Kenpet Family

Kenpet Family Tư vấn chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị thú cưng và gia súc, gia cầm!

     MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊM VACCINE CHO CHÓChúng ta thật may mắn khi có những vaccine phòng được nhiều bệnh trên c...
14/09/2022


MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊM VACCINE CHO CHÓ
Chúng ta thật may mắn khi có những vaccine phòng được nhiều bệnh trên chó. Đã từ lâu, tiêm chủng được xem là phương pháp phòng bệnh đơn giản nhất cho chó của chúng ta, giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Tuy tiêm chủng giúp vật nuôi của bạn có khả năng chống lại nhiều bệnh đe dọa đến tính mạng. Nhưng tiêm chủng cũng không phải không có những rủi ro của nó. Gần đây, đã có một số tranh cãi về thời gian bảo vệ của vaccine, thời gian tiêm chủng cũng như về sự an toàn và cần thiết của vaccine. Tiêm chủng là một quá trình mà cần có sự cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro vì nó trực tiếp liên quan đến sức khỏe của thú. Bác sỹ thú y của bạn là người có thể đưa ra chương trình tiêm chủng tốt nhất và an toàn nhất cho chó của bạn. Dưới đây là một số câu trả lời của một số câu hỏi liên quan đến vaccine.
Vaccine là gì?
Vaccine giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự xâm nhập của các mần bệnh. Thành phần chủ yếu của vaccine là kháng nguyên. Kháng nguyên không có khả năng gây bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, khi được đưa vào cơ thể, chúng kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể chống lại mầm bệnh. Nếu một con chó đã từng tiếp xúc với mầm bệnh thật sư thì hệ thống miễn dịch của nó đã được chuẩn bị sẵn sàng để nhận biết và chống lại mầm bệnh một cách hoàn toàn hoặc ít nhất là giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tầm quan trọng của vaccine đối với sức khỏe của chó như thế nào?
Vaccine rất quan trọng trong đối với sức khỏe của chó. Nhưng không phải tất cả chó cần được tiêm chủng chống lại mọi bệnh tật. Việc thảo luận với Bác sỹ Thú y của bạn để chọn ra qui trình tiêm chủng tốt nhất cho chó của bạn thì rất là quan trọng. Các yếu tố cần được xem xét để đưa qui trình tiêm chủng cho chó của bạn bao gồm lứa tuổi, tiền sử bệnh, môi trường sống, thói quen du lịch. Hầu hết các Bác sỹ Thú y thường khuyến cáo chúng ta sử dụng vaccine phòng các bệnh thường gặp và có khả năng lây sang người như bệnh Carré, Parvo, dại, viêm gan.
Chó con cần được tiêm những loại vaccine nào?
Chó con của bạn cần được tiêm vaccine kết hợp để phòng nhiều bệnh như bệnh Carré, Parvo, viêm gan. Chó con của bạn cũng cần phải được tiêm vaccine phòng bệnh dại. Còn các loại vaccine khác thì có thể xem xét tiêm chủng hoặc không tiêm chủng cho chó của bạn.
Qui trình tiêm vaccine trên chó trưởng thành như thế nào?
Bác sỹ Thú y của bạn có thể đưa ra lịch trình tiêm chủng tốt nhất cho chó của bạn. Lịch trình tiêm chủng phụ thuộc vào độ tuổi, tiền sử bệnh và môi trường sống của chó. Một số loại vaccine được chủng vào hàng năm. Trong khi có một số loại vaccine được chủng sau mỗi 3 năm hoặc lâu hơn.
Chó con cần được tiêm vaccine vào thời điểm nào?
Nếu chó mẹ có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thì chó con có nhiều khả năng sẽ nhận được các kháng thể trong sữa mẹ khi bú. Chúng ta bắt đầu tiêm chủng cho chó con từ 6-8 tuần tuổi. Trong vòng 3-4 tuần tiếp theo, chó con được tiêm chủng ít nhất ba lần. Liều cuối cùng của quá trình tiêm chủng được thực hiện khi chó con 16 tuần tuổi.
Những triệu chứng cần được can thiệp sau khi tiêm vaccine?
Hầu hết những con chó sau khi được tiêm vaccine đều không cho phản ứng phụ. Phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine thường nhỏ và diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng cần sự can thiệp tức thời từ Bác sỹ thú y. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: sốt, lừ đừ, bỏ ăn, sưng mặt, nôn ói, tiêu chảy, đỏ-nóng-sưng-đau-rụng lông xung quanh vùng tiêm, đi khập khiểng, nằm liệt, khó thở, động kinh.
Cần phải làm gì khi chó bị phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine?
Khi bạn có những nghi ngờ về con chó của mình đang bị phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine, gọi cho Bác sỹ thú y của bạn ngay lập tức.
Nguồn: ASPCA

10/09/2022

Ơ động đất à, không phải đó là chúng mình Múa Lân

mãi bên nhau bạn nhớ
10/09/2022

mãi bên nhau bạn nhớ

Nhà bạn nào cún bị ghẻ, ve rận, bọ vét tham khảo nha. Tùng phí. tư vấn, hướng dẫn điều trị miễnSản phẩm trị ve, rận trên...
09/09/2022

