Găng tay dạng lược cho thú cưng của bạn

Găng tay dạng lược cho thú cưng của bạn Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các sản phẩm găng tay dành cho thú cưng. Hãy dành món quà đặc biệt này cho các các bé cưng nhé. Giao hàng toàn quốc

7 Bệnh thường gặp nhất khi chó của bạn tiếp xúc với nướcTrong điều kiện thời tiết nắng nóng thì không phải gia đình nào ...
10/09/2018

7 Bệnh thường gặp nhất khi chó của bạn tiếp xúc với nước
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện cho chó nhà mình nằm điều hòa. Và thoải mái nhất vẫ là để các chú chó nghịch nước, chơi đùa tại các hồ nước hay ao. Nhưng cũng chính lúc này, nhiều sinh vật trong nước có thể gây nguy hiểm cho chó của bạn.

Sau đây là 7 bệnh ký sinh trùng trên chó đáng sợ nhất chó thể gặp khi để cún của bạn chơi đùa với nước.
1. Bệnh do Leptospirosis trên chó

Leptospirosis là một bênh phổ biến lây qua nước gây ra bởi vi khuẩn Leptospira. Nhiều chúng của Leptospira được tìm thấy trên toàn thế giới nhưng thường gặp nhất ở các vùng nước ẩm với lượng mưa lớn. Mặc dù thường gặp ở chó, song vi khuẩn này lại có thể lây sang cả người.

Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất là khi chó bơi lội tại sông, suối, hồ. Nhiễm trùng thường xảy ra khi chó có vết xước hoặc rách, hoặc vết thương hở tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.
Leptospirosis gây ra nhiều triệu chứng, làm cho việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn do có nhiều dấu hiệu khác nhau. Các triệu chứng thường gặp: Sốt, đau cơ, run, non mửa, vàng da, suy thận.... Nếu chó nhà bạn có những biểu hiện này, thì bạn có thể nghi ngờ chó nhà mình có thể đang mắc Leptospirois

Các trường hợp này cần xử lý cẩn thận vì bệnh có thể lây sang người và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị sớm. Song việc điều trị sớm, chăm sóc hỗ trợ và kháng sinh giúp chó phục hồi nhanh.

2. Bệnh Pythiosis trên chó

Là một bệnh do nước gây ra nhưng nghiệm trọng do sinh vật có tên gọi Pythium insidiosum. Mặc dù thường gặp trên thực vật song Pythiosis vẫn có thể gây nhiễm cho động vật

Được tìm thấy ở nơi khí hậu ẩm nhiều nước như Vùng Vịnh, Đông Nam Á và Nam Mỹ. Các sinh vật tự dính vào vết thương nhỏ trên da hoặc đường tiêu hóa của chó và phát triển gây tổn thương lớn, thường là loét.

Nếu bệnh bắt đầu trên da chó, chúng ta có thể thấy các dấu hiệu như vết mẩn ngứa. Nếu bệnh bắt đầu trên đường tiêu hóa thì sẽ thấy các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy và giảm cân. Bệnh thường gặp trên giống chó Labrador.

3. Tảo xanh

Các hồ nước ngọt là nơi các chú chó rất thích chơi đùa, nhưng hãy cẩn thận vì ở đây thường có một lượng rất lớn tảo xanh lam. Trong điều kiện môi trường tốt đặc biệt trong những tháng mùa hè vi khuẩn quang hợp có thể phát triểu. Những loại tảo này có thể sinh sản những độc tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và chó của bạn

Các chất độc có thể ảnh hưởng tới bất kỳ cơ quan, tổ chức nào: Da, đường tiêu hóa, gan và đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương. Tùy thuộc vào loại độc tố mà chó bị phơi nhiễm mà sẽ có những biểu hiện khác nhau: phát ban, buồn nôn và nôn mửa, suy hô hấp, động kinh và tử vong. Chó không nên bơi lội trong hồ có nhiều tảo có thể gây độc

4. Giardiasis trên chó

Là ký sinh trùng được biết đến gây ra tiêu chảy trên chó và cả người. Con vật bị nhiễm đào thải noãn bào qua phân của chúng, chúng rất cứng và có thể tồn tại lâu trong những môi trường mát mẻ, ẩm ướt và chúng quay trở lại nguồn nước và trở lại vào vật chủ.

Mặc dù gặp ở cả chó và người nhưng khó có thể gọi là bệnh truyền nhiễm vì hầu hết các trường hợp ở người thường không phải lây từ chó sang.

Mặc dù một số con chó có thể mất nước nghiêm trọng nếu bị nhiễm bệnh trong thời gian dài nhưng hầy hết các trường hợp Giardiasis đều nhự và tự khỏi. Chó có thể phục hồi bằng cách điều trị triệu chứng.

5. Cryptosporidiosis ở chó

Đây là một trong những bệnh dễ gặp nhất trong nước, do ký sinh trùng Cryptosporidium. Cả ký sinh trùng và bệnh này thường được gọi là Crypto.

Nhiều loại Crypto ký sinh trên nhiều loài động vật khác nhau nhưng chỉ có một số có thể lây nhiễm sang người. Do có vỏ dày, nên chúng có thể sống sót trong môi trường trong một thời gian dài và thậm chí chống lại các chất khử trùng. Chó bị nhiễm bệnh bằng cách nuốt phải trứng của chúng trong thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm.

