31/03/2023
13 điều cần biết về cách úm gà con
Gà con non nớt như trẻ sơ sinh, cần được chăm sóc, nâng niu cẩn thận. Cách úm gà con quyết định đến 50% tỉ lệ thành bại của cả lứa gà, người nuôi gà phải chú trọng đến rất nhiều vấn đề như: làm chuồng gà, thiết bị trong chuồng nuôi, cách chọn con giống, cách cho gà con ăn, nhiệt độ úm,….
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất trong kỹ thuật úm gà.
Tóm tắt nội dung
1 Cách làm chuồng úm gà con như thế nào?
2 Cách chọn gà giống tốt thế nào?
3 Cần chuẩn bị gì trước khi đón con giống gà con về chuồng?
4 Mật độ úm gà con như thế nào hợp lý?
5 Có cần xử lý chất độn chuồng trước khi sử dụng cho gà úm không?
6 Nhiệt độ úm gà con ra sao? Làm sao để nhận biết nhiệt độ chuồng úm chưa phù hợp?
7 Đèn úm gà con như thế nào phù hợp?
8 Thời gian úm gà con trong bao lâu?
9 Khi nào nên bắt đầu tập ăn cho gà?
10 Gà con giai đoạn úm nên ăn bao nhiêu bữa 1 ngày?
11 Thuốc úm gà con nên sử dụng thế nào thì hiệu quả?
12 Lợi ích của kháng sinh thảo dược đối với úm gà con thế nào?
13 Lịch tiêm phòng vắc xin cho gà con thế nào?
Cách làm chuồng úm gà con như thế nào?
Bước 1: Xác định vị trí chuồng úm: Trong khu vực chuồng nuôi này, bạn cần phân tách rõ ràng từng khu vực: khu vực đặt lồng úm, khu vực chăn nuôi hậu bị và khu vực phụ trợ. Ở khu vực úm gà bạn cần lưu ý đến vấn đề thiết kế hệ thống nước và điện để sưởi ấm cho gà.
Bước 2: Vệ sinh sát trùng. loại bỏ hoàn toàn chất thải, phun rửa chuồng và phun sát trùng chuỗng, vệ sinh máng ăn, máng uống.
Bước 3: Làm quây úm: chuẩn bị các vật liệu, thiết bị làm chuồng úm như: cóp ép, tre nứa, dây thép để cố định chuồng úm, chất độn chuồng, mùn cưa hoặc trấu để độn chuồng,…. Bà con có thể dùng tre nứa hoặc cót ép để quây lại theo hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,… tùy vào diện tích khu vực úm.
Quây úm cần thiết kế phù hợp với mô hình chăn nuôi, yêu cầu thoáng mát, khô ráo và tránh được gió lùa, chuột bọ. Chiều cao chuồng úm nên từ 50 -70 cm.
Tiếp đó bà con cần phun thuốc sát trùng chất độn chuồng bằng dung dịch pha MEDISEP, sau đó ủ ít nhất 1 ngày.
Bước 4: thiết kế hệ thống sưởi: treo bóng điện vào quây úm, bật điện trước khi gà về 1-2 giờ. Ngoài ra, bạn có thể dùng chiếu cói hoặc bạt phủ lên trên chuồng úm để tránh gió lùa và tác nhân bên ngoài.
Cách chọn gà giống tốt thế nào?
um-ga-con-2
Một trong những nhân tố góp phần vào hiệu quả chăn nuôi gà là việc chọn giống gà. Để chọn được những con giống tốt, bà con cần phải chú ý chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất uy tín, có đầy đủ kiểm dịch của cơ quan thú y.
Bà con nên nên chọn gà con có ngoại biểu hiện khỏe mạnh như: mắt sáng, lông bông, đi lại nhanh nhẹn, đồng đều về trọng lượng, màu lông,…., không nên chọn những chú gà vẹo mỏ, ướt lông, bại chân, hở rốn,….
Cần chuẩn bị gì trước khi đón con giống gà con về chuồng?
Trước khi gà về bạn nên chuẩn bị sẵn sàng nước uống trong máng, các loại thuốc bổ như CATOSOL B12, VITA AMINO,…cần đưa sẵn vào quây úm trước khi gà về để ngay lập tức bổ sung năng lượng, chống streess cho gà do thay đổi chuồng và mệt trong quá trình vận chuyển.
Cho gà con giai đoạn úm ăn theo chế độ 6-8 bữa/ ngày và đảm bảo thức ăn luôn tươi mới để kích thích gà tập ăn.
Mật độ úm gà con như thế nào hợp lý?
Tuỳ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ, áp dụng diện tích quây úm trong tuần đầu tiên với tiêu chuẩn khoảng 70 – 80 con/m2.
Có cần xử lý chất độn chuồng trước khi sử dụng cho gà úm không?
um-ga-con-3
Bên cạnh chuẩn bị chuồng úm gà thật tốt, bạn cần phải xử lý chất độn chuồng trước khi đón gà về để để tiêu diệt nấm mốc, hại khuẩn. Cách thực hiện như sau: pha thuốc sát trùng MEDISEP liều 1.5 ml/1 lít nước, phun lên chất độn chuồng, phun theo lớp, đảo đều và ủ ít nhất 1 ngày.
