BÁC SĨ THÚ CƯNG

BÁC SĨ THÚ CƯNG Trang cung cấp thông tin, chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận, vì một cộng đồng thú cưng thân thiện.
(1)

ĐỪNG BAO GIỜ LÀM 5 ĐIỀU NÀY KHI CHĂM SÓC THÚ CƯNGNếu bạn nghĩ chăm sóc cún con là một điều đơn giản thì có thể bạn đã nh...
17/12/2021

ĐỪNG BAO GIỜ LÀM 5 ĐIỀU NÀY KHI CHĂM SÓC THÚ CƯNG

Nếu bạn nghĩ chăm sóc cún con là một điều đơn giản thì có thể bạn đã nhầm. Để những chú cún có thể phát triển tốt, khỏe khoắn, “ vui vẻ ” thì chủ nhân của chúng cần phải tìm hiểu rất nhiều về kiến thức chăm sóc thú cưng, những điều nên làm, không nên làm. Bài viết hôm nay, PetCare sẽ tổng hợp 5 điều không nên làm khi chăm sóc cún cưng. Đừng bỏ qua bài viết này nhé, bởi vì chắc chắn nó sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.

1. NHỐT CHÚNG TRONG XE Ô TÔ MỘT MÌNH

Để chó cưng trong xe một mình có thể là hành vi tiếp tay cho những kẻ trộm chó có thêm cơ hội. Hơn nữa, nhiệt độ và môi trường bức bí, ngột ngạt trong xe còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của những bạn nhỏ này nữa. Do đó, đừng bao giờ để cún cưng của mình ở trong xe hơi một mình nếu bạn muốn đảm bảo an toàn cho chúng.

2. ĐỂ CHÓ SỐNG MỘT MÌNH BÊN NGOÀI

Tuy rằng những chú chó đều nên có những khoảng riêng tư bên ngoài để chúng có thể tự do nô đùa.Tuy nhiên, nếu bạn để chúng phải ở bên ngoài quanh năm thì lại là điều hoàn toàn không nên. Chó cưng cần sự tương tác và kích thích của con người. Nếu bạn bỏ lại chúng một mình bên ngoài sẽ khiến thú cưng bị buồn chán và cuộc sống của chúng sẽ không thể nào hạnh phúc được.

3. THỜ Ơ VỚI VIỆC CHĂM SÓC RĂNG CHO CÚN

Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Thú y Hoa Kỳ (AVMA), Tiến sĩ Ted Cohn đã tuyên bố rằng mặc dù nên đánh răng hàng ngày cho chó và mèo, nhưng chỉ có 2 phần trăm những người nuôi chó chú trọng đến điều này. Ngoài ra, theo thống kê có 65 phần trăm những con chó mắc bệnh nha chu giai đoạn một thường không được điều trị. Do đó, nếu bạn nuôi cún cưng hãy luôn đảm bảo có bác sĩ thú y kiểm tra răng cún yêu của bạn ít nhất một lần một năm và trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ nha khoa nào tại nhà. Tập thói quen chăm sóc răng cho cún thường xuyên hơn . Bàn chải đánh răng của trẻ là tốt nhất cho người mới nuôi và chó có miệng nhỏ. Bạn cũng có thể dùng tay để làm sạch răng cho cún nếu như chưa có kinh nghiệm cho việc làm này. Hãy chuẩn bị kem đánh răng cho chó thay vì sử dụng kem đánh răng của người dành cho chúng. Tại sao? Bởi vì chúng không thể nhổ, và có những thành phần trong nhiều loại kem đánh răng của con người có thể làm cho một cún cưng bị bệnh. Ngoài ra cho chó sử dụng các loại đồ chơi để cắn gặm hoặc xương dành riêng cho chó cũng phần nào giúp răng chúng sạch hơn.

4. ĐÁNH ĐẬP CÚN CƯNG

Việc dạy dỗ cún cưng nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng, ngay cả việc khi chúng gây ra lỗi cũng vậy. Đánh đập cún cưng là hoàn toàn sai lầm, bởi điều này sẽ khiến chú chó của bạn sẽ cảnh giác và không còn cảm thấy an toàn khi ở bên bạn nữa. Nó sẽ làm hại mối quan hệ của bạn với con chó của bạn và ngăn chặn sự huấn luyện thích hợp. Khi bạn đánh một con chó, bạn dạy nó sợ hãi bạn, phá vỡ lòng tin của nó, và bạn làm suy yếu sự tự tin của nó.

5. BỎ QUA VIỆC THĂM KHÁM THÚ Y

Một số người tin rằng họ có thể tự chẩn đoán vấn đề của con chó của họ và không tìm kiếm sự chăm sóc thú y. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề về sức khỏe của cún cưng mà nếu như bạn không có trình độ chuyên môn về thú y thì bạn không thể nào nắm rõ được. Do đó, việc thăm khám thú y định kỳ là việc làm quan trọng nhằm giúp bạn theo dõi thể trạng, tình hình sức khỏe của cún yêu một cách chính xác nhất. Và quan trọng nhất là phải tiêm phòng đầy đủ vắc xin 7 bệnh, tiêm vắc xin dại cho chó đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm để phòng bệnh.