Crypto gây tiêu chảy nặng trên chó, dẫn đến mất nước nghiêm trọng. May mắn là hầu hết các trường hợp đều nhẹ hoặc cận lâm sàng và hiếm khi đe dọa tính mạng. Nếu điều trị thích hợp, bệnh có thể xử lý trong vòng 2 tuần.

6. Schistosomiasis - giun dẹt trên chó

Người ta tìm thấy loài giun dẹt là nguyên nhân gây ra bệnh "sán máng chó". Các sinh vật xâm nhập qua da trong khi bơi lội hoặc lội vào nước ngọt bị ô nhiễm sau đó qua phổi và gan.

Sau khi trưởng thành, chúng đẻ trứng và trứng xâm nhập vào đường tiêu hóa, qua phân và lân nhiễm qua ốc nước ngọt.

Các dấu hiệu lâm sàng: nôn mửa, tiêu chảy, sụt cân... Trứng có thể tìm thấy trong phân tuy nhiên có thể gây viêm mãn tính.

Tuy không sống ở người, tuy nhiên các ký sinh trùng này có thể chui vào da gây phát ban ngứa ngáy.

7. Pseudomonas gây bệnh nhiễm trùng tai ở chó.

Chó bị nhiễm trùng tai có thể biểu hiện: Lắc đầu, vết xước ở tai, đầu gò má. Bệnh viêm tai giữa ở chó có thể do nhiều nguyên nhân: vi khuẩn, nấm men... và có thể thấy nguyên nhân gây bệnh trong nước.

Paseudomonas aeruginosa sinh vật phổ biến nhất liên quan tới nhiễm trùng tai mãn tính ở chó. Nó gây ra chất dịch đục, rát, sưng và gây đâu đớn.

Bạn nên đưa chó của mình tới nơi sạch sẽ, không nên để chó bơi lội trong những nơi nước bẩn, dễ mắc các bệnh ký sinh trùng.

6 nguyên nhân khiến việc tiêm vaccin cho chó không hiệu quảTrong thời gian gần đây thì gần như mọi gia đình nuôi chó đều...
09/09/2018

6 nguyên nhân khiến việc tiêm vaccin cho chó không hiệu quả

Trong thời gian gần đây thì gần như mọi gia đình nuôi chó đều tiêm phòng vaccine cho chó (có thể là vaccine 5 bệnh hoặc 7 bệnh thì tùy theo từng gia đình). Nhiều gia đình vẫn thắc mắc sau khi tiêm phòng vaccin cho chó thì liệu chó của mình có được bảo hộ hoàn toàn hay không?

Một số trường hợp chó vẫn mắc bệnh hoặc chết mặc dù trước đó đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng lịch trình. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới vấn đề này khiến việc tiêm phòng vaccine cho chó không được hiệu quả.

I. Chất lượng vaccine cho chó
Bạn mua phải các loại vaccine cho chó kém chất lượng, vaccine nhập lậu hoặc những loại chưa qua kiểm định và cấp giấy phép lưu hành, hay vaccine không rõ nguồn gốc.
Quá trình bảo quản không đúng quy định. Vaccine cần bảo quản ở nhiệt độ thích hợp từ khi sản xuất, vận chuyển và sử dụng.... (Vaccine cần được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C và tuyệt đối không đông lạnh).
Vaccine đã hết hạn sử dụng, lọ bị nứt, vỡ hoặc vaccine không sử dụng ngay sau khi pha.

II. Kỹ thuật tiêm vaccin cho chó
Đây là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tiêm phòng vaccine cho chó. Sau đây là một vài lỗi thường mắc phải trong quá trình tiêm phòng.
- Tiêm vào điều kiện không hợp lý: Quá nóng, quá lạnh, lụt lội, kém vệ sinh.....
- Sử dụng chung xi-lanh tiêm cho nhiều con khác nhau. Sử dụng xi-lanh có lẫn các loại thuốc khác hoặc không vô trùng.
- Không lắc kỹ làm cho vaccine không tan hết khi pha vaccine.

- Tiêm không đúng cách gây ap-xe hoặc “vón cục” làm giảm hoặc mất tác dụng của vaccine.
- Tiêm không đủ liều. Việc này xảy ra có thể do bạn tiêm ra ngoài hoặc bạn sử dụng xi-lanh dung tích quá lớn làm cho vaccine còn lưu lại trong xilanh

- Thuốc sát trùng tại vị trí tiêm có thể làm giảm tác dụng của vaccine (đối với các kháng sinh điều chế từ vi khuẩn).
- Tiêm vaccine cho chó khi trong cơ thể chó, mèo có kháng sinh, điều này có thể làm mất hiệu lực của kháng sinh đặc biệt là đối với kháng sinh điều chế từ vi khuẩn.

III. Cơ địa vật nuôi
Những trường hợp sau đây bạn không nên tiêm vaccine cho chó.
- Khi thể trạng của con vật kém: sốt, mệt mỏi, ủ rũ, biếng ăn, tiêu chảy....

- Tiêm vaccine cho chó khi vật nuôi đang mang thai, động dục hoặc phối giống.
- Chó chuyển vùng, hoặc đang vận chuyển, chó mới nhập về.

- Chó mắc bệnh mạn tính: ghẻ, rận, mò.... hoặc có giun sán nặng.

IV. Tiêm vaccine cho chó không đúng quy trình.
- Tiêm vaccine cho chó quá sớm: Vật nuôi trong vài tuần đầu sau sinh vẫn còn kháng thể do mẹ truyền cho nên chưa cần tiêm giai đoạn này (thường là 5 tuần).