Nhà bạn nào cún bị ghẻ, ve rận, bọ vét tham khảo nha.
Tùng phí. tư vấn, hướng dẫn điều trị miễn
Sản phẩm trị ve, rận trên chó mèo hiệu quả lâu dài.
An toàn cho cả chó đang mang thai và cho con bú.
Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dung.
Tùng Lê Vetenarian

05/09/2022

- Chó Nghiệp Vụ

04/09/2022

Dòng Cún Cảnh Thông Minh và Đáng Yêu

Kỹ thuật chăm sóc cún con hạn chế bệnh tật:- vấn đề cún con:+ giữ nguyên khẩu phần thức ăn của chủ cũ khi mới bắt về ( t...
07/11/2018

Kỹ thuật chăm sóc cún con hạn chế bệnh tật:
- vấn đề cún con:
+ giữ nguyên khẩu phần thức ăn của chủ cũ khi mới bắt về ( thay đổi khẩu phần khiến cún stress giảm sức đề kháng hoặc năng hơn là tiêu chảy)
+ khẩu phân mới hạn chế tối đa tanh, mỡ, nhiều đường.
+ nắm được lịch tiêm phòng và tẩy giun của cún và thực hiên tiêm phòng, tẩy giun định kỳ giúp phòng bệnh tốt hơn
+ bổ sung thêm caxi để cún được khỏe hơn
+ giữ cho cún được ấm vào đông và thoáng mát vào hè
+ nếu có điều kiện thì bạn thực hiện cách ly khoảng 10 ngày trước khi cho gia nhập với đàn cún của gia đình
- vấn đề chuồng trại:
+ nhà bạn đã từng bị bệnh truyền nhiễm (care, parvo...) tam thời chưa nên mua cún mới. Bạn thực hiên sát trùng bằng cồn 90 độ và Vim nhà vê sinh 5 ngày 1 lần trong vòng 1 tháng để giảm tối thiểu mầm bệnh.
+ chuồng ấm vào đông và mát vào mua hè
- vấn đề đi chơi:
Cún nhỏ dưới 1 năm tuổi, chưa tiêm phòng đầy đủ hạn chế đi chơi nhưng địa điểm đông cún. Đặc biệt khi giao mùa thì tốt nhất không cho cún đi chơi
- vấn đề con người:
Khi bạn có tiếp xúc với cún lạ hoặc cún bị bệnh thì tốt nhất tăm rửa sạch sẽ thay quần áo trước khi tiếp xúc với cún mình.
Phòng khám đàn xúc tiến cho việc khai trương và Fanpage mới để mọi người tiện theo dõi là Phòng Khám Thú Y Kenpet Tĩnh Gia
Xin cảm ơn!

BỆNH DẠI CHÓ MÈO🖤Kết quả xét nghiệm của 1 bé   4-5 tháng tuổi. Bị chết vì dại. Trước khi bé chết có biểu hiện rất dễ nhầ...
21/07/2018

BỆNH DẠI CHÓ MÈO

🖤Kết quả xét nghiệm của 1 bé 4-5 tháng tuổi. Bị chết vì dại. Trước khi bé chết có biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác là: ,
🆘 Hãy tiêm vacxin cho tất cả chó mèo, không phận biệt tây ta, nuôi cảnh hay nuôi trông nhà...
🆘 Tiêm vacxin dại khi chó mèo được trở lên
🆘 Trong vacxin 7 bệnh bệnh Dại.
🆘 Nếu chó mèo bất ngờ cắn người thì phải cách ly, theo dõi các biểu hiện. Người bị cắn nên đi tiêm kháng huyết thanh và vacxin phòng dại ngay

🆘 Chăm sóc chó mèo ốm nên đeo găng tay cẩn thận

🆘 Chó mèo chết không rõ lý do và co giật trước khi chết nên đưa đi xét nghiệm dại ( nếu trong gia đình có ngươi bị cắn or co vết thương hở khi chăm sóc cún bênh)

LÀM ƠN HÃY ĐI TIÊM PHÒNG DẠI CHO CHÓ MÈO ĐỂ PHÒNG BỆNH CHO CẢ CON NGƯỜI!

TẠI SAO PHẢI TẨY GIUN CHO CHÓ MÈO.Những tác hại trên chó khi bị nhiễm giun:-        Biếng ăn, còi cọc, suy nhược-       ...
12/07/2018

TẠI SAO PHẢI TẨY GIUN CHO CHÓ MÈO.

Những tác hại trên chó khi bị nhiễm giun:

- Biếng ăn, còi cọc, suy nhược

- Tổn thương mô

- Ruột và ống mật bị tắc nghẽn

- Mất máu, thiếu vitamin và những chất cần thiết khác

- Suy giảm miễn dịch, giảm tác dụng phòng bệnh bằng vaccine
Hãy để Drontal giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.
35K/1 Viên (Một viên cho 10 kg).

