21/08/2021
SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIỐNG BIẾN ĐỔI GEN VÀ GIỐNG LAI? CÁI NÀO CÓ HẠI?
Có lẽ sẽ có nhiều bạn đang còn nhầm lẫn về 2 loại giống này, vì tôi đã từng được nghe một người làm nông nghiệp hữu cơ bảo rằng giống BDG không có hại.
Vậy thật ra BDG có hại hay không?
Muốn biết có hại hay không đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm bản chất thật sự của từng loại, và bạn sẽ tự trả lời được cho chính bản thân mình.
1. Giống lai: là giống được lai giữa 2 loài cùng là thực vật hoặc cùng là động vật với nhau. Ví dụ như giữa một giống bắp có đặc tính có nhiều hạt nhưng ăn dỡ vì khi nấu lên cứng, người ta sẽ tìm một giống bắp có hạt khi nấu lên rất dẻo và thơm nhưng lại ít hạt. Vậy là người lai sẽ lấy được hai đặc tính tốt của hai giống bắp là nhiều hạt và dẻo thơm đem lai với nhau để ra một giống bắp mới.
Hoặc ở động vật thì cơ chế lai tạo dễ hơn, chẳng hạn giống lợn rừng có thịt dai ngon thơm, sức đề kháng mạnh, lợn nhà thì to hơn, khối lượng thịt nhiều hơn. Khi đó người lai sẽ chọn 2 con lợn rồi cho giao phối để sinh ra heo rừng lai f1, f2 mà ngày nay chúng ta vẫn hay nuôi ở nhà và đi ăn đám tiệc hay nhà hàng người ta hay dọn món lợn rừng cho các bạn ăn, đó chính là kết quả của việc lai giống. Gọi là giống lợn rừng lai nhà nuôi, chứ không có lợn rừng thật hiện nay cho các bạn ăn đâu.
Hoặc ở động vật có một trường hợp đặc biệt nữa là lừa và ngựa, con của chúng là con la.
Lai giống là vậy, lai giữa thực vật và thực vật với nhau, động vật và động vật với nhau. Giống lai thì con người làm ra và tự nhiên cũng có thể làm ra bằng nhiều tác động như thụ phấn chéo, lai vô tình, lai trong cùng khu vực sống...
Nhưng con lai dù có tốt đến đâu cũng không bao giờ mang được hết đặc tính của bố và mẹ, chỉ có một phần nào đó được lai, nên giống thuần chủng vẫn có nhiều đặc tính tốt nhất.
2. Giống Biến Đổi Gen
Đây hoàn toàn do con người tạo ra, đặc biệt phổ biến hiện nay là ngô( bắp) và đậu nành.
BDG có thể lai giữa động vật với thực vật, giữa thực vật với động vật mà không cần cùng loài.
Ví dụ như bắp ngô: bắp sẽ được lai đặc tính của động vật hoặc virus, sẽ kháng được thuốc diệt cỏ, đó là lí do chúng ta thấy người ta phun thuốc cỏ lên bắp mà bắp không chết mà cỏ lại chết. Chừng này thôi là chúng ta đủ hình dung một cây bắp mà mang gen virus và động vật thì nó là một cái cây gì đó kinh dị chứ không đơn thuần là một cây bắp rồi đúng không?
Điểm khác biệt QUAN TRỌNG của lai giống và BĐG là người ta tạo ra GMO bằng cách gắn gen của con và cây, của vi khuẩn vào cây,... giúp cây nhanh chóng có một số đặc tính "có lợi" mà họ mong muốn. Chính vì tạo ra từ hai thứ vốn không thể lai giống với nhau, nên họ không thể gọi nó là cây hay con, mà họ phải gọi nó là Organism (sinh vật) - là chữ O trong GMO. Em nhấn mạnh, những thay đổi này KHÔNG THỂ đạt được thông qua hình thức lai tạo tự nhiên thông thường.
