Green Free - Siêu Thị Thức Ăn Vỗ Béo Vật Nuôi

  • Home
  • Green Free - Siêu Thị Thức Ăn Vỗ Béo Vật Nuôi

Green Free - Siêu Thị Thức Ăn Vỗ Béo Vật Nuôi Sản phẩm chứa đầy đủ các axitamin thiết yếu giúp vật nuôi siêu tăng trưởng

Chăn nuôi vào mùa mưa nói chung cũng như chăn nuôi gia cầm vào mùa mưa nói riêng luôn là một thách thức rất lớn đối với ...
02/11/2021

Chăn nuôi vào mùa mưa nói chung cũng như chăn nuôi gia cầm vào mùa mưa nói riêng luôn là một thách thức rất lớn đối với nhiều trang trại chăn nuôi. Mùa mưa có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng kèm theo độ ẩm cao, đó là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật gây hại sinh sôi, phát triển và gây bệnh trên đàn gia cầm. Do đó, nếu người chăn nuôi muốn đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm vượt qua mùa mưa một cách thành công, không gì có thể tốt hơn việc chủ động tìm hiểu nguy cơ, chủ động phòng bệnh trước khi vi sinh vật gây bệnh tấn công vào trại.

NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH VỆ SINH, SÁT TRÙNG CHUỒNG TRẠI VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI-----------------------Trong những năm gần đây,...
02/11/2021

NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH VỆ SINH, SÁT TRÙNG CHUỒNG TRẠI VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI
-----------------------
Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp, gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi...

Chăn nuôi an toàn sinh học rất quan trọng và bức thiết vì giúp khống chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, làm cho chăn nuôi phát triển bền vững; chăn nuôi an toàn sinh học tạo ra sản phẩm chất lượng, vệ sinh đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

“Chăn nuôi an toàn sinh học” là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của vật nuôi với các mầm bệnh. Các mầm bệnh (các vi sinh vật gây bệnh) có rất nhiều trong môi trường. Chúng sống và phát triển mạnh trong những điều kiện nhất định về nhiệt độ và ẩm độ. Chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt khi gặp điều kiện bất lợi. Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, đảm bảo “chăn nuôi an toàn” cần xây dựng chương trình vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và các dụng cụ chăn nuôi. Chương trình vệ sinh, sát trùng cần phải bao gồm tất cả các khu vực trong, ngoài chuồng nuôi kể cả khu vực bảo quản thức ăn và tất cả các dụng cụ chăn nuôi. Tần suất áp dụng tùy thuộc vào quy trình và phương thức chăn nuôi. Cần có sổ sách theo dõi ghi chép chương trình vệ sinh, sát trùng (thời gian, loại thuốc, nồng độ pha …).

1. Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng:

- Phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella.

- Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt.

- Phải để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.

2. Quy trình vệ sinh, sát trùng:

Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:

Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…

Bước 2 – Rửa sạch bằng nước:

Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe …), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.

Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:

Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.

Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng:

Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc

Lưu ý: thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.

Bước 5 – Để khô:

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương khu vực phía Bắc--------------------Giá heo hơi hôm nay t...
02/11/2021

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương khu vực phía Bắc
--------------------
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc giảm nhẹ
Tại khu vực miền Bắc, giá thu mua giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Ngoại trừ Hưng Yên và Hà Nội, thương lái hiện đang giao dịch với ngưỡng cao nhất khu vực là 48.000 đồng/kg.

Các tỉnh khác đều điều chỉnh giao dịch xuống còn 46.000 đồng/kg, giảm nhẹ một giá so với ngày hôm qua.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 46.000 - 48.000 đồng/kg.

Theo nhận định của các chủ trang trại, giá heo hơi đã tăng hơn 10.000 đồng/kg trong tuần qua. Tuy nhiên, với mức giá như hiện nay, người chăn nuôi vẫn lỗ từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/con. Theo Bộ NN&PTNT, hiện là thời điểm nông dân tập trung tái đàn, chăm sóc đàn heo phục vụ thị trường cuối năm.

Trong khi đó, bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP) tiếp tục phát sinh ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cùng với nhu cầu vận chuyển, buôn bán thịt gia súc tăng mạnh, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch rất lớn, báo Hà Nội Mới đưa tin.

Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố khuyến khích, có chính sách tái đàn ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn; trong khi chưa có vắc-xin phòng, chống bệnh DTHCP, các trang trại tập trung nuôi theo hướng an toàn sinh học để kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, thị trường heo hơi giảm rải rác.

Theo đó, Nghệ An và Đắk Lắk cùng giảm 1.000 đồng/kg, hiện thu mua tương ứng với giá 46.000 - 47.000 đồng/kg.