11/07/2018

Nhân ngày truyền thống thú y Việt nam 11/7 tôi Xin tuyên thệ:

Tôi long trọng thề Sử dụng kiến thức khoa học và kỹ năng của tôi cho lợi ích của xã hội.

Thông qua việc bảo vệ Sức khỏe và quyền lợi vật nuôi, phòng chống và giảm nhẹ sự đau đớn cho vật nuôi,bảo tồn tài nguyên động vật, thúc đẩy sức khỏe cộng đồng,và sự tiến bộ của kiến thức y học.
Tôi sẽ thực hành nghề nghiệp của tôi một cách tận tâm,với nhân phẩm và phù hợp với các nguyên tắc của đạo đức y khoa thú y.

Tôi chấp nhận như là một nghĩa vụ suốt đời và không ngừng cải thiện kiến thức chuyên môn và năng lực của tôi.

Đặc điểm cơ bản của Chó Becgie ĐứcGSD là loại chó dũng cảm, thông minh, thích nghi cao, tính cảnh giác cao đó là những đ...
21/06/2018

Đặc điểm cơ bản của Chó Becgie Đức

GSD là loại chó dũng cảm, thông minh, thích nghi cao, tính cảnh giác cao đó là những đức tính cần thiết nhất mà chó phải có.

Đặc điểm cơ bản của Chó Becgie Đức

Đặc điểm cơ bản của cho Becgie Đức

1 – Bản chất và tính cách

Vì những đức tính trên nên chó rất thích hợp với việc bảo về kho tàng, làm nghiệp vụ cho quân đôi, công an.
Nhờ mũi thính nó cũng được làm chó săn, phát hiện chất nổ và ma túy cho các lực luợng chuyên nghiệp .

Hình dáng bên ngoài:

Giống chó GSD khi trưởng thành không quá to và cũng không quá nhỏ.
- Chó cái: Nặng khoảng từ 32kg đến 37kg (Có thể dao động 1kg hoặc 2kg). Chiều cao đến bả vai là khoảng 57,5cm.
- Chó đực: Nặng khoảng từ 37kg đến 45 kg. Chiều cao đến bả vai là 65cm.

Chó GSD có thể chất tốt, cơ bắp săn chắc (Nếu không được vận động thường xuyên chó sẽ trở nên ốm yếu, kém năng động và hỏng mất thế đứng của 2 chân sau).
- Bộ xương có cấu trúc khô, cơ chắc, bộ lông ngắn và không thấm nước (Tuy nhiên vẫn còn một số loại GSD lông dài).

Nhìn tổng thể một chú chó becgie thuần chủng ta sẽ thấy đấy là một bức tranh đẹp về sức mạnh hoang dại, sự thông minh và tích cách linh hoạt mà ít có giống chó nào sánh kịp. (Theo một số diễn đàn về chó của nước ngoài thì họ nhận định về chó GSD là nhất - Hội tụ đầy đủ - thông tin trên này

