Chiến Thắng - Chuyên Mật Rỉ Đường, Men Vi Sinh, Đạm Cá Giành C

  • Home
  • Vietnam
  • Hanoi
  • Chiến Thắng - Chuyên Mật Rỉ Đường, Men Vi Sinh, Đạm Cá Giành C

Chiến Thắng - Chuyên Mật Rỉ Đường, Men Vi Sinh, Đạm Cá Giành C Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Chiến Thắng - Chuyên Mật Rỉ Đường, Men Vi Sinh, Đạm Cá Giành C, Pet sitter, Hà Nội, Hanoi.

02/05/2023

CHĂN NUÔI, TRỒNG TRỌT KHÔNG SỢ LỖ
XUẤT CHUỒNG SỚM VÀ ĐỀU PHẢI LÀM SAO
TIẾT KIỆM THỜI GIAN CŨNG NHƯ CHI PHÍ
Mật Rỉ Đường giúp vật nuôi cũng như cây trồng phát triển
Vật nuôi ăn ngon hơn chóng lớn hơn
Bổ xung vi chất, dinh dưỡng cho cây trồng phát triển
Bổ xung các vi chất tăng cường miễn dịch cho vật nuôi.
Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi
Bổ sung men vi sinh sống, tăng đề kháng
Sau 2 tháng thấy rõ khác biệt phát triển vù vù
Tiết kiệm Thời Gian và Chi Phí cho gia chủ
Mùa Vụ Bội Thu Gạt Bỏ Lo Lỗ
Hotline: 0347.634.203

Ứng Dụng Của Mật Rỉ ĐườngSử dụng mật rỉ đường để kiểm soát ammonia và pH ao nuôi tômRỉ đường (molasses) là một nguồn car...
02/05/2023

Ứng Dụng Của Mật Rỉ Đường
Sử dụng mật rỉ đường để kiểm soát ammonia và pH ao nuôi tôm
Rỉ đường (molasses) là một nguồn carbon lý tưởng vì nó rẻ tiền và chứa lượng lớn carbon, dễ dàng sử dụng (hòa trộn thẳng với nước ao rồi tạt). Rỉ đường dạng đậm đặc cũng chỉ chứa 40% carbon, như vậy để đảm bảo tỉ lệ 12,5 C: 1 N thì lượng rỉ đường phải cung cấp cho 1g nitrogen sinh học phải là 32g. Cũng theo cách tính tỉ lệ thuận 100g rỉ đường chứa 40g carbon như vậy để cần 12,5g carbon phải cần 32g rỉ đường.

Như vậy, để tính được lượng rỉ đường tương đối chính xác cần bón cho ao nuôi tôm thì người nuôi tôm cần đo lượng Ammonia tổng số và Nitrite (cùng với ước tính cho các Nitrogen sinh học còn lại – thông thường khoảng 50%) để có thể sử dụng lượng rỉ đường chính xác cho ao nuôi tôm.

Thành phần tiêu chuẩn của rỉ mật thường được chia thành 3 phần: đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng.Đường:Các ...
02/05/2023

Thành phần tiêu chuẩn của rỉ mật thường được chia thành 3 phần: đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng.
Đường:
Các loại gluxit hòa tan (đường đôi và đường đơn) là thành phần dinh dưỡng chính của rỉ mật. Trong đó sucroza chiếm 44%, Fructoza chiếm 13%, Glucoza chiếm 10%, Axit amin chiếm 3%, các chất khác chiếm 30%. Rỉ mật đường có tỷ lệ đường khử tương đối cao. Trong chu trình kết tinh các loại đường khử tăng lên tới mức mà sucroza không thể kết tinh được nữa. Bởi vì đường khử làm giảm khả năng hòa tan của sucroza. Các chất khoáng có xu hướng giữ sucroza trong dung dịch, cho nên cân bằng giữa đường khử và chất khoáng sẽ quyết định sản lượng sucroza lý thuyết có từ cây mía. Phần sirô còn lại thường được coi là rỉ mật.

