DỤNG CỤ SÚC DIỀU
Có một công cụ mà anh em nuôi gà phải luôn luôn có sẵn trong nhà để kịp thời xử lý khi gà bị bệnh, đó là đồ súc diều. Tuy đơn giản, dễ làm nhưng Ba Ếch nghĩ có lẽ sẽ hữu ích cho nhiều người, nhất là anh em mới nuôi gà chọi.
Anh em yêu mến nhấn theo dõi để kịp thời cập nhật những chia sẻ hữu ích về phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng ngừa và điều trị bệnh cho gà chọi.
......................................
Zalo: 0905.942.150
phương pháp chữa gà bị đờm
Phương pháp chăm sóc gà mái ấp trong mùa nắng nóng, nhằm tránh việc mẹ bị kiệt sức do thiếu nước, nóng trong. Anh em xem đầy đủ tại
https://youtu.be/7IU4JGVWTvQ
Tụ huyết trùng
Nỗi ám ảnh và là cơn ác mộng của người nuôi gà nói chung và anh em chơi gà nòi nói riêng.
Bệnh này gây chết gà rất nhanh và lây lan theo cấp số nhân. Nó gây thiệt hại kinh khủng cho anh em nuôi gà nhất là nuôi đúc và nuôi số lượng nhiều.
Biểu hiện: tím tái rồi chết hoặc nhẹ hơn là nóng sốt + miệng đầy nhớt + nằm liệt+ phân lỏng dính đít ( ghép bệnh).
Bệnh này lây qua đường không khí.
Kinh nghiệm của cá nhân cũng như tham khảo tổng hợp kinh nghiệm của rất nhiều anh em, bệnh này chỉ có thuốc ngừa, chưa có thuốc trị đặc hiệu quả.
Khi gà anh em mình có biểu hiện như trên, hãy bình tĩnh thực hiện thứ tự các biện pháp dân gian sau, mỗi ngày một lần
+ Hạ sốt bằng nước cốt chanh + mật ong (vừa hạ sốt vừa duy trì dinh dưỡng cho gà).
+ Bơm nước tiểu đồng tử cho gà uống.
+ Dùng dầu hỏa (dầu hôi) bỏ vào bình phun sương, vạch miệng gà ra nhấn một phun vào cuống họng ( biện pháp này chỉ làm duy nhất một lần).
+ Vệ sinh mũi, miệng cho gà để thông thoáng đường thở.
+ Nhốt gà tại nơi mát mẻ, thoáng khí.
Lưu ý: tuyệt đối không nên nóng ruột, vội vàng sử dụng kháng sinh, sẽ càng gây chết gà nhanh hơn (đây là kinh nghiệm xương máu của rất nhiều người). Từ khi bị bệnh đến khi gà đứng dậy đi được là 03 ngày anh em nhé.
Ba Ếch đảm bảo với mọi người tỷ lệ thành công là trên 90 phần trăm.
TỐT NHẤT LÀ CHÚNG TA NÊN CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA.
Anh em tham khảo thêm về các biện pháp phòng ngừa tụ huyết trùng bằng phương pháp dân gian dưới phần bình luận.
Khi gà bị nấm họng chắc chắn là có đờm dẻo, quánh lại đọng ở khoang họng, cuốn hầu, dây thanh quản, khí quản. Đờm ở đây là do phế hư nên tiết ra mất kiểm soát. Phế hư do nhiều nguyên nhân nhưng mùa này thường do nhiễm phong hàn. Do đó bạn phải trị nguyên nhân gốc rễ bên trong trước. Tức là phải đẩy phong hàn ra khỏi cơ thể trước, phục hồi phế, khi nào hết đờm dẻo thì nấm họng mới khỏi dứt điểm. Bởi vì nếu còn đờm dẻo thì những chất bẩn từ tàn dư thức ăn, nước uống, đất cát... từ sẽ dễ dàng dính lại, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi nấm tấn công gây ra nấm họng, nấm cóc hầu. Đó cũng là nguyên nhân tại sao bệnh nấm họng, nấm cóc hầu khó khỏi hoặc khỏi rồi cũng bị tái phát lại.
Về phương pháp điều trị: ta kết hợp giữa trị liệu và biện pháp cơ học để hỗ trợ (cho gà đứng trên nền sàn sạch sẽ, tốt nhất là nền gạch, không tiếp xúc với đất cát, nước uống, thức ăn sạch sẽ), kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp để trục độc tố, giải nhiệt (bởi vì khi phế hư chắc chắn sẽ sinh nhiệt cao, do đó gà sẽ bị nóng gan, từ đó làm giảm khả năng đề kháng với bệnh tật)
Lưu ý: bôi thuốc này sau khi đã khỏi đờm và bôi vào ban đêm sau khi đã ăn uống xong