Nhận dạng chi tiết :
a) Đầu chó:
* Chiều rộng của đầu chó phải tương xứng với chiều dài của thân chó, với chó đực thì to hơn một chút so với chó cá.
* Mõm chó chắc, lưỡi chó thì khô và tốt.
b) Bộ răng:
* Răng chó phải khỏe và chắc có đủ 42 chiếc. Hàm trên có 22 răng và hàm dưới có 20 răng. (Cái này thì hơi khó vì ít khi chúng ta đếm được).
* Răng cửa của hàm dưới phải bắt chéo hay giao nhau với chiếc răng cửa hàm trên . Giữa hai răng màcó một khoảng cách lớn là không tốt. ngoài ra hàm răng chó cũng phải chắc và khỏe .
c) Tai chó:
* Tai chó dựng thẳng đứng, vểnh ra đằng trứơc (Đối với chó trưởng thành) GSD thuần chủng theo đúng như qui định do liên đoàn Bệcgiê Đức sau quá trình nuôi dưỡng đã đúc kết sẽ không dựng tai trước 6 tháng, cá biệt khoảng 5 tháng rưỡi nhưng không quá sớm. Tuy nhiên ở VN chúng ta thì khó có thể như vậy, do điều kiện khí hậu, môi trưòng, thường ở VN thì khoảng 4-5 tháng là đã dựng tai hết. Những chú chó đang thời kỳ mọc răng đến 6 tháng tuổi vẫn còn hơi cụp vào.
d) Mắt chó:
* Mắt chó hình hạnh nhân, hơi nghiêng nhưng không lồi ra.
* Màu lông vàng quanh mắt chó hơi xẫm màu. Qua đó thể hiện sự tinh nhanh, tự tin, năng động và vững vàng của chó.
e) Cổ chó:
* Cổ chó nếu theo tầm nhìn ngang thì nằm ở góc khoảng 450. Khi bị tức giận và kích thích thì nó sẽ cao hơn 450, ngược lại khi chạy dao chơi nó sẽ thấp hơn một chút .
f) Thân chó:
* Chiều dài của thân chó khoảng từ 110 > 117 cm tương với chiều cao của bả vai chó. Ngực chó từ 45 – 48 cm tương xứng với chiều cao chó. Ngực chó thì nên rộng và hiện rõ xương xườn dài. Ngực chó mà tôt thì mới có thể hoạt động được tốt. Ngực chó quá tròn thì sẽ tạo ra sự rối loạn và khuỷu chân sẽ bị dãn ra. Ngược lại nếu ngục chó mà phẳng quá thì khuỷu chân sẽ bị co lại .
g ) Lưng chó:
* Giữa bả vai vai và mông chó không được phép quá dài (Mất cân đối về hình thể)
* Hông phải rộng và chắc. Mông dài và hơi cong
* Mông mà thẳng quá là không tốt.
h) Đuôi chó:
* Ở trạng thái bình thường thì đuôi chó thong xuống nhưng hơi cong. Khi huấn luyện thì se cong lên và độ dài của nó chúng ta có thể cầm tay vuốt xuống đất vẫn còn thừa một đoạn.
* Đuôi chó không được phép thẳng đuột và soắn lại (Chó nhát và thiếu thông minh).
i) Tứ chi của chó:
* Xương bả vai phải dài, nghiêng góc
* Nhìn ngang phải thẳng, cổ chân to và chắc chắn.
* Bắp đùi rộng và cơ bắp. Nói chung tất cả các bộ phân từ mông chó trở xuống phải rắn chắc (Nên phải cho chó vận động thuờng xuyên mới đạt ) để có thể khi huấn luyện sẽ tốt.
k) Bàn chân chó:
* Tròn, ngắn và hơi cong
* Gan ban chân phải chắc không được khô và nứt nẻ
* Móng chân phải chắc, ngắn, màu tối.
l) Màu sắc:
* Chó GSD có hai màu cơ bản là màu: Vàng lửa pha đen. Màu thanh xám tàn thuốc lá. (Màu đen tuyền cũng có nhưng ít và hay được dung trong quân đội).
* Những con chó đến khi trưởng thành mới phân biệt được màu thật của lông chó nếu chọn lúc nhỏ thì dựa vào lông của chó bố mẹ. Lông của chó con đến 90 phần trăm màu của bố và cá biệt có đàn 7 con chó con có 3 mảng màu khác nhau là do di truyền đột biến (Xem phả hệ của chó sẽ thấy một đời nào đấy có màu như vậy).
* Lông chó GSD thuần chủng thường ngắn và không thấm nước (Cá biệt có con lông dài nhưng không nhiều và chăm sóc khá vất vả).
* Một năm chó rụng và mọc lông một lần khi đổi từ hè sang đông (Mùa đông lông chó sẽ mọc dài hơn) chúng ta cần phải chải và chăm sóc kỹ trong thời kỳ này .
2. Về bộ lông :

a. Ở đầu, tai, chân và ngón chân cái thì lông mọc ngắn. Ở phía cổ thì lông mọc dài hơn phía sau kheo chân trước và kheo chân sau. Chiều dài của các con chó cũng khác nhau nhưng không quá cách biệt.

b. Lông ở tai , sau tai và phía sau khuỷu chân thường ở phía hông lông chó mọc dài hơn. Lông ở đuôi mọc không quá rậm và lông không thấm nước.

c. Lông của chó có 2 loại dài và ngắn. Loại chó có bộ lông dài thì thấm nước và không được tốt lắm so với loại lông ngăn không thấm nước.
Nguồn (sưu tầm )
Bài viết hơi dài nhưng chi tiết NẾU THẤY HAY HÃY LIKE THEO DÕI TRANG VÀ CHIA SẺ CHO NHỮNG AE MỚI CHƠI CÙNG BIẾT NHÉ!

7 điều bạn chắc chắn phải biết về giống chó poodle!Poodle là giống chó cảnh rất thông minh ngoan ngoãn, tận tâm với chủ ...
21/06/2018

7 điều bạn chắc chắn phải biết về giống chó poodle!

Poodle là giống chó cảnh rất thông minh ngoan ngoãn, tận tâm với chủ và đặc biệt có ngoại hình rất đáng yêu. Phòng Khám Thú Y Tĩnh Gia chia sẻ tới các bạn là 7 vấn đề thường gặp bạn cần biết về giống chó poodle

1. Giống chó poodle gồm những dòng nào?
Poodle gồm 5 dòng với kích cỡ khác nhau là: Standard poodle, Mini poodle, Toy poodle, Tiny poodle và Teacup poodle

Poodle có màu phổ biến và được ưa chuộng nhất là màu nâu, màu sô cô la và màu trắng.
Ở Việt Nam, phổ biến hơn cả là Toy poodle

2. Giống chó poodle bao nhiêu tiền?
Các giống poodle có giá từ 4 - 15 triệu tùy từng kích thước. Toy poodle ở Việt Nam giá từ 5 triệu tới 7 triệu tùy chất lượng, vóc dang, gia phả, xuất xứ.... (thường thì giống chó poodle có mầu nâu đỏ giá sẽ nhỉnh hơn một chút).
Giá phối giống chó poodle từ 800 nghìn tới 1,5 triệu (ít phổ biến hơn là từ 1,5 triệu tới 2,5 triệu).