Chất khoáng:
Rỉ mật là một nguồn giàu khoáng. Hàm lượng Ca trong rỉ mật mía cao tới 1%, trong khi đó hàm lượng P lại thấp. Rỉ mật mía giàu Na, K, Mg và S. Rỉ mật cũng chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu (7 ppm), Zn (10 ppm), Fe (200 ppm), Mn (200 ppm).

Chất hữu cơ không đường:
Các chất hữu cơ không phải là đường của rỉ mật quyết định nhiều tính chất vật lý của nó, đặc biệt là độ nhớt dính. Nó bao gồm chủ yếu là các loại gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa N và các axit hữu cơ. Nói chung hàm lượng các chất hữu cơ không phải là đường của rỉ mật củ cải đường cao hơn rỉ mật mía. Trong rỉ mật đường không chứa xơ và lipit. Tỷ lệ protein thô trong rỉ mật mía tiêu chuẩn là rất thấp (3-5%). Trong rỉ mật mía còn có một lượng đáng kể các axit hữu cơ, trong đó chủ yếu là axit acotinic. Rỉ mật cũng chứa một lượng axit béo bay hơi, trung bình khoảng 1,3%.

Mật rỉ đường là gì?Mật rỉ đường được lấy từ cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ ...
02/05/2023

Mật rỉ đường là gì?
Mật rỉ đường được lấy từ cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là rỉ mật hay rỉ đường.

Nhân rộng mô hình chăn nuôi hữu cơ, tuần hoànNgành chăn nuôi phải phát triển theo một chuỗi khép kín tuần hoàn, hữu cơ m...
07/04/2023

Nhân rộng mô hình chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn
Ngành chăn nuôi phải phát triển theo một chuỗi khép kín tuần hoàn, hữu cơ mới có thể giảm việc xả thải ra môi trường.Ngành chăn nuôi xả hơn 60 triệu tấn chất thải ra môi trường mỗi năm
Thưa Thứ trưởng, hiện nay ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với tình trạng xả phát thải, gây ô nhiễm môi trường ra sao? Và chúng ta cần phải có những hành động như thế nào để giải quyết vấn đề nan giải này?
Quá trình phát triển đất nước xoay quanh 3 trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường. Quan điểm xuyên suốt của Đảng đó là: Không đánh đổi môi trường để tăng trưởng cũng như phát triển phải gắn với công bằng xã hội.
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường, trong đó trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn. Trong nhiều năm qua, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi có những tồn tại nhất định. Khi trình Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2050”, Bộ NN-PTNT cũng rất lưu ý vấn đề này. Bên cạnh đó, không chỉ chăn nuôi mà lâm nghiệp, thủy sản cũng như các ngành khác đều rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường để có thể phát triển nhanh và bền vững hơn.
Với quy mô đàn gia súc 28 triệu con lợn, xấp xỉ 9 triệu con trâu, bò và 523 triệu con gia cầm hiện nay, một năm, trên 60 triệu tấn thải đã được xả ra môi trường ở cả khu vực trang trại, khu vực doanh nghiệp, khu vực hộ nông dân.
Trong ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn đang chiếm tỉ trọng lớn. Chính vì vậy việc xử lý môi trường, xả thải môi trường cần phải được đặc biệt quan tâm. Chúng ta cần phải đưa hệ thống văn bản pháp luật như Chiến lược Chăn nuôi, Luật Chăn nuôi cũng như Nghị định số 14/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi, Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi và Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác… vào cuộc sống.Khi đời sống được nâng cao, người dân cũng tự nâng cao ý thức về việc xử lý ô nhiễm môi trường. Với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, môi trường được xem là một tiêu chí. Do vậy người dân đã rất ý thức xử lý chất thải để làm phân hữu cơ.
Chúng ta đã có nhiều chương trình, biện pháp để giải quyết vấn đề chất thải trong chăn nuôi theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn như việc dùng chế phẩm để đảm bảo tiêu hóa, giảm phát thải khí mê tan từ chăn nuôi, đồng thời cân đối lại khẩu phần và nguyên liệu cho bò thịt và bò sữa…
Các doanh nghiệp chăn nuôi cần phải đánh giá tác động môi trường ĐTM theo công suất, quy mô. Hộ gia đình và các trang trại ở quy mô nhỏ phải có kế hoạch và cam kết xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường.
Phát triển chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn
Thưa Thứ trưởng, ông đánh giá như thế nào về quá trình xử lý chất thải trong chăn nuôi hiện nay cũng như việc giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình phát triển nền kinh tế?
Chi phí để xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường rất lớn. Tuy nhiên, Việt Nam đã đưa ra cam kết giảm mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, chính vì vậy các ngành, lĩnh vực đều phải thực hiện theo cam kết của Thủ tướng.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, đến nay, nhận thức của người dân, các trang trại, các doanh nghiệp đã có sự thay đổi tích cực. Để có thể thực hiện theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, chúng ta cần thông tin truyền thông, xử lý vi phạm một cách nghiêm túc, đồng thời nhân rộng những mô hình sản xuất thực hiện tốt công tác xử lý chất thải ra môi trường.
Tôi tin rằng với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, với tốc độ chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp như hiện nay, chúng ta sẽ có quy hoạch của những vùng chăn nuôi và có những giải pháp kĩ thuật trên cơ sở các đề tài nghiên cứu về xử lý thức ăn dinh dưỡng, xử lý chất thải…
Quan điểm của Đảng về chăn nuôi nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung là phải theo một chuỗi khép kín. Đó chính là yêu cầu để chúng ta đi sâu vào hội nhập khu vực quốc tế, đặc biệt trong việc thực hiện 16 Hiệp định Thương mại tự do Thế hệ mới (FTA).