- Không tiêm đủ 2 mũi (mỗi mũi cách nhau 1 tháng) trước 6 tháng tuổi để đảm bảo được bảo hộ tốt hơn.
- Không tiêm nhắc lại hàng năm trong quá trình nuôi.

V. Môi trường sau khi tiêm phòng vaccine.
- Vật nuôi không có khả năng miễn dịch ngay sau khi tiêm phòng nên cần được cách ly với nguồn lây bệnh.
- Cần đảm bảo cẩn thận với những buổi giao lưu ngay sau khi tiêm phòng vaccine.

- Vật dụng: chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, phương tiện vận chuyển, xe cộ... cần được khử trùng đúng quy định.

VI. Một vài chú ý trong quá trình tiêm vaccine cho chó:
- Các bạn chú ý vaccine cho chó không có tác dụng chữa bệnh, nên khi chó bị nôn mửa, sốt, bỏ ăn tiêm vaccine lúc này không có hiệu quả mà còn gây thêm nguy cơ mắc các bệnh khác nữa.
- Nếu bạn tiêm ra ngoài thì tiêm ngay lại liều khác. Không sợ quá liều vì vaccine an toàn (với vaccine Lepto cần có ý kiến bác sĩ thú y).
- Vaccine được sản xuất 1 liều với tất cả các giống chó, to nhỏ, lớn bé, lông dài, lông ngắn, chó trong nước hay chó ngoại nhập.... chỉ cần tiêm một liều.

Trên đây đã giới thiệu tới các bạn các nguyên nhân khiến việc tiêm phòng vaccin cho chó không đạt hiệt quả, hoặc hiệu quả không cao. Qua bài viết, hy vọng các bạn nắm chắc được các nguyên nhân và chủ động điều chỉnh để việc tiêm phòng vacxin cho chó đạt hiệu quả cao nhất.

Làm gì khi chó Becgie đức bị cụp tai?Xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu nhưng tới nay chó becgie đức vẫn được ưa chuộm vì s...
07/09/2018

Làm gì khi chó Becgie đức bị cụp tai?

Xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu nhưng tới nay chó becgie đức vẫn được ưa chuộm vì sự thông minh, trung thành, tính kỷ luật và khả năng bảo vệ tốt.

Để chọn được một chú chó becgie đức đẹp có rất nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số các bênh thường gặp nhất trên becgie là tai bị cụp. Vậy có những nguyên nhân gì dẫn tới tình trạng này và phương pháp chữa trị thế nào?

1. Nguyên nhân gì khiến chó becgie đức bị cụp tai?

- Do giống chó không thuần chủng, bị lai tạp

- Chó vận động ít, đặc biết là không được tắm nắng dẫn tới tình trạng cơ thể phát triển không tốt, chế độ dinh dưỡng trong khoảng thời gian trước 6 tháng tuổi kém.

- Do mắc một số bệnh: Bị viêm tai, bị ốm, bị ký sinh trùng, bị di chứng thần kinh của các bệnh truyền nhiễm: Care virus, parvovirus...

- Do ngoại cảnh: Bị tai nạn, hoặc do cắn nhau.

2. Phương pháp phòng tránh chó becgie đức bị cụp tai.

- Cần chọn chó becgie đức có nguồn gốc, gia phả rõ ràng, chó lai càng nhiều thì càng dễ bị cụp tai

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý (đặc biết là chó becgie đức dưới 6 tháng tuổi). Cần cho vận động nhiều, tắm nắng vào sáng sớm, tránh tình trạng nhồi chó, cho chó ăn quá no, lười vận động

- Hạn chế tối đa việc để chó mắc bệnh dù là bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng hoặc bị ôm nhẹ.

- Không có chó chơi đùa với chó hung dữ, tránh tình trạng bị cắn.

3. Chó becgie đức bị cụp tai có chữa được không?

- Việc điều trị cụp tai ở chó becgie đức phụ thuộc khá nhiều vào lứa tuổi. với chó dưới 6 tháng tuổi thì khá dễ dàng.

- Xác định rõ nguyên nhân khiến chó becgie đức bị cụp tai và can thiệp kịp thời

- Đồng thời dùng phương pháp nẹp tai (dán tai) để định hình lại tai cho chó becgie đức.

Với 1 chú chó becgie đức chuẩn, không thể thiếu tiêu chí về tai, ngoài ra đôi tai còn hỗ trợ chúng rất nhiều trong quá trình bảo vệ, vì vậy các bạn chú ý chăm sóc cún cẩn thận để chúng có thể phát triển toàn diện.

Dalmantian - Giống chó đốm nổi tiếngDalmantian hay còn gọi là chó đốm là một giống chó nổi tiếng, nhất là bộ lông màu đố...
06/09/2018

Dalmantian - Giống chó đốm nổi tiếng

Dalmantian hay còn gọi là chó đốm là một giống chó nổi tiếng, nhất là bộ lông màu đốm đen trắng đặc biệt của nó. Trong lịch sử, nó được biết đến như một chú chó vận chuyển, đây là một chú chó vô cùng hiếu động , khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Có thể nói, nó là một trong những giống chó chạy nhanh hiếm có, có lúc nó còn chạy đua với ngựa. Bởi thế mà Dalmantian (chó đốm) rất thích hợp cho những người yêu chó và có nhiều thời gian dành cho chúng.