Tương tự, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, thương lái tại Thanh Hóa đang giao dịch tại mức 46.000 đồng/kg.

Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 45.000 - 48.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam biến động trái chiều
Tại miền Nam, thị trường heo hơi điều chỉnh cao nhất 3.000 đồng/kg.

Hiện tại, tỉnh Đồng Nai điều chỉnh giá thu mua lên ngưỡng cao nhất là 49.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg.

Trong khi đó, tỉnh Bến Tre giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 48.000 đồng/kg, cao thứ hai trong khu vực.

Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay đang dao động trong khoảng 45.000 - 49.000 đồng/kg.

DINH DƯỠNG NƯỚC TRONG CHĂN NUÔI GÀ BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?------------------Trước đến nay chúng ta thường quan điểm nước khác v...
01/11/2021

DINH DƯỠNG NƯỚC TRONG CHĂN NUÔI GÀ BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
------------------
Trước đến nay chúng ta thường quan điểm nước khác với dinh dưỡng. Nhưng thực chất, nước chính là một thành phần dinh dưỡng quan trọng cho bất kỳ cơ thể sống nào kể cả gia cầm. Nước không những là chất dẫn giúp vật hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn mà nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp các tế bào hoạt động khỏe mạnh hơn…

Như vậy, chăn nuôi gà nếu muốn thành công thì không thể bỏ qua việc cung cấp đúng loại nước, đủ lượng nước, đúng cách cho đàn gà ngay từ những ngày đầu.

Giống như hầu hết các loài vật khác, gà đòi hỏi một nguồn cung cấp nước sạch hằng ngày. Tuy nhiên, đa phần người chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi gà nói riêng thường không lưu ý tới việc cung cấp đủ nước để cho con vật sản xuất ra “lương thực” cho con người (trong trường hợp này là cung cấp đủ nước cho gà mái đang đẻ trứng để gà con nở ra khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu hay cho những quả trứng chất lượng ngon hơn).

Hầu hết các động vật khác kể cả gà sẽ cần một lượng nước khoảng 50ml/mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Điều này có nghĩa, trung bình mỗi con gà nặng 2kg sẽ cần 100ml nước mỗi ngày. Tuy nhiên với gà đẻ chúng cần thêm 100ml mỗi ngày nữa để sản xuất trứng nên tổng cộng mỗi con gà mái đang đẻ trứng cần 200ml nước sạch mỗi ngày.

Khi thời tiết ấm áp, nhu cầu này có tăng lên một chút và tương tự, khi thời tiết lạnh, lượng nước gà cần sẽ giảm hơn so với bình thường.

Luôn luôn đảm bảo nước dùng cho gà uống phải là nước sạch và đường ống dẫn nước phải được định kỳ làm sạch mỗi tuần bằng các chất khử trùng thích hợp như Rhodasept chẳng hạn.

Đa phần các trại chăn nuôi gà lớn hiện nay đều dùng đường ống cấp nước có núm, bát uống rất sạch sẽ, tiện lợi, hợp vệ sinh. Một số trại chăn nuôi nhỏ lẻ thì vẫn cho gà uống nước bằng các khay, máng uống – những dụng cụ kiểu này làm nước dễ bị ô nhiễm do gà có thể giẫm lên máng.

Lý tưởng nhất trong chăn nuôi gà là khi hệ thống cung cấp nước có chiều cao nhỉnh hơn lưng của chú gà nhỏ nhất của trại, vì gà có đặc tính thích đào bới nên nếu chúng ta để thấp quá chúng sẽ nghịch và làm bẩn nước.

Khu vực xung quanh máng uống nước rất dễ bị ướt chất độn chuồng nên chúng ta cần thay thường xuyên, tránh tình trạng nền chuồng ướt làm nơi trú ngụ cho mầm bệnh hay là nguyên nhân làm viêm loét chân của gà.

Chúng ta cũng có thể sử dụng một số loại men vi sinh trộn lẫn vào trong chất độn chuồng nhằm hỗ trợ trong việc hấp thụ hơi ẩm cũng như khử trùng nhẹ, hạn chế tình trạng nền chuồng quá ướt hay hạn chế việc người chăn nuôi gà phải thay lót chuồng quá nhiều lần.

DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI TRỞ LẠI: CHÚ Ý 12 BIỆN PHÁP AN TOÀN SINH HỌC HIỆU QUẢ---------------------Đây là loại bệnh được gây...
01/11/2021

DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI TRỞ LẠI: CHÚ Ý 12 BIỆN PHÁP AN TOÀN SINH HỌC HIỆU QUẢ
---------------------
Đây là loại bệnh được gây ra bởi loại virus có ADN phức hợp của dòng virus họ Afarviridae. Virus này có đặc tính đặc biệt đề kháng với môi trường mà không có biện pháp điều trị cũng như tới nay vẫn chưa có vaccine phòng ngừa. Bệnh có tỷ lệ chết lên đến 100% trong các trại heo. Với lý do này, dịch tả heo Châu Phi xuất hiện dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đối với giới chức ngành Y tế và ngành Chăn nuôi.

