19/07/2021
ĂN UỐNG & TÍNH CÁCH
🍖🥩Trong giới động vật thì những loài ăn thịt (như hổ, cầy, cáo...) lúc ăn thì gầm gừ, tranh giành cấu xé là vì chúng thường không thể sống chung thành đàn đông đúc, quây quần bên nhau được. Con đực thường ăn thịt con non. Những chó sói con trong cùng một ổ có thể cắn chết nhau mà vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra.
🥬🥦Trái lại, những loài ăn thực vật (như trâu, bò, hươu, nai ...) thì bình tĩnh, thư thái trong khi ăn, chúng thường sống hòa thuận, yêu thương, cùng chăm sóc, che chở, bảo vệ lẫn nhau, nhất là đối với những con non.
📖Người ta tiến hành thí nghiệm và những kết quả chứng minh ảnh hưởng của thức ăn đối với tính loài vật:
🎯Cho chim bồ câu ăn những viên thịt, thì chỉ sau gian ngắn, những con bồ câu hiền lành tượng trưng cho hòa bình ấy đã trở thành ác điểu: móc ruột moi gan nhau để ăn.
🎯Hai con chó cùng một ổ, một con cho ăn thảo mộc, Con kia cho ăn thịt. Sau một thời gian con thứ nhất trở nên hiền lành, trung thành, ngoan ngoãn dễ bảo, lại nhẫn nại và chịu đựng mệt nhọc rất dẻo dai. Con thứ hai trở nên hung dữ, ích kỷ, lười biếng, kém chịu đựng... rõ rệt.
Nếu cho hai con chạy đua thì lúc đầu con ăn thịt sẽ dẫn trước, nhưng càng về sau con ăn thảo mộc càng ưu thế và thắng cuộc.
Cho hai con cắn nhau thì Con ăn thảo mộc thường bỏ chạy, nhưng kích động cho cả hai cùng “quyết chiến” thì Con ăn thảo mộc sẽ thắng tuyệt đối.
🎯 Hai con sư tử cùng một ổ, Con thứ nhất cho ăn hoàn toàn thảo mộc chỉ bơm mùi thịt nhân tạo, con thứ hai cho ăn thịt như bình thường. Khi lớn lên con thứ nhất hiền lành như cừu non, Con thứ hai là sự tử thứ thiệt.
🎯Quan sát, Có thể dễ dàng thấy: Trẻ con ăn nhiều thịt thường ngỗ ngược, không vâng lời, rất ích kỷ, lười biếng... Trẻ ăn Cơm rau là chính thường thùy mị, ngoan ngoãn, chăm chỉ, khỏe mạnh và dẻo dai hơn nhiều.
Người lớn ăn nhiều thịt thường hay nóng nảy, cục cằn, ích kỷ, thiếu kiên trì, nhiều khi thô lỗ, độc ác... Người ăn thuần chay thì bình thản, điềm tĩnh, kiên nhẫn, vị tha...
Nhìn chung, người thuộc Âm tính thường mập, do tích nhiều nước, da ẩm ướt, yếu đuối lười nhác, hay kêu ca than văn, giận hờn, do dự, khả năng chịu nóng lạnh kém, kém nghị lực, kém trí nhớ, thiên về lý thuyết, thích viết ngại nói, ngại giao tiếp, tính tình hay thay đổi. Thái quả thì thường ích kỷ và hiểm độc.
Trái lại người thuộc Dương tính cơ thể vững chắc, nhanh nhẹn, dẻo dai, thích hoạt động, trí nhớ tốt, quả quyết, kiên định, thích sinh hoạt tập thể, thích nói ngai viết, thiên về thực hành. Trường hợp quá Dương tính thường trở nên cực đoan, hung dữ, tàn bạo.
💁♀️Ăn uống theo nguyên lý Âm - Dương (theo Thực dưỡng) sẽ trung hòa được các đức tính trên, loại bỏ những khía cạnh thái quá để trở về quân bình, hiền hòa, khiêm tốn, khoan dung, nhường nhịn, rộng lượng với người khác (Âm bên ngoài) nhưng đối với bản thân lại rất nghiêm khắc, kỷ luật, trọng nguyên tắc, cương nghị... (Dương bên trong).
💁♀️Vì vậy, “Tâm địa xấu xa đáng ghét chẳng phải là cố tật của con người, mà chỉ là kết quả của cách ăn ở sai lầm. Bằng phương pháp thực dưỡng đúng đắn, chúng ta có thể chuyển hóa hận thù thành yêu thương, ghen ghét thành cảm mến, phiền não thành an lạc... Nếu muốn mọi người yêu thương, bạn phải Dương bên trong, Âm bên ngoài, bấy giờ tất cả những kẻ Âm hay Dương đều bị bạn lôi cuốn." (Ohsawa)
🙋♀️Hơn nữa, người ăn chay theo nguyên lý Âm - Dương lâu dài, do ăn nhiều thức ăn tri giác nên thông minh, tính từ bi, hỷ xả, tình thương bao la... ngày càng phát triển.
🙋♀️Ăn uống đúng sẽ tạo cơ sở cho những ý nghĩ, việc làm đúng. Ăn uống sai dễ khiến cuộc đời trở nên rắc rối, phức tạp. Bởi vậy cổ ngữ Đông phương có câu: “Cái bụng khống chế cái đầu”.
🙋♀️Khi đã “ngộ” được quy luật tự nhiên, thấu hiểu rằng ăn thanh đạm đem lại sức khỏe và tình cảm tốt đẹp, thì người ăn chay trường, đúng quy luật Âm - Dương không những không ghét bỏ những kẻ làm ăn bất chính, gây tội ác để được ăn sung mặc sướng, trái lại họ thấy thương những kẻ đó vì mê mờ, mù quáng, mà làm việc bất nhân, hại người, nhưng lại là tự đầu độc, hủy hoại thể chất, tinh thần, nhân cách... của chính mình.
Trích Minh Triết Trong Ăn Uống Phương Đông- Ngô Đức Vượng
Comment Ý kiến của bạn về vấn đề này ở phía dưới nhé🤟👍