Đặc điểm ngoại hình của giống chó đốm (Dalmantian)

Dalmantian (Chó đốm) là một loài rất thông minh và có tính cảnh giác rất cao cùng với một bộ lông ngắn và bóng mượt; Bộ lông đốm đặc biệt của nó cũng là một đặc điểm vô cùng nổi tiếng. Tuy nhiên, những chú chó đốm có các mảng màu lông đồng nhất (không đốm đều) thì không được đánh giá cao so với những chú có bộ lông như trong tiêu chuẩn giống chung của Dalmantian. Dalmantian cũng sở hữu một dáng dấp thể thao với bộ xương chắc khỏe, cơ thể cân đối mang lại cho nó một sức chịu đựng dẻo dai và một sức khỏe ổn định. Một Dalmantian thường có bộ lông với nền là màu trắng và các đốm nhỏ là màu đen hoặc nâu.

Tính cách của giống chó đốm
Sự háo hức và vui tươi của người bạn đồng hành này nên được hạn chế trong một khu vực an toàn và tốt hơn hết là nên trong tầm kiểm soát của con người vì nó thường rất hay đi lang thang, thậm chí nó có thể chạy xa hàng cây số rồi mới dừng lại vì mệt mỏi. Mặc dù chó đốm khá dè dặt với người lạ và dữ dằn với những chú chó lạ nhưng nó lại thường tỏ ra rất thân thiện với những con ngựa và một số vật nuôi khác. Dalmantian cũng có thể rất nghịch ngợm và sôi nổi với trẻ nhỏ
Chăm sóc những chó chó đốm
Chỉ đi dạo bộ với dây xích trong cổ không đủ để đáp ứng cho việc rèn luyện thân thể của Dalmantian (Chó đốm). Thay vào đó, phải là chạy bộ hoặc là những trò chơi thể chất vất vả mới có thể giúp nó giữ được sự mạnh mẽ và dẻo dai vốn có. Nó là một người bạn chạy bộ vô cùng tuyệt vời.

Khác với những chú chó khác, chúng ta thường không mất quá nhiều thời gian để chăm sóc cho bộ lông của Dalmantian. Để giúp cho chú Dalmantian của bạn luôn vui vẻ, thoải mái, bạn chỉ cần cung cấp cho chúng một chiếc giường êm ái, chỗ ở sạch sẽ, và đương nhiên là không thể thiếu được tình yêu cũng như sự đồng hành của bạn cùng với nó. Chó đốm có thể sống trong nhà hay ngoài trời nhưng chỉ ở vùng khí hậu ấm áp hoặc ôn đới.

Sức khỏe của những chú chó đốm
Dalmantian có tuổi thọ trung bình từ 12-14 năm. Nó có thể mắc một số vấn đề về sức khỏe ở tuổi trưởng thành như: suy tuyến giáp, dị ứng, loạn sản cơ vòng mắt, co giật. Hay một số bệnh nghiêm trọng như: điếc, nhiễm trùng đường tiểu, loạn sản xương hông, sỏi tiết niệu.

Để xác định chính xác vấn đề của một chú chó đốm, một bác sỹ thú y cần kiểm tra kỹ tuyến giáp, mắt, xương hông.

Lịch sử của giống chó đốm
Mặc dù nguồn gốc của “chiếc áo khoác độc đáo” của Dalmantian đến nay vẫn còn là một bí ẩn nhưng nó vẫn được biết đến là một trong những giống chó có bộ lông đẹp mắt nhất. Những bức tranh vẽ về Dalmantian đã được tìm thấy trong nhiều thế kỷ qua. Trong đó có một bức bích họa từ năm 1360 hiện vẫn được cất giữ tại lễ đường Spanish là một phần của nhà thờ Santa Maria Novella ở Florence, Italy.

Chú chó trong bức bích họa kia được cho là tổ tiên của Dalmantian và rất có thể, nó chính là chú chó chỉ điểm của giống chó đốm ngày nay. Trong khi đó, nó không có nguồn gốc ở Dalmantia – một khu vực phía nam tại Croatia – cũng là một địa danh có tên giống với tên của giống chó này. Ngay cả chức năng ban đầu của nó là gì cũng ít ai biết đến nhưng giống chó này có thể có nhiều hơn 1 vai trò. Trong suốt những năm qua, nó giữ vai trò như một người chăn cừu, một người lính trong chiến tranh, một chú chó chỉ điểm, một chú chó săn, một chú chó kéo xe, một chú chó theo dõi và một diễn viên xiếc.

Tại nước Anh vào thời nữ hoàng Victoria, các Dalmatian cùng một lúc đảm trách hai nhiệm vụ là biểu diễn và hộ vệ – hộ vệ cho những cỗ xe ngựa kéo. Những chú chó chạy lon ton ở phía trước, bên cạnh hoặc dưới các trục bánh xe của các huấn luyện viên. Đến nay, đã có bằng chứng cho rằng vai trò huấn luyện của Dalmantian là một yếu tố di truyền. Sự ra đời của ô tô đã làm mờ đi vai trò của Dalmantian trong xã hội và sau đó nó tiếp tục làm việc như một bùa hộ mệnh cho lính cứu hỏa. Chú chó giống đầu tiên được đăng ký với hiệp hội chó giống Mỹ là vào năm 1988, sau đó CLB Dalmantian của Mỹ được thành lập năm 1905.