Nguồn: chamsocpet.com

🐶 VÌ SAO NÊN THẬN TRỌNG KHI ĐIỀU TRỊ CHÓ GIỐNG GERMAN SHEPHERD (CHÓ BECGIE) VỚI CÁC THUỐC SAU:✅ Thuốc kháng sinh Doxycyc...
03/12/2021

🐶 VÌ SAO NÊN THẬN TRỌNG KHI ĐIỀU TRỊ CHÓ GIỐNG GERMAN SHEPHERD (CHÓ BECGIE) VỚI CÁC THUỐC SAU:

✅ Thuốc kháng sinh Doxycycline, Tetracycline;tin, Ivermectin;
✅ Thuốc kháng sinh Doxycycline, Tetracycline;
✅ Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide (Imodium®);
✅ Thuốc an thần Acepromazine, Butorphanol;
✅ Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide (Imodium®);
✅ Thuốc chống ói Ondansetronhư Vincristine, Vinblastine, Methyprednisolone
✅ Thuốc điều trị ung thư như Vincristine, Vinblastine
✅ Thuốc chống ói Ondansetron

❗❗ German Shepherd là một trong những giống chó gặp vấn đề về ĐỘT BIẾN ở GENE MDR1 dẫn đến việc nhiều loại thuốc có thể được hấp thụ qua hàng rào máu-não và vào não cũng như hấp thu quá mức lượng thuốc vào tế bào dẫn đến ngộ độc dù sử dụng ở liều lượng thông thường.

🔍 Cứ 10 chú chó giống German Shepherd thì sẽ có một chú chó bị đột biến gene này.

🔍 Gene MDR1 là một gene mã hoá cho P-glycoprotein trên màng tế bào có nhiệm vụ bơm thải một số loại thuốc (danh sách thuốc trong bảng đính kèm) ra khỏi tế bào và P-glycoprotein cũng là một thành phần quan trọng của hàng rào máu-não giúp ngăn cản nhiều loại thuốc vào não.

💡 Khi gene MDR1 bị đột biến sẽ gây ra nhiều thay đổi về chức năng của P-glycoprotein dẫn đến việc HẤP THU NHIỀU THUỐC HƠN VÀO TẾ BÀO VÀ VÀO NÃO GÂY ĐỘC THẦN KINH VÀ ĐỘC CHO TOÀN CƠ THỂ dù chỉ sử dụng thuốc ở liều lượng thông thường.

💡 Đột biến gene này DI TRUYỀN QUA CÁC THẾ HỆ SAU vì vậy sẽ hữu ích khi tìm hiểu bệnh sử của cún trước khi tiến hành điều trị với các loại thuốc có nguy cơ cao và HẠN CHẾ VIỆC SỬ DỤNG NHỮNG CHÚ CHÓ MANG GENE ĐỘT BIẾN NÀY ĐỂ LÀM GIỐNG. Đồng thời GIẢM LIỀU LƯỢNG và theo dõi cún thường xuyên để kịp thời can thiệp khi có bất cứ dấu hiệu nào về ngộ độc cũng như các dấu hiệu về thần kinh.

💊 Cụ thể, đối với nhóm thuốc an thần, liều NÊN GIẢM TỪ 30-50% SO VỚI LIỀU THÔNG THƯỜNG. Doxycyline khá an toàn nên việc giảm liều lượng đã được chứng minh là không cần thiết. Loperamide (Imodium®) tích tụ trong hệ thần kinh trung ương với nồng độ rất cao và được khuyến kích sử dụng NALOXONE ĐỂ GIẢI ĐỘC trong trường hợp này.

❗ Đột biến khá phổ biến ở những giống chó chăn cừu như COLLIE (70%), WHIPPET lông dài (65%), Australian Shepherd (50%), English Shepherd, BORDER COLLIE.

❗ ĐỘT BIẾN NÀY CŨNG XẢY RA TƯƠNG TỰ TRÊN MÈO.

BSTY Bùi Phương Anh, BSTY Huỳnh Thế Vinh - Wrocław, Poland

Tham khảo:
Small Animal Clinical Pharmacology and Therapeutics 2nd edition, Dawn Merton Boothe 2012
Small animal Clinical Pharmacology Second Edition, 2008, JILL E MADDISON, STEPHEN W PAGE and DAVID B CHURCH
https://www.cliniciansbrief.com/article/how-should-i-treat-dogs-cats-mdr1-mutation
Hình ảnh từ trang https://www.akc.org/dog-breeds/german-shepherd-dog/
Nguồn: Chi hội Thú Y Thú nhỏ Việt Nam

BÍ QUYẾT CHỮA HÔI MIỆNG CHO THÚ CƯNG TẠI NHÀChắc chắn bạn không bao giờ muốn thú cưng nhà mình bị hôi miệng. Bởi điều đó...
24/11/2021

BÍ QUYẾT CHỮA HÔI MIỆNG CHO THÚ CƯNG TẠI NHÀ

Chắc chắn bạn không bao giờ muốn thú cưng nhà mình bị hôi miệng. Bởi điều đó vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, vừa gây khó chịu cho bạn. Mỗi khi bạn muốn vuốt ve chú cún, cô mèo nhà mình thật lâu. Nhưng lại bị “ám ảnh” bởi mùi hôi của miệng chúng. Vậy thì hãy nhanh tay lưu về những cách chữa hôi miệng cho thú cưng tại nhà hiệu quả mà PetCare đã tổng hợp sau đây. Đảm bảo bọn chúng sẽ vừa xinh vừa thơm tho.

TẠI SAO THÚ CƯNG LẠI BỊ HÔI MIỆNG?

Có rất nhiều nguyên nhân dễ khiến cho “boss” mắc bệnh hôi miệng mà bạn cần tránh.