Dịch tả heo Châu Phi đã chấm dứt chưa?

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bệnh dịch tả heo Châu Phi hiện vẫn chưa chấm dứt và đang có diễn biến phức tạp, chiều hướng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, ở các quy mô chăn nuôi lớn hơn và có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học tốt hơn.

Tính đến cuối tháng 9 năm nay, dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra trên 7.700 xã thuộc trên 600 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là trên 5 triệu con, tổng trọng lượng là trên 290.000 tấn (chiếm khoảng 7% tổng sản lượng thịt lợn của cả nước trong năm). Trong đó, có hơn 4.500 xã có lợn bệnh chưa qua 30 ngày; hơn 3.000 xã đã qua 30 ngày và có hơn 500 xã có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng lại phát sinh heo nhiễm bệnh.

Giá gia cầm hôm nay 1/11: Gà thịt công nghiệp tiếp tục rớt giá, người nuôi vịt chật vật tìm thương láiKha...
01/11/2021

Giá gia cầm hôm nay 1/11: Gà thịt công nghiệp tiếp tục rớt giá, người nuôi vịt chật vật tìm thương lái

Khảo sát giá gia cầm hôm nay 1/11, PV Dân Việt ghi nhận thấy giá gà thịt công nghiệp hôm nay tại các trại đã giảm nhẹ trên dưới 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá vịt thịt hôm nay ở các miền vẫn ở mức thấp trên dưới 24.000 đồng/kg, do các thương lái giảm mua nên việc tiêu thụ vịt của bà con rất khó khăn.

Giá gia cầm hôm nay: Giá gà thịt lông trắng giảm nhẹ

Trao đổi với chúng tôi, nhiều chủ trang trại chăn nuôi gà thịt lông trắng tỏ ra rất chán nản vì giá sản phẩm làm ra ngày càng mất giá.

Giá gà thịt công nghiệp hôm nay bán ra tại các trại dao động từ 18.000 đồng đến 19.500 đồng/kg, các trại gia công bán được gà giá cao nhất đạt 19.000 đồng đến 19.500 đồng/kg gà loại trên 3,3kg/con trở lên.

Loại gà dưới 3kg/con chỉ bán được 16.000 đồng đến 17.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá gà thịt lông trắng bán tại các trại tư nhân chỉ còn 17.000 đồng đến 18.000 đồng/kg, việc tiêu thụ gà của bà con khá khó khăn.

Giá gà thịt công nghiệp làm sạch đang được các lò cung cấp cho các đầu mối tiêu dùng giá trên dưới 30.000 đồng/kg, tùy loại.

Giá gà thịt lông màu nuôi công nghiệp bán ở các tỉnh phía Nam có nơi chỉ còn trên dưới 30.000 đồng/kg.

Giá gà mía Sơn Tây bán ở các tỉnh miền Bắc dao động từ 70.000 đồng đến trên dưới 80.000 đồng/kg, tùy loại; giá gà ta thả vườn đang được người nuôi cung cấp cho khách với giá trên dưới 100.000 đồng/kg...

Giá vịt thịt hôm nay: Nhiều nơi chỉ bán được 23.000 đồng/kg

Giá vịt thịt hôm nay tại các miền vẫn đang chững ở mức thấp từ 23.000 đồng đến 26.000 đồng/kg, giá vịt thịt làm sạch bán ra tại lò dao động từ 32.000 đồng đến 34.000 đồng/kg.

Giá vịt bơ loại 1 trên 3,5kg/con bán ra tại các trại ở miền Bắc dao động từ 24.000 đồng đến 26.000 đồng/kg. Nhiều chủ trang trại cho biết, hiện tại nguồn cung vịt thịt rất dồi dào, trong khi đó các thương lái thu mua lượng hàng rất hạn chế nên người nuôi rất khó khăn, chật vật tìm hướng tiêu thụ khác.

Giá vịt siêu bán thịt chỉ được trên dưới 60.000 đồng/con; giá vịt trời bán buôn ở mức từ 55.000 đồng đến 60.000 đồng/con.

Giá ngan thịt vẫn chững ở mức từ 45.000 đồng đến 48.000 đồng/kg.

