Gà Chọi Nghệ An

Gà Chọi Nghệ An Nơi kết nối đam mê gà chọi nghệ an
(1)

Ae ai đang cần đúc thì ib nhé
17/01/2024

Ae ai đang cần đúc thì ib nhé

Tía chân trắng. Trạng hiện tại 27. Trạng đánh 28-29
22/12/2023

Tía chân trắng. Trạng hiện tại 27. Trạng đánh 28-29

Công nhận trên đời có những thằng mồm miệng đỡ chân tay thật. Gà mình đẹp thế này mà chưa ai chốt chứ gà nó vần với gà m...
20/12/2023

Công nhận trên đời có những thằng mồm miệng đỡ chân tay thật. Gà mình đẹp thế này mà chưa ai chốt chứ gà nó vần với gà mình k đạt về nó bán phát mốt giá còn cao hơn giá gà mình. Đéo thể hiểu nổi.
Thế mới nói có duyên bán hàng thật. Có những thằng gà thì xấu rách trời rơi xuống, lỏng khỏng lèo khèo có khi còn mốc lác mà bán như tôm tươi

Ai ưng đem về đội
04/12/2023

Ai ưng đem về đội

Tía ma. Trạng cân 285
11/11/2023

Tía ma. Trạng cân 285

Nhiều anh em chơi gà chọi đã gặp tình trạng gà nhợt nhạt, kém sung, một số trường hợp gà bỏ đòn, không chịu chơi mà chưa...
04/10/2023

Nhiều anh em chơi gà chọi đã gặp tình trạng gà nhợt nhạt, kém sung, một số trường hợp gà bỏ đòn, không chịu chơi mà chưa biết nguyên nhân. Rất không may là có nhiều anh em lại dính đúng những con gà hay nhưng cũng đành bỏ vì sốt ruột và không biết cách khắc phục. Trước đây mình cũng từng bị như anh em và bỏ đi rất nhiều gà, nhưng bị hỏng nhiều quá, thấy tiếc mà mình cố gắng tìm cách khắc phục, qua nhiều lần thất bại và cuối cùng đã thành công. Hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm cách chữa gà nhợt nhạt, kém sung, bỏ đòn để anh em tham khảo.

Gà nhợt nhạt, kém sung, bỏ đòn
Gà nhợt nhạt, kém sung, bỏ đòn
Để chữa gà bị nhợt nhạt, kém sung, bỏ đòn thì việc đầu tiên anh em phải tìm hiểu xem nguyên nhân nào làm cho nó bị như thế? Nếu anh em nuôi gà chọi nhận thấy gà của mình có hiện tượng không đỏ, da nhợt nhạt, mào tái, không sung như trước, nhiều con có hiện tượng sợ gà khác, đi vần không chịu chơi thì gà của anh em có thể ở một trong những trường hợp sau:

Gà báo lông và bắt đầu vào vụ lông
Gà bị ngã nước
Gà bị tiêu chảy, đi ỉa
Gà bị ốm trong
Cùng tìm hiểu về từng trường hợp một anh em nhé!

1. Gà đã báo lông và bắt đầu chuẩn bị vào vụ thay lông.

Trường hợp này hay xảy ra với anh em bắt gà trong miền Nam ra ngoài bắc nuôi. Trước đây mình cũng dính nhiều con như vậy, có con chán nên bán rẻ, có con đem thịt, có con thấy tiếc nên cố nuôi thì sau một thời gian nó bắt đầu bắn lông, và sau khi nuôi xong một vụ lông gà chơi lại bình thường vẫn ăn kỳ anh em nhé! Nhiều con thay lông bổ sung cũng bị hiện tượng này nên anh em tuyệt đối cho vào chế độ nghỉ lông và cho uống kèm thêm thuốc kích lông cho gà chọi. Thuốc kích lông cho gà có tác dụng làm cho gà nhanh ra lông, lông mọc đều và đẹp hơn. Đặc biệt trong quá trình thay lông thuốc kích lông còn có thể giúp gà bị ốm bạc nhược, nhợt nhạt khỏe lên. Giúp gà luôn luôn giữ phong độ trong quá trình thay lông . Anh em có thể yên tâm là thuốc không làm ảnh hưởng đến thể lực, sức khỏe của gà.