Nuôi chim cút đẻ trứng cho hiệu quả kinh tế caoVốn đầu tư ban đầu khoảng 60 triệu đồng, sau gần 2 tháng nuôi đã cho thu ...
07/04/2023

Nuôi chim cút đẻ trứng cho hiệu quả kinh tế cao
Vốn đầu tư ban đầu khoảng 60 triệu đồng, sau gần 2 tháng nuôi đã cho thu hoạch, lợi nhuận trung bình gần 200 triệu đồng/năm – đó là những gì anh Đào Đức Thưởng, thôn Dũng Tiến, xã Quỳnh Xá (Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) thu được từ mô hình nuôi chim cút đẻ trứng hơn 7 năm qua.Sau nhiều năm làm nghề mộc, năm 2014, qua sự giới thiệu của bạn bè về mô hình nuôi chim cút đẻ trứng, anh Thưởng quyết định bỏ vốn đầu tư chuồng trại, con giống. Với số tiền 40 triệu đồng vay của Quỹ Tín dụng nhân dân Quỳnh Xá cùng vốn liếng của gia đình, anh đầu tư xây dựng gian chuồng trên 40m2 với hơn 50 lồng nuôi khoảng 2.000 con chim cút đẻ trứng.
Anh Thưởng chia sẻ: So với các loại vật nuôi khác, chim cút đẻ trứng dễ nuôi, không vất vả, không tốn diện tích, kinh phí mua con giống ít. Chim cút thường sống ở nơi cao ráo, thoáng mát nên khi làm chuồng nuôi phải thiết kế theo kiểu lồng quây lưới, chia làm nhiều tầng; mỗi lồng khoảng 40 con, có hệ thống máng ăn và nước uống để tránh rơi vãi thức ăn; đáy lồng hơi dốc để khi chim cút đẻ trứng sẽ tự lăn ra khay dưới lồng.
Để giảm chi phí đầu tư cho hệ thống chuồng nuôi và máng nước tự động, với nghề mộc trong tay, anh Thưởng tự nghiên cứu và mua đồ lắp đặt lồng, tự làm máng nước. Vì thế chi phí đầu tư giảm hơn 1 nửa, giúp anh có điều kiện mở rộng chuồng nuôi. Năm 2017, với số vốn tích lũy được và kinh nghiệm nuôi chim cút đẻ trứng, anh quyết định mở thêm chuồng nuôi diện tích 50m2 với hơn 50 lồng và khoảng 2.000 con chim cút đẻ trứng.
Anh Thưởng cho biết: Để chim khỏe, đẻ trứng đều, người nuôi phải nắm chắc kỹ thuật cho ăn, nguồn nước uống, nhiệt độ, ánh sáng và thoáng khí của chuồng nuôi. Yêu cầu chuồng nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, thường xuyên vệ sinh. Nước uống cho chim phải là nước sạch. Đặc biệt là việc chăm sóc phòng, trừ dịch bệnh. Nếu chăm sóc tốt, chim sẽ đẻ trứng liên tục trong vòng 9 – 10 tháng, trung bình mỗi tháng một con chim cút đẻ 25 quả trứng. Hết thời gian thu trứng sẽ bán chim thịt.
Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giá có thấp hơn so với những năm trước nhưng vẫn ở mức 450 – 550 đồng/quả. Mỗi ngày với 4.000 con đẻ trứng anh thu hoạch khoảng 3.000 quả, trừ chi phí trung bình mỗi ngày thu gần 500.000 đồng tiền lãi, nếu tính cả bán chim cút thịt thì mỗi năm anh thu lãi gần 200 triệu đồng.
Thời gian tới, nếu nguồn thu nhập ổn định, anh Thưởng có ý định đầu tư mở rộng mô hình nuôi chim cút đẻ trứng và đầu tư hệ thống ấp nở để tự phục vụ cho gia đình. Anh mong muốn có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi của ngân hàng để đầu tư và mở rộng thêm nhiều chuồng nuôi chim, tăng thu nhập cho gia đình.
Thành công từ mô hình nuôi chim cút đẻ trứng của anh Đào Đức Thưởng khẳng định, nếu có quyết tâm, mỗi người sẽ tìm được cho mình một cách làm riêng và sẽ thành công trên chính mảnh đất quê hương.