Tại sao cún nhà bạn bỏ ăn?Đã bao giờ bạn thấy cún đang khỏe mạnh, ăn uống bình thường bỗng dưng bỏ ăn hay ăn ít hơn hẳn?...
05/09/2018

Tại sao cún nhà bạn bỏ ăn?

Đã bao giờ bạn thấy cún đang khỏe mạnh, ăn uống bình thường bỗng dưng bỏ ăn hay ăn ít hơn hẳn? Bạn có lo lắng và muốn biết nguyên nhân tại sao? Dưới đây là một số lý do có thể làm cho cún bỏ ăn cũng như 1 số cách giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Sức khỏe
Khi cún có dấu hiệu bỏ ăn, lý do đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến chính là sức khỏe của cún đang có vấn đề. Có thể là vấn đề do bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng hay do cún đang “đau”, khó chịu chỗ nào đó trên cơ thể như răng miệng chẳng hạn. Đôi khi trời quá nóng, quá lạnh cũng có thể làm cún cảm thấy không buồn ăn uống.

Nếu bạn nghi ngờ cún bỏ ăn do các vấn đề về sức khỏe, bạn cần theo dõi xem ngoài bỏ ăn ra cún có các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, đi lại bất thường, sút cân…không để đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra những biện pháp kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của cún.

Các thói quen xấu:
Nhiều chú cún do chủ quá chiều nên thường có những thói quen xấu ảnh hưởng đến việc bỏ ăn như thay đổi thức ăn ngon thất thường làm cho cún không muốn ăn trở lại thức ăn cũ.
Trong trường hợp này, các bạn có thể khắc phục bằng cách để tô thức ăn của cún đúng vị trí và đúng giờ cún ăn. Nếu cún vẫn không ăn, bạn cất thức ăn đi và cho cún nhịn bữa đó. Bữa ăn tiếp theo bạn lại để thức ăn của cún ra đúng giờ và vị trí đó, sau 1-2 bữa hay 1-2 ngày cún sẽ tìm lại được cảm giác thèm ăn và cún sẽ tự hiểu là đây là loại thức ăn duy nhất mà nó nhận được.

Lưu ý: phương pháp này không nên áp dụng với những chú cún quá nhỏ tuổi hay những chú đang mang bệnh trong người.
Ngoài ra, nhiều chủ không quy định giờ ăn cố định nên làm cho cún không có phản xạ và không cảm thấy đói khi đến bữa ăn. Dẫn đến hiệu quả hấp thu và tiêu hóa kém.

Do thức ăn
Một lý do có thể làm cún bỏ ăn nữa là thức ăn có vấn đề, có thể thức của cún ăn đã bị mốc, ôi thiu…mà bạn không biết.Ngoài ra, bạn không nên thay đổi đột ngột loại thức ăn của cún. Ví dụ như từ thức ăn khô sang ướt, thức ăn của hãng này sang hãng kia…Nếu loại thức ăn hiện tại của cún không ngon và bạn muốn thay đổi hay bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng khác, tốt nhất hãy tiến hành từ từ. Cho cún tập ăn thức ăn mới mỗi ngày 1 ít cho đến khi cún có thể hoàn toàn ăn được loại thức ăn đó.

Một số giải pháp giúp cún điều chỉnh các thói quen xấu:
Đôi khi cún bỏ ăn vì muốn gây sự chú ý với chủ nên bạn hãy khen, thưởng cho cún khi nó ăn hết khẩu phần của mình. Điều này sẽ góp phần giúp nó hình thành các thói quen tốt.
Hãy bố trí cho cún 1 không gian yên tĩnh tro để không bị làm phiền bởi các vật nuôi khác trong khi ăn kết hợp với ăn đúng giờ, đúng chỗ. Điều này sẽ giúp cún ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn.
Nếu cún ăn quá thời gian cho phép, hãy cất thức ăn đi. Làm như vậy để cún hiểu rằng 1 bữa ăn của nó chỉ được phép diễn ra trong thời gian quy định đó, từ đó giúp nâng cao hiệu suất thu nhận và tiêu hóa thức ăn.

Trên hết, hãy kiên nhẫn với chú cún của bạn và theo dõi sát sao các dấu hiệu bệnh lý. Hãy liên hệ ngay với bác sỹ thú y hay phòng khám tốt nhất nếu bạn có bất kỳ lo lắng, nghi ngờ nào về sức khỏe của cún.
Cuối cùng thì tuân thủ thời gian, tính kỷ luật và nhất quán sẽ là những cách thức hiệu quả giúp cún không kén chọn trong ăn uống và việc cún bỏ ăn sẽ trở thành quá khứ.Tại sao cún nhà bạn bỏ ăn?

Đã bao giờ bạn thấy cún đang khỏe mạnh, ăn uống bình thường bỗng dưng bỏ ăn hay ăn ít hơn hẳn? Bạn có lo lắng và muốn biết nguyên nhân tại sao? Dưới đây là một số lý do có thể làm cho cún bỏ ăn cũng như 1 số cách giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Sức khỏe
Khi cún có dấu hiệu bỏ ăn, lý do đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến chính là sức khỏe của cún đang có vấn đề. Có thể là vấn đề do bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng hay do cún đang “đau”, khó chịu chỗ nào đó trên cơ thể như răng miệng chẳng hạn. Đôi khi trời quá nóng, quá lạnh cũng có thể làm cún cảm thấy không buồn ăn uống.