2. Gà bị ngã nước

Gà bị ngã nước
Gà bị ngã nước
Trường hợp gà bị ngã nước không phải là gà bị ngã xuống nước anh em nhé 😀, mà nó là một khái niệm mang tính “chuyên ngành” 😀. Ngã nước là hiện tượng con gà khi chuyển tới một vùng mới, môi trường sống và cách chăm sóc thay đổi đột ngột, thời tiết không quen, ăn uống lạ bụng,…cơ thể không kịp thích nghi nên bị ngã nước. Trong những năm trước đây tình trạng này rất hay gặp, chủ yếu là gà Miền Nam gửi ra Miền Bắc gặp đúng hôm trời trở lanh, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Biểu hiện dễ thấy là gà khi mới bắt về thấy vẫn đỏ, sung nhưng càng nuôi càng xuống gà.

Gà bị ngã nước thường có biểu hiện như sau:

⁃ Gà không lên cân mặc dù cho ăn tốt

⁃ Gà lên cân nhưng cứ nhợt đi

⁃ Gà cả ngày không gáy

⁃ Mặt nhìn không có thần thái gà chọi, chậm chạp, đồng tử giãn như khuy áo, ánh mắt không lanh lẹ, nhìn gà không gắt

⁃ Gà không rắn chắc nữa, mặc dù om xoa, tập thể dục thường xuyên nhưng con gà cảm giác cứ bủng và nhão ra.

⁃ Gà đứng trong chuồng buồn, có khi ban ngày cũng ngủ gật

⁃ Các vết mốc bắt đầu xuất hiện, dù bạn có bôi thuốc kiểu gì cũng không khỏi vì cứ lớp trước b**g thì lớp sau lại đùn từ chân lông ra.

⁃ Gà hắt hơi sổ mũi, ốm dai dẳng

⁃ Sau khi nhợt nhạt thì không chịu chơi con nào, dí vào con gà mới gáy cũng chạy

⁃ Gà uống rất nhiều nước, ỉa xoèn xoẹt như ngan ỉa, có tiêu nhưng chậm

⁃ Lâu ngày có con héo dần, nhợt nhạt, mốc meo, gày gò, còn bộ xương không, thậm chí là chết

Cách chữa gà bị ngã nước.

Nếu gà bị ngã nước thì mình khuyên anh em nên nhốt riêng ra một khu để nuôi phục hồi. Cho gà ăn nhiều rau xanh, và uống một số loại thuốc bổ như thuốc bổ nội tạng, thuốc bổ gân, cho ăn thêm mồi nhưng nên luộc hoặc nướng chín. Thi thoảng cho ăn một lòng đỏ trứng gà. Hiện nay có một số người bán thuốc chữa bệnh hoặc chống gà bị ngã nước tuy nhiên mình chưa sử dụng nên chưa biết thế nào 😀 Mình khuyên anh em là nên phòng bệnh này ngay từ lúc có ý định bắt gà từ trong Nam hoặc ngoài Bắc về.

– Khi nhận gà về đến nhà, cho gà nghỉ ngơi chỗ thoáng mát nhưng tuyệt đối tránh gió

– Tuyệt đối không sốt ruột vần ngay lúc gà vừa mới về nhà

– Không cho gà chạy lồng trong 3 ngày

– Nếu trời lạnh cho gà vào chỗ kín, làm cách nào đó giữ ấm cho gà như đốt 1 ít bồ kết, thắp bóng điện, bật điều hoà…..

– Nên cho gà ăn cơm nóng những ngày đầu tiên, không cho gà ăn quá nhiều thóc

– Mỗi ngày anh em nên cho ăn 1 lòng trắng trứng vịt luộc.

3. Gà bị tiêu chảy

Gà bị tiêu chảy
Gà bị tiêu chảy
Khi gà bị tiêu chảy lâu ngà sẽ dẫn tình trạng mất nước, cũng giống như con người vậy thôi. Nếu anh em không để ý gà thường xuyên, phát hiện muộn thì gã sẽ sút cân, ủ rũ, nhợt nhạt và bỏ đòn là điều cũng dễ hình dung. Nếu nhận thấy gà của mình đi ỉa phân lỏng liên tục, để ý nền chuồng lúc nào cũng ẩm ướt thì rất có thể gà anh em đang bị bệnh tiêu chảy.

4. Gà bị ốm trong

Gà bị ốm trong
Trước khi dùng thuốc
Trường hợp này thường gặp phải khi gà đi đá sâu hồ về hoặc vần sâu quá sức lực của gà cũng có thể do gà đang yếu nhưng anh em cố tình mang gà đi vần dẫn đến gà bị tụt lực nên nhợt nhạt, ủ rũ, vài ngày sau nhìn thấy con nào cũng sợ.