Cách cải thiện chất lượng nước uống gia cầm bằng sự axit hóa------------------Cách cải thiện chất lượng nước uống gia cầ...
21/03/2023

Cách cải thiện chất lượng nước uống gia cầm bằng sự axit hóa
------------------
Cách cải thiện chất lượng nước uống gia cầm bằng sự axit hóa
Nước thường được gọi là “chất dinh dưỡng bị lãng quên” và không phải không có lý do. Trong nhiều trường hợp, người ta cho rằng nước sẽ có sẵn cho gà uống, và rằng nó cần ít hoặc không duy trì để giữ một nguồn cung đầy đủ. Thường thì, ít khi nghĩ nước có thích hợp để cho gia cầm uống không.
ột con gà sẽ uống bất cứ nơi nào từ 1,8 đến 3 lần số lượng thức ăn nó ăn vào, phụ thuộc vào trạng thái căng thẳng, điều kiện chỗ ở và nhiệt độ. Do đó, một lượng nước không đầy đủ sẽ trực tiếp giảm lượng ăn vào, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất. Việc rút bỏ nước khỏi bầy gà đang đẻ sẽ làm dừng sản xuất trứng rất nhanh chóng, và khi kết hợp cùng với việc rút bỏ thức ăn, thì sẽ gây ra rụng lông.
Năm gợi ý đảm bảo chất lượng nước tốt
Gợi ý 1
Áp dụng khử trùng nước
Để duy trì chất lượng nước, người ta khuyến khích sử dụng một số hình thức khử trùng nước. Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng clo, định liều vào bể chứa hoặc trực tiếp vào nước đi vào trại thông qua máy định liều. Tháp nước thường được clo hóa ở mức 3 ppm tại điểm nước đi vào trại. Tuy nhiên, do thời gian nước đạt đến máng uống cuối cùng ở trại có thể bị giảm đáng kể tùy thuộc vào độ sạch và chất hữu cơ có trong các đường ống. Có thể nên theo cách tăng mức clo hóa ở trại để bù đắp sự mất mát có thể này.
Gợi ý 2
Kiểm tra chất lượng nước thường xuyên
Nên kiểm tra nước thường xuyên để đảm bảo rằng chất lượng nước là ổn định và, thiết bị phân liều thuốc đang hoạt động chính xác. Để làm điều này, nên thu thập nước từ điểm xa nhất đi vào trại, đi vào máng uống cuối. Mức độ vệ sinh nước hoặc thiếu nước, khác nhau đáng kể trên thế giới, từ hệ thống tinh vi ở một số nước đã phát triển đến không vệ sinh chút nào ở một số nước kém phát triển.
Gợi ý 3
Kiểm tra màng sinh học
Nhiều nơi trên thế giới, độ cứng, chất rắn hòa tan trong nước, là khá cao, làm tăng độ pH đến mức đầu trên của mức chấp nhận được. Các muối này, đặc biệt là muối canxi hay muối magiê, có thể hình thành các lớp tích tụ trong ống nước mà cuối cùng có thể làm giảm lưu lượng nước. Thêm vào đó, chúng cũng có thể kích thích hình thành lớp màng sinh học trong các đường ống bằng cách cung cấp chỗ bám cho vi khuẩn cư trú. Màng sinh học là một thuộc