Nếu bạn nghi ngờ cún bỏ ăn do các vấn đề về sức khỏe, bạn cần theo dõi xem ngoài bỏ ăn ra cún có các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, đi lại bất thường, sút cân…không để đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra những biện pháp kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của cún.

Các thói quen xấu:
Nhiều chú cún do chủ quá chiều nên thường có những thói quen xấu ảnh hưởng đến việc bỏ ăn như thay đổi thức ăn ngon thất thường làm cho cún không muốn ăn trở lại thức ăn cũ.
Trong trường hợp này, các bạn có thể khắc phục bằng cách để tô thức ăn của cún đúng vị trí và đúng giờ cún ăn. Nếu cún vẫn không ăn, bạn cất thức ăn đi và cho cún nhịn bữa đó. Bữa ăn tiếp theo bạn lại để thức ăn của cún ra đúng giờ và vị trí đó, sau 1-2 bữa hay 1-2 ngày cún sẽ tìm lại được cảm giác thèm ăn và cún sẽ tự hiểu là đây là loại thức ăn duy nhất mà nó nhận được.

Lưu ý: phương pháp này không nên áp dụng với những chú cún quá nhỏ tuổi hay những chú đang mang bệnh trong người.
Ngoài ra, nhiều chủ không quy định giờ ăn cố định nên làm cho cún không có phản xạ và không cảm thấy đói khi đến bữa ăn. Dẫn đến hiệu quả hấp thu và tiêu hóa kém.

Do thức ăn
Một lý do có thể làm cún bỏ ăn nữa là thức ăn có vấn đề, có thể thức của cún ăn đã bị mốc, ôi thiu…mà bạn không biết.Ngoài ra, bạn không nên thay đổi đột ngột loại thức ăn của cún. Ví dụ như từ thức ăn khô sang ướt, thức ăn của hãng này sang hãng kia…Nếu loại thức ăn hiện tại của cún không ngon và bạn muốn thay đổi hay bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng khác, tốt nhất hãy tiến hành từ từ. Cho cún tập ăn thức ăn mới mỗi ngày 1 ít cho đến khi cún có thể hoàn toàn ăn được loại thức ăn đó.

Một số giải pháp giúp cún điều chỉnh các thói quen xấu:
Đôi khi cún bỏ ăn vì muốn gây sự chú ý với chủ nên bạn hãy khen, thưởng cho cún khi nó ăn hết khẩu phần của mình. Điều này sẽ góp phần giúp nó hình thành các thói quen tốt.
Hãy bố trí cho cún 1 không gian yên tĩnh tro để không bị làm phiền bởi các vật nuôi khác trong khi ăn kết hợp với ăn đúng giờ, đúng chỗ. Điều này sẽ giúp cún ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn.
Nếu cún ăn quá thời gian cho phép, hãy cất thức ăn đi. Làm như vậy để cún hiểu rằng 1 bữa ăn của nó chỉ được phép diễn ra trong thời gian quy định đó, từ đó giúp nâng cao hiệu suất thu nhận và tiêu hóa thức ăn.

Trên hết, hãy kiên nhẫn với chú cún của bạn và theo dõi sát sao các dấu hiệu bệnh lý. Hãy liên hệ ngay với bác sỹ thú y hay phòng khám tốt nhất nếu bạn có bất kỳ lo lắng, nghi ngờ nào về sức khỏe của cún.
Cuối cùng thì tuân thủ thời gian, tính kỷ luật và nhất quán sẽ là những cách thức hiệu quả giúp cún không kén chọn trong ăn uống và việc cún bỏ ăn sẽ trở thành quá khứ.

Những sự thật không phải ai cũng biết về thú cưng.Đằng sau những điều bạn đã biết về chú chó của mình: có khứu giác tốt,...
04/09/2018

Những sự thật không phải ai cũng biết về thú cưng.

Đằng sau những điều bạn đã biết về chú chó của mình: có khứu giác tốt, trung thành, thông minh… thì có thể bạn không biết rằng cún của bạn còn đang sở hữu những bí mật mà không phải ai cũng biết. Những sự thật sẽ khiến bạn rất ngạc nhiên về chú chó của mình.

Chó có thể nhận ra khuôn mặt người:
Người bạn của chúng ta nhìn vào khuôn mặt của người đối diện sẽ tìm kiếm những đặc điểm và thu nhận cảm xúc. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều năm về việc chó và người tương tác thế nào? Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rằng chó có thể nhận diện được khuôn mặt và cảm xúc người đối diện.

Chó cũng cảm thấy đố kỵ
Việc chó cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của bạn nên nó cũng có thể cảm nhận được sự bất công. Nghiên cứu là 2 chú chó cùng được nuôi bởi 1 người chủ, sau khi đi làm về, người chủ chỉ âu yếm một chú, còn một chú xích lại và bỏ mặc, và chúng ta có thể thấy rõ được vẻ buồn rầu trên mặt của chú chó bị xích và không được quan tâm.

Chó đi vòng vòng trước khi nằm xuống?
Nếu bạn để ý sẽ thấy chú chó của bạn thường đi vòng tròn trước khi nằm xuống 1 vị trí nào đấy. Hành vị này có liên quan tới lịch sử tiến hóa của loài chó. Khi chúng phải tự chuẩn bị chỗ ngủ của mình trên cỏ hoặc đất. Mặc dù hành vi hoang dã này gần như không còn nữa nhưng chúng vẫn duy trì hành động bản năng từ thời xưa.