ĂN THỨC ĂN BẨN, THỨC ĂN KHÔNG THỂ TIÊU HÓA

Có thể chú chó đã ăn phải các loại thức ăn ôi thiu, dơ bẩn ở cống rãnh, thùng rác. Hay phân các loại động vật khác, rác rưởi, xác chết động vật. Hoặc những thức ăn không thể tiêu hóa như giày dép, gỗ, túi nilon, vỏ trứng, quần áo,… Lâu ngày, lượng thức ăn dơ bẩn này được tích lại trong cơ thể, tạo nên mùi hôi khó chịu bốc ra từ miệng chúng. Khiến bạn ngại đến gần.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ RĂNG MIỆNG

Cả chó và mèo đều gặp phải những rắc rối này. Hôi miệng thường xảy ra cho những vấn đề răng miệng sau đây.

Giống con người, thú cưng của bạn cũng bị cao răng. Hãy nhấc nhẹ đầu chúng lên và quan sát phần chân răng, bạn sẽ nhận thấy được những mảng bám của cao răng.
Sâu răng, đó là do lượng thức ăn thừa bị kẹt lại trong răng lâu ngày. Nhưng không được đánh răng thường xuyên. Làm cho bọn vi khuẩn có cơ hội tấn công hàm răng của các boss. Từ đó gây ra hôi miệng.

Bệnh nha chu. Điều này sẽ khiến các boss khá sợ hãi với các triệu chứng: viêm nướu, chảy máu chân răng, nướu sưng tấy, tụt nướu, mất răng,…. Những triệu chứng này không những góp phần tạo ra mùi tanh hôi rất “gắt”, mà còn khiến việc ăn uống của các thú cưng trở nên khó khăn. Lâu ngày, gây biếng ăn, suy giảm sức khỏe.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm cho chúng, nhưng nó lại khiến cho hệ vi khuẩn miệng hoạt động một cách không kiểm soát. Tạo ra hơi thở nặng mùi. Chó cái ở giai đoạn giao phối hoặc mang thai rất dễ mắc bệnh này.

BỆNH THẬN

Không chỉ ở người, căn bệnh này cũng sẽ làm suy giảm chức năng của thận ở thú cưng. Làm cho việc đào thải trở nên suy giảm rõ rệt, không thể lọc hết chất thải. Mà nó còn tích tụ lại trong máu. Từ đó, khiến cho hơi thở của boss có mùi khai. Và đây là vấn đề mà bạn không nên xem nhẹ.

Hoặc những khối u, bướu to nhỏ khác nhau xuất hiện ở miệng hoặc các cơ quan tiêu hóa, cũng là nguyên nhân của hôi miệng. Và nhiều triệu chứng bất thường khác.

NHỮNG CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG CHO THÚ CƯNG TẠI NHÀ, BẠN KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUA

Nếu chú cún, cô mèo nhà bạn, đang phải vất vả với chứng hôi miệng, thì đây chính là “những cứu tinh” tuyệt vời nhất. Bạn không nên bỏ qua những bí quyết chữa hôi miệng cho thú cưng tại nhà sau đây.

ĐÁNH RĂNG CHO BOSS

Việc đánh răng sẽ giúp loại bỏ thức ăn thừa còn bám trên răng, giúp răng trắng sáng. Đặc biệt hơi thở sẽ thật thơm tho. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách đánh răng đúng cách. Và nên sử dụng loại kem đánh răng giàu tinh chất trà xanh và bạc hà. Bởi một nghiên cứu của đại học Eulji, Hàn Quốc đã chứng minh hiệu quả khử mùi cực tốt của loại hỗn hợp này. Đồng thời nó còn giúp loại bỏ hệ vi khuẩn có hại và các mảng cao răng.

Bạn chỉ nên dùng những loại kem đánh răng chuyên dụng cho chó mèo để vệ sinh răng miệng cho chúng. Bởi lượng fluor trong kem đánh răng của người sẽ làm chúng khó chịu, nôn ói. Về bàn chải, thì nên chọn mua loại dành riêng cho chúng, hoặc dùng bàn chải đánh răng trẻ em. Bởi độ mềm mại của nó.

Cách đánh răng cho thú cưng không quá khó, nhưng cũng không hề đơn giản. Bạn cần phải biết chọn lựa thời điểm thích hợp để đánh răng. Tốt nhất nên đánh răng cho chúng vào thời điểm sau khi nó tập thể dục, sau khi vui chơi, hoặc lúc đã thấm mệt nhằm giảm khả năng phản kháng lại bạn. Hãy làm mọi động tác thật nhẹ nhàng, từ tốn.

Trước tiên, cần cho thú cưng làm quen với tay bạn bằng cách massage nhẹ nhàng ở vùng xung quanh miệng. Sau đó cho chúng làm quen với kem đánh răng, bằng cách cho nó thử đếm một ít kem.

Khi đánh, nên đánh một vài chiếc răng đầu tiên, sau đó mới đánh nguyên cả hàm. Nhằm tránh sự phản ứng của chúng. Đánh hết mặt ngoài, rồi từ từ vào mặt trong, chảy thật nhẹ nhàng, tránh gây đau.

DÙNG XỊT VỆ SINH MIỆNG

Hãy loại bỏ mùi hôi miệng bằng những loại xịt vệ sinh chuyên dùng cho thú cưng. Hãy xịt thật thường xuyên để mùi hôi nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, việc chọn dung dịch xịt miệng cũng rất quan trọng. Nếu thú cưng của bạn có biểu hiện khác thường với loại xịt miệng đó, thì nên dừng lại ngay. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại phù hợp nhất.