3. Bệnh thường gặp ở giống chó poodle:

Poodle có đường ruột khá yếu, do vậy cúng thường khá kén ăn và thường mắc bênh đường ruột. Do vậy giống chó poodle cần có khẩu phần ăn hợp lí.


Bạn có thể tham khảo khẩu phần ăn sau đây của giống chó poodle:
- 1-2 tháng nên cho ăn cháo nhuyễn, hoặc các loại thức ăn khô đã được ngâm mềm (có thể ngâm với sữa). Có thể cho uống thêm sữa ấm hàng ngày. Mỗi ngày 4 -5 bữa tùy thời gian.

- 3 - 6 tháng ăn các loại thức ăn mềm thịt gà, thịt heo, thịt bò băm nhỏ, nấu nhuyễn để dễ tiêu hóa.

- Từ 6 tháng cho ăn 2 hoặc 3 bữa 1 ngày, bổ sung đạm, cam-xi, tinh bột vào khẩu phần ăn.

Lưu ý: Tránh cho chó ăn xương gà, xương heo cứng như thế ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hóa của chó.

Ngoài ra, giống chó poodle cũng rất dễ bị cảm và mắc các bệnh về hô hấp cũng như các bệnh về lông giống các giống chó lông dài khác

4. Cách nuôi giống chó poodle như thế nào?

- Tuy có bộ lông dài, song poodle chịu lạnh kém, cần có chỗ ở chuồng, lồng ấm về mùa đông. Chỗ ở sạch sẽ, thoáng, và không ẩm ướt để giữ gìn bộ lông cho chó và tránh bênh về hô hấp

- Giống chó Poodle rất nhanh nhẹn và thích vận động, vì vậy, cần thường xuyên cho chúng chạy nhảy giúp chúng thoải mái và cơ thể khỏe mạnh hơn.

Giống chó poodle cần chỗ ở sạch sẽ thoáng mát, tránh bệnh về đường hô hấp
Giống chó poodle cần chỗ ở sạch sẽ thoáng mát, tránh bệnh về đường hô hấp

5. Chăm sóc lông giống chó poodle như thế nào?
Giống chó poodle có bộ lông xoăn và dài nên cần chăm sóc bộ lông cẩn thận, tránh tình trạng lông bết bẩn.

Bình thường nên tắm cho chó 1 tuần 1 lần. Thời tiết lạnh thì 2 tuần 1 lần. Tắm xong lau khô và dùng chả chải lông cho chó. Hàng ngày nên chải lông cho chó 1 lần/ngày, hoặc 2 ngày 1 lần do giống chó poodle rụng lông rất ít.

Trong 4 tháng đàu, bộ lông chưa xoăn vào nếp, cần thường xuyên chải lông cho chó, tránh bị bết
Bộ lông giống chó poodle cần được cắt tỉa từ 2 - 4 tháng 1 lần. Tùy từng bạn thích lông dài ngắn khác nhau mà cắt vào thời gian hợp lý. Tuy nhiên theo các bạn nên tỉa lông cho chó 3 tháng/lần.

6. Giống chó poodle dậy thì lúc nào?
* Biều hiện với chó cái:
- Tuổi bắt đầu động dục từ 6 - 8 tháng
- Đã và đang thay lông mới óng ả và hấp dẫn hơn
- Có dịch nhờn tiết ra từ âm hộ
- Hoạt bát hơn, thích gần chó đực, hoặc nhảy lên người chó khác
- Ngoài ra có thể biểu hiện kém ăn hơn

* Biểu hiện với chó đực:
- Tuổi bắt đầu từ 10-12 tháng
- Rụng lông, thay lông bóng mượt
- Đái dắt, đái nhiều lần, nhiều chỗ để hấp dẫn chó cái
- Lòi dương vật ra ngoài, thích cưỡi lên người chó khác

Làm gì khi chó động dục?

- Nếu chó ăn ít có thể cho ăn thành nhiều bữa, bổ sung thêm khoáng, đạm, vitamin...
- Tránh gây stress: chuyển chủ nuôi, chuyển chỗ ở...
- Chơi cùng chó, âu yếm, vuốt ve chó.
- Với chó cái bỏ kỳ kinh đầu tiên, bắt đầu phối từ kỳ thứ 2 (đảm bảo chó thành thục về tính cách và cơ địa)
- Nếu không có mục đích sinh sản có thể triệt sản tránh được bệnh về sinh sản: ung thư tử cung, ung thư dịch hoàn (tuy nhiên thì với giống chó poodle ta thường không làm).

Chú ý:
- Chó hay bỏ đi chơi xa, dễ mất thất lạc
- Dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh nên thấy chó bỏ ăn, giảm ăn cần kiểm tra sức khỏe tổng thể.