Chó cũng bị ảnh hưởng bới khói thuốc là

Không chỉ có trẻ nhỏ, những người xung quanh bạn mà ngay cả chó cũng bị ảnh hưởng khi bạn hút thuốc. Đâycũng là một trong số các nguyên nhân liên quan tới bệnh ở mũi và ung thư phổi ở chó.

Chó có thể đánh hơi thấy bệnh tật
Chúng ta đều biết những chú chó có khứu giác mạnh mẽ nhưng điều khá khó tin là chúng có thể ngửi thấy những tế bào ung thư của con người và độ chính xác là khá cao. Nghiên cứu cho thấy rằng chó có thể phát hiện những bệnh ung thu này với độ nhạy lên tới 88% - 97%.

Thân nhiệt chó cao hơn của người
Chúng ta đều biết rằng thân nhiệt bình thường của người khà 370C. Cao hơn có nghĩa là chúng ta đang sốt. Nhưng với một chú chó khỏe mạnh thì thân nhiệt trung bình là 380C – 390C. Vì vậy nếu đo nhiệt độ thấy chó của bạn có cao hơn thì cũng đừng lo lắng. Nhưng nếu chúng nằm ngoài khoảng 380C – 390C thì bạn cũng nên chú ý.

Là loài động vật có vú có ngoại hình đa dạng nhất
Qua nhiều thế kỷ, loài chó bây giờ là loài động vật có vú có chủng loại đa dạng nhất đang tồn tại. Từ giống có ngoại hình rất to tới ngoại hình tí hon, từ giống lông dài tới giống lông ngắn, mỗi giống đều có một đặc điểm khác biệt nhau.

Bộ hàm của chó rất khỏe
Tất nhiên điều náy còn phụ thuộc vào giống chó, những giống càng to thì bộ hàm càng lớn. Ví dụ giống Mastiff có thể cắn áp lực lên tới 250kg trong khi đó của sư tử là 300kg.

Những cơn giông có thể gây tổn thương cho chó của bạn?
Bạn thường nghĩ chó sợ sấm sét bởi âm thanh ầm ĩ và đáng sợ, nhưng có rất nhiều yếu tố khác gây ra phản ứng cho chó. Đôi tai của chó nhạy cảm có thể bị tổn thương nếu đó là cơn bão lớn.Cách tốt nhất là bảo vệ chú chó của bạn trong khi giông tố mạnh.

Mũi loài chó giống như dấu vân tay người.
Giữa hai người không bao giờ có cùng một dấu vân tay, tương tụ, không bao giờ có 2 chú chó có mũi giống nhau. Chỗ mấp mô ở mỗi chú chó khác nhau là khác nhau. Dấu vân mũi vẫn chưa được sử dụng rộng rãi để xác địnhthú nuôi như các người ta dùng dấu vân tay.

Chó bị mù màu?
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh chó có thể thấy được màu xanh, tím, vàng và thậm chí nhiều màu sắc hơn cả con người. Chúng có thể nhìn tốt trong điều kiện ánh sáng kém và nhận ra được những hình ảnh nhỏ nhất.

Chó có bao nhiêu ngón chân?
Bình thường một chú chó chỉ có 5 ngón chân trên một bàn chân. Nhưng giống Lundehund là loài chó duy nhất luôn có sáu ngón trên mỗi bàn chân.

7 điều khiến bạn sẽ muốn nuôi mèo ngay lập tức!1. Sạch sẽĐiều mà mọi người nuôi thú cưng đều mong muốn. Mèo là loài khá ...
03/09/2018

7 điều khiến bạn sẽ muốn nuôi mèo ngay lập tức!

1. Sạch sẽ
Điều mà mọi người nuôi thú cưng đều mong muốn. Mèo là loài khá sạch sẽ, kể cả trong việc đi WC, nếu dậy được chúng đi WC đúng chỗ thì bạn không còn phải lo lắng điều gì về con mèo của mình cả, nhưng nếu không được thì bạn sẽ chịu hậu quả thật kinh khủng.......
Ngoài ra, trong điều kiện sức khỏe tốt, mèo rất ít và gần như là không có mùi, và rụng lông tương đối ít (điều này thường trái ngược với chó).

2. Không gian cho mèo.
Mèo không cần quá nhiều không gian. Chúng có thể hoạt động trong nhà, hoặc trong một phạm vi khá hẹp. Như thế với chúng cũng đủ rồi.

3. Độc lập.

Mèo là loài động vật có tính độc lập rất cao, vẫn nên chúng có khả năng ở một mình cả tuần trời mà không cần chăm sóc quá kỹ (tất nhiên là với điều kiện đủ thức ăn và nước uống, không thể bắt chúng nhịn ăn và uống cả tuần được).

4. Mèo là loài động vật yên tĩnh.

Mèo thường không cần vận động nhiều như chó (kể cả mèo con), chúng thường có xu hướng trầm tính hơn. Nếu hàng ngày bạn cần giành thời gian để dắt chó đi dạo thì với mèo, bạn chỉ cần ngồi vuốt ve và thưởng thức tiếng “meo meo” nhẹ nhàng của chúng là đủ.

Chúng cũng ít phá phách nhà hàng xóm, ít quậy phá đồ trong nhà hơn. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì chúng giành tới 70% thời gian cuộc đời để ngủ mà.