CHO GẶM XƯƠNG GIẢ

Đây cũng là một cách tuyệt vời giúp chữa trị hôi miệng cho thú cưng tại nhà. Bởi nó vừa giúp răng trắng sáng, vừa giảm các mảng bám. Đồng thời giúp chúng thỏa mãn thú vui gặm nhấm mà không ăn phải các đồ vật khó tiêu hoặc thức ăn dơ, giúp xóa tan nỗi lo về hôi miệng.

DÙNG THỨC ĂN HẠT

Đây là loại thức ăn được khuyến cáo dùng cho thú cưng. Với cơ chế làm sạch cơ học, không lo thức ăn bị bám lại, tình trạng hôi miệng cũng dần mất hút.

HomeKinh Nghiệm Chăm SócBí quyết chữa hôi miệng cho thú cưng tại nhà
Bí quyết chữa hôi miệng cho thú cưng tại nhà 8 Tháng Mười Một, 2019 Kinh nghiệm chăm sóc
Chắc chắn bạn không bao giờ muốn thú cưng nhà mình bị hôi miệng. Bởi điều đó vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, vừa gây khó chịu cho bạn. Mỗi khi bạn muốn vuốt ve chú cún, cô mèo nhà mình thật lâu. Nhưng lại bị “ám ảnh” bởi mùi hôi của miệng chúng. Vậy thì hãy nhanh tay lưu về những cách chữa hôi miệng cho thú cưng tại nhà hiệu quả mà PetCare đã tổng hợp sau đây. Đảm bảo bọn chúng sẽ vừa xinh vừa thơm tho.

TẠI SAO THÚ CƯNG LẠI BỊ HÔI MIỆNG?

Có rất nhiều nguyên nhân dễ khiến cho “boss” mắc bệnh hôi miệng mà bạn cần tránh.

Rất nguyên nhân dễ dẫn đến hôi miệng ở thú cưng
Rất nguyên nhân dễ dẫn đến hôi miệng ở thú cưng
ĂN THỨC ĂN BẨN, THỨC ĂN KHÔNG THỂ TIÊU HÓA

Có thể chú chó đã ăn phải các loại thức ăn ôi thiu, dơ bẩn ở cống rãnh, thùng rác. Hay phân các loại động vật khác, rác rưởi, xác chết động vật. Hoặc những thức ăn không thể tiêu hóa như giày dép, gỗ, túi nilon, vỏ trứng, quần áo,… Lâu ngày, lượng thức ăn dơ bẩn này được tích lại trong cơ thể, tạo nên mùi hôi khó chịu bốc ra từ miệng chúng. Khiến bạn ngại đến gần.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ RĂNG MIỆNG

Cả chó và mèo đều gặp phải những rắc rối này. Hôi miệng thường xảy ra cho những vấn đề răng miệng sau đây.

Giống con người, thú cưng của bạn cũng bị cao răng. Hãy nhấc nhẹ đầu chúng lên và quan sát phần chân răng, bạn sẽ nhận thấy được những mảng bám của cao răng.
Sâu răng, đó là do lượng thức ăn thừa bị kẹt lại trong răng lâu ngày. Nhưng không được đánh răng thường xuyên. Làm cho bọn vi khuẩn có cơ hội tấn công hàm răng của các boss. Từ đó gây ra hôi miệng.
Bệnh nha chu. Điều này sẽ khiến các boss khá sợ hãi với các triệu chứng: viêm nướu, chảy máu chân răng, nướu sưng tấy, tụt nướu, mất răng,…. Những triệu chứng này không những góp phần tạo ra mùi tanh hôi rất “gắt”, mà còn khiến việc ăn uống của các thú cưng trở nên khó khăn. Lâu ngày, gây biếng ăn, suy giảm sức khỏe.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm cho chúng, nhưng nó lại khiến cho hệ vi khuẩn miệng hoạt động một cách không kiểm soát. Tạo ra hơi thở nặng mùi. Chó cái ở giai đoạn giao phối hoặc mang thai rất dễ mắc bệnh này.

BỆNH THẬN

Không chỉ ở người, căn bệnh này cũng sẽ làm suy giảm chức năng của thận ở thú cưng. Làm cho việc đào thải trở nên suy giảm rõ rệt, không thể lọc hết chất thải. Mà nó còn tích tụ lại trong máu. Từ đó, khiến cho hơi thở của boss có mùi khai. Và đây là vấn đề mà bạn không nên xem nhẹ.

Hoặc những khối u, bướu to nhỏ khác nhau xuất hiện ở miệng hoặc các cơ quan tiêu hóa, cũng là nguyên nhân của hôi miệng. Và nhiều triệu chứng bất thường khác.

NHỮNG CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG CHO THÚ CƯNG TẠI NHÀ, BẠN KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUA

Nếu chú cún, cô mèo nhà bạn, đang phải vất vả với chứng hôi miệng, thì đây chính là “những cứu tinh” tuyệt vời nhất. Bạn không nên bỏ qua những bí quyết chữa hôi miệng cho thú cưng tại nhà sau đây.

ĐÁNH RĂNG CHO BOSS

Việc đánh răng sẽ giúp loại bỏ thức ăn thừa còn bám trên răng, giúp răng trắng sáng. Đặc biệt hơi thở sẽ thật thơm tho. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách đánh răng đúng cách. Và nên sử dụng loại kem đánh răng giàu tinh chất trà xanh và bạc hà. Bởi một nghiên cứu của đại học Eulji, Hàn Quốc đã chứng minh hiệu quả khử mùi cực tốt của loại hỗn hợp này. Đồng thời nó còn giúp loại bỏ hệ vi khuẩn có hại và các mảng cao răng.

