con lưu ý, cá thả vào ao nuôi cần được tuyển chọn cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và đàn cá phải tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi. Bà con có thể dựa vào một số kinh nghiệm sau:
+ Đàn cá phải bảo đảm khỏe mạnh, không có các dấu hiệu bệnh hay bị xây xát, loại bỏ những cá thể bị dị hình. Quan sát trong dụng cụ chứa cá giống và chọn những con cá bơi lội nhanh nhẹn.
+ Chọn cá giống đảm bảo kích cỡ các cá thể phải đồng đều, tương đương nhau về kích thước. Không nên thả cá quá lớn lẫn với cá quá nhỏ sẽ dẫn tới cá lớn tranh ăn với cá nhỏ, khiến cho chênh lệch đàn cá khi nuôi.
+ Khi thả cá giống vào ao đất, cần thả từ từ để cá làm quen với điều kiện mới, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá bị xây xát.
3. Mật độ thả cá giống
Tùy theo sự lựa chọn của từng hộ nuôi, tuy nhiên phải đảm bảo ở mật độ 400-500 con/m2 ao.
4. Thức ăn cho cá
Bà con lưu ý, để tránh việc sử dụng thức ăn kém chất lượng, tốt nhất là chọn sản phẩm của những công ty sản xuất thức ăn cho cá có uy tín lâu năm.
Khi cá được đưa ra ngoài ao nuôi thì ngoài các thức ăn có sẵn trong tự nhiên như giun, ốc, thực vật, bà con nên tiếp tục bổ sung các loại thức ăn khác như bột đậu nành, sữa bột, thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp, vừa để cấp thức ăn trực tiếp cho cá, vừa để tạo môi trường gây nuôi tiếp tục các giống loài thức ăn tự nhiên cho cá. Quá trình này duy trì từ 7 đến 10 ngày.
Sau thời gian trên, bà con cho cá ăn theo quy trình và thời gian cố định, khoảng 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Bà con cũng lưu ý cân đối lượng thức ăn, không nên cho cá ăn quá nhiều, để cá có thể hấp thu tối đa thức ăn đã cho.
5. Cách thức chăm sóc ao
Sau khi tiến hành thả cá vào ao, hàng ngày bà con nên dành thời gian 1-2 giờ đề kiểm tra ao. Những điểm cần lưu ý như: nguồn nước, cá có ăn thức ăn không, có bị bệnh không… để nắm bắt diễn biến trên ao và có phương án phòng ngừa.
Nuôi cá tra trong ao đất đang được áp dụng phổ biến và giúp cho nhiều nông dân làm giàu.

🆘🆘CẢNH BÁO CHIÊU TRÒ CÂN LỢN GIAN LẬN CỦA MỘT SỐ LÁI BUÔN❌❌bà con ai đang cân lợn bằng loại cân đồng hồ NHƠN HOÀ 120-150...
30/11/2022

🆘🆘CẢNH BÁO CHIÊU TRÒ CÂN LỢN GIAN LẬN CỦA MỘT SỐ LÁI BUÔN❌❌
bà con ai đang cân lợn bằng loại cân đồng hồ NHƠN HOÀ 120-150kg hết sức lưu ý. phải kiểm tra kỹ cân rồi hãy cân lợn nhé. giờ chúng nó có bài dùng nam châm dính vào 2 bên trụ cân dưới mặt cân đồng hồ. khi đặt lợn lên 2 trụ đó thụt xuống bị mắc vào nam châm là ko chạy cân nữa. vậy nên cân 10 con lợn thì đến 8-9 cùng một số cân luôn. nuôi vất vả mấy tháng trời mà chỉ cần sơ ý là chúng nó giở trò ngay.
CHIÊU TRÒ THỨ 2 LÀ ĐẶT LỆCH VỊ TRÍ CÂN
Lệch sau mất tầm 1 cân về bên trái hoặc phải mất từ 5 đến 10 cân.

Tham khảo quy trình tiêm vacxin cho gà thả vườn.
29/11/2022

Tham khảo quy trình tiêm vacxin cho gà thả vườn.

