Phân trùn quế Lộc Phát

Phân trùn quế Lộc Phát Bán phân trùn quế giá rẻ

Trang trại trùn quế Lộc Phát cung cấp phân trùn quế số lượng lớn .Quý khách mua hàng liên hệ số D Đ 09336 90336 gặp Nguyễn Long
Phương châm hoạt động của chúng tôi là : “ Chất lượng - An toàn - Hiệu quả “

CỎ, CỎ là cái gì?(Đây là những điều mình trải nghiệm sau một khoảng thời gian theo đuổi nông nghiệp, có thể bạn thấy đún...
18/07/2024

CỎ, CỎ là cái gì?

(Đây là những điều mình trải nghiệm sau một khoảng thời gian theo đuổi nông nghiệp, có thể bạn thấy đúng hoặc thấy sai, nông nghiệp là cả một chuỗi kết hợp chứ không phải một thứ riêng lẻ)

Và nó cũng ảnh hưởng đến con cháu sau này và cũng chính bạn ngay bây giờ,một người nói không sao nhưng 7 tỉ người thì có rất nhiều sao. Thay đổi không bao giờ là muộn.

Mùa mưa đến nhìn những nông dân khác vất vả diệt cỏ, tivi quảng cáo thuốc diệt 3 đời cỏ dại, thuốc diệt mầm, rồi giáo sư kỹ sư nông nghiệp lên tivi uống thuốc cỏ sinh học, thật là nhố nhăng cho một nước nông nghiệp. Nông dân vừa đáng thương vừa đáng trách, không phải ai cũng đủ tỉnh táo và tự tin để vượt qua truyền thông sai trái và cái gọi là nền khoa học. Hãy làm đơn giản nhất.

Vấn đề muôn thuở và nan giải của nông dân. Hàng năm bỏ ra một số tiền lớn để thuê nhân công làm cỏ, trưa nắng chang chang vác cuốc đi cuốc hoa cả mắt,tối về đau lưng, mua thuốc về xịt cỏ, vừa mệt vừa độc hại. Diệt rồi mà năm nào cỏ cũng mọc lại nên càng ghét cỏ, ghét là đem bực tức vào người là nhanh già nhanh xấu. Nên lúc nào cũng phải yêu cỏ!

Dựa theo rừng tự nhiên, khi một đám đất trống cỏ sẽ mọc đầu tiên, tiếp đến là cây leo và cây thân bụi sau đó mới đến cây thân gỗ. Tự nhiên không bao giờ để đất trơ trọi mà không có sự che phủ, khi rừng chưa có tán cây che phủ thì cỏ làm nhiệm vụ che phủ đất.

Nông dân cho rằng cỏ có hại, cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính: điều này hoàn toàn sai, để hiểu được điều này cần tìm hiểu và có kiến thức về đất và vi sinh vật, vì nó là cả một chuổi mắt xích liên kết với nhau và không thể tách rời trong tự nhiên.

Nó được lí giải đơn giản và dễ hiểu như thế này: dinh dưỡng mà chúng ta bón vào đất bao gồm vô cơ hay hữu cơ thì rễ cây sẽ không ăn trực tiếp được mà phải nhờ sự phân giải của giun dế mối kiến rồi Vi Sinh Vật trong đất chuyển hoá thành các khoáng chất,đa trung vi lượng và ion mà cây hấp thụ được.

Đơn giản là đưa cho chúng ta con gà sống chúng ta không thể bỏ vào miệng nhai được mà phải được vặt lông rửa sạch,thái gọt nấu nướng thì chúng ta mới ăn được,cây cũng vậy.

Từ Cỏ chuyển qua Vi Sinh Vật: VSV muốn sống được và tồn tại trong môi trường phải có độ ẩm và bóng mát chứ không thể sống được ở cái nóng trơ trọi trên mặt đất, vậy lúc này cỏ giúp giữ độ ẩm cho đất, cân bằng hệ VSV trong đất,tạo môi trường để VSV tồn tại và phát triển. Nhiều người đi mua nấm hay VSV về đô cho vườn mà vườn đất đi trơn té ngã chỏng quèo.

Mổi loại VSV lại có mổi chức năng khác nhau, như người chỉ biết làm gà mà không biết nấu thịt gà vậy đó,không phải ai cũng biết làm tất cả, vậy nên cần phải có sự đa dạng của nhiều loài VSV. Mà muốn đa dạng thì phải có đa dạng các loại cỏ,mổi hệ rễ của cỏ này sẽ có 1 hệ VSV khác với cỏ kia. Như vậy cây trồng mới hấp thụ được đầy đủ N-P-K đa và trung vi lượng gì gì đó theo nghiên cứu của các giáo sư kỹ sư nông nghiệp.

Vậy nên phải ưu tiên các loài cỏ bản địa, sẽ tạo ra hệ VSV bản địa, chỉ khi cỏ tự nhiên không đủ thì chúng ta phải tác động bằng việc trồng các loại cỏ để lấy sinh khối, các loại cỏ cố định đạm cho đất...
Cỏ khi lên cao và cắt đi thì thân xác trả lại cho đất 1 lượng hữu cơ, nó lấy bao nhiêu từ đất thì trả lại bấy nhiêu,không có cạnh tranh dinh dưỡng với cây nào cả,nó làm nó ăn, không xin ai cả mà còn cho người khác, khi cắt thì để lại gốc,phần gốc và rễ đó khô đi thì tạo sự thông thoáng trong đất nhờ bộ rễ còn lại đã khô,giúp oxi vào được trong đất.
Có cỏ thì đất ẩm, đất ẩm thì có giun đất và vô số loài côn trùng động vật,giun đất là một cổ máy cày xới trong lòng đất giúp đất thông thoáng, khi giun chết đi thì để lại một lượng dinh dưỡng cực lớn cho đất,đặc biệt là amino axit từ giun, trả thân trả xác,trả phân.