Bạn chỉ nên dùng những loại kem đánh răng chuyên dụng cho chó mèo để vệ sinh răng miệng cho chúng. Bởi lượng fluor trong kem đánh răng của người sẽ làm chúng khó chịu, nôn ói. Về bàn chải, thì nên chọn mua loại dành riêng cho chúng, hoặc dùng bàn chải đánh răng trẻ em. Bởi độ mềm mại của nó.

Cách đánh răng cho thú cưng không quá khó, nhưng cũng không hề đơn giản. Bạn cần phải biết chọn lựa thời điểm thích hợp để đánh răng. Tốt nhất nên đánh răng cho chúng vào thời điểm sau khi nó tập thể dục, sau khi vui chơi, hoặc lúc đã thấm mệt nhằm giảm khả năng phản kháng lại bạn. Hãy làm mọi động tác thật nhẹ nhàng, từ tốn.

Trước tiên, cần cho thú cưng làm quen với tay bạn bằng cách massage nhẹ nhàng ở vùng xung quanh miệng. Sau đó cho chúng làm quen với kem đánh răng, bằng cách cho nó thử đếm một ít kem.

Khi đánh, nên đánh một vài chiếc răng đầu tiên, sau đó mới đánh nguyên cả hàm. Nhằm tránh sự phản ứng của chúng. Đánh hết mặt ngoài, rồi từ từ vào mặt trong, chảy thật nhẹ nhàng, tránh gây đau.

Đánh răng cho thú cưng đúng cách giúp hết hôi miệng
Đánh răng cho thú cưng đúng cách giúp hết hôi miệng
DÙNG XỊT VỆ SINH MIỆNG

Hãy loại bỏ mùi hôi miệng bằng những loại xịt vệ sinh chuyên dùng cho thú cưng. Hãy xịt thật thường xuyên để mùi hôi nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, việc chọn dung dịch xịt miệng cũng rất quan trọng. Nếu thú cưng của bạn có biểu hiện khác thường với loại xịt miệng đó, thì nên dừng lại ngay. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại phù hợp nhất.

CHO GẶM XƯƠNG GIẢ

Đây cũng là một cách tuyệt vời giúp chữa trị hôi miệng cho thú cưng tại nhà. Bởi nó vừa giúp răng trắng sáng, vừa giảm các mảng bám. Đồng thời giúp chúng thỏa mãn thú vui gặm nhấm mà không ăn phải các đồ vật khó tiêu hoặc thức ăn dơ, giúp xóa tan nỗi lo về hôi miệng.

Xương giả là một vật dụng không thể thiếu khi chữa hôi miệng cho thú cưng
Xương giả là một vật dụng không thể thiếu khi chữa hôi miệng cho thú cưng
DÙNG THỨC ĂN HẠT

Đây là loại thức ăn được khuyến cáo dùng cho thú cưng. Với cơ chế làm sạch cơ học, không lo thức ăn bị bám lại, tình trạng hôi miệng cũng dần mất hút.

Hãy thử đổi sang thức ăn hạt để giảm hôi miệng
Hãy thử đổi sang thức ăn hạt để giảm hôi miệng
CUNG CẤP NHIỀU NƯỚC

Nước sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và răng miệng cũng trở sạch hơn. Đặc biệt, đối với các boss dùng thức ăn khô, thì nước là điều cần thiết thúc đẩy sự tiêu hóa.

THƯỜNG XUYÊN QUAN SÁT RĂNG MIỆNG, KIỂM TRA HƠI THỞ

Bạn hãy thường xuyên kiểm tra răng miệng và hơi thở của thú cưng nhà mình. Hãy lựa chọn thời điểm thích hợp, và nhấc nhẹ đầu chúng lên, mở nhẹ miệng ra và quan sát. Chú ý nhiều hơn đến mùi của hơi thở. Để phát hiện những biểu hiện bất thường và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, hãy nên cho thú cưng của bạn đến gặp bác sĩ 3 – 4 tháng/lần, để chắc chắn sức khỏe của chúng vẫn tốt. Hoặc nên tìm đến sự hỗ trợ bác sĩ khi những triệu chứng bất thường, nghiêm trọng hơn. Chữa hôi miệng cho thú cưng tại nhà không khó, nhưng nó đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, nhẫn nại và áp dụng đúng cách. Nhất là đối với những boss có chút cọc cằn và khó chịu. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp thú cưng của bạn lấy lại được hơi thở thơm tho và sống vui khỏe mỗi ngày.

Nguồn: chamsocpet.com

🐶 HƯỚNG DẪN TẮM CHÓ MÈO TẠI NHÀNgày nay, nuôi thú cưng đã trở nên rất phổ biến. Không chỉ là một con vật, thú cưng đã tr...
18/11/2021

🐶 HƯỚNG DẪN TẮM CHÓ MÈO TẠI NHÀ

Ngày nay, nuôi thú cưng đã trở nên rất phổ biến. Không chỉ là một con vật, thú cưng đã trở thành một người bạn, người tri kỷ. Tuy nhiên, chăm sóc và tắm cho thú cưng sao cho đúng cách? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin dưới bài viết sau nhé!

TẮM CHO THÚ CƯNG, NÊN HAY KHÔNG?

