10/11/2022
𝗧𝗮̆𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗮̉ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 đ𝗲̂̀ 𝗸𝗵𝗮́𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗼 𝘁𝗼̂𝗺
👉 Khả năng đề kháng là một trong những yếu tố quyết định nguy cơ nhiễm bệnh trên tôm. Nếu tôm có sức đề kháng tốt thì khả năng chống lại yếu tố gây bệnh cao. Ngược lại khả năng đề kháng yếu, tôm dễ dàng nhiễm bệnh. Do đó một trong những khâu quan trọng trong chương trình phòng bệnh là phải tăng cường sức đề kháng cho tôm.
✨ Lựa chọn con giống tốt:
Việc lựa chọn được con giống tốt, có khả năng kháng bệnh cao là yếu tố quyết định đến 50% sự thành công của vụ nuôi.
✨ Vệ sinh kỹ ao nuôi
Trước khi bắt đầu vụ mới, cần vệ sinh ao nuôi, nguồn nước thật kỹ. Bằng cách vét sạch bùn, đất dưới ao nuôi, rồi rắc vôi, chất khử trùng quanh ao. Sau đó, để ao khô phơi nắng trong một thời gian. Biện pháp này giúp ao nuôi chết hết vi khuẩn, mầm bệnh từ lần nuôi trước. Nguồn nước lấy vào ao nuôi cần được đo lường, kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng nhằm tạo cho tôm cho một môi trường sống tốt nhất.
✨ Đa dạng phương thức nuôi
Trong một ao nuôi hay một khu vực nuôi thì qua quá trình nuôi đã tích lũy nhiều chất thải và các mầm bệnh. Những chất thải và các mầm bệnh này sẽ ảnh hưởng và gây bệnh cho các chu kỳ nuôi tiếp.
Dựa vào các đặc tính mùa vụ của tôm, có thể nuôi xen canh trên một ao, giúp cho các đối tượng mới không bị nhiễm những mầm bệnh của các chu kỳ nuôi trước và chúng có thể tiêu diệt được các mầm bệnh đó. Ví dụ như sau một chu kỳ nuôi tôm, nên nuôi cá rô phi hay trồng rong câu bởi chúng có thể dọn và làm giảm các mầm bệnh trong đáy ao, vì những mầm bệnh virus ở tôm không gây bệnh cho cá rô phi và rong câu.
✨ Cho ăn hợp lý
Lựa chọn thức ăn phù hợp, chất lượng đảm bảo, góp phần giúp tôm phát triển thuận lợi. Người nuôi cần lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu của tôm nuôi cũng như các tiêu chí cụ thể của từng trang trại. Đồng thời, việc cho tôm ăn cần phải cân nhắc dựa trên đặc điểm của từng loại tôm: nhu cầu đạm, tập tính bắt mồi, vận động liên tục, đường ruột ngắn, hệ thống miễn dịch, hoạt động lột xác...
Người nuôi cần theo dõi các yếu tố môi trường để điều chỉnh cho tôm ăn với lượng thức ăn thích hợp tránh cho ăn dư thừa, gây ô nhiều nguồn nước tạo cơ hội cho các khí độc, các mầm bệnh tấn công. Tôm thường bơi ngược dòng nước và di chuyển rộng ở khu vực cho ăn. Do đó, cần rải thức ăn theo dòng nước chảy và rải đều ở khu vực cho ăn để tôm bắt mồi dễ dàng, ăn đều, kích cỡ tôm cũng được đồng đều. Khu vực gom chất thải cần đánh dấu, tránh rải thức ăn vào nơi có nền đáy không sạch, khí độc ảnh hưởng đến tôm.
✨ Sử dụng các chất bổ sung
Men vi sinh: Men vi sinh hay còn gọi là chế phẩm sinh học có thành phần là các vi sinh vật sống có lợi, giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể vật chủ chống lại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên mỗi giống vi sinh vật sẽ có công dụng, vật chủ và cách dùng khác nhau, do đó việc sử dụng đúng là lựa chọn loại probiotics phù hợp với công dụng của từng chủng vi sinh.
Vitamin C: Tôm là loài động vật biến nhiệt, thay đổi nhiệt độ rất lớn phụ thuộc vào môi trường. Đặc điểm này làm cho tôm không có khả năng tổng hợp vitamin trong cơ thể, khiến tỷ lệ vitamin không đủ. Chính vì vậy, bổ sung Vitamin C cho tôm được xem là việc cần thiết nhằm hỗ trợ tôm sinh trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng bệnh.
Lưu ý: Không kết hợp sử dụng Vitamin C với kháng sinh, vì Vitamin C là axit, khi kết hợp với kháng sinh sẽ không có tác dụng.
✨✨ Sử dụng 𝗦𝗶𝗲̂𝘂 𝘁𝗮̆𝗻𝗴 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̉𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂̉𝘆 𝘀𝗮̉𝗻 𝗛𝗡 – 𝗠𝗲𝘁𝗵𝘆 𝗔𝗘 rút ngắn thời gian chăn nuôi, tôm lớn nhanh, lột đều, chắc thịt, hạn chế bệnh đường ruột, bảo vệ môi trường nước, tôm rút size thấy rõ sau một vụ nuôi.
👉 Gọi ngay 0943.551.768 để được tư vấn miễn phí