Có cỏ thì có côn trùng sinh sống, có loài có lợi có loài không có lợi với cây trồng, chúng sẽ tự cân bằng lẫn nhau, không có cỏ thì chúng chỉ việc nhắm đến cây trồng của chúng ta mà vừa xơi vừa cười và bảo: đồ ngốc, không để cỏ cho tao ăn thì tao xơi cây của mày, tao đói bụng tao phải ăn thôi:))

Cỏ là sự chỉ thị về độ tốt xấu của đất, các bạn để ý ở những chổ đất đai cằn cổi thì cỏ lá kim cỏ chỉ, còn ở đất tơi xốp thì cỏ lá tròn cỏ thân đứng, dựa vào đó để nông dân cung cấp đủ dinh dưỡng cho đất.

Mùa mưa thì cỏ giúp chống xói mòn và hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng cho đất, đặc biệt là đất dốc đất đồi, mùa nắng thì giữ ẩm và cân bằng nhiệt độ cho tầng mặt đất, giúp cây trồng không bị sốc nhiệt khi có sự chênh lệch nhiệt độ lớn.

Vì sao để cỏ rồi mà cây trồng vẩn xấu, để cỏ vẩn phải bón phân hữu cơ phân chuồng, vì cỏ chỉ trả lại đất phần mà nó lấy, còn nông dân thu hoạch cây trái hàng chục hàng trăm tấn mà không chịu trả lại cho đất, cây càng ngày càng xấu là đúng rồi, chính con người lấy đi chứ cỏ đâu có lấy,lấy bao nhiêu thì trả lại bấy nhiêu, đừng có bớt xén rồi đổ thừa.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ vì nó tiêu diệt toàn bộ hệ VSV trong đất, thuốc diệt cỏ tồn tại lâu dài trong đất,gây ô nhiễm môi trường và mạch nước ngầm, gây ung thư,chất độc màu da cam... diệt cỏ là diệt toàn bộ môi trường sống. Các hoạt chất trong thuốc cỏ không thể phân giải trong vòng vài năm được.

=> Cỏ là một phần của sự sống,là một phần không thể thiếu và là một mắt xích quan trọng của hệ sinh thái,cần biết cách sống chung với cỏ và kiểm soát cỏ 1 cách hiệu quả!

Nguồn từ fb Võ Ngọc Dũng

Bán phân trùn quế nguyên chất 100%     * Dùng cho mọi loại cây trồng    * Không sợ tình trạng cháy cây     * Cho cây ăn ...
11/07/2024

Bán phân trùn quế nguyên chất 100%
* Dùng cho mọi loại cây trồng
* Không sợ tình trạng cháy cây
* Cho cây ăn trái vị ngọt tự nhiên
* Phù hợp với canh tác hữu cơ

Trang trại trùn quế Lộc Phát cung cấp phân trùn quế số lượng lớn .Quý khách mua hàng liên hệ số D Đ 09336 90336 gặp Nguyễn Long












Làm bạn với cây cỏNhững tri thức của cuộc “cách mạng xanh” tàn phá thiên nhiên dạy dỗ chúng ta rằng trước khi trồng cây ...
23/06/2024

Làm bạn với cây cỏ

Những tri thức của cuộc “cách mạng xanh” tàn phá thiên nhiên dạy dỗ chúng ta rằng trước khi trồng cây phải diệt cỏ. Đó là suy bụng ta ra bụng cây cỏ. Con người giành ăn lẫn nhau nên cứ nghĩ rằng cây cỏ cũng giành ăn. Chúng ta không biết rằng trong thiên nhiên mỗi loài cây loài cỏ đều có tầng ăn riêng, không cây nào giành ăn với cây nào, ngược lại chúng còn dung dưỡng hỗ trợ nhau mà tồn tại, mà đề kháng với bệnh tật. Cỏ dại giữ ẩm cho cây và nuôi dưỡng côn trùng giun dế làm tơi xốp đất.

Kinh nghiệm của bậc thầy nông nghiệp tự nhiên Nhật Bản là Fukuoka tiên sinh cho thấy, nếu như rau củ được trồng xen với cỏ dại thì thứ rau củ đó vừa ăn rất ngon vừa là thuốc phòng trị bệnh tật. Còn rau củ trồng theo cách thức "hiện đại" nếu không nhiễm thuốc trừ sâu thì vẫn ăn được nhưng không có tác dụng phòng trị bệnh tật. Lợi ích của việc trồng rau củ xen với cỏ dại đối với con người là không thể đo đếm hết. Trồng rau củ xen trong cỏ dại chỉ cần một động tác đơn giản : Không để cỏ dại che mất ánh mặt trời cho cây trồng.

Cây dó bầu nếu bị một loài kiến đục vào thân, cây sẽ tiết ra một chất đề kháng vây quanh vết thương của nó. Chất này tích tụ lâu ngày thành trầm hương. Ngày xưa, những khu rừng có trầm hương còn có tác dụng đề kháng mọi thứ uế tạp cho cả một vùng, do đó cây cối ở những nơi này vô cùng tươi tốt.