địa sống của các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, tảo, nấm mốc và thậm chí cả nguyên sinh động vật. Thuộc địa sống này được bảo vệ bằng sự tích tụ của các protein sợi được tiết ra bởi một số các vi khuẩn, mà theo thời gian có thể tiếp tục làm giảm dòng chảy của nước qua đường ống. Các loại mầm bệnh khác nhau được tìm thấy ở màng sinh học là khá rộng như được biểu thị ở Bảng 2.
Gợi ý 4
Tẩy sạch triệt để hệ thống nước giữa các đàn gà
Làm sạch triệt để hệ thống nước giữa các đàn được khuyến cáo mạnh mẽ, sử dụng các sản phẩm có khả năng loại bỏ cả màng sinh học và cả cặn vôi hiện diện. Việc này thường đòi hỏi có một sự tiếp cận bao gồm hai chiến lược bằng một sản phẩm như hydrogen peroxide để loại bỏ màng sinh học, và một sản phẩm axit để loại bỏ cặn vôi ở các khu vực nước cứng.
Có thể làm giảm sự hình thành màng sinh học trong quá trình chăn nuôi bằng cách thường xuyên xả đường ống dưới áp lực nước từ 1,5 – 3,0 bar (20 – 40 PSI). Nên xả đường ống nước ít nhất một lần mỗi tuần, và thường xuyên hơn khi khí hậu nóng để đảm bảo có kết quả tốt. Việc này sẽ làm giảm nguy cơ các mảng màng sinh học lỏng lẻo trong các đường ống và gây ra tắc nghẽn các van của máng nước uống, hoặc phát tán mầm bệnh không mong muốn vào nguồn cung nước. Bất kỳ các dư lượng còn lại của việc xử lý nước cần được loại bỏ ngay sau khi xử lý bằng cách xả hệ thống. Nước cứng làm tăng độ pH của nước. Hiện nay, có một số tranh luận về sự khuyến cáo của độ axit/kiềm của nước, với quan điểm hiện tại hướng tới việc giảm độ pH đến những mức thấp hơn, từ pH 4 đến pH 5. Điều này là để tạo ra một môi trường tĩnh của mầm bệnh, nhờ đó hạn chế được sự phát triển của chúng trong các đường ống nước.
Gợi ý 5
Mục tiêu cho mức pH tối ưu
Khi gà con nở, chúng có một ruột non còn non nớt, và việc sản xuất các axit ở dạ dày tuyến và mề bị giảm trong 7-14 ngày đầu. Thử nghiệm cho thấy rằng mức pH của dạ dày tuyến dao động từ 5,2 ở ngày đầu đến 3,5 ở ngày 15, với sự giảm tuyến tính từ lúc nở và 10 ngày tuổi. Tương tự như vậy, độ pH ở mề giảm từ 3,5 xuống 3,3 từ ngày 1 và ngày 10, sau đó ổn định ở pH 3,3 vào ngày 15 (Rynsburger, 2009).
Cần chăm sóc khi axit hóa nước để đảm bảo áp dụng lượng axit chính xác đạt đến pH 4,5 mong muốn của nước uống. Không thực hiện được điều này có thể dẫn đến, hoặc là axit hóa nước quá độ, có thể gây trở ngại lượng nước tiêu thụ và làm hỏng thiết bị, hoặc là axit hóa dưới mức, mà sau đó có thể cung ứng nguồn năng lượng cho vi khuẩn cư trú trong đường ống nước.