Không giống như cơ thể con người, thú cưng không có tuyến mồ hôi trên da. Ở những quốc gia ôn đới, người ta rất ít khi tắm cho chó mèo bởi sẽ làm khô da, giảm độ bóng mượt lông. Đặc biệt là đối với mèo.

Tuy nhiên, đối với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, việc vệ sinh, tắm cho thú cưng là điều nên làm. Nghe qua thì có vẻ không hợp lý, nhưng:

TẠI SAO NÊN TẮM CHO THÚ CƯNG?

Bụi bẩn trong không khí, khí hậu nóng ẩm sẽ khiến bộ lông của thú cưng dễ bị bết, vón cục. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ, vừa khiến cho các ký sinh trùng như ve, bọ… dễ dàng phát triển và tấn công da chó mèo, gây ra các bệnh da liễu.

Một lý do nữa đó là khả năng chịu nhiệt của chó kém hơn con người rất nhiều do loài chó nói chung có thân nhiệt cao. Bởi vậy, nếu không thường xuyên tắm rửa và làm sạch lông sẽ khiến các bé chó trở nên khó chịu.

BAO LÂU THÌ NÊN TẮM CHO THÚ CƯNG?

ĐỐI VỚI CHÓ

Chó là loại động vật khá thích nước. Tuy nhiên cũng không cần tắm cho chó quá thường xuyên như đối với con người. Tần suất tắm cho chó dựa vào các yếu tố liên quan đến thời tiết, môi trường sống, loại lông. Một chú chó sống trong điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa, không tiếp xúc với đất cát và bụi bẩn thường xuyên sẽ không có nhu cầu tắm rửa nhiều. Ngược lại, nếu thời tiết mùa hè oi nóng thì hãy chú ý hơn đến việc tắm cho thú cưng của mình nhé.

Những bé cưng có bộ lông mượt và không bị mắc bệnh da liễu thì không nên tắm quá thường xuyên. Tần suất hợp lý là một tuần tắm một lần. Bởi nếu thường xuyên tắm rửa, dùng hóa chất sẽ khiến bộ lông em chó trở nên xơ xác, giảm độ bóng mượt.

Riêng đối với dòng Poodle – giống chó da dầu, ta nên chú ý tắm thường xuyên hơn, một tuần tắm hai lần. Giống Alaska, Husky, Golden có bộ lông rất dày, bạn nên chải lông trước khi tắm để lông các bé không bị rối và rụng nhiều.

ĐỐI VỚI MÈO

Các bé mèo rất ghét tắm và cũng không tiết nhiều dầu như da chó. Bởi vậy, tần suất hợp lý là mỗi tháng tắm một đến hai lần để đảm bảo bọ chét, ve, ký sinh trùng không có cơ hội tấn công.

THỜI ĐIỂM NÀO NÊN TẮM CHO THÚ CƯNG

Dù là người hay thú cưng cũng có những thời điểm thích hợp nhất để tắm rửa. Hãy chú ý để khiến sức khỏe của những bé thú cưng của mình luôn được đảm bảo nhé!

Mèo rất sợ nước, và còn sợ cả máy sấy nữa. Vì thế, chúng ta nên tắm cho thú cưng vào những ngày thời tiết ấm áp. Không nên tắm cho các bé vào thời điểm đã tắt nắng. Bởi lông thú rất dày và lâu khô. Tắm lạnh sẽ khiến thú cưng gặp các vấn đề về hô hấp, bị ốm…

Đối với thú cưng còn non, mới tách mẹ hoặc vẫn đang uống sữa, việc tắm rửa cũng là điều không cần thiết.

Đặc biệt là nếu bạn đang có ý định phối giống thú cưng của mình, thì nên cực kỳ hạn chế việc tắm rửa. Bởi tắm sẽ khiến chó mèo bị mất mùi đặc trưng, kém thu hút bạn tình, ảnh hưởng đến việc phối giống.

HƯỚNG DẪN CÁCH TẮM CHO CHÓ MÈO

CHUẨN BỊ

Bông nhét tai (để hạn chế tình trạng nước vào tai)
Lược chải lông, Găng tay tắm chó mèo
Sữa tắm dành riêng cho chó mèo
Khăn (nên sử dụng khăn siêu thấm chuyên dụng để tắm cho thú cưng)
Máy sấy lông
CÁC BƯỚC TẮM

Bước 1: Chải lông, gỡ rối, loại bỏ những mảng đất, bụi bám trên lông thú cưng.

Bước 2: Vệ sinh tai bằng khăn mềm ẩm. Sau đó nhét bông tai để tránh nước bắn vào tai thú cưng trong quá trình tắm.

Bước 3: Sử dụng sữa tắm chuyên dụng và bắt đầu tắm cho thú cưng với nhiệt độ thích hợp.

Tắm từ dưới chân lên trên thân. Gãi và mát xa nhẹ nhàng, tránh cho thú cưng hoảng loạn, sợ hãi.

Bước 4: Xả nước nhẹ nhàng. Có thể lặp lại quá trình tắm cho các bé một lần nữa để cho sạch hẳn.

Bước 5: Lau khô bằng khăn từ trên thân xuống.

Bước 6: Sấy khô lông cho chó mèo, cố gắng sấy khô nhất có thể để tránh để lông ẩm gây nấm da.

LƯU Ý

– Dùng sữa tắm chuyên dụng, không nên dùng sữa tắm của người vì trong thành phần sữa tắm người có độ pH khác với sữa tắm cho chó mèo, điều này sẽ có thể làm hại da chúng.