7. Huấn luyện giống chó poodle những gì?
- Là giống chó thông minh và nhanh nhẹn, nên poodle có thể nhận được nhiều lệnh khác nhau.
- Tuy nhiên, bạn nên huấn luyện chó từ lúc 6 tháng tuổi trở đi.
- Giống chó poodle nổi tiếng với khả năng đi bằng 2 chân vì vậy bạn đừng bỏ qua khả năng này nhé

- Bạn cần kiên nhẫn và có thời gian hợp lý. Tránh tình trạng đánh đập vì giống chó poodle rất nhạy cảm và thời gian huấn luyện quá dài sẽ khiến việc huấn luyện không hiệu quả và ảnh hưởng tới chó.
Hi vọng bài viết phần nào giúp các bạn hiểu biết hơn về Poodle!

PHÁT SÁCH VỀ CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO CHÓ MIỄN PHÍcác bạn chỉ cần cmt email và gửi tin nhắn với nội dung sau: sach...
18/06/2018

PHÁT SÁCH VỀ CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO CHÓ MIỄN PHÍ

các bạn chỉ cần cmt email và gửi tin nhắn với nội dung sau: sachmienphi

[Tặng sách] CẨM NANG NUÔI CHÓ[Giới thiệu] CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG CHÓHôm nay Vietvet xin giới thiệu tới các bạn cách chăm...
26/02/2018

[Tặng sách] CẨM NANG NUÔI CHÓ
[Giới thiệu] CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG CHÓ

Hôm nay Vietvet xin giới thiệu tới các bạn cách chăm sóc và nuôi dưỡng chó, bao gồm chăm sóc chó con, tắm, chải lông cho chó, phòng ve, ghẻ, giun, ngộ độc muối và chế độ dinh dưỡng cho chó con.

♥ Bấm chia sẻ để lưu về tường đọc và cho mọi người cùng biết nhé các bạn!

Chó 3 tháng tuổi cần tiêm phòng vắc xin dại. Chó con cần được tẩy giun sán định kỳ. Để đề phòng bệnh giun sán cần rửa sạch khay đựng thức ăn, nước uống và phơi khô dưới ánh sáng mặt trời.

Phòng bệnh ve chó, các bệnh ghẻ và nấm ở chó cần xịt thuốc Fronline. Không được để chó tiếp xúc với chó bị bệnh ghẻ, ve, nấm. Chổ ở của chó phải khô ráo, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông và không bị gió lùa, mưa hắt. Nên lót dưới lớp thảm đệm cho chó nằm một lớp lá ngải cứu để trừ bọ chét và lớp côn trùng khác.

Cần quan tâm kiểm tra chó hàng ngày, định kỳ tẩy giun sán, đề phòng bệnh giun móc và giun đũa từ ngày 21 trở đi, chú ý diệt trừ ve, ghẻ, rận, bọ hút máu gây bệnh cho chó.

Chó ít khi cần tắm, tắm nhiều hại hơn tắm ít. Tắm thường xuyên sẽ làm mất chất nhờn tự nhiên ở bộ lông và dễ làm da chó nứt nẻ. Da chó nhạy cảm hơn da người và dễ bị ngứa ngáy vì xà phòng, bởi thế bạn nên dùng loại nước tắm đặc biệt dùng cho chó, và nhớ không nên tắm trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Không tắm rửa chó con cho đến khi được 6 tháng tuổi. Không đưa chó ra ngoài trời sau khi tắm trừ khi thời tiết ấm áp, khi tắm cho chó bạn hãy dịu dàng và tắm thật nhanh, nước tắm phải ấm và đừng để nước tắm dính vào mắt chó. Nếu lúc đầu con chó của bạn sợ đứng trong nước thì bạn để nó đứng trong bồn không có nước và tắm bằng nước lấy từ ngoài vào bồn, xát nước tắm (hoặc xà phòng) khắp thân nó rồi xối nước sạch, lau khô ở nơi ấm áp không có gió.

Mỗi tuần nên chải lông cho chó 2-3 lần để giữ sạch bộ lông và loại bỏ các sợi lông bị rụng. Tốt nhất là bạn nên dùng loại lược (bàn chải) dành riêng cho từng loại chó.

Nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với chó con từ 3 tháng trở đi là rất lớn, phải tăng dần, chú ý bổ sung đầy đủ chất đạm, khoáng và vitamin A, D,E. Nuôi chó ở gia đình có hiệu quả kinh tế hơn nuôi chó tập trung, chó sinh sản tốt hơn, ít bị dịch bệnh hơn và nếu có bị bệnh cũng chỉ cá biệt từng ổ, tránh được sự lây lan.

Ngộ độc do ăn uống là một hội trứng cấp có thể xảy ra trong khi nuôi chó. Về mùa hè nếu thức ăn cho chó bảo quản không hợp vệ sinh dễ bị nhiễm khuẩn chó có thể bị tiêu chảy, nhiễm độc. Cho nên thức ăn cho chó không được để ôi thiu hoặc từ thịt gia súc bị bệnh truyền nhiễm, từ cá bị ươn (dù đã nấu chín chó vẫn bị tiêu chảy do độc tố). Nếu cho chó ăn các loại thịt muối, cá muối dễ bị trúng độc vì chó thường ăn nhiều, trúng độc muối nặng chó sẽ chết.

Link download sách:

https://drive.google.com/open?id=1aqxflv-K71rWzhIq5yTHE2ZF_XMLSgrY

♥ Hãy like trang Vietvet để nhận được những thông tin cập nhật hàng ngày nhanh nhất các bạn nhé!

