12/07/2022
HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ BỆNH TRÊN LÚA
(Kèm theo Công văn số: /TTDVNN ngày 12/7/2022)
1. Bệnh bạc lá (cháy bìa lá)
• Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn (Xanthomonas oryzae) gây ra, là một trong những đối tượng dịch hại nghiêm trọng làm giảm năng suất lúa.
• Triệu chứng: vết bệnh ban đầu có màu vàng nhạt, thường xuất hiện ở mép hay chóp lá, sau đó vết bệnh kéo dài theo gân lá tạo thành các vết cháy khô dọc theo gân hay bìa lá. Kế tiếp các vết bệnh sẽ lan dần ra khắp phiến lá làm cho cả lá bị cháy khô, khi bệnh nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp của lá, lúc lúa trổ sẽ thụ phấn kém, hạt bị lem lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm, bông lúa ngắn sẽ dẫn đến giảm năng suất.
• Phòng trị:
- Bón phân tăng cường hàm lượng kali giúp cứng cây. Ngừng cung cấp phân đạm và các loại phân bón lá
Sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn như: BIOMYCIN 40.5 WP, TOTAN 200 WP, KASUMIN,…
2. Bệnh thối rễ:
• Tác nhân gây bệnh: Do quá trình phân hủy chất hữu cơ bị vùi trong đất sản sinh ra các axit độc gây ngộ độc hữu cơ
• Triệu chứng: Triệu trứng ban đầu là ngọn lá lúa chuyển màu vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới. Nếu bệnh nặng nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá.
Khi nhổ khóm lúa lên thấy bộ rễ thối đen, có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh, cây lúa ngừng sinh trưởng hoặc đẻ nhánh ít. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở giai đoạn sau cấy – đẻ nhánh rộ.
• Biện pháp phòng:
- Xử lý xác bã thực vật (rơm rạ, cỏ dại) trên ruộng bằng chế phẩm sinh học Trichoderma,…
- Cày ải trước khi gieo sạ 7 – 10 ngày
• Biện pháp trừ
+ Bước 1: Khi phát hiện lúa bị bệnh vàng lá cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân NPK hoặc các loại phân bón lá.
+ Bước 2: Rút nước ra khỏi ruộng để khô 2-3 ngày (nứt chân chim), sau đó đưa nước trở lại ruộng. Đối với những ruộng không rút được nước, tiến hành cào sục bùn.
+ Bước 3: Bón bổ sung phân lân Văn Điển (8-10 kg/360m2) hoặc phân chuồng hoai mục (20-30 kg/360m2). Có thể bón bổ sung thêm phân bón qua lá (ưu tiên các loại phân có hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao như Atonik 1.8SL, Poly-feed, Humic, K-humate, Song mã,, TS96, Seewead…)
+ Bước 4: Sau khi xử lý 7-10 ngày, nhổ khóm lúa lên thấy rễ trắng mới ra, tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.
3. Bệnh đạo ôn:
- Tác nhân gây bệnh: do nấm Pyricularia oryza gây ra
- Trong điều kiện thời tiết trời âm u kéo dài hoặc ngày nắng đêm mưa, nhiệt độ 22- 300C, ẩm độ không khí cao 90-95%, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh đạo ôn phát sinh phát triển.
* Biện pháp phòng trừ:
- Tiêu huỷ nhũng tàn dư thực vật sau khi thu hoach lúa: cày lật gốc rạ, bón vôi, xử đất triệt để, dọn sạch bờ mương, sơn bờ trước khi xuống vụ.
- Bón phân cân đối, nên dùng phân hổn hợp N-P-K ; tăng cường bón thêm phân chuồng, lân, kali ; hạn chế bón quá nhiều đạm; không nên bón quá nhiều phân trong một lúc (nên bón nhiều lần).
- Xử dụng các giống lúa kháng bệnh, các giống lúa mới lai tạo...
- Tăng cường chăm sóc để cây lúa khoẻ , tười nước đầy đủ...
- Khi lúa đã bị bệnh cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân kali; Phun thuôc kịp thời bằng các loại thuốc hoá học như: FUJIONE , BAEM, AMISTAR TOP, FILIA, BUM,... Cần lưu ý là phải phun đúng nồng độ ghi trên nhãn thuốc; phun lần 2 cách nhau 5-10 ngày tuỳ theo tình hình.
- Đối với những ruộng đã bị bệnh đạo ôn trên lá cần phải phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi trổ, nên phun vào lúc chiều tối để khỏi ảnh hưởng đến việc trổ bông phơi màu.
TTDVNN Đak Pơ.