Giá vịt giống dòng Grimaud bán ra tại các công ty từ 12.000 đồng đến 13.000 đồng/con, tùy loại; vịt bơ giống bán từ 11.000 đồng đến 12.500 đồng/con, các lò nhỏ lẻ bán vịt giống với giá từ 7.000 đồng đến 9.000 đồng/con; gà giống bán cho người nuôi với giá từ 7.000 đồng đến 12.000 đồng/con, tùy giống...

NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH VỆ SINH, SÁT TRÙNG CHUỒNG TRẠI VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔITrong những năm gần đây, ở nước ta tình hình dị...
31/10/2021

NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH VỆ SINH, SÁT TRÙNG CHUỒNG TRẠI VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI
Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp, gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi...
Chăn nuôi an toàn sinh học rất quan trọng và bức thiết vì giúp khống chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, làm cho chăn nuôi phát triển bền vững; chăn nuôi an toàn sinh học tạo ra sản phẩm chất lượng, vệ sinh đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.
“Chăn nuôi an toàn sinh học” là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của vật nuôi với các mầm bệnh. Các mầm bệnh (các vi sinh vật gây bệnh) có rất nhiều trong môi trường. Chúng sống và phát triển mạnh trong những điều kiện nhất định về nhiệt độ và ẩm độ. Chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt khi gặp điều kiện bất lợi. Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, đảm bảo “chăn nuôi an toàn” cần xây dựng chương trình vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và các dụng cụ chăn nuôi. Chương trình vệ sinh, sát trùng cần phải bao gồm tất cả các khu vực trong, ngoài chuồng nuôi kể cả khu vực bảo quản thức ăn và tất cả các dụng cụ chăn nuôi. Tần suất áp dụng tùy thuộc vào quy trình và phương thức chăn nuôi. Cần có sổ sách theo dõi ghi chép chương trình vệ sinh, sát trùng (thời gian, loại thuốc, nồng độ pha …).
1. Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng:
- Phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella.
- Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt.
- Phải để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.
2. Quy trình vệ sinh, sát trùng:
Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:
Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…
Bước 2 – Rửa sạch bằng nước:
Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe …), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.
Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:
Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.
Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng:
Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc
Lưu ý: thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.
Bước 5 – Để khô:
Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

Hướng dẫn quản lý phòng dịch tại trang trạiKhoảng 1, 2 năm gần đây ngành chăn nuôi của Việt Nam bị thiệt hại nặng nề do ...
30/10/2021

Hướng dẫn quản lý phòng dịch tại trang trại

Khoảng 1, 2 năm gần đây ngành chăn nuôi của Việt Nam bị thiệt hại nặng nề do những dịch bệnh gây ra như nở mồm, long móng, dịch lợn tai xanh và đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi. Với những dịch bệnh diễn ra liên tục và mức độ lây lan lớn như vậy đòi hỏi mỗi trang trai cần cung cấp cho mình những kiến thức để quản lý phòng dịch tại trang trại hiệu quả giúp trang trại tránh xa dịch bệnh.

Để hạn chế dịch bệnh ta cần phòng dịch thật tốt. Trong đó việc quản lý phòng dịch trang trại là yếu tố quan trọng hàng đầu. Dưới đây là các biện pháp an toàn sinh học phòng ngừa dịch tả heo Châu Phi ASF để các bạn tham khảo.

1. Thiết lập khu vực vô trùng, cận vô trùng, ô nhiễm.

- Khu vực vô trùng: Đây là khu vực bên trong trang trại, được bao quanh bởi hàng rào, tường rào mà người bên ngoài, gia súc, sinh vật bên ngoài không tiếp cận được. Nhân viên khu vực này có lối đi riêng, tách biệt so với khu vực khác.

- Khu vực cận vô trùng: Đây là khu vực hạn chế tiếp xúc với người bên ngoài, dụng cụ bên ngoài (như xe chở cám)... Khu vực này nằm giữa cổng chính và khu vực bên trọng trại. Các văn phòng trại, khu vực sát trùng nằm ở khu vực này.

- Khu vực ô nhiễm: là khu vực ở bên ngoài cổng chính của trang trại hay khu vực trước khi tiếp xúc với khu vực cận vô trùng hay bãi gửi xe...

Trong đó bạn cần lưu ý đến quản lý phòng dịch tại trang trại trong các khâu. Cụ thể:

Cửa chính: Trang trại phải có các thiết bị như cổng ra vào để ngăn chặn xâm nhập của người và xe bên ngoài, đồng thời phải khóa hoặc khép kín con đường khác có thể ra vào trại ngoài đường cổng chính.

Thiết bị sát trùng: Phải có thiết bị tự động phun thuốc sát trùng để sát trùng xe vào (loại sát trùng dạng nhà xe, đường hầm). Ngoài ra cần có các thiết bị vệ sinh sát trùng ủng, bánh xe của người ra vào. Có thiết bị phun xịt khử trùng áo người ra vào. Có các thiết bị sát trùng chân ở cổng mỗi trại.