Trước khi dàn trấu vào quây úm, trộn GOOD FARM liều 1 kg/10-20 m2 chuồng để hút ẩm, ngăn ngừa sự phát triển của hại khuẩn.
Nhiệt độ úm gà con ra sao? Làm sao để nhận biết nhiệt độ chuồng úm chưa phù hợp?
Nhiệt độ úm trong quây nên được duy trì như sau:
– Tuần đầu: 1-3 ngày 33-35 độ; 4-7 ngày: 32-34 độ
– Từ tuần thứ 2: mỗi tuần giảm 2 độ.
um-ga-4
Để xác định nhiệt độ trong chuồng úm có phù hợp hay không, chúng ta có thể dựa vào 2 cách:
Cách 1: theo dõi bằng nhiệt kế đo nhiệt độ treo trong quây úm.
Cách 2: Theo dõi sự phân bố của gà trong chuồng úm. Nếu gà đứng phân bố đồng đều trong quây thì chuồng úm có nhiệt độ vừa phải dễ chịu với gà con. Trường hợp gà quá nóng gà sẽ đứng xa nguồn nhiệt. Trường hợp gà quá lạnh sẽ đứng sát nguồn nhiệt. Nếu có gió lùa thì gà sẽ đứng dồn vào 1 góc trong quây.
Đèn úm gà con như thế nào phù hợp?
Với số lượng 1000 gà thì việc lắp đặt đèn úm và các thiết bị như sau:
Đèn úm hồng ngoại: 2 bóng, bóng đèn nhiệt: 8 bóng, máy dẹt tập ăn: 8 máng, máng uống nhỏ: 8 máng.
(*) Lưu ý: Máng ăn máng uống cần sắp xếp phù hợp sao cho gà dễ dàng tiếp cận được và cần vệ sinh chúng bằng chất sát trùng, phơi khô trước khi sử dụng.
Thời gian úm gà con trong bao lâu?
Vào mùa đông, nhiệt độ thời tiết giảm, thời gian úm có thể kéo dài lên 21 – 28 ngày
Vào mùa hè, nhiệt độ thời tiết cao, thời gian úm từ 14 – 21 ngày.
Đây là cũng là thời gian gà cần để phát triển hoàn thiện các hệ thống nội quan: tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu và miễn dịch trong cơ thể.
Khi nào nên bắt đầu tập ăn cho gà?
Trước đây, nhiều người cho rằng nên cho gà nhịn ăn 1-2 ngày. Song khoa học hiện đại đã chứng minh:
– Không cho gà tập ăn ngay trong ngày tuổi đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đường ruột bao gồm: nhu động, hệ vi lông nhung và hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột.
– Cho gà tập ăn sớm ngay sau khi nở sẽ kích thích hoạt động của đường ruột, tăng tiết enzyme, thúc đẩy sự phát triển của hệ vi lông nhung trong đường ruột.
Chính vì vậy, bà con nên cho gà tiếp xúc sớm với thức ăn sớm nhất có thể.
Gà con giai đoạn úm nên ăn bao nhiêu bữa 1 ngày?
Đối với gà con trong giai đoạn úm bà con nên cho gà ăn thành nhiều bữa trong ngày (6 – 8 bữa).
(*) Lưu ý: Cần làm sạch máng ăn trước khi cho thức ăn mới vào, đảm bảo thức ăn luôn tươi mới, kích thích gà thu nhận thức ăn.
Tham khảo thêm:
>> CATOSOL B12 – Tăng lực, chống stress cho gà con giai đoạn úm
>> VITA-AMINO – Nặng cân, nhanh lớn, chống còi cọc
Thuốc úm gà con nên sử dụng thế nào thì hiệu quả?
Giai đoạn úm là giai đoạn tạo nền tảng cho sự phát triển và sản xuất của gà sau này. Sử dụng thuốc bổ đúng cách sẽ giảm thiểu hao hụt đầu gà, giảm tỉ lệ gà mắc bệnh, từ đó giảm chi phí sản xuất.
Riêng về thuốc bổ cho gà úm, bạn tham khảo cách sau: Khuyến cáo sử dụng các loại thuốc bổ và pha theo liều như sau:
– CATOSOL B12: Bổ sung Butafosfan và Vitamin B12 giúp gà hồi sức nhanh sau khi vận chuyển, chống stress.
– VITA – AMINO: Bổ sung nguồn dưỡng chất cho gà giúp gà lớn nhanh, phát triển hoàn thiện hệ thống nội quan trong cơ thể.
um-ga-con-6
– TONIC VIT C: Bổ sung điện giải, vitamin C chống mất nước cho gà sau khi vận chuyển, gà hồi sức nhanh, chống khô chân, không tiêu lòng đỏ.
– ACID LAC WAY: Bổ sung các loại men, enzyme giúp kích thích tiêu hoá, tăng tính thèm ăn, giúp gà nhanh chóng làm quen với các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Pha chung các loại thuốc bổ này vào 4 – 6 lít nước cho 1000 gà vào ngày đầu tiên, uống ngay sau khi nhập chuồng.