– Tắm nhanh hết mức có thể, hạn chế để thú cưng ngấm lạnh lâu.

– Chó/mèo có thể sợ tiếng máy sấy. Nếu phản ứng của chúng quá gay gắt, không nên ép buộc sẽ khiến chúng nổi loạn và không hợp tác trong những lần tiếp theo.

– Nếu thú cưng bị da liễu, nên tắm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Trên đây là những thông tin cơ bản về tắm cho thú cưng. Đây là một công đoạn không hề đơn giản. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có đủ những kiến thức để chăm sóc thú cưng của mình. Nếu bạn không khéo léo và không đủ kiên nhẫn, hãy chọn giải pháp khác, đó là đưa các bé cưng đến các trung tâm chăm sóc chó mèo có dịch vụ tắm rửa chuyên nghiệp để vệ sinh cho các bé nhé.

Nguồn: chamsocpet.com

17/11/2021

Vật nuôi gia đình cũng giống như con người, khi được chăm sóc từ những bữa ăn thì cũng cần có những thời điểm kiểm tra sức khỏe, giúp cơ thể chúng ngày một lớn nhanh và nâng cao khả năng miễn dịch. Tẩy giun là việc nên làm với th...

🐶 TIÊM VẮC XIN CHO THÚ CƯNG CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?Để đảm bảo chó mèo khỏe mạnh thì việc chủ động tiêm vaccine phòng bệnh là ...
16/11/2021

🐶 TIÊM VẮC XIN CHO THÚ CƯNG CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Để đảm bảo chó mèo khỏe mạnh thì việc chủ động tiêm vaccine phòng bệnh là không thể thiếu. Vì vậy, Pet’s home mách 5 điều bạn cần lưu ý trước khi cho thú cưng đi tiêm phòng nhé!

1. LỰA CHỌN PHÒNG KHÁM, NƠI TIÊM PHÒNG UY TÍN

▪Bạn cần chắc rằng phòng khám bạn chọn có đủ cơ sở vật chất và quy trình tiêm chủng rõ ràng.
▪Vaccine cần được bảo quản trong tủ mát và còn hạn sử dụng ở cả 2 lọ.
▪Kim tiêm phải dùng mới hoàn toàn, không sử dụng lại.
▪Được tư vấn trước về các vấn đề trước và sau khi tiêm như nhiệt độ, tiêu hóa, các triệu chứng và lưu ý sau khi tiêm.

2. XỔ GIUN TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG

Nên xổ giun trước khi tiêm phòng 7 ngày để đảm bảo chó mèo khỏe mạnh. Vì khi tiêm vaccine vào, cơ thể chúng sẽ có những phản ứng, nếu không được xổ giun trước rất có thể nhiễm các bệnh khác do giun sán gây ra khi cơ thể chó mèo yếu đi. Nhiễm giun sán cũng làm giảm hiệu quả của vắc xin khi tiêm ngừa.

3. DỌN DẸP, VỆ SINH NHÀ CỬA TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG

Một môi trường sạch sẽ đảm bảo chó mèo sẽ mau chóng phục hồi sau khi tiêm cũng như ngăn chặn các tác nhân gây suy yếu cho cơ thể từ môi trường sống.

4. LƯU Ý THỜI GIAN TIÊM PHÒNG

▫Nên đặt lịch hẹn tiêm vaccine vào buổi sáng, vì đây là thời gian cơ thể khỏe mạnh nhất, hoạt lực thuốc/vaccine vào cơ thể là tốt nhất.

▫Không đi tiêm vaccine giữa trưa nắng nóng, vì di chuyển đường xa, chó mèo có thể bị say xe, sốc nhiệt.

▫Không đi tiêm vaccine khi trời mưa liên tục kéo dài, vì có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, khiến cơ thể suy yếu.

5. THEO DÕI SỨC KHOẺ THÚ CƯNG TRƯỚC VÀ SAU KHI TIÊM PHÒNG

🔹 Nên quan sát thói quen ăn uống, đi vệ sinh của chó mèo ít nhất 3 ngày trước khi tiêm phòng để đảm bảo chó mèo hoàn toàn khỏe mạnh trước khi tiêm.

🔹 Sau khi tiêm trong vòng 15 ngày, cần để chó mèo ở nhà và tiếp tục theo dõi sức khỏe, thói quen sinh hoạt. Không nên di chuyển chó mèo đi xa, đổi chỗ ở vì có khả năng gây mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe chó mèo.

6. NẮM RÕ THÔNG TIN VACCINE

Việc nắm rõ thông tin của các loại vaccine và lịch tiêm rất cần thiết. Dưới đây Pet’s home sẽ hướng dẫn bạn phân biệt các loại vaccine cho chó, mèo.

Ở chó, có 3 loại vaccine chính:

▪Vaccine ngừa 5 bệnh: Care Virus, Parvovirus, Ho cũi chó, Phó cúm, Viêm gan truyền nhiễm

▪Vaccine ngừa 6 bệnh: gồm các bệnh ở vaccine 5 và thêm Leptospira

▪Vaccine ngừa 7 bệnh: gồm các bệnh ở vaccine 6 và thêm Coronavirus ở chó

Ở mèo có 2 loại vaccine chính là cần thiết phải tiêm và khuyến khích nên tiêm:

Loại phải tiêm là vaccine ngừa 4 bệnh ở mèo gồm: (FeLV) giảm bạch cầu ở mèo, (FHV-1) gây viêm mũi khí quản truyền nhiễm, Calicivirus mèo (FCV) gây nhiễm trùng đường hô hấp, Panleukopenia (FPV) gây viêm ruột truyền nhiễm.