Khi mang thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ phủ lên đất đai, chúng ta có bao giờ đặt một câu hỏi : Tại sao trên những cánh rừng hoang dã, cây cối luôn luôn tươi tốt mà chẳng cần thứ thuốc “bảo vệ thực vật” nào ? Ấy là do cây cối có khả năng tự đề kháng với mọi thứ xâm hại. Sâu bọ không có khả năng tàn phá cây cối hoang dã, chúng chỉ được phép tồn tại ở một mức mà thiên nhiên cho phép để mang “mộng hồ điệp” đến cho con người.

Ở miền Nam, từ năm 1964 trở lại đây người nông dân mới bắt đầu phun thuốc trừ sâu cho cây lúa. Trước đó, chẳng thấy ai dùng thuốc trừ sâu hay phân hóa học. Những giống lúa được lai tạo sau này, không biết vô tình hay hữu ý, người ta đã “cài đặt” một cơ chế buộc phải dùng thuốc trừ sâu. Hiện nay đám lúa ma trên cái đầm tôi đang ở, chẳng có một thứ sâu bệnh gì, nếu không phá đi môi trường sống của chúng, chúng sẽ tồn tại thiên thu miên viễn.

Các loài cây bản địa, tuy đã được dân ta thuần hóa, nhưng vẫn mang yếu tố hoang dã. Cho đến cách đây chưa đầy nửa thế kỷ, dân ta chẳng dùng thuốc “bảo vệ thực vật” gì cả mà chúng vẫn là những thứ nuôi sống dân ta.

Cây cỏ dạy cho ta nhiều điều hơn là ta tưởng. Dân tộc ta tuy phần lớn sống ở đồng bằng nhưng vẫn được những cánh rừng che chở. Rừng không chỉ có khả năng tự bảo vệ nó, nó còn tạo ra một hệ sinh thái huyền bí từ xa để bảo vệ cây trồng nơi vườn tược chúng ta, bảo vệ cả sự sinh tồn của chúng ta nữa.. Rừng chính là hồn của Tổ Quốc. Phá rừng và diệt cỏ, chính là tự diệt !

🌿 Những lợi ích từ cỏ mang lạiMỗi loài thực vật đều có chức năng và giá trị khác nhau, tuy cỏ dại không phải là loài thự...
26/05/2024

🌿 Những lợi ích từ cỏ mang lại

Mỗi loài thực vật đều có chức năng và giá trị khác nhau, tuy cỏ dại không phải là loài thực vật được nhiều người đón nhận, chủ động trồng canh tác trên diện rộng và khai thác giá trị kinh tế, thế nhưng cỏ dại mang đến nhiều lợi ích khác nhau mà chúng ta không thể phủ nhận chúng.

Cỏ dại bảo vệ đất và chất dinh dưỡng trên mặt đất tránh khỏi xói mòn, rửa trôi do mưa và dòng nước chảy trên bề mặt.
Cỏ giữ cân bằng nhiệt độ trên các tầng mặt đất vào mùa nắng, làm mát mặt đất, giúp hạn chế việc cây trồng bị sốc nhiệt khi có sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn.
Cỏ giúp đất giữ ẩm tốt hơn, hạn chế đất bốc hơi nước.
Giảm tác động của ánh nắng mặt trời đến hệ sinh vật và vi sinh vật đất, tạo môi trường sống và phát triển cho các vi sinh vật trong đất. Sinh vật và vi sinh vật đất phát triển giúp đất tơi xốp.
Rễ cỏ thu hút tuyến trùng trong đất, từ đó làm giảm sự tấn công của tuyến trùng lên rễ cây trồng và kiểm soát các bệnh do nấm vi khuẩn tấn công lên vùng rễ cây trồng.
Rễ cỏ còn làm cho đất thoáng khí.
Cỏ báo hiệu về chất lượng đất tốt hay xấu. Các loài cỏ mọc đặc trưng trên từng loại đất khác nhau. Ví dụ như cỏ lá kim, cỏ chỉ mọc trên những nơi đất đai cằn cỗi. Cỏ lá tròn, thân đứng thường mọc ở những nơi đất tơi xốp.

Cỏ hấp thu độc tố trong đất như kim loại nặng, thuốc Bảo vệ thực vật, mặn (NaCl),… và chuyển hóa các độc tố, hạn chế sự tác động xấu lên đất và cây trồng.

‼️ Những SAI LẦM về cỏ đối với canh tác nông nghiệp

Cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng
Trên thực tế, cỏ không hề cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng mà cỏ chính là công cụ hỗ trợ chuyển hóa dinh dưỡng vào trong cây trồng.

Vi sinh vật đất sống ở phần rễ cỏ. Chính những vi sinh vật này sẽ phân giải phân bón vô cơ và hữu cơ khó tiêu thành các dạng dễ tiêu cho cây trồng.

Cỏ và hệ vi sinh vật đất giúp ổn định pH đất, giúp cây trồng thuận lợi hấp thu dinh dưỡng.

ĐỪNG ĐỂ MẤT MÙN ĐẤT "Nhân loại không hiểu được ma quỷ mà chính họ tạo ra."Trong An Agricultural Testament, Ngài Albert H...
02/03/2024

ĐỪNG ĐỂ MẤT MÙN ĐẤT

"Nhân loại không hiểu được ma quỷ mà chính họ tạo ra."