Hàng rào: Xung quanh trại phải có hàng rào để xe và người ngoài không tự ý vào trại. Nhân viên mặc đồng phục trại không được đi ra phía bên ngoài trại, nếu đã mặc đồng phục trại đi ra ngoài thì không thể quay ngược trở lại trại nếu chưa thực hiện đầy đủ quy trình vệ sinh - tiêu độc

Nhà để xe: Nhà để xe phải đặt bên ngoài và phải có bảng thông báo khu đậu xe.

Bảng hướng dẫn: Nội dung bảng hướng dẫn ở cổng trang trại thông báo trình tự vào trại, các quy tắc phải tuân thủ, số điện thoại hướng dẫn….

Thiết bị tắm rửa: Trước khi xuất trại phải tắm rửa. Nhà tắm được thiết kế ở khu vực đường dẫn từ khu cận vô trùng tới khu vô trùng, có hệ thống nước nóng (nếu trại không có nhà tắm thì phải thay đồ phòng dịch, ủng và đi cùng với nhân viên trại). Phòng tắm phải có tủ bảo quản đồ cho người ngoài. Sau khi tắm, người bên ngoài phải mặc áo của trại.

Các vật dụng cá nhân như nhẫn, đồng hồ, hộp quẹt… phải bỏ ở lại tủ đồ cá nhân.

Kho vật phẩm, dụng cụ: Kho cần được lắp đèn cực tím nằm ở khu vực cận vô trùng bên cạnh cổng ra vào. Các vật dụng, thiết bị, thuốc… sau thời gian sát trùng theo quy định mới được chuyển vào khu vực vô trùng.

Thời gian sát trùng ít nhất khoảng 24 tiếng. Trường hợp trại cần gấp, cần phun xịt sát trùng rồi mới cho vào.

Khu bán heo: Nên thiết kế khu vực này bên ngoài trại vì xe chở heo là yếu tố có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất. Xung quanh khu vực lên xe cần sát trùng bằng vôi. Cần sát trùng trước và sau khi lùa heo ra.

Trại có chuông, còi để tài xế xe chở heo đến có thể thông báo cho bên trong trại. Khi vào phải tắm rửa, thay đồ và ủng. Cần ghi chép biển số xe và bắt tài xế ký tên.

Nhân viên trại không vượt qua khu vực lên xe, không cho tài xế xuống trại. Cần có quy định phân chia ranh giới khu vực mà mỗi bộ phận không thể vượt qua. Sau mỗi lần xuất heo phải sát trùng kỹ khu vực này.

Lưới ngăn: Có thể dùng bạt hoặc nếu là trại hở nên dùng lưới ngăn. Lưới ngăn có thể giúp ngăn chim bay vào trại.

2. Quản lý phòng dịch heo nhập:

Cần có các biện pháp cách ly phòng dịch heo mới nhập. Thiết kế trại cách ly riêng, tuân thủ đủ thời gian cách ly.

Bố trí nhân viên riêng chuyên phụ trách trại cách ly (trường hợp không có trại cách ly thì sử dụng chuồng cách ly trong trại hậu bị). Thông thường chuồng cách ly nằm cuối trại và có các vách ngăn với các chuồng khác.

Nên mua heo hậu bị tại trại heo giống có chất lượng cao, an toàn với dịch bệnh.

Cần có kế hoạch nhập hậu bị trước, tùy thuộc vào quy mô trại, tỷ lệ thay đàn.

Tối thiểu heo mua về phải cách ly đủ 4 tuần. Trong vòng 1 tuần đầu khi nhập về cần kiểm tra các bệnh truyền nhiễm như PRRS, bệnh Giả dại, PED.

Tuân thủ tốt quy trình thuần dưỡng hậu bị. Sử dụng chung loại cám với trại giống. Khi tiêm chích cần sử dụng riêng kim tiêm.

Trang thiết bị trại cách ly cần được bố trí riêng.

3. Quản lý phòng dịch con người:

Nhân viên trại (bao gồm cả chủ trại, gia đình, nhân viên thuê bên ngoài) phải tắm rửa, sát trùng mới vào trại.

Các dụng cụ, thiết bị mang từ bên ngoài vào phải được sát trùng ở khu vực kho chứa.

Khi từ bên ngoài vào phải vệ sinh sát trùng áo, tay, giày dép… và ghi vào sổ quản lý ra vào.