Cách chữa gà bị ốm trong thì anh em có thể dùng thuốc đặc trị kèm theo một số loại thuốc bổ, nếu gà bị tụt cân thì anh em bổ sung chất đạm như thịt bò, tôm, lòng đỏ trứng gà…. chú ý là nên luộc chín mới cho ăn. Trước đây mình hay gặp phải trường hợp này nhất, thử đủ mọi cách nhưng không ăn thua, tiêm có, thuốc bổ của người cũng tống vào, banh mồm ra đút mồi tươi vì nghĩ nó bị suy nhược, ăn nhiều chất đạm sẽ ok lại nhưng không ăn thua, vẫn bỏ. Sau phải dùng đến thuốc chuyên dụng cho gà chọi thì mới thấy cứu vớt được.

Có cặp gà tơ mới lên chuồng
09/09/2023

Có cặp gà tơ mới lên chuồng

02/09/2023
19/07/2022
12/07/2022

Một hồ nát gà

10/07/2022

Cách nuôi gà tơ mau sung đơn giản
Bên trên là cách nuôi áp dụng cho gà tơ nói chung. Nếu muốn gà tơ mau sung thì chúng ta áp dụng những cách bên dưới đây nhé.

Cho ăn thêm rắn, mối, côn trùng, dế, worm, trứng vịt lộn… đây là những thức ăn tăng độ sung cho gà cực kỳ hiệu quả. Cho ăn tuần 3-4 lần là phù hợp còn riêng trứng lộn thì tuần 2 quả thôi.
Nhốt chung khu vực với gà tơ khác để tăng sự kích thích của gà. Không nên nhốt chung kẻo chúng đánh nhau. Cách xa gà già kẻo chúng áp chế không dám gáy.
Nhốt chung khu với gà mái để tăng tính sỹ gái của gà.
Phơi nắng buổi sáng để tăng cường vitamin D và hấp thụ thêm canxi..
Vận động thường xuyên tăng hóc môn con đực của gà.

08/07/2022

Kỹ thuật nuôi gà đá tơ 6-9 tháng tuổi.

Thức ăn cho gà tơ

Ưu tiên lúc này là phát triển tối đa khung gọng của gà vì 1 đời con gà chỉ có 1 giai đoạn duy nhất phát triển. Đó chính là giai đoạn tuổi dậy thì của gà tơ nên nếu bỏ lỡ sẽ không có cơ hội làm lại. Chúng ta sử dụng các loại thức ăn bên dưới đây để áp dụng cho chiến kê của mình nhé. Giai đoạn này gà ăn rất khỏe nên chúng ta sẽ thuận lợi hơn trong việc phát triển khung gọng của gà.

Thức ăn chính bao gồm thóc, lúa, ngũ cốc. Chúng chiếm 60-70% lượng thức ăn của gà hàng ngày. Với thóc lúa có thể ngâm nước, ngâm mầm tăng cường thêm chất dinh dưỡng. Còn lại có thể cho ăn bình thường mà không sợ chúng béo phì.
Thức ăn tươi thịt bò, thịt lợn, xương sụn, rắn rết, bò sát, ếch nhái, lươn trạch, cá tép… Cho ăn được đầy đủ và thay đổi theo từng ngày, vài ngày sẽ tránh hiện tượng biếng ăn của gà.
Rau xanh bao gồm các loại cà chua, dưa chuột, dưa hấu, xà lách… cho ăn tẹt tèn ten chán thì thôi vừa có nhiều chất dinh dưỡng vừa giúp gà mát gan mát ruột.
Thức ăn bổ xung thời điểm này chưa cần do chúng có sức khỏe tốt ăn tốt nên không cần những loại thức ăn này.
Bổ xung trứng vịt lộn, cút lộn tuần 2 quả là tuyệt vời tăng thêm sức khỏe và sự sung mãn của gà.
Cách nuôi gà đá tơ 6-7-8 tháng đó là cho thức ăn ngon.

Cách cho gà tơ ăn

Cách nuôi gà đá tơ quan trọng không kém thức ăn là cách cho ăn. Áp dụng cách cho ăn đúng vừa đảm bảo được hấp thụ chất dinh dưỡng vừa giúp gà tránh bệnh tật. Dưới đây là lịch cho ăn theo thời gian biểu trong ngày.