Trong An Agricultural Testament, Ngài Albert Howard đã trở thành nhà nông học hiện đại đầu tiên cảnh báo thế giới về tác động của việc bỏ qua nông nghiệp sinh học đối với canh tác hóa học. Đối với ông ấy, "sinh học" có nghĩa là canh tác sinh sản hoặc nông nghiệp mùn. Ông ấy đã tuyên bố:

"Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, các quá trình tăng trưởng đã được đẩy nhanh để sản xuất thực phẩm và nguyên liệu thô cần thiết cho người dân và nhà máy. Không có gì được thực hiện để thay thế sự mất khả năng sinh sản liên quan đến sự gia tăng lớn trong sản xuất cây trồng và động vật này. Hậu quả là thảm họa. Nông nghiệp đã trở nên mất cân bằng; đất đai đang nổi dậy; các loại bệnh tật đang gia tăng; ở nhiều nơi trên thế giới, thiên nhiên đang bị loại bỏ đất bị mòn do xói mòn - mục đích của cuốn sách này là thu hút sự chú ý đến việc phá hủy thủ đô của trái đất - đất; để chỉ ra một số hậu quả của việc này; và đề xuất các phương pháp mà sự màu mỡ đã mất có thể được phục hồi và duy trì. Ảnh hưởng của mùn đối với cây trồng không gì là sâu sắc... Độ phì nhiêu của đất là điều kiện kết quả từ hoạt động của vòng tròn tự nhiên, từ cuộc cách mạng có trật tự của bánh xe sự sống, từ việc áp dụng và thực hiện trung thành nguyên tắc đầu tiên của nông nghiệp - phải luôn có sự cân bằng hoàn hảo giữa quá trình tăng trưởng và quá trình phân rã. Hậu quả của tình trạng này là đất sống, cây trồng dồi dào có chất lượng tốt và vật nuôi có sức khỏe nở rộ... Cách duy nhất để đo lường chất lượng là nhìn thấy nó. Nó không thể được cân và đo bằng các phương pháp của phòng thí nghiệm... Rau và trái cây được trồng trên đất giàu mùn luôn vượt trội về chất lượng, hương vị và sức mạnh giữ cho những loại được nuôi bằng các phương tiện khác... Chìa khóa cho đất màu mỡ và nông nghiệp thịnh vượng là mùn."

Mùn là phần đất được hình thành do sự phân hủy một phần của thực vật, thực vật hoặc động vật. Nó hoạt động như một miếng bọt biển để giữ không khí và nước và đóng vai trò là nơi sinh sống của hàng tỷ sinh vật trong đất tham gia vào quá trình phân hủy, do đó tạo ra một loại đất màu mỡ hơn. Hoạt động liên tục và sự sống và cái chết của những sinh vật này có xu hướng tạo ra các chức năng quan trọng của đất và cung cấp vật liệu dinh dưỡng thiết yếu cho sự tiếp tục của sự sống sinh học bình thường trong đất.

Ví dụ, một loại nấm đất đại diện (men) là 50 phần trăm protein, có 18 axit amin, 11 vitamin B phức tạp và 10 khoáng chất cộng với dấu vết của một số loại khác. Tất cả đều được xử lý tự nhiên để rễ cây hấp thụ. Một cách gián tiếp, thực vật hấp thụ thực phẩm của chúng từ các sinh vật trong đất có chứa tất cả các hợp chất hoặc thành phần cần thiết để sản xuất và/hoặc duy trì sự sống.

Trong một khoảng thời gian, phân bón hóa học có xu hướng tiêu diệt một số sinh vật này và đã tạo ra một loại đất không cân bằng và thực vật không khỏe cần phun thuốc trừ sâu, điều này làm giảm thêm các sinh vật trong đất, và cuối cùng, một loại đất chết, không có mùn, chịu sự xói mòn của gió (bão cát) hoặc hình thành lớp cứng và lũ lụt. Dù bằng cách nào thì đó cũng là sự mất mát lớp đất mặt quý giá mà chúng ta không thể mua được. Phải mất hàng triệu năm để tạo thành lớp đất mặt trồng trọt vài inch, theo các nhà sinh lý học trong quá khứ và hiện tại.

Do sự mất chất dinh dưỡng trong đất này, thực vật bị suy dinh dưỡng và trở thành vật chủ cho các loài côn trùng xâm nhập khác nhau. Những loài gây hại này là cách tự nhiên để tiêu diệt các chất dinh dưỡng kém chất. Chúng không tấn công thực vật hoặc động vật khỏe mạnh. Họ nói rằng đó là con chó không khỏe mạnh là con có nhiều bọ chét nhất. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng những người ăn động vật và thực vật bị suy dinh dưỡng có thể phải chịu một số phận tương tự. Chúng ta phải cho rằng chúng sẽ bị suy yếu hơn nữa khi ít chất dinh dưỡng còn lại được chế biến hoặc nấu chín. Chắc chắn, đây phải là một trong những lý do khiến bệnh thoái hóa đang gia tăng ở Hoa Kỳ.

—-Royal Lee -1977—

Khó tin, sinh vật bé nhỏ này lại đóng góp 6,45% sản lượng ngũ cốc toàn cầu: Việt Nam có hơn 170 loàiChúng được mệnh danh...
15/12/2023

Khó tin, sinh vật bé nhỏ này lại đóng góp 6,45% sản lượng ngũ cốc toàn cầu: Việt Nam có hơn 170 loài
Chúng được mệnh danh là "kỹ sư hệ sinh thái đất".
Sinh vật nhỏ bé đó chính là giun đất.