Bắt đầu về Kháng sinh"Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm"----Albert Einstein----Tự bạn hãy ngẫm và trải nghiệm để đư...
21/03/2023

Bắt đầu về Kháng sinh
"Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm"
----Albert Einstein----
Tự bạn hãy ngẫm và trải nghiệm để đưa ra kết luận cuối cùng.
I. Nguyên tắc chung:
1, Phát hiện nhanh, điều trị sớm.
Như đặc công trong chuồng heo, đi nhẹ nói khẽ, quan sát kỹ lúc heo ăn. hít thở xem có mùi lạ, bản thân mình thấy dễ thở hay khó thở.
2, Tiêm kháng sinh càng nhanh càng tốt, bắt đầu bằng liều cao trong 2 ngày đầu giảm xuống bình thường vào 2 ngày giữa và kết thúc bằng liều cao như ngày đầu ( liều cao thường gấp 1,5 lần liều bình thường là đủ cao và dưới ngưỡng gây độc)
3. Phải hiểu về tính chất và thời gian đào thải của thuốc khỏi cơ thể lợn để quyết định nhịp đưa thuốc và liệu trình hiệu quả nhất.
Nhịp phổ biến từ 6-12h và liệu trình 3-5 ngày. Sau tối đa 3 ngày mà bệnh k chuyển phải thay phác đồ và kháng sinh nhóm khác, hoặc sự phối hợp kháng sinh khác
4. Đưa thuốc vào nhanh và kết thúc đột ngột, nghĩa là không giảm từ từ. Bắt đầu bằng liều cao, hạ xuống liều bình thường và kết thúc đột ngột bằng liều cao (Chốt hạ)
II. Đường đưa thuốc kháng sinh vào cơ thể lợn
Nôm na như con nghiện, nó hút khói, pha nước cất để chích hoặc hít trực tiếp qua mũi hoặc uống, lợn thì có thêm việc đặt ở âm hộ, truyền tĩnh mạch...
Nhưng việc đưa qua đường nào lại phụ thuộc vào loại bệnh, loại kháng sinh và thể trạng lợn
Đường tiêm (tiêm dưới da, tiêm sâu bắp thịt, tĩnh mạch, phúc mạc)
Đường tiêm: nhanh, chắc chắn, chuyên để trị bệnh
Đường tiêu hóa (trộn thức ăn, uống): chậm, hao hụt, chuyên để phòng bệnh
Tuy nhiên một số bệnh tiêu hóa ỉa chảy ở lợn con thì cho ăn thuốc lại hay hơn vì nồng độ thuốc nhanh chóng đạt cao trong đường tiêu hóa hơn là tiêm.
Liệu trình điều trị: liên tục để thuốc luôn đạt nồng độ cao trong máu lợn, Lợn con thì nồng độ thuốc trên thể trọng sẽ thấp hơn heo thịt. ví dụ: 3ml enrofloxacin cho 40kg heo thịt nhưng heo con 10kg đã phải tiêm 2cc enro rồi.
Phối hợp thuốc kháng sinh
Phải phối hợp kháng sinh vì sao ?
Thông thường LỢN bị bệnh thường là bệnh ghép và ở tình trạng bội nhiễm, kế phát. Vì thế trên một cơ thể bệnh thường thường có sự tồn tại hai loại mầm bệnh là (vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm) do đó phải phối hợp để
+ Tăng phổ tác động của Kháng sinh trong trường hợp ghép nhiều bệnh hoặc chưa biết đó là bệnh gì
+ Tăng hiệu quả, diệt đông thời nhiều mầm bệnh, vi khuẩn của nhiều bệnh ghép
+ Tránh được sự nhờn thuốc nếu sử dụng đơn kháng sinh
Để phối hợp cần hiểu tính chất, đặc điểm của từng loại kháng sinh và nguyên lý chung của kháng sinh.
( Chương này dài sẽ nói từ từ)
Ví dụ điển hình:
Penicilline + Streptomycine:Thông dụng nhưng rất hiệu quả, liều lượng tùy loại bệnh
Trị đóng dấu lợn; Tụ huyết trùng; Bện ngoài da, khớp ...
Trường hợp trị khớp:
cho heo 50 tới 70kg
Peni = 1.000.000 UI (hanvet bán)
Strep= 1g (Cũng hanvet luôn)
Nước cất 12cc
Tổng số đó tiêm 2 lần/ngày. Tiêm lần nào thì hòa cho lần đó.
cùng với Vitamin B1 và anagin C
Nếu vẫn con lợn đó mà bị Tụ huyết trùng
Peni: 500.000 UI
Strep: 1g
Hòa 10cc nước cất, Tiêm 1 lần cũng được
Vitamin B1 tiêm theo hướng dẫn nhà Sx.
Tiêm liên tục 3 ngày.
Một số sự phối hợp khác rất hiệu quả
Ví dụ: Peni + Colistin: trị tiêu chảy ở gia cầm hiệu quả cao, phòng tiêu chảy ở lợn con tốt
Ampi + Kanamicin: Thương hàn, phó thương hàn, bệnh do tụ cầu khuẩn hoặc ecoli rất nhạy.
Trên là sơ qua một chút về Kháng sinh. Kiến thức về kháng sinh phòng và trị bệnh là rất rộng và thực tế trên điều trị cũng rất đặc thù. Tất cả tôi đang biên soạn vào sách gửi mọi người. cảm ơn vì đã đọc (Nguồn: Chữa bệnh cho heo)