♥ Mời bạn gia nhập nhóm "Vietvet - Chăn nuôi - Thú y Việt mở rộng" Link: https://www.facebook.com/groups/259206187587314/
Để đăng bài hỏi đáp nhờ tư vấn sẽ có Bác sĩ thú y và Kỹ sư chăn nuôi tư vấn miễn phí cho các bạn.

♥ Vietvet là nơi chia sẻ, giao lưu, hỏi đáp, tư vấn, cung cấp trao đổi các tài liệu, kinh nghiệm thực tế và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y.

Để được tư vấn miễn phí về định hướng tương lai cho các bạn sinh viên cũng như kỹ thuật chăn nuôi, các bạn có thể kết bạn và chat zalo trực tiếp với BS Dương qua số điện thoại 0903.153.057.

Vietvet
Đào tạo thú y trực tuyến từ cơ bản đến nâng cao phù hợp cho mọi người
Tư vấn việc làm và định huớng tương lai cho sinh viên.
Hỗ trợ kỹ thuật trang trại cho nhà chăn nuôi.

Phòng Chó cắn, phòng bệnh chó dại!
23/11/2017

Phòng Chó cắn, phòng bệnh chó dại!

CỨU THÚ CƯNGHiện nay dịch bệnh do Virus gây ra trên Chó rất nhiều(triệu chứng: Nôn mửa, bỏ ăn, tiêu chảy).Làm Vật nuôi m...
23/11/2017

CỨU THÚ CƯNG

Hiện nay dịch bệnh do Virus gây ra trên Chó rất nhiều(triệu chứng: Nôn mửa, bỏ ăn, tiêu chảy).
Làm Vật nuôi mất nước, kiệt sức và chết!
Nếu không kịp thời tiếp nước thì sau khi biểu hiện 2-3 ngày mà tiêm kháng sinh vào thì Chó đi càng nhanh!
Cách xử lí:
- Đưa ngay tới Phòng khám thú y gần nhất khi chó có biểu hiện bỏ ăn hoặc nôn nửa.
- Nếu biết tiêm truyền thì cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Tuyệt đối cho nhịn ăn 2 ngày(48h). Truyền tĩnh mạch dung dịch nước muối sinh lí, Ringter Lactac. Có thể tiêm qua da nếu không thể thực hiện truyền tĩnh mạch(mỗi vi trí 20ml, tiêm dưới da gáy hoặc xoang bụng), ngày truyền nước 2-3 lần!
2. Chó nôn thì cắt nôn bằng Atropin sulphat liều lượng 0,3ml/10kg, ngày 1 lần.
3. Tiêm 2-4ml/1 ngày 1 lần Bcomplex để trợ sức cho Chó nhanh khoẻ!
4. Sau khi Chó đã tỉnh táo hơn thì tiêm kháng sinh chống kế phát bằng kháng sinh phổ rộng như Amox, LincoSpec 1ml/10kg thể trọng, mỗi ngày 1 lần.

Làm như vậy 3-5 ngày liên tục những chú Chó nào chưa bị kiệt sức quá nặng thì tỉ lệ được cứu sống là 80%.

Để phòng tránh bệnh dịch ở Chó thì mỗi năm tiêm phòng 1 lần Vacxin 5 hoặc 7 bệnh cho chó(Nên tiêm phòng chó Chó mẹ 2 tuần trước khi đến kỳ Salo, Chó con tiêm khi đến 2,5 tháng tuổi)!
Kèm theo với vacxin phòng bệnh dại 6 tháng 1 lần!
Lưu ý: Chó có biểu hiện bệnh, ốm không tiêm phòng vacxin!

Đạt 100 like phòng khám sẽ tiến hành mọi thủ tục để hỗ trợ những cô cậu Pet đáng yêu!❤️PHÒNG KHÁM THÚ Y ....❤️Nhân dịp K...
13/07/2017

Đạt 100 like phòng khám sẽ tiến hành mọi thủ tục để hỗ trợ những cô cậu Pet đáng yêu!
❤️PHÒNG KHÁM THÚ Y ....
❤️Nhân dịp KHAI TRƯƠNG Phòng khám xin gửi đến các khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt từ ngày 15 đến 20/7/2017
👍 CÁC DỊCH VỤ MIỄN PHÍ 100%
✔️ Khám bệnh và tư vấn trị liệu
✔️ Tẩy giun
✔️ Dịch vụ Spa miễn phí (Cắt móng, vệ sinh tai, vắt tuyến hôi)

👍 GIẢM GIÁ TIÊM PHÒNG VACXIN
✔️ Tiêm phòng vacxin 5 bệnh - Giá: 100k
✔️ Tiêm phòng vacxin 7 bệnh - Giá: 130k
✔️ Tiêm phòng vacxin dại - Giá 50k
✔️ Tiêm phòng vacxin 4 bệnh trên Mèo - Giá: 250k

👍 GIẢM GIÁ DỊCH VỤ CHĂM SÓC THÚ CƯNG
✔️ Dịch vụ Spa trọn gói (Tắm, cắt tỉa, vắt tuyến hôi, vệ sinh tai, cắt móng) giảm đồng giá 100k
✔️ Gửi lưu trú - Giảm giá 30%

👍 DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM - PHẪU THUẬT - THẨM MỸ
✔️ Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm - Giảm giá 50%
✔️ Triệt sản chó (mèo) đực, cái - Giảm giá 50%
✔️ Mổ đẻ - Giảm giá 50%
✔️ Bó bột - Giảm giá 50%
✔️ Cắt tai thẩm mỹ cho chó (Doberman, Pitbull, Bully...) - Giảm giá 30%
Địa chỉ:
Hotline:
Trân trọng kính mời.

