27/08/2022
Bạn cũng biết rằng, mèo là loài có thói quen liếm lông rất nhiều lần trong ngày. Việc liếm lông này giúp chúng sạch sẽ hơn. Nhưng đôi khi nó gây nên những phiền toái khi chúng hình thành những búi lông trong ruột mèo. Bệnh búi lông này có nguy hiểm không? Làm sao để tiêu trừ những búi lông trong ruột mèo? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
I. Nguyên nhân gây bệnh búi lông ở mèo?
Búi lông hình thành từ quá trình những chú mèo tự liếm láp bộ lông của mình. Khi mèo tự liếm lông để vệ sinh cơ thể, những g*i vị giác hình móc nhỏ li ti trên đầu lưỡi mèo bắt lấy lông rụng. Sau đó mèo sẽ nuốt chúng vào. Đa số lông bị nuốt vào được tiêu hóa dễ dàng nhưng có vài sợi lông còn mắc ở dạ dày, dần dần tích tụ tạo thành búi lông. Và khi nó tạo thành búi lớn sẽ khó tiêu hóa hơn
Thông thường, hệ tiêu hóa của mèo thường có thể tiêu hóa với các búi lông này. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể của chúng không thể tiêu hóa được, những búi lông này sẽ tích tụ trong dạ dày. Khi búi lông to lên, gây cảm giác khó chịu thì mèo sẽ cố gắng nôn chúng ra. Những búi lông đi ra từ đường thực quản hẹp thường có hình dạng ống trụ mảnh hơn là vòng tròn.
Bệnh búi lông ở mèo hay xuất hiện ở những giống mèo lông dài, như là mèo Ba Tư (Persian) và mèo nhà Bắc Mỹ (Maine C**n). Bạn có thể chưa thấy những búi lông khi mèo còn nhỏ. Nhưng những búi lông này phát triển khi mèo lớn lên. Điều này khá bình thường ở mèo. Khi lớn lên, chúng sẽ quen với việc liếm lông để vệ sinh cơ thể, nên sẽ có nhiều búi lông xuất hiện.
II. Triệu chứng bệnh búi lông ở mèo
Búi lông của mèo nhìn chung không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng nó tích quá nhiều có thể do hệ tiêu hóa của bé mèo đang có vấn đề đó ạ. Dấu hiệu nhận biết về bênh búi lông đó là bé mèo có biểu hiện nôn quá nhiều (vài lần một tuần trên một tháng). Việc này có thể do búi lông hoặc có thể do triệu chứng của một số bệnh khác. Vì vậy, nếu cảm thấy có triệu chứng này, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để khám bệnh.
Khi búi lông phát triển to lên, chúng có thể gây tắc nghẽn dạ dày và đường ruột của mèo. Do đó xuất hiện một số triệu chứng khác đó là mèo bị sụt cân, chán ăn, tiêu chảy và ho khạc nhiều. Lúc đó, mèo cưng cần được phẫu thuật để lấy búi lông ra. Để đến lúc này thì rất tốn kém và có thể nguy hiểm đến tính mạng của mèo. Bạn nên quan tâm đến bé mèo của mình nhiều hơn để phát hiện kịp thời nhé.
III. Cách chữa bệnh búi lông ở mèo
Chính bởi thói quen liếm lông của mèo mà căn bệnh này chưa thể chữa dứt điểm được. Tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng các cách sau để giảm bớt các búi lông và thói quen liếm lông của mèo:
1. Chải chuốt, chăm sóc lông mèo khỏe mạnh
Khi bạn chải chuốt bộ lông cho mèo sẽ giúp loại bỏ bớt những lông rụng và làm sạch lông. Bé mèo sẽ hạn chế thói quen liếm lông hơn. Do đó sẽ có ít búi lông bị mắc kẹt trong bụng hơn. Việc chải chuốt cho mèo cưng mỗi ngày vừa là cách hiệu quả để giảm số lượng búi lông, vừa giúp tình cảm giữa bạn và thú cưng thêm bền chặt. Nếu mèo cưng không quen được với việc bị chải lông, bạn nên tìm cách đưa mèo đến thợ chải lông chuyên nghiệp 6 tháng một lần để họ chải chuốt và cắt ngắn bộ lông đi (đặc biệt dành cho giống mèo lông dài).
Ngoài ra, hãy chăm sóc cho bộ lông khỏe mạnh bằng cách cho ăn các loại thức ăn tốt cho lông mèo như CAT YUMS CHICKEN & CAT GRASS , Một bộ lông khỏe mạnh sẽ hạn chế tối đa việc rụng lông. Và nhờ vậy cũng hạn chế búi lông trong bụng mèo.
2. Sử dụng thức ăn trị búi lông cho mèo
Hiện nay trên thị trường có nhiều nhãn hàng thực phẩm giúp giảm búi lông cho mèo. Những loại thức ăn này có chung công thức hàm lượng chất xơ cao giúp bộ lông chắc khỏe, hạn chế rụng lông và kích thích hệ tiêu hóa tống búi lông ra ngoài cơ thể mèo. Trong đó, dòng sản phẩm được sự dụng nhiều nhất chính là CAT STICK CHICKEN & CAT GRASS .