Sáng cho ăn thóc lúa với lượng bằng 30-40% tổng cả ngày. Chúng ta không nên cho ăn no để kích thích bản năng tìm mồi của chúng. Thời điểm cho ăn từ 7-8h sáng.
Trưa cho ăn mồi tươi với 2-4 miếng/con bằng ngón tay cái. Không nên cho ăn tối kẻo ăn không tiêu. Nên thay đổi theo ngày để tránh tình trạng chán ăn. Trứng vịt lộn cũng có thể cho ăn buổi trưa để tăng cường thêm dưỡng chất và sự sung mãn của gà.
Chiều cho ăn nốt số còn lại để chúng lên chuồng là vừa. Thời điểm cho ăn khoảng 4-5 giờ chiều là đẹp nhất. Chúng có đủ chất dinh dưỡng trước khi đi ngủ để tích lũy năng lượng cho sự phát triển vào thời gian kế tiếp.
Om bóp gà tơ

Khi gà tơ thay lông xong thì mới đảm bảo được om bóp để không hại gà và lông gà phát triển tốt. Thời điểm gà khô lông chắc khoảng 8-9 tháng hoặc hơn tùy từng cá thể. Khi thấy gà ngừng thay lông có thể tiến hành om bóp vần gà dần dần. Dưới độ tuổi này nên hạn chế hoặc không om bóp vào nghệ gì cả nhé.
Om bóp vào nghệ có thể làm hằng ngày để tăng vẻ đẹp cho chúng và tăng sức khỏe. Da cũng dày hơn và đỏ hơn so với thông thường. Chúng ta liên tục om bóp bất cứ khi nào rảnh rỗi vào buổi sáng là tốt nhất. Buổi tối mùa đông dễ bị ẩm da khiến nấm mốc phát triển.
Cách vần gà chọi tơ

Như đã nói ở trên thì cách nuôi gà đá tơ quan trọng là quá trình vần gà. Nếu vần quá sớm hỏng lông thì coi như mất đi lợi thế khi chiến đấu. Bởi lông gà 1 năm chỉ thay 1 lần mà nếu mất thì gần như phải đợi năm sau. Khi đó lỡ 1 kỳ chiến đấu sẽ rất tiếc nếu đó là chú gà tài. Vì thế khi vần gà chọi tơ cần chú ý cường độ để đảm bảo không ảnh hưởng tới lông lá gà.
Vần gà tơ cần trải qua 4 kỳ vần hơi, 5 kỳ vần đòn để chắc chắn chúng làm quen được cường độ tập luyện. Càng tập luyện khỏe thì càng có lợi thế chiến đấu tạo nên nền tảng vững chắc cho gà. Người ta nói văn ôn võ luyện chính là lý do này.

Làm quen với vần hơi cơ bản khi bịt mỏ, bịt cựa. Chúng ta vần khoảng 3-4 hồ mồi hồ 12 phút, nghỉ 3-5 phút. Sau kỳ vần hơi đầu tiên nghỉ 5-7 ngày do lần đầu nên tiêu tốn khá nhiều thể lực của gà.
Làm quen với vần đòn khi bịt cựa để tránh gà dùng cựa đâm đối thủ. Vần khoảng 2-3 hồ mỗi hồ 10 phút, nghỉ 3-5 phút sau đó nghỉ ngơi 5-7 ngày tương ứng.

Lặp lại các bài vần hơi, vần đòn xen kẽ nhau để tăng cường sức khỏe sức bền của gà. Nên nhớ rằng vần đòn cần nghỉ ngơi nhiều hơn vần hơi bởi cường độ tập luyện lớn hơn. Chú ý cho ăn cho uống các loại thức ăn sau tập luyện cần là thức ăn dễ tiêu hóa.

Cách tập luyện thể lực

Cách nuôi gà đá tơ quan trọng không kém là thể lực. Làm sao để gà luôn có sức bền, sức mạnh để có thể tham gia các trận chiến dài hơi hoặc trận nào nhiều thể lực. Cách tập thể lực bao gồm tạ chân, chạy lồng, tập bay nhảy.

Chạy lồng đơn giản khi ngày nào cũng có thể tập hoặc tập 1 ngày nghỉ 1 ngày. Mua lồng tập về cho tập 2 cữ sáng chiều mỗi lần 1-2h là được. Sau mỗi buổi tập nhớ xoa bóp để cơ bớt mỏi kết hợp ngâm nóng, ngâm lạnh nhé.
Tập tạ chân có thể đeo cả ngày để tăng sức nhanh, sức mạnh cho chiến kê của mình. Trước khi đi ngủ để gà lên chuồng có thể tháo rời ra chúng khoảng từ 30 phút cho tới 1h.
Cho tập bay nhảy bằng cách tung gà lên trời để gà tự tiếp đất. Tập luyện rất tốt phần cánh gà và các cơ cánh, chân cẳng.