Khi đi du lịch từ nước ngoài về, hoặc có nhân viên người ngoại quốc, cần vệ sinh sát trùng kỹ kể cả các vật dụng đi kèm. Tiêu hủy, đốt các thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

Khi nghi ngờ có dịch bệnh hoặc hiệu quả sát trùng không đảm bảo nên báo cáo cho chủ trại. Định kỳ cần huấn luyện lại phương pháp sát trùng.

Cấm tất cả nhân viên vào trại nếu trong vòng 24 giờ trước đã ghé trại khác, lò giết mổ… Nếu đã gặp người có liên quan tới chăn nuôi heo thì cần phải tắm rửa thay đồ mới xuống trại.

Nhân viên từ bên khu vô trùng ra ngoài, khi muốn quay lại khu vô trùng cần phải tắm rửa thay đồ.

Người ngoài khi muốn thăm trại phải thông báo trước ngày giờ, mục đích thăm trại. Nếu không được phép khách không được vào trại.

Hy vọng với những kiến thức quản lý phòng dịch tại trang trại HACCP nói trên sẽ giúp bạn phòng dịch tốt cho trang trai của mình.

Nghe chuyên gia giải đáp thắc mắc về hội chứng vịt giảm đẻ do FlavivirusÔng Jerome Buoucherot – Chuyên gia ngành vịt Côn...
30/10/2021

Nghe chuyên gia giải đáp thắc mắc về hội chứng vịt giảm đẻ do Flavivirus

Ông Jerome Buoucherot – Chuyên gia ngành vịt Công ty Grimaud (Pháp) đã giải đáp một số thắc mắc với quý độc giả của Tạp chí Chăn nuôi về hội chứng giảm đẻ do Flavivirus.

Thưa ông, Hội chứng giảm đẻ do Flavivirus có thể tìm mua các vắc xin này ở đâu?

Liên quan tới Flavivirus, hiện tại ở Pháp vẫn chưa có dịch bệnh này xuất hiện. Ở Việt Nam cũng chưa có vắc xin cho dịch bệnh này. Có một số công ty ở Trung Quốc đang sản xuất vắc xin Flavivirus hay còn gọi là vắc xin Tembusu. Bạn có thể tìm kiếm nhà phân phối chính hãng loại vắc xin này tại Việt Nam.

Về Parvovirus: Dịch bệnh này có ở vịt Muscovy, ngỗng hoặc vịt Mulard. Đối với vịt thuần Pekin thì không nhạy cảm với bệnh này.

Liên quan tới vắc xin, hiện vẫn có loại vắc xin này với các tên gọi: PARVOKAN (Ex Merial) của Borhinger Lab và DEPARMUNE (CEVA) có thể chống lại dịch bệnh Parvovirus của vịt Muscovy và Ngỗng. Những vắc xin này hiện rất sẵn có, tuy nhiên, việc gửi từ Pháp về Việt Nam bị cấm.

Việc khống chế trọng lượng và cho ăn theo chuẩn rất khó vì vịt ăn nhanh khoảng 15 – 30 phút là hết, làm hiệu quả kém, nếu cho ăn tự do đến 10 tuần, rồi khống chế lại lượng ăn thì ảnh hưởng như thế nào?

Để kiểm soát việc cho ăn, các nhà lai tạo cần đưa ra các hướng dẫn và khuyến cáo về lượng thức ăn phù hợp với tập tính của giống vịt. Bạn vui lòng tham khảo lượng thức ăn khuyến cáo tại phần cuối của sách hướng dẫn kĩ thuật nuôi và dựa vào đó thì trọng lượng vịt cũng sẽ phát triển dựa theo đồ thị trong sách hướng dẫn.

Bạn lưu ý nên cân và theo dõi trọng lượng vịt hàng tuần (1 tuần 1 lần) ngay trước khi cho ăn và dựa vào đó để điều chỉnh lại lượng thức ăn phù hợp. Không nên giảm lượng thức ăn đi mà nên giữ ổn định hoặc tăng thêm.

Trọng lượng khi vịt đẻ lên đỉnh là bao nhiêu? Trọng lượng khi vịt loại?

Trọng lượng vịt đạt đỉnh sẽ là 3,4 kg đối với vịt mái khi đạt đỉnh đẻ và 4,2 kg đối với vịt đực. Sau 50 tuần đẻ thì trọng lượng con mái sẽ ở mức 3,6-3,8kg và con đực là 4,4 kg tùy thuộc vào cách quản lý cho ăn của bạn. Mấu chốt là trọng lượng cơ thể mục tiêu trước khi kết hợp vịt mái và vịt đực.

Thường vịt sẽ đẻ rộ sau 1 giờ mở đèn đúng không? Thời điểm thích hợp tắt mở đèn trong ngày, ví dụ: mở đèn từ 3h-19h, tắt đèn 19h-3h.