Một bài báo đăng trên Nature tháng 9/2023 đã ca ngợi giun đất là "kỹ sư hệ sinh thái đất" quan trọng hỗ trợ sự phát triển của thực vật theo nhiều cách. Tuy nhiên, sự đóng góp của chúng vào sản xuất nông nghiệp toàn cầu vẫn chưa được định lượng.

Do đó, PGS. TS. chuyên về sinh hệ sinh thái nông nghiệp Steven Fonte và các đồng nghiệp từ Đại học bang Colorado, Mỹ đã thực hiện nghiên cứu tác động của giun đất đối với việc sản xuất các loại cây trồng chủ chốt trên toàn cầu bằng cách phân tích dữ liệu và bản đồ về sự phong phú của giun đất, tính chất đất và năng suất cây trồng cùng với phản ứng về năng suất giun đất từ nhiều tài liệu khác nhau.

"Kỹ sư hệ sinh thái đất" đóng góp 6,5% sản lượng ngũ cốc toàn cầu
Cuối cùng, họ phát hiện ra rằng, mỗi năm giun đất đóng góp vào khoảng 6,5% sản lượng ngũ cốc toàn cầu (bao gồm ngô, gạo, lúa mì, lúa mạch) - tương đương khoảng 128 triệu tấn; Ngoài ra, giun đất cũng góp phần 2,3% sản lượng cây họ đậu toàn cầu (bao gồm đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng...), tương đương 16 triệu tấn. Tổng cộng, giun đất đang đóng góp 144 triệu tấn lương thực mỗi năm cho con người.

Điều này cho thấy, sinh vật bé nhỏ này chính là động lực quan trọng trong sản xuất lương thực toàn cầu và việc đầu tư vào các chính sách và thực hành nông nghiệp sinh thái để hỗ trợ quần thể giun đất và đa dạng sinh học đất nói chung có thể đóng góp rất lớn cho các mục tiêu nông nghiệp bền vững.

Theo các nhà sinh vật học, giun đất - hay còn gọi là trùn đất - là động vật không xương sống trên cạn thuộc lớp Oligochaeta của ngành giun đốt Annelida.

Trên thế giới có hơn 3.000 loài giun đất. Chúng phân bố rộng khắp toàn cầu. Loài này không thích ánh sáng và thích sống ở vùng đất tối và ẩm ướt.

Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trích thông tin của Trung tâm nghiên cứu động vật đất (thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết, Việt Nam đã tìm ra trên 170 loài. Chúng phân bố rất rộng trên khắp cả nước và có nhiều đặc tính khác nhau. Một số loài sống trong nước, còn đa số sống ở những nơi đất ẩm hoặc những chỗ có thảm thực vật dày.

Giun đất liên tục đào hang trong đất, đưa chất hữu cơ và đất sâu trong đất lên tầng mặt - điều này không chỉ làm thay đổi cấu trúc của đất mà còn cải thiện độ thông thoáng, khả năng thấm nước, độ xốp và khả năng trữ nước của đất, từ đó có thể giúp rễ cây đâm sâu hơn vào đất và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Loài này là động vật ăn mảnh vụn, trong khi chúng lấy thực vật mục nát và các chất hữu cơ khác từ đất, phân chúng thải ra cũng là những loại phân bón tuyệt vời với đầy đủ chất dinh dưỡng và bón cho đất.

Trong quá trình di chuyển của giun đất, phân còn sót lại trong lỗ chân lông có thể tạo thành các khối ổn định của nước với đất, giúp tăng cường độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất, đồng thời ngăn chặn sự nén chặt của đất.

Giun đất điều hòa sinh khối vi sinh vật đất và cộng đồng sinh học đất, đồng thời là động lực chính của carbon hữu cơ trong đất, nitơ, phốt pho, lưu huỳnh và các chu trình nguyên tố khác cũng như phân hủy khoáng chất trong đất. Chúng đóng vai trò đặc biệt trong việc cải tạo đất, loại bỏ ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái và duy trì đa dạng sinh học.

Các tác giả khuyến nghị hỗ trợ một loạt các biện pháp sinh thái góp phần vào sự bền vững lâu dài của nông nghiệp và khả năng phục hồi của đất, chẳng hạn như tăng cường toàn bộ cộng đồng đất, bao gồm cả giun đất.

Tuy nhiên, tác giả bài viết không chủ trương du nhập rộng rãi giun đất ở những khu vực hiện chưa có giun đất, bởi việc du nhập loài mới sẽ gây ra những hậu quả bất lợi về mặt sinh thái tại khu vực.

Nguồn: Nature, Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bón phân trùn quế cho cây sầu riêng đạt năng suất caoViệc trồng cây sầu riêng không phải khó, mà cũng không phải dễ. Để ...
07/12/2023

Bón phân trùn quế cho cây sầu riêng đạt năng suất cao

Việc trồng cây sầu riêng không phải khó, mà cũng không phải dễ. Để đạt được chất lượng và năng suất như mong đợi. Người canh tác cần nắm rõ kỹ thuật cũng như nhiều lưu ý trong quá trình chăm sóc. Cùng Trang trại Lộc Phát tìm hiểu bài viết dưới đây.