01/07/2022

Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn.

Gà chọi con mới nở

Giai đoạn đầu đời của gà chọi con nên cần hết sức cẩn thận. Trước hết cần đảm bảo nguồn nhiệt và nước uống cho gà mới nở. Đảm bảo rằng chúng giúp gà có thể khoẻ mạnh trong thời gian đầu. Hạn chế những nơi nào thoáng gió hoặc nhiệt độ quá thấp.

Bổ xung trấu và một bóng điện để sưởi ấm. Cũng nên chú ý tới các loại chuột hoặc chó mèo. Đây là những mối nguy hiểm có thể khiến gà chọi con bị chết. Lớp trấu này cần được thay thường xuyên nếu nuôi số lượng lớn. Còn nếu nuôi 1 đàn nhỏ có thể 2-3 hôm thay 1 lần.

Bổ xung nước uống pha các chất úm gà hiệu quả. Ở đây có thêm vitamin và đường glucozo. Đối với gà con có hệ tiêu hoá non nớt thì sử dụng các loại cám công nghiệp là phù hợp nhất.

Cách nuôi gà chọi con tháng đầu tiên

Sau khi đã nuôi nhốt trong khoảng vài ngày thì chúng ta chuyển giai đoạn. Cách nuôi gà chọi con mau lớn thì phân chia khoảng thời gian là cách hợp lý.

Tuần đầu tiên: Nên cho ăn những loại đồ ăn dễ tiêu hoá và tránh xa các đồ ăn tanh, cứng như thóc, thịt… Lựa chọn cám công nghiệp trong khoảng thời gian đầu là việc nên làm. Trong cám cũng có những chất cần thiết cho gà con được nhà sản xuất pha sẵn.
Tuần thứ 2: có thể bổ xung thêm các chất dinh dưỡng khác. Bởi sau 1 tuần thì gà đã rất là nhanh lớn và hoạt bát. Những thức ăn thêm như rau xanh băm nhỏ, gạo thóc say đều được.
Tuần thứ 3: Là thời điểm gà bắt đầu ra lông nên cần bổ xung mạnh thức ăn và dinh dưỡng. Các loại mồi thịt cá nên bổ xung định kỳ khoảng 1-2 ngày/lần. Kết thúc quá trình ăn bằng cám công nghiệp.
Tuần thứ 4: Gà đã khá cứng cáp thì có thể thả trong các khu vực chất định để nâng cao bản năng săn và tìm mồi. Và cũng không quên bổ xung đồ ăn theo khung giờ đã định.

Nuôi gà chọi con từ 2-5 tháng tuổi

Giai đoạn phát triển cực mạnh của gà và quyết định tới thể hình, thể chất của gà trưởng thành. Giai đoạn này gà trống bắt đầu trổ mã và học gáy. Gà mái thì phát triển buồng trứng. Do vậy cần bổ xung mạnh vitamin, thức ăn, canxi cho gà. Cách nuôi gà đá con và cách chăm sóc trong thời gian này là cực kỳ quan trọng. Chúng tạo thành khung form cho những con gà trưởng thành sau này.
Chuyển đồ ăn sang thóc hoàn toàn. Những loại thóc đã được lọc kỹ hạt lép. Trong khẩu phần ăn hàng ngày bổ xung thêm thịt bò, thịt lợn hoặc các loại chất tanh như cá, lươn, trạch rắn rết.

Đừng quên bổ xung thêm các loại đồ ăn có chứa chất dầu như lạc hoặc đỗ để giúp lông mã của gà thêm mượt mà.

Nuôi gà chọi từ 6 tháng trở lên

Đối với các con gà chọi từ 6 tháng trở lên đã hình thành được form dáng cũng như đòn thế. Thời điểm này không chỉ chế độ dinh dưỡng là quan trọng mà còn chế độ tập luyện, om bóp. Làm sao để thể hình đã đẹp nhưng phải có lực để chinh chiến được.

Về chế độ ăn thì như trong giai đoạn trước. Tuy nhiên có thể bổ xung thêm nhiều mồi hơn để giúp cơ thể duy trì tập luyện ở cường độ cao.