Điều này phụ thuộc vào kiểu nhà cho vịt giống của bạn. Nếu nhà dạng kín thì thường mở đèn lúc 5 giờ sáng. Nếu nhà sử dụng ánh sáng tự nhiên thì cần phải thích nghi với thời gian thực tế trong ngày. Điều quan trọng là phải giữ điều kiện ánh sángmột cách ổn định nhất, do đó nên bật đèn trước khi mặt trời lặn.

Số mái khuyến cáo cho một ổ đẻ?

5 mái/ổ đẻ.

Các kháng sinh không được sử dụng trong giai đoạn đẻ?

Về cơ bản, tốt nhất là nên điều trị tại tuần 20, 21 sau đó để qua thời kì đỉnh đẻ. Bất kì loại vắc xin hoặc kháng sinh nào thì cũng đều gây ra sự stress và ảnh hưởng tới hiệu suất đẻ của vịt. Về “Molecule” thì không hạn chế, điều này nên tham khảo từ bác sĩ thú y của Việt Nam để có lời khuyên tốt nhất. Ở Pháp, chúng tôi chỉ sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết.

Bệnh Tụ huyết trùng trên vịt thịt hay xảy ra giai đoạn 35-45 ngày tuổi, hiện kháng thuốc, điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả.Vậy, có mua được vaccin tụ huyết trùng ở đâu?

Chúng tôi có vắc xin cho bệnh này tại Pháp, nhưng chúng tôi không được phép xuất sang Việt Nam. Các bạn có thể liên hệ công ty Viphavet, họ có thể tư vấn thêm.

Phương pháp rửa trứng bẩn ra sao là tốt nhất? Cách phun sương trứng như thế nào là hợp lý (tuổi trứng, thời điểm trong ngày, số lần phun…)

Trứng bẩn nên được làm sạch một cách thủ công trước (có thể dùng bàn chải để cọ). Sau đó bạn có thể phun Vetamios QG với tỉ lệ 0,5% (glutaraldehyd).

Trong trường hợp trứng thực sự bẩn thì cần rửa sạch trứng. Nếu rửa trứng thì cần làm khô trứng hoàn toàn và nên đặt trứng đó ở phía đáy của máy ấp trứng.

Một số công ty sử dụng Clorine để làm sạch trứng (loại bỏ lớp biểu bì vỏ trứng).

Tại Grimaudm, chúng tôi khuyên nên giữ lại lớp biểu bì đó vì lớp đó là một rào cản tự nhiên để chống lại vi khuẩn xâm nhập vào trứng.Một số công ty thì lại khuyến cáo nên loại bỏ lớp đó bằng Clorine;Do đó, quy trình/quá trình ấp nở cũng khác nhau.

Sát trùng trứng trước khi ấp bằng Formol và thuốc tím có ảnh hưởng đến phôi không? Có cách nào khác để sát trùng trứng?

Formol và thuốc tím là những chất sát trùng mạnh và hiệu quả. Rủi ro duy nhất khi sử dụng những chất này đó là nồng độ của sản phẩm cần phải thích hợp với kích thước và tuổi trứng. Nếu sử dụng với nồng độ cao thì sẽ bít các lỗ trên vỏ trứng lại và sẽ dẫn tới phôi bị ngạt thở do không được cung cấp oxi.

Trọng lượng trứng lệch nhau, sau khi chia 2 loại 80-90g và 91-100g. Vậy nên đưa vào máy ấp như thế nào để nở đồng loạt? Trọng lượng vịt con so với trọng lượng trứng?

Khi cho trứng vào máy ấp thì tốt nhất là nên phân loại và cho ấp theo trọng lượng trứng giống nhau. Quả trứng nhỏ hơn có vỏ dày hơn sẽ cần thời gian ấp lâu hơn so với quả trứng lớn có vỏ mỏng hơn. Nên để tỉ lệ 5g/m² và thời gian nở có thể chênh lệch khoảng 12 tiếng.

Một con vịt con sẽ có trọng lượng vào khoảng 55-62 gram và chiếm khoảng 63% trọng lượng trứng.

Vịt con sau khi nở bị hở rốn thì đâu là nguyên nhân, cách khắc phục?

Việc vịt con sau khi nở bị hở rốn là dấu hiệu của quá trình ấp nở không tốt. Việc tái hấp thu túi noãn hoàn không được thực hiện đúng cách. Vịt bị hở rốn thường là do kết quả của việc trứng được lưu trữ trong thời gian quá lâu hoặc trứng tới từ những con vịt già. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, việc thiếu nước trong quá trình ủ hoặc quá trình ấp quá lâu cũng gây ra việc này.