1/ Về cây sầu riêng

Với hương vị đặc trưng và mùi vị thơm ngon. Từ lâu sầu riêng đã được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”. Ngày nay, sầu riêng trở thành loại cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương. Mang lại giá trị kinh tế cao với hơn 100.000 ha trải dài trên nhiều diện tích đất canh tác . Tuy nhiên, trước hiện trạng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong thời gian dài đang dẫn đến việc thoái hóa đất trồng. Canh tác kém ổn định và bền vững. Từ đó, bài toán vừa đảm bảo năng suất, chất lượng trái. Vừa phát triển cây sầu riêng một cách ổn định và an toàn được đặt ra. Để đáp ứng các nhu cầu phát triển một cách bền vững. Nhưng vẫn bảo vệ được năng suất và lợi nhuận cho bà con nông dân. Bón phân trùn quế trở thành giải pháp đón đầu ,và có hiệu quả sử dụng khả quan trên nhiều loại cây trồng. Đặc biệt là sầu riêng.

2/ Việc đưa phân bón vào cây trồng

Phân trùn quế là phân hữu cơ vi sinh cung ứng đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây cối như . Đạm, lân, kali, canxi, Khi cây sầu riêng đang trong tiến trình cây con hoặc quá trình sinh trưởng và tăng trưởng cơ bản. Phân trùn quế góp thêm phần cung ứng những dưỡng chất tốt. Giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, tăng trưởng tốt tán cây, rễ ăn sâu vào đất . Và dự trữ nguồn năng lượng cho việc ra hoa và đậu quả sau này.
Trong thực trạng bón phân hóa học kéo dài, đất trồng thuận tiện bị thoái hóa. Mất dần chất dinh dưỡng cũng như độ tơi xốp, những vi sinh vật có lợi trong đất dần bị hạn chế và hết sạch. Với ưu điểm có độ pH trung tính, chứa nhiều Acid Humic. Phân trùn quế sẽ giúp đất cải tổ đặc tính hóa lý, không thay đổi và trung hòa lại pH trong đất.Đối với những loại cây mà tiêu chí đánh giá sản phẩm ưu tiên về mùi vị như sầu riêng. Thì việc tăng chất lượng quả luôn là tiêu chí hàng đầu. Bón phân trùn quế sẽ giúp cung cấp nhiều kali cho cây. Giúp cây tăng được chất lượng quả và giúp thịt quả thơm ngon hơn. Đồng thời kali trong phân trùn quế còn hỗ trợ tốt việc phát triển rễ cây, tăng khả năng chống chịu trước các điều kiện thời tiết. Giúp bà con nông dân giải quyết những vấn đề luôn lo ngại khi trồng sầu riêng.
3/ Kỹ thuật chăm sóc
Sầu riêng là loại cây cối ưa ẩm nhưng lại khá mẫn cảm khi bị ngập úng. Vì vậy việc kiểm tra chính sách nước cho cây là vô cùng quan trọng. Với đặc tính giữ ẩm cao, phân trùn quế sẽ hạn chế năng lực thoát nước và bốc hơi. Giữ ẩm tốt cho đất trồng sầu riêng. Điều này sẽ làm tăng tỷ suất hấp thụ nước của đất, tăng thời hạn lưu giữ nhiệt độ và ngăn ngừa ngập úng cho cây.
Phân trùn quế sẽ là người bạn thân thiện, mang đến cho cây sầu riêng những giải pháp và hiệu suất cao. Tăng hiệu suất, tăng chất lượng mẫu sản phẩm. Tăng hiệu suất cao chống chịu với môi trường tự nhiên, tăng sức đề kháng cho cây và cải tổ đất trồng. Đặc biệt, đây là loại phân hữu cơ vi sinh lành tính. Đảo đảm an toàn với loại sản phẩm, không tồn dư những chất ô nhiễm. Và bảo vệ sức khỏe thể chất cho cả người tiếp xúc lẫn người sử dụng .
Hiện nay, thị trường phân trùn quế khá đa dạng về nguồn gốc, thương hiệu và chủng loại. Tuy nhiên, để tìm được nguồn phân bón chất lượng cho cây sầu riêng bà con cần lưu ý chọn những thương hiệu có uy tín, đảm bảo chất lượng và chủng loại phù hợp. Phân trùn quế từ Trang trại Lộc Phát là thương hiệu được người trồng sầu riêng nhiều nơi sử dụng. Với ưu điểm được sản xuất hoàn toàn từ phân trùn nguyên chất. Phân trùn quế phù hợp để bón lót, bón thúc, bón cải tạo đất cũng như giúp cây phục hồi dinh dưỡng sau giai đoạn thu trái.
4/ Kết quả
Sau một thời gian sử dụng phân trùn quế trên cây sầu riêng. Sản phẩm đã nhận được những phản hồi tích cực và sự tin dùng của bà con nhà vườn. Sản phẩm đã giúp cho bà con cải thiện chất lượng trái một cách ổn định. Cho năng suất cao, cây vẫn khỏe sau những đợt cho trái, đất trồng được cải tạo và đặc biệt là hương vị quả tăng lên đáng kể.
Với cùng mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp xanh bền vững. Quan tâm đến lợi ích kinh tế của bà con nhà vườn cũng như đặt sức khỏe của người sử dụng lên hàng đầu. Phân trùn quế của Trang trại Lộc Phát sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy, chất lượng và mang đến những lợi ích lâu dài nhất.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ .Hotline 09336.90336 để được tư vấn. Chúc các nhà vườn thành công !