- Họ làm vậy để tăng năng suất, tăng sức đề kháng với sâu bệnh (sâu không thèm ăn vì có độc tố làm sâu chết) hoặc tăng khả năng chịu đựng với các loại thuốc diệt cỏ (xịt được thoải mái, cỏ chết mà cây không chết). Họ nói rằng tạo ra giống BĐG để cây trồng tự kháng sâu bệnh nên sẽ ít hoá chất phun xịt hơn nhưng thực tế là vì cây trồng BĐG chịu hoá chất diệt cỏ tốt hơn nên nông dân được thoả thích phun xịt. Ngoài ra, sản phẩm cũng có màu sắc đẹp hơn, để được lâu hơn hoặc để tạo ra những thực vật không hạt như dưa dấu và nho. Người ta gắn gen ngoại lai vào một "virus" (đúng ra phải gọi là mảnh vật chất bên lề sự sống) rồi đưa vào tế bào vật chủ, hoặc đưa ADN ngoại lai vào nhân của tế bào bằng ống tiêm. Hoặc người ta "triệt gen" để "tắt" đi một số tính chất tự nhiên không có lợi về kinh tế. Một số chủng vi khuẩn cũng có thể được dùng để chuyển gen vào tế bào..
Hai thứ biến đổi gen nhiều nhất trên TG là ngô và đậu nành, chúng đã đi vào nước ta từ rất lâu và có mặt ở khắp nơi. Cám công nghiệp chứa ngô và đậu nành này đang nuôi gia súc, gia cầm, cá,... để cung cấp các sản phẩm thịt, trứng, sữa, bột whey, cá hồi... công nghiệp. Ngô và đậu nành làm sữa bột cho người già và trẻ em (3), làm thực phẩm chức năng, làm protein shake mà anh vẫn uống ở phòng gym. Từ ngô, người ta làm ra HFCS là siro ngô có hàm lượng fructose cao, một loại đường độc hại.
Giống BDG dù canh tác hữu cơ vẫn là BDG, không có gì thay đổi, vẫn vô vàn sự trái ngược nguy hiểm.
Ngày nay ở SThị thì hầu như là thực phẩm có chứa thành phần BDG, đó là lý do vì sao trẻ em ngày nay dậy thì sớm, to lớn hơn nhiều so với khối lượng đúng của lứa tuổi đó, chậm chạp, như những con robot được lập trình sẵn, còn rất nhiều điều thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nhiều căn bệnh hiện đại ra đời, hàng chuỗi căn bệnh.
BDG, phân bón tổng hợp, thuốc BVTV là một chuỗi kết hợp cùng nhau phá huỷ, đảo ngược các quy luật sinh thái tự nhiên. Tạo ra thực phẩm rỗng và không mang bản chất của sự sống tự nhiên.
Với hành trình trên con đường nông nghiệp, tôi thấy tiếc cho nền nông nghiệp Việt Nam, một đất nước trải dài từ bắc vào nam, có đủ loại địa hình, được đánh giá là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học hàng đầu TG, có vô số nguồn gen quý về động thực vật( bơ, gà, heo, bắp, chuối, mít, trâu, bò, rau củ quả, hầu như bất cứ loại nào cũng có nguồn gen quý và giống bản địa...) đang ngày càng biến mất trên các mảnh vườn của những người nông dân Việt.
Một đất nước nông nghiệp nhưng đang trồng mít thái, bơ mỹ, xoài thái, ổi đài loan, cóc thái, chôm chôm thái, sầu thái... Tôi đang tự hỏi vài chục năm nữa khi những đứa trẻ lớn lên chúng sẽ hỏi bố mẹ rằng, bố ơi, nước mh và nước thái là một phải không ạ, sao con thấy nông dân Việt trồng cây Thái vậy ạ? Chắc là bố mẹ không biết trả lời sao. Chúng ta không chỉ làm mất giống quý mà con đang làm thương hiệu quốc tế cho họ, dù cho đang trồng ở Việt Nam, một người Mỹ mua trái mít Thái dù cho trồng ở Việt Nam, dán nhãn Việt Nam thì họ cũng chỉ biết đó là giống Thái.
Kiến thức vô hạn, tôi vẫn trên con đường học, học Tự Nhiên, bài viết được tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn, chúc các bạn hạnh phúc với con đường mình chọn.
Tôi không tranh luận đúng sai, vì đó là trải nghiệm của mỗi con người trên đường đời. Nhưng tôi tin con đường đáng đi nhất là con đường trở về với hệ sinh thái và quy luật của tự nhiên.
ST: Cộng đồng NNMB