Ẩm độ môi trường mùa mưa cao 80-90%, ảnh hưởng ẩm độ máy ấp khoảng 62-65%, bị liên tục có cách nào khắc phục không?

Tốt nhất là có một phòng xử lý không khí và độ ẩm trước khi cho vào máy ấp để đảm bảo độ ổn định.

Có thiết bị nào soi phôi trứng vịt nhanh không?

Có thể sử dụng đèn soi trứng chuyên dụng hoặc tự thiết kế một hệ thống soi trứng bằng cách sử dụng đèn neon lớn đặt dưới bàn soi.

Trứng bẩn có thể xử lý ấp được hay không và xử lý theo phương pháp nào?

Trứng bẩn cần phải được làm sạch (bằng bàn chải hoặc bằng nước) trước khi được ấp. Sau đó, nên đặt chúng ở phía dưới cùng của máy ấp.Trứng bẩn vẫn có thể nở được nhưng khả năng nở sẽ giảm. Trứng bẩn không rửa thì khả năng nở giảm 4-5%. Trứng bẩn đã được rửa thì khả năng nở giảm từ 10-15%.

Chân thành cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này,

PHÒNG TRÁNH HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ TRÊN GÀHội chứng giảm đẻ (Egg Drop Syndrome – EDS) trên gà ảnh hưởng đến hiệu suất đẻ trứn...
30/10/2021

PHÒNG TRÁNH HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ TRÊN GÀ
Hội chứng giảm đẻ (Egg Drop Syndrome – EDS) trên gà ảnh hưởng đến hiệu suất đẻ trứng, giảm hiệu quả kinh tế của người nuôi.
- Nguyên nhân:
EDS do virus thuộc nhóm Adenovirus subgroup III gây ra.
- Ðối tượng
Bệnh xảy ra ở đàn gà đẻ công nghiệp (thương phẩm) và gà đẻ trứng giống trong giai đoạn 26 – 35 tuần tuổi (giai đoạn khai thác trứng).
- Ðường lây truyền
Lây truyền dọc: Bệnh lây truyền từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng nhiễm bệnh (trứng bất thường).
Lây truyền ngang: Bệnh cũng có thể lây lan từ đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, uống…), phương tiện vận chuyển đã bị nhiễm khuẩn từ phân và các chất bài tiết khác của đàn gà bệnh.
- Triệu chứng
Vỏ trứng bị mất màu, trứng nhỏ.
Tiếp theo đó là vỏ mỏng, vỏ mềm hoặc không có vỏ cứng, hình dạng méo mó.
Bề mặt vỏ mỏng thường xù xì, nhám, có nhiều hạt lắng đọng trên bề mặt vỏ.
Tỷ lệ đẻ trứng ở đàn gà giảm đột ngột 20 – 40% (tương đương với 12 – 16 trứng/gà), có khi lên đến 50%, lòng trắng loãng, tỷ lệ ấp nở giảm.
Một số con gà có biểu hiện tiêu chảy nhất thời, mào gà nhợt nhạt (chiếm 10 – 70% trường hợp). Nhìn chung sức khỏe gà không thay đổi nhiều so với trước. Bệnh thường kéo dài khoảng 6 – 12 tuần.
- Bệnh tích
Khi mổ khám, quan sát thấy:
Buồng trứng và ống dẫn trứng bị teo nhỏ;
Đôi khi tử cung bị viêm, phù thũng; trứng non không phát triển.
- Phòng bệnh
Hiện, bệnh chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Vì vậy, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để có hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh.
Phòng bệnh bằng vaccine: Tiêm phòng cho đàn gà đẻ khi chúng trong giai đoạn 15 – 16 tuần tuổi. Hiện nay trên thị trường có các loại vaccine đơn giá phòng Hội chứng giảm đẻ riêng, cũng như vaccine đa giá phòng 3 bệnh Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS).
Virus lây qua trứng nên có thể áp dụng các biện pháp để phòng bệnh như: Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng, không bị nhiễm virus, gà con phải được chọn từ những đàn gà được tiêm phòng cẩn thận; đảm bảo vệ sinh phòng bệnh trong quá trình vận chuyển trứng, quá trình tiêm phòng.
Thường xuyên vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ. Cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống thường xuyên. Ðịnh kỳ 2 lần/tuần phun các loại thuốc sát trùng, diệt khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường xung quanh. Cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống thường xuyên.
Ðảm bảo thức ăn, nước uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng. Trong quá trình nuôi, định kỳ bổ sung vitamin, khoáng, điện giải nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi, chống lại stress khi môi trường có sự thay đổi.

Address


Telephone

+84868366090

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Green Free - Siêu Thị Thức Ăn Vỗ Béo Vật Nuôi posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share