30/09/2023
💥Đừng quên kết hợp phân hữu cơ bổ sung nhiều dinh dưỡng cho đất trồng cây của bạn!💥 Phân Hữu Cơ Vi Sinh Trùn quếCông Dụn...
31/08/2023

💥Đừng quên kết hợp phân hữu cơ bổ sung nhiều dinh dưỡng cho đất trồng cây của bạn!
💥 Phân Hữu Cơ Vi Sinh Trùn quế
Công Dụng:
✔ Tăng khả năng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng đất tơi xốp, thoáng khí.
✔ Gia tăng hoạt tính sinh học của đất.
✔ Bổ sung chất hữu cơ và chất mùn cho đất, cải tạo đất bạc màu.
✔ Tăng tính đệm cho đất, tăng khả năng chống chịu của cây cối đối với điều kiện thời thiết bất lợi.
✔ Giúp cây phát triển nhanh bộ rễ, cây non sinh trưởng và phát triển mạnh, cây trưởng thành năng suất cao; bền.
✔ Không độc hại và giảm các yếu tố độc hại cho đất.
✔ Phù hợp cho cây nông nghiệp sạch.

Trang trại trùn quế Lộc Phát cung cấp phân trùn quế số lượng lớn .Quý khách mua hàng liên hệ số D Đ 09336 90336 gặp Nguyễn Long

Phương châm hoạt động của chúng tôi là : “ Chất lượng - An toàn - Hiệu quả “

5 ĐIỀU CẦN QUAN TÂM Ở VƯỜN CÂY VÀO MÙA MƯAVườn cây vào mùa mưa sẽ có những tác nhân gây hại cũng như điều kiện ngoại cản...
10/07/2023

5 ĐIỀU CẦN QUAN TÂM Ở VƯỜN CÂY VÀO MÙA MƯA

Vườn cây vào mùa mưa sẽ có những tác nhân gây hại cũng như điều kiện ngoại cảnh bất lợi cho cây trồng nếu xử lý không đúng. Vậy chúng ta cần lưu ý gì? Cùng chúng tôi điểm qua 5 điểm cần lưu tâm vào mùa mưa cho cây trồng nhé!

1. Độ ẩm không khí cao

Khí hậu nước ta nhiệt độ luôn cao, do đó khi có mưa xuống sẽ ngay lập tức bốc hơi mạnh nên không khí sẽ luôn có độ ẩm cao, nhất là mưa đêm.

Nhiệt cao, ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh phát triển do đó cần có hệ sinh thái khỏe mạnh để hạn chế thiệt hại chúng gây ra, có thể bổ sung: Trichoderma,….

2. Sâu, bệnh phát triển mạnh

Khi có mưa xuống, ngoài cây trồng phát triển mạnh bộ lá thì cây cỏ cũng phát triển theo do đó nấm bệnh và côn trùng cũng nhiều môi trường phát triển hơn làm cho mật độ sâu bệnh tăng cao.

Cắt thấp cỏ, dọn bụi rậm và cắt tỉa thông thoáng vườn là những cách hiệu quả để giảm đi mầm bệnh và sâu rầy gây hại.

3. Bộ lá dễ tổn thương

Nếu mùa mưa sử dụng quá nhiều đạm công thêm lượng nước cao sẽ thúc đẩy thân, lá nhanh kéo dài làm cho biểu bì mỏng, lá mỏng từ đó là mồi ngon cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.

Do đó nên có chế độ phân bón cân đối, giãn cách thời gian bón xa ra.

4. Gió lớn, gió quật mạnh

Mưa sẽ kèm theo mưa giông, gió lớn quật mạnh gây nên gãy đổ, rụng trái làm thất thoát thành quả chăm sóc của bà con, nên khi vào đầu mùa mưa mọi người nên gia cố các cây yếu, cây cao cùng đó là cột cành, cột trái để giảm thất thoát.

5. Lượng mưa lớn

Mưa lớn liên tục và khó đoán nên sẽ gây thất thoát lớn phân bón nếu dùng lúc này, do đó để tăng khả năng giữ dinh dưỡng có thể kết hợp thêm humic để tạo mùn đất, giữ nền hữu cơ cũng như nền cỏ để giảm xói mòn.

Trên đây là 5 lưu ý cho vườn cây vào mùa mưa, bà con có thể sử dụng đạm cá, phân bánh dầu, bã đậu,…thoải mái chỉ cần kèm theo nấm đối kháng trichoderma,... để phòng nấm là khỏi lo bệnh hại.

Tác giả: Minh Cường

‼️ Bài viết mang tính chất tham khảo ‼️

BÓN VÔI CHO CÂY TRỒNG SAO CHO HIỆU QUẢ?Vôi được sử dụng từ rất lâu cho sản xuất canh tác nông nghiệp. Việc sử dụng vôi đ...
18/06/2023

BÓN VÔI CHO CÂY TRỒNG SAO CHO HIỆU QUẢ?

Vôi được sử dụng từ rất lâu cho sản xuất canh tác nông nghiệp. Việc sử dụng vôi đúng cách sẽ mang lại hiệu quả giảm chua cho đất tối đa, tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết được thời điểm nào bón cho cây thích hợp, liều lượng bao nhiêu, nên bón loại vôi nào. Do đó, chúng tôi sẽ đem đến cho bà con những thông tin hữu ích nhất về việc bón vôi cho cây trồng sao cho tăng pH đất này.

Tác dụng của bón vôi

- Vôi cung cấp Canxi (Ca) cho cây: Cây cần khá nhiều Canxi để làm vững chắc thành tế bào. Thiếu Canxi khiến cây dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh, trái hay bị nứt, lá non biến dạng quăn queo rồi chết khô,…

- Khử chua đất (đất có pH < 7): Hầu hết đất trồng cây ăn trái đều bón nhiều phân hóa học nên qua nhiều năm đất sẽ bị chua sau đó làm giảm quá trình hấp thu phân bón của cây trồng. Khi đất chua hay độ pH xuống quá thấp cần phải khử chua ngay lập tức để tránh lãng phí phân bón. Thứ rẻ nhất để làm việc này chính là vôi.