Loại được khuyến khích nên tiêm gồm các loại vaccine sau:

▫Viêm kết mạc: do virus Chlamydophila gây ra (hay còn gọi là Chlamydia)

▫Nhiễm trùng Bordetella bronchiseptica: gây hắt hơi, ho và sốt, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm phổi.

▫Và vaccine ngừa bệnh dại là cần thiết nên tiêm cho cả chó và mèo.

Dưới đây là lịch tiêm phòng vaccine cho chó, mèo bạn nhớ bỏ túi nhé!

Nguồn: pethome.vn

20/01/2021

CÁCH CHỌN CÚN VỀ NUÔI
Nguồn: BossDog

18/01/2021

HƯỚNG DẪN THỤ TINH NHÂN TẠO CHO BULLDOG
Nguồn: K-BULL

17/01/2021

NHỮNG VẮC XIN CẦN TIÊM PHÒNG CHO CÚN CƯNG
Nguồn: VTC16

16/01/2021

LOVELY GROOMING

15/01/2021

ĐÀN CÚN CON DỄ THƯƠNG

20/04/2020

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐỀ PHÒNG CARE CHO CÚN CƯNG
Nguồn: SC DogShop
——
Ủng hộ kênh youtube SC DogShop tại địa chỉ:
https://youtu.be/LqHKXqJwoUc

19/04/2020

PHA GIẢI CỨU CÚN CƯNG BỊ HÓC XƯƠNG KHÁ CĂNG THẲNG
Nguồn: Hoang Dã TV

19/04/2020

TỰ TỈA LÔNG TẠI NHÀ

19/04/2020

KHI LINH MIÊU THÍCH CÀ KHỊA VÀ CÁI KẾT

18/04/2020

PHƯƠNG PHÁP TẬP ĐI CHO CÚN BỊ LIỆT CHÂN
Nguồn: Trúc Quỳnh Miền Tây

HẬU CÁCH LY
18/04/2020

HẬU CÁCH LY


17/04/2020

GIUN TIM TRÊN THÚ CƯNG
Nguồn: Cast Pharma

🐶🐶🐶KHOẢNH KHẮC DỄ THƯƠNG CHO NIỀM VUI NGÀY MỚI
17/04/2020

🐶🐶🐶
KHOẢNH KHẮC DỄ THƯƠNG CHO NIỀM VUI NGÀY MỚI

14/04/2020

BÉ CÚN CÓ BỘ LÔNG VẰN NHƯ HỔ

THỜI GIAN BIỂU CỦA BOSS🐶 6 giờ sáng: chờ sen dậy cho mình ăn sáng🐕 12 giờ trưa: vẫn đang chờ sen dậy🦮 6 giờ tối: ăn sáng...
13/04/2020

THỜI GIAN BIỂU CỦA BOSS
🐶 6 giờ sáng: chờ sen dậy cho mình ăn sáng
🐕 12 giờ trưa: vẫn đang chờ sen dậy
🦮 6 giờ tối: ăn sáng với sen và chuẩn bị đi ngủ
Ai đó sửa giùm tui cái đồng hồ. Hic

10/04/2020

VỆ SINH TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT
Cùng tìm hiểu các kỹ thuật đảm bảo vô trùng trước khi phẫu thuật bao gồm rửa tay, mặc đồ bảo hộ và đeo găng tay.
Tác giả: Karen Netherton, LVT và Jodi Korich, DVM

Dấu hiệu cho thấy 🐶 đang chán và cần được kích thích:➡ Anh ấy dõi theo bạn khắp mọi nơi➡ Anh ấy phá hủy đồ đạc➡ Anh ấy s...
08/04/2020

Dấu hiệu cho thấy 🐶 đang chán và cần được kích thích:
➡ Anh ấy dõi theo bạn khắp mọi nơi
➡ Anh ấy phá hủy đồ đạc
➡ Anh ấy sủa quá nhiều
➡ Anh ấy mất ngon miệng
➡ Anh ấy liếm rất nhiều
Hãy luôn làm cho anh ấy bận rộn bạn nhé!

31/03/2020

HOW TO PROTECT YOUR PETS FROM CORONAVIRUS?

08/03/2020

CHẢI LÔNG CHO CÚN CƯNG ĐÚNG CÁCH

07/03/2020

TIÊM VẮC XIN CHO CÚN CƯNG

Dạy cún cưng cách đi vệ sinh đúng chỗ - Dành cho các bạn chủ nuôi mới.
22/02/2020

Dạy cún cưng cách đi vệ sinh đúng chỗ - Dành cho các bạn chủ nuôi mới.

Like page facebook để cập nhật thêm: https://www.facebook.com/littleautumn24 ----------------------------------------­---------- Little Autumn sẽ cung cấp vi...

Một cách cho ăn đối với những chú cún sinh non chưa biết tự bú mẹ.
22/02/2020

Một cách cho ăn đối với những chú cún sinh non chưa biết tự bú mẹ.

Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Sinh Non

Mời các bạn xem cách chăm sóc cho những chú cún cưng mất mẹ nhé.
22/02/2020

Mời các bạn xem cách chăm sóc cho những chú cún cưng mất mẹ nhé.

BSTY Dương : 0917451573

Address

Đường Nguyễn Văn Quá, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when BÁC SĨ THÚ CƯNG posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category