CHĂM SÓC CÚN MÙA HÈ!
23/06/2017

CHĂM SÓC CÚN MÙA HÈ!

Làm gì để khắc phục hành vi sủa bậy ở chó cưng?1. Ra lệnh cho chó ngừng sủa bậy và theo dõi chúng thêm một lúc nữaKhi ch...
18/06/2017

Làm gì để khắc phục hành vi sủa bậy ở chó cưng?

1. Ra lệnh cho chó ngừng sủa bậy và theo dõi chúng thêm một lúc nữa

Khi chó cảm thấy không gian xung quanh có điều gì “bất thường” và bắt đầu sủa, bạn có thể ra hiệu cho chó ngừng sủa bậy bằng cách nghiêm khắc nhìn chó, hoặc dùng âm thanh hay các động tác ra hiệu. Nhưng đừng chỉ dừng ở đó.

Thường thì chó sẽ ngừng sủa vài giây khi bạn quay qua chúng, rồisẽ lại tiếp tục sủa liền ngây sau đó luôn.

Khi bạn kêu tụi chó im lặng, tụi nó sẽ ngoan ngoãn nghe theo, cơ thể trông có vẻ thả lỏng nhưng não thì vẫn đang tập trung cao độ, nên chỉ cần chó cảm nhận được xung quanh có bật kỳ động tĩnh gì là cún cưng sẽ sủa tiếp.

Vì vậy bạn nên kiên nhẫn, chờ cho cún hoàn toàn bình tĩnh rồi hãy quay đi tiếp tục làm việc của mình.

2. Hãy giữ bình tĩnh

Tất nhiên là bạn rất là bực mình khi mà chó cứ sủa hoài không chịu ngừng. Nhưng khi chúng ta càng “nóng” thì lại càng khó thói quen này của cún.

Thú cưng sẽ không nghe theo lời của người chủ không giữ được bình tĩnh.

Thực tế là chó sẽ bị ảnh hưởng bởi nguồn năng lượng của bạn. Nếu bạn nóng tính, chó cưng cũng như vậy và càng sủa hăng hơn.

Do vậy, lần tới bạn nên dành vài giây để tự “hạ nhiệt” chó chính bản thân mình trước khi ngưng cún cưng sủa bậy nhé!

3. Khẳng định quyền sở hữu của bạn để chó ngừng sủa

Nếu chó cứ sủa vào một món đồ, người hay một chỗ nào đó trong nhà thì sao?

Lúc này bạn nên đứng dậy khẳng định cho chó hiểu là thứ đó thuộc về bạn, bằng cách dùng ngôn ngữ cơ thể cùng với thái độ bình tĩnh.

Hãy tạo một bức tường tâm lý vững chắc.

4. Áp dụng các bài thể dục tinh thần và thể chất cho cún

Nguyên nhân của việc sủa bậy rất có thể là do chó đang ở trạng thái dư thừa năng lượng.

Nếu rơi vào trường hợp này, giải pháp khá đơn giản là giải phóng năng lượng dư thừa một cách hợp lý và hữu ích.

Bạn có cho chó cưng đi dạo mỗi ngày không?

Ngoài ra, có thể cân nhắc tăng mức độ vận động của cún bằng các cách như:

Cho chó chạy cùng xe đạpbậy
Cho chó đi dạo ở đoạn đường dốc
Thử sức với các bài thể dục về tinh thần (vượt chướng ngại vật)
Có rất nhiều bài tập giúp bạn nâng cao tinh thần và thể chất cho chó. Từ đó, gián tiếp giảm hành vi sủa bậy.

Tắm cho chó cũng là một hoạt động bổ ích.

5. Tìm đến các trợ giúp y tế

Một khi bạn quyết định mang chó về nuôi, bạn có trách nhiệm chăm sóc cho chúng tốt nhất trong khả năng của mình.

Vậy nên, khi vấn đề trở nên nghiêm trọng, bạn cần tìm sự trợ giúp từ các bác sĩ thú y để có biện pháp điều chỉnh hàng vi sủa bậy quá mức ở chó, cũng như các vấn đề sai lệch hành vi khác.

Hãy like fanpage và chia sẻ cho những người bạn yêu thích dogpet tham khảo!

Address

Thôn 1, Hải An, Tĩnh Gia
Thanh Hóa
440000

Telephone

+84399141456

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Kenpet Family posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category

Nearby pet stores & pet services