- Ức chế sự phát triển của nấm bệnh: Đất bị chua, thoái hóa chính là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Cải tạo đất bằng cách bón vôi là biện pháp ức chế nấm bệnh rất hiệu quả. Khi bón vôi sẽ khử trùng, diệt khuẩn, nâng cao pH giúp vi sinh có lợi sau một thời gian sẽ phát triển tốt hơn.

Công dụng của từng loại vôi

Lúc bón vôi cần tìm hiểu kỹ về tác dụng của từng loại vôi sau đó đưa ra lựa chọn đúng chính xác loại vôi cần thiết để bón. Vôi để bón cho cây ăn trái có 3 loại chính sau đây:

1. Vôi tôi CaO -> Ca(OH)2

- Đặc tính: Tạo phản ứng rất mạnh khi gặp nước và có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.

- Tác dụng với đất: Tăng pH đất rất nhanh, sát khuẩn mạnh khi pha nước tưới. Thích hợp sử dụng để khống chế và dập tắt dịch bệnh.

- Lưu ý: Vôi này tiêu diệt cả vi sinh vật có hại và vi sinh vật có lợi. Dễ gây cháy lá, da tay và rể cây. Chỉ nên cho vôi này vào nước không làm ngược lại. Tuyệt đối không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi.

2. Bột đá vôi CaCO3

- Đặc tính: Phản ứng nhẹ, diệt khuẩn yếu, cung cấp Canxi (Ca).

- Tác dụng với đất: Làm tăng pH đất nhanh, bổ sung Canxi cho đất.

- Lưu ý: Dễ sử dụng không gây cháy lá và rễ cây. Không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi.

3. Vôi nung Dolomite CaMg(CO3)2

- Đặc tính: Phản ứng nhẹ, diệt khuẩn yếu; cung cấp cả Ca, Mg cho cây.

- Tác dụng với đất: Tăng pH đất chậm. Nên bón.

- Lưu ý: Dễ sử dụng không gây cháy lá, rễ cây; không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi.

Bón vôi hiệu quả

Bón vôi cho đất là việc cần thiết khi canh tác và thâm canh cây trồng, tuy nhiên không phải bón vôi càng nhiều càng tốt, sử dụng vôi còn phải cân nhắc đến các tác hại của nó. Muốn bón vôi có hiệu quả cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

1. Bón đúng loại vôi:

- Đất bị phèn mặn và pH thấp < 4, nấm bệnh trong đất nhiều nên xử lý bằng bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2).

- Đất có pH >5- 6 sử dụng bột đá vôi CaCO3 và vôi Dolomite CaMg(CO3)2.

- Lượng vôi cần bón cho từng loại đất: Lượng vôi cần sử dụng căn cứ vào 3 yếu tố sau đây:

+ Tùy thuộc vào độ chua của đất (độ pH). Đất bị chua nhiều cần bón nhiều vôi, đất ít chua bón ít vôi hơn.

+ Đất sét cần bón nhiều vôi nhưng sau nhiều năm mới cần bón lại. Đất cát không nên bón một lần với lượng quá nhiều vì nó có thể làm ức chế sự hấp thụ một số dưỡng chất khác.

+ Bón vôi tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất: đất nhiều hữu cơ bón nhiều vôi và sau nhiều năm mới bón lại. Ngược lại nếu đất ít hữu cơ nên bón lượng ít hơn nhưng nên bón vôi thường xuyên hơn.

2. Lượng bón:

- Với đất sét, nhiều chất hữu cơ:

+ pH từ 3,5 – 4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha.

+ pH từ 4,6 – 5,5 bón 1 tấn vôi/ha.

+ pH từ 5,6 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha.

+ pH > 6,5 không cần bón vôi.

- Với đất cát, ít chất hữu cơ:

+ pH từ 3,5 – 4,5 bón < 1 tấn vôi/ha.

+ pH từ 4,6 – 5,5, bón < 0,5 tấn vôi/ha.

+ pH từ 5,6 – 6,5, bón < 250 kg vôi/ha.

+ pH >6,5 không cần bón vôi.

3. Thời điểm bón:

- Với vườn cây chưa cho thu hoạch có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm.

- Với các vườn đang cho trái, chỉ nên bón sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc sau thu hoạch khác như cắt cành, tạo tán, bón phân, bồi đắp bổ sung mặt liếp, phòng trừ sâu bệnh.

Rải đều lượng vôi trên mặt liếp rồi dùng cào răng xới sâu 5 – 10cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt.

Bón vôi cũng chỉ là hình thức cấp bách cần nâng pH nhanh, nhưng hiệu quả không bền vững và còn gây hại cho đất. Do đó để có thể nâng pH hiệu quả và bền vững bà con nên tạo nền cỏ, dùng các loại phân chuồng để bón lót sau đó dùng các phân hữu cơ, sinh học để nâng dần pH lên mức ổn định. Chúc bà con kiểm soát tốt pH của vườn nhà để có vụ mùa bội thu!

Tác giả: Minh Cường

‼️ Bài viết mang tính chất tham khảo ‼️

Address

Tỉnh Lộ 15 1556, Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City

Telephone

+84933690336

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phân trùn quế Lộc Phát posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category

Nearby pet stores & pet services


Other Urban Farms in Ho Chi Minh City

Show All