Bệnh còi xương là một loại bệnh ở gia súc non trong thời kỳ phát triển, do rối loạn trao đổi canxi, photpho và vitamin D...
29/11/2022

Bệnh còi xương là một loại bệnh ở gia súc non trong thời kỳ phát triển, do rối loạn trao đổi canxi, photpho và vitamin D gây ra. Tổ chức xương phát triển kém và chó còi, dị dạng một số xương.
NGUYÊN NHÂN
– Do thức ăn (hoặc sữa mẹ) thiếu canxi, photpho, vitamin D, không được tắm nắng, tỷ lệ canxi và photpho không cân đối.
– Bệnh tiêu chảy kéo dài, ngăn cản hấp thu khoáng.
– Do chó bị thiểu năng tuyến phó giáp trạng gây mất cân bằng tỷ lệ Ca, P trong máu.
CƠ CHẾ SINH BỆNH
– Khi hàm lượng canxi trong cơ thể giảm, tỷ lệ Ca/P không cân đối ảnh hưởng đến sự tạo xương và sụn, nhất là sự hóa cốt ở các đầu xương, rõ nhất ở xương ống. Chó còi xương, xương ống thường cong queo, ảnh hưởng đến vận động, làm cho gia súc què hoặc liệt.
– Ngoài ra, thiếu canxi còn gây co giật ở con vật, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, con vật gầy, chậm lớn, khả năng kháng bệnh kém
TRIỆU CHỨNG
– Lúc đầu, con vật giảm ăn, tiêu hóa kém, thích nằm, có hiện tượng đau các khớp xương. liếm bậy bạ, mọc răng và thay răng chậm, nhiều trường hợp có hiện tượng co giật từng cơn.
– Giai đoạn cuối, xương biến dạng dạng, các khớp sưng, các xương ống cong queo, sống lưng cong lên hay vặn vẹo, lồng ngực và xương chậu hẹp, ức lồi,… con vật gầy yếu dễ nhiễm bệnh.
PHÒNG BỆNH
– Không nuôi nhốt chó, nên tăng cường cho chó được vận động tắm nắng hàng ngày, cho ăn chế độ đày đủ các chất đặc biệt là bột xương, cá.
– Định kỳ bổ sung thuốc Canxi cho chó tuần 1 viên
ĐIỀU TRỊ
– Truyền tĩnh mạch Canxi clorua hoặc CALCIUM-F, CALMAPHOS, liều 5-10 ml/con/ngày liên tục 7-10 ngày.
– Tăng cường vận động , tắm nắng, bổ sung thức ăn giàu canxi như bột xương, bột cá, sữa…
– Kích thích ăn uống, nâng cao đề kháng: HAN-TOPHAN, MULTIVIT-forte, liều 1 ml/10 kg TT.
– Định kỳ bổ sung thuốc Canxi cho chó 2-3 viên/ tuần

Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận tăng gấp 4 lầnTrước những rủi ro trong chăn nuôi, hiệu quả mang lại không cao, nhiều hộ...
28/11/2022

Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận tăng gấp 4 lần
Trước những rủi ro trong chăn nuôi, hiệu quả mang lại không cao, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre đã chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Với cách nuôi này, người nuôi tôm thu lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi theo cách truyền thống.
Sau khi thành công từ hai vụ nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao hai giai đoạn, anh Phan Văn Quẹo, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại tiếp tục thả nuôi vụ thứ 3 chuẩn bị sang ao khi tôm được 40 ngày. Anh Quẹo cho biết, trước đây gia đình anh Quẹo nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống (nuôi trên ao đất), 5 ha đất nuôi tôm được 7 ao nuôi, nhưng hiệu quả nuôi tôm mang lại không nhiều.
Anh Quẹo lý giải, nuôi tôm ao đất diện tích mặt nước nuôi lớn, tuy nhiên rủi ro trong chăn nuôi rất cao, tôm thường xuyên bị dịch bệnh, 7 ao nuôi nhiều khi hiệu quả chỉ đạt khoảng 3 ao. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu dịch bệnh còn tích tụ trong ao, không kiểm soát được dễ lây lan sang vụ tiếp theo. Bên cạnh đó, nuôi theo cách truyền thống cỡ tôm không đạt cỡ lớn, trong khi đó tôm cỡ lớn có giá cao.
Anh Phan Văn Quẹo cho hay, nhận thấy nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn mang lại hiệu quả, anh mạnh dạn chuyển đổi gần 3 ha để xây dựng ao tròn để nuôi tôm. Ngoài ra, anh Quẹo liên kết với công ty hỗ trợ kỹ thuật nuôi và cung cấp con giống. Theo anh Quẹo, sau năm đầu tiên chuyển đổi với hai vụ nuôi, năng suất tôm đạt gấp từ 4-5 lần trên cùng diện tích mặt nước, lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi tôm theo cách truyền thống.
Hiện tại, anh Quẹo tiếp tục đầu tư chuyển đổi các diện tích còn lại để nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Anh Quẹo chia sẻ, nếu như nuôi tôm theo kiểu truyền thống trong 10 ao thì đạt từ 4-5 ao, nhưng nuôi tôm theo hướng công nghệ cao 10 ao nuôi đạt cả 10 ao, rủi ro (tôm chết, dịch bệnh) trên ao nuôi rất thấp. Từ đó, lợi nhuận sẽ đạt cao hơn so với nuôi truyền thống, nghề nuôi tôm sẽ bền vững hơn.
Theo ông Phạm Thanh Nhã, xã Bảo Thạnh huyện Ba Tri, do kinh phí đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghệ cao rất lớn khoảng 1 tỷ đồng/ha diện tích. Đối với nuôi tôm công nghệ cao thời gian sử dụng vật tư trong nuôi tôm sẽ kéo dài từ 5-7 năm, trong khi đó chi phí đầu tư cho nuôi truyền thống sẽ thấp hơn, nhưng sau mỗi vụ nuôi người dân phải đầu tư lại, do vậy chi phí sẽ rất tốn kém.
Mặt khác, kích cỡ tôm thu được từ nuôi công nghệ cao sẽ tăng lên, trung bình từ 20-25 con/kg, nuôi truyền thống từ 45-50 con/kg, khi đó giá thành của tôm có kích cỡ lớn sẽ cao hơn tôm nhỏ từ 60.000-80.000 đồng/kg. Do vậy, nuôi theo hướng công nghệ cao không chỉ mang lại hiệu quả về sản lượng, mà còn hiệu quả về giá bán.
Ông Nhã chia sẻ, tuy nuôi tôm theo hướng công nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, nhưng do chi phí đầu tư ban đầu lớn nên mọi người còn e ngại chưa chuyển đổi. Ông Nhã mong muốn có chính sách hỗ trợ vay vốn để người dân chuyển đổi sang hình thức nuôi tôm mới. Từ đó, mang lại hiệu quả cao hơn, nghề nuôi tôm thâm canh của người dân sẽ bền vững hơn.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre, sau 3 năm chuyển đổi từ ao nuôi thủy sản theo cách truyền thống sang nuôi theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn, đến nay toàn tỉnh Bến Tre có hơn 1.700 ha nuôi theo hướng công nghệ cao, tập trung ở các huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri.
Ông Quách Văn Chịa, Phó phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy Sản tỉnh Bến Tre cho biết, tỷ lệ thành công nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn đạt trên 85%, trong khi đó nuôi tôm theo cách truyền thống tỷ lệ thành công đạt từ 50-60%.
Hiện tỉnh Bến Tre đang khuyến khích người dân chuyển đổi nuôi tôm thâm canh theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Đồng thời, ngành chức năng tỉnh đang có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi khi chuyển đổi sang nuôi theo hướng công nghệ cao; trong đó, tập trung giải quyết về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng (điện, công trình giao thông, thủy lợi…), liên kết các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi…, nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, phát triển bền vững nghề nuôi tôm thâm canh tại Bến Tre.

Address

Gia Lâm
Hanoi
128300

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nhà Máy Cám Tăng Trọng Vật Nuôi - Hotline: 0967.249.828 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Nhà Máy Cám Tăng Trọng Vật Nuôi - Hotline: 0967.249.828:

Videos

Share

Category