5. Giảm động vật gặm nhấm.

Điều này thì chắc quá rồi, chúng là thiên địch của chuột mà. Ngoài ra, thói quen của mèo là rình và bắt tất cả những gì nhỏ và chuyển động nên dán, chuột... sẽ trở thành mục tiêu để chúng tấn công. (Tất nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ chuột tấn công mèo, hay mèo và chuột sống cùng nhau).

6. Người nuôi chó và mèo khác nhau thế nào?
Theo thống kê cho thấy một điều khá thú vị về chủ những chú mèo đó là những người nuôi mèo thường là những người thông minh, sáng tạo.
Còn những người nuôi chó là những thích nguyên tắc, và có tất nhiên là họ có tư duy logic.

7. Mèo hợp với những người thế nào?

Với đầy đủ những tính cách trên, mèo khá phù hợp với những người:

- Làm việc bận rộn, ít thời gian.

- Ít di chuyển do tuổi già hoặc tình trạng sức khỏe không tốt.

- Thiếu thời gian,sức lực hoặc cảm hứng.

Các bạn có bao nhiêu lý do trong 7 lý do trên?

Bạn nghĩ thế nào về những điều này?

Vậy còn chờ gì nữa mà không chọn ngay cho mình một chú mèo làm bạn....

Chăm sóc thú cưng - Ngành công nghiệp "hốt bạc" tại MỹBất chấp suy thoái kinh tế, trong năm 2011, người Mỹ đã chi gần 51...
02/09/2018

Chăm sóc thú cưng - Ngành công nghiệp "hốt bạc" tại Mỹ

Bất chấp suy thoái kinh tế, trong năm 2011, người Mỹ đã chi gần 51 tỷ USD cho thú cưng của mình. Đây được coi là mức chi tiêu cao nhất từ trước tới nay. Bởi vậy, ngành công nghiệp chăm sóc thú cưng đang được coi là ngành hốt bạc tại Mỹ

Theo báo cáo mới được công bố của Hiệp hội Sản phẩm dành cho thú nuôi ở Mỹ (APPA), năm 2011 là lần đầu tiên trong lịch sử chi tiêu dành cho thú nuôi của người Mỹ vượt mức 50 tỷ USD. Trong đó, 65% là chi phí thức ăn và chăm sóc thú y.

Cụ thể, trong năm 2011, người Mỹ chi 19,85 tỷ USD cho thức ăn cho thú nuôi, 13,41 tỷ USD cho dịch vụ chăm sóc thú y, 11,77 tỷ USD cho thuốc thú y, 3,79 tỷ USD cho các dịch vụ khác và 2,14 tỷ USD để mua thú nuôi.

So với 48,35 tỷ USD của năm 2010, chi tiêu cho vật nuôi của người Mỹ đã tăng 5,3% trong năm 2011. Chủ tịch APPA Bob Vetere cũng dự báo con số này của năm tới sẽ vào khoảng 53 tỷ USD.

Do vậy, những dịch vụ như chải lông, du lịch, khách sạn, người trông nom và chăm sóc hàng ngày dành cho những chú chó, mèo, chim, hay cá cảnh sẽ tha hồ “hốt bạc” trong thời gian tới.

Được biết, chi tiêu cho những dịch vụ “quý tộc” này đã tăng 7,9%, từ 3,51 tỷ USD năm 2010 lên 3,79 tỷ USD trong năm 2011. Ông Vetere dự đoán, chi phí này sẽ tăng khoảng 8,4% lên 4,11 tỷ USD trong năm 2012.

Bà Jessica Vogelsang, một bác sĩ thú y tại San Diego cho biết: “Khi đi du lịch, mọi người thường muốn đảm bảo rằng thú cưng của mình được chăm sóc tốt nhất.

APPA cho biết doanh số bán và nhận nuôi thú cưng không thay đổi nhiều so với những năm trước đó nhưng số người chủ chuyển sang sử dụng thức ăn cao cấp cho thú nuôi của mình lại tăng lên.

Bà Vogelsang cũng nhận định phí bảo hiểm thú nuôi cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Phí bảo hiểm bao gồm cả dịch vụ chăm sóc thú y trong năm 2011 là khoảng 450 triệu USD, và được dự báo sẽ tăng lên 500 triệu USD trong năm 2012.

“Bảo hiểm là dịch vụ rất hữu ích cho sức khỏe của thú nuôi. Đa số chủ của những con thú nuôi này chỉ có thể chi trả cho các dịch vụ thú y nhờ họ có bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm thực sự sẽ tiết kiệm cho họ rất nhiều.

Ông David Frei, Giám đốc thông tin của câu lạc bộ Westminster Kenel dành cho thú nuôi cho biết: “Nếu bạn sẵn lòng bỏ hàng trăm ngàn USD cho sở thích này, bạn hoàn toàn có thể tham gia câu lạc bộ. Đây là thú chơi sang trọng, tương tự như mua du thuyền bởi ai cũng muốn mua cho mình thứ tốt nhất và làm bất cứ điều gì mình thích”.

Address

Phòng 1, 0239, Tầng 2, Tòa Nhà The Prince Residence, Số 17, 19, 21, Quận Phú Nhuận, TpHCM
Ho Chi Minh City
700000

Telephone

0906677443

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Găng tay dạng lược cho thú cưng của bạn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category


Other Pet Services in Ho Chi Minh City

Show All