🐖🐖🐖KỸ THUÂT CHĂM SÓC HEO NÁI TRONG GIAI ĐOẠN MẠNG THAI☘️☘️☘️🐷Nái tơ lên giống vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 (tr...
21/03/2023

🐖🐖🐖KỸ THUÂT CHĂM SÓC HEO NÁI TRONG GIAI ĐOẠN MẠNG THAI☘️☘️☘️
🐷Nái tơ lên giống vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 (trọng lượng khoảng 90 – 110kg) tuỳ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Tuy nhiên , tốt nhất chỉ nên phối giống khi nái trên 7 tháng tuổi và trọng lượng ít nhất 90kg.
🐷Khi heo lên giống, khoảng 2-5 ngày (chu kỳ 21 ngày), thời điểm phối giống thích hợp nhất là khi nái đứng yên cho con nọc phủ (tai dựng đứng) hay lấy hai tay đè lên mông nái thấy nó đứng yên, vểnh tai.. Đồng thời dịch âm hộ tiết ra dạng keo nhầy trong. Việc phối giống nên thực hiện hai lần (phối kép) cách nhau từ 12 – 24 giờ.
🐷Thời gian nái mang thai khoảng 3 tháng 3 tuần 3 ngày (110 – 117 ngày), thai phát triển nhanh nhất vào tháng cuối của thời kỳ mang thai. Trong suốt quá trình mang thai, nái cần được cung cấp đầy đủ thức ăn, các chất dinh dưỡng, canxi khoáng để dự trữ cho cơ thể cũng như để nuôi thai.Thiếu khoáng heo con còi cọc chậm lớn, heo nái dễ bị bại liệt sau khi sinh. Khẩu phần thức ăn cho heo nái đầy đủ và cân đối sẽ kéo dài thời gian khai thác sinh sản.
Trong khẩu phần ở giai đoạn cuối thời kỳ mang thai cho heo nái phải có ít nhất 5-7% chất xơ. Lượng chất xơ này giúp ngăn ngừa hiện tượng táo bón ở heo.
🐷Khi nái chửa được khoảng 2,5 tháng bắt đầu làm vaccin Giả dại, Ecoli, tiêu chảy cấp, cách nhau 1 tuần
🐷Trước khi đẻ 1 tuần chuyển heo nái từ chuồng chửa sang chuồng đẻ, khi chuyển nên nhẹ nhàng cẩn thận...

Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó không phù hợp đối với chăn nuôi hiện đại nữa. Hiện tại, theo ...
21/03/2023

Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó không phù hợp đối với chăn nuôi hiện đại nữa. Hiện tại, theo tôi “Giống là tiền đề và quyết định”. Với trình độ chăn nuôi của Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được các yếu tố bên ngoài như: bệnh tật, tiệm cận được chất lượng và chế độ dinh dưỡng, kiểm soát được kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý, công nghệ chăn nuôi và môi trường cũng có thể kiểm soát được. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất, mang tính bền vững và cạnh tranh là phải có con Giống tốt. Do đó, tôi xếp các yếu tố quan trọng chuỗi giá trị chăn nuôi theo thứ tự như sau: Con giống (1) Thú y (2) Kỹ thuật và Quản lý (3) Thức ăn (4) Cơ sở vật chất (5) Môi trường và (7) Khí hậu Chính sách và Thị trường. 1. Con giống Con giống được tôi đánh giá là quan trọng số 1 trong chuỗi giá trị chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi theo chuỗi giá trị khép kín với trình độ cao hiện nay. Tại sao? Lý giải cho vấn đề này, tôi có một số trao đổi như sau: Trong các yếu tố chăn nuôi, nghiên cứu cải tạo giống là khó nhất và lâu dài nhất so với các yếu tố còn lại. Vì nó là các yếu tố bên trong và đòi hỏi trình độ cao, hệ thống thiết bị hiện đại, triển khai theo dõi thực địa phải hết sức chặt chẽ và tốn kém. Ngoài tạo ra, con giống tiềm năng rồi thì phải nghiên cứu được hệ thống chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp để phát huy hết khả năng sản xuất của nó.Giống là yếu tố ảnh hưởng thường trực nhất nhưng lại âm thầm nhất, vì vật nuôi như một cỗ máy sản xuất, cỗ máy thật tốt thì mới có năng suất. Nó không chỉ ảnh hưởng đến một ổ, một lứa, một nhóm heo nào hay một giai đoạn chăn nuôi nào đó mà nó ảnh hưởng đến cả hệ thống từ chăn nuôi heo giống, chăn nuôi heo nái và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng thịt của nhiều thế hệ. Các yếu tố bên ngoài (thú y, thức ăn, quản lý …) ảnh hưởng theo đợt, theo lứa, theo giai đoạn và dễ nhận biết ngay tức khắc, từ đó có thể khắc phục được ngay bởi các nhà chăn nuôi, quản lý và kỹ thuật. Tuy nhiên, đối với các yếu tố di truyền giống thì diễn ra âm thầm, không rõ ràng và cũng không dễ dàng để nhận ra điều đó, vì vậy nó ảnh hưởng lâu dài và gây thiệt hại to lớn. Trong chăn nuôi heo công nghiệp mô hình khép kín theo chuỗi giá trị thì yếu tố chất lượng giống lại càng quan trọng. Nó mang tính chất quyết định đến tính cạnh tranh của sản phẩm và thương hiệu lâu dài. Ngay cả khi các công ty chăn nuôi ban đầu đã bỏ ra lượng tiền lớn để nhập khẩu giống tốt, thậm chí nhập nguồn gen tốt về, nhưng do không có định hướng tốt, không có năng lực làm giống hay không quan tâm công tác giống, không có người chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn làm công tác giống dẫn đến đàn giống dần kém chất lượng và năng suất âm thầm đi xuống mà không hay biết gây ra thiệt hai to lớn và mất lợi thế cạnh tranh. Hậu quả của việc này là giảm năng suất, khả năng chống chịu bệnh tất kém, ảnh hưởng của các bệnh di truyền heo kém sức sống, quái thai, di tật, chết non, heo con không đồng đều và khả năng sinh trưởng thấp. Việc không quan tâm công tác giống tức là không tạo ra được ưu thế lai từ việc kết hợp các con giống tốt, không chọn lọc được đàn giống theo các cấp giống tốt thì theo thời gian năng suất sẽ đi xuống. Chúng ta thử làm một phép so sánh như sau để thấy được giống quan trọng như thế nào trong chăn nuôi nhé.

Address

Hà Nội
Hanoi
10000

Telephone

+84589606606

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chiến Thắng - Chuyên Mật Rỉ Đường, Men Vi Sinh, Đạm Cá Giành C posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Chiến Thắng - Chuyên Mật Rỉ Đường, Men Vi Sinh, Đạm Cá Giành C:

Share

Category



You may also like