Tiến hành om bóp gà bằng các cách kinh nghiệm thông thường với nghệ và các chất khác. Xen lẫn với đó là các bài tập chạy, vần hơi hoặc vần đòn để tăng thêm sức khoẻ. Sau mỗi trận vần cần nghỉ ít nhất từ 3-5 ngày kết hợp vệ sinh làm sạch. Nhằm tránh mắc phải trường hợp gà chọi bị mốc trắng nhé.

Nuôi gà chọi con cần chú ý điều gì?

Dù là gà con hay gà lớn tuổi thì cũng nên chú ý những điều dưới đây. Chúng giúp cho gà có một cơ thể khoẻ mạnh và hạn chế được các bệnh thường gặp ở gà.

Thời gian cho ăn

Đây là một trong những bí kíp nuôi gà con mà nhiều người không để ý. Không chỉ quan trọng với gà chọi con mà còn cả với gà trưởng thành. Nó cũng giống như người vậy cần có mốc thời gian cho ăn hợp lý. Từ đó hình thành thói quen khoẻ mạnh cho gà.
Cách nuôi gà chọi con đúng cách là nên cho ăn trong 2 khung giờ sáng và tối. Buổi sáng sẽ là nguồn năng lượng để chúng có thể hoạt động và phát triển. Còn cho ăn buổi chiều là nguồn dinh dưỡng dự trữ giúp thúc đẩy phát triển trong thời gian ngủ đông. Đối với gà con thì chúng có thể tự do đi kiếm mồi khi nuôi cùng với mẹ. Còn nếu nuôi riêng và tách thì bổ xung 2 bữa chính theo mốc thời gian bên trên.

Cách chọn thức ăn cho gà chọi con

Gà chọi con mới nở sẽ có khẩu phần thức ăn với gà chọi được 2-3 tháng. Do vậy, tách biệt từng loại thức ăn sẽ giúp cho bộ máy tiêu hoá của gà con được đảm bảo không bị quá tải. Dẫn tới không mắc các bệnh về đường ruột.

Với gà con mới nở nên chọn những thức ăn nhẹ nhàng như cám hoặc gạo. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thức ăn cứng khó tiêu như thóc hoặc các chất thịt cá khác.

Khi muốn cho ăn 1 loại thức ăn mới nên cho ăn từ từ và theo dõi sức khoẻ của gà. Gà con có bị đi ngoài khi ăn các thức ăn mới này hay không? Và từ đó quyết định tăng số lượng thức ăn theo thời gian.

Đừng quên bổ xung thêm các loại rau củ quả giúp cung cấp các chất dinh dưỡng. Nhất là giai đoạn gà còn nhỏ thì đây là việc khá quan trọng.

Bổ xung thêm vitamin khoáng chất

Những loại vitamin khoáng chất có thể xuất hiện trong thức ăn như thịt bò, lươn, rắn… Tuy nhiên chúng ta cũng có thể bổ xung trực tiếp thông qua các loại thuốc. Hãy tham khảo thêm những loại thuốc, vitamin tăng lực cho gà.

Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Một điều quan trọng cực kỳ khi tìm cách nuôi gà chọi con mau lớn đó là các vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt là những bệnh nguy hiểm ở gà như hen, niu-cat-to, bại liệt, đậu… Các loại thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể gà sẽ sinh ra những kháng thể cần thiết bảo vệ gà chọi con.

Điều kiện nuôi nhốt môi trường

Gà chọi con đang trong giai đoạn lớn nên rất cần 1 chế độ nuôi nhốt hợp lý. Những khu chuồng nuôi rộng rãi, thoáng mát và sách sẽ là phù hợp nhất. Đừng quên bổ xung thêm rất nhiều nguồn sáng mặt trời tự nhiên để giúp gà chọi con có thể bổ xung canxi một cách dễ dàng nhất.

Hy vọng với bài viết này các bạn đã biết cách nuôi gà chọi con nhanh lớn và khoẻ mạnh. Những con gà chọi con có bản chất tốt, nền tảng vững vàng mới có thể sinh ra những con gà chiến khoẻ mạnh. Trong quá trình nuôi gà chọi con thì chú ý bổ xung thêm các chất dinh dưỡng cũng như các loại vắc xin phòng bệnh nhé.

Gà 12 tháng trạng 29 có 1 phân cựa
14/04/2022

Gà 12 tháng trạng 29 có 1 phân cựa

02/04/2022
24/12/2021

Ae thẩm hộ

Address

Nghi Loc

Telephone

+84833606928

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Gà Chọi Nghệ An posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category