Bí Quyết Làm Giàu Của Nhà Nông 0924.860.680

  • Home
  • Bí Quyết Làm Giàu Của Nhà Nông 0924.860.680

Bí Quyết Làm Giàu Của Nhà Nông 0924.860.680 Trang chuyên cung cấp những kiến thức chăn nuôi thú y miễn phí phí cho bà con chăn nuôi, các sinh viên khoa chăn nuôi thú y .

Tư vấn miễn phí kỹ thuật chăn nuôi , thú y cho bà con chăn nuôi.

🔥THU NHẬP 1,25tỷ/năm nhờ xuất chuồng sớm:  xuất chuồng đàn lợn  xuất chuồng đàn gà---------------------------☘️ Vỗ béo v...
01/11/2021

🔥THU NHẬP 1,25tỷ/năm nhờ xuất chuồng sớm:
xuất chuồng đàn lợn
xuất chuồng đàn gà
---------------------------
☘️ Vỗ béo vật nuôi an toàn, hiệu quả nhanh
-> Tăng 30% Hiệu quả chăn nuôi
-> Vỗ béo từ 30 - 50 ngày
-> Rút ngắn 1/3 thời gian chăn nuôi
-> Vỗ béo cực nhanh chỉ sau 5 ngày sử dụng
🔔Có đầy đủ sản phẩm cho gia cầm, gia súc và thủy cầm
Nhà máy 3, Lô 3, KCN Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN toàn quốc, kiểm tra hàng trước khi thanh toán
☎ Liên hệ: 0924.860.680 để được tư vấn và đặt hàng

Thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng do dịch bệnh gia súc, gia cầmNgày 17-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội n...
15/10/2021

Thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng do dịch bệnh gia súc, gia cầm
Ngày 17-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.Ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, từ tháng 2-2019, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra và đến nay tiếp tục diễn ra trên phạm vi cả nước. Từ tháng 10-2020 đến nay, bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò đã xâm nhiễm vào Việt Nam và lây lan tại 51 tỉnh, thành phố. viêm da
Đặc biệt, từ tháng 6-2021 đến nay, bệnh cúm da cầm do chủng A/H5N8 cũng lần đầu tiên xâm nhiễm và lây lan ra 10 tỉnh, thành phố. Do đó, thiệt hại do dịch bệnh gây ra khá lớn. Tổng thiệt hại do dịch bệnh gia súc, gia cầm gây ra ước tính hơn 1.500 tỷ đồng, chưa kể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn thực phẩm và sản lượng, tăng trưởng xuất khẩu.
Tại hội nghị, các đại biểu đều nhận định, dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn cho việc triển khai phòng, chống dịch bệnh những tháng cuối năm 2021. Bên cạnh đó, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, ý thức phòng, chống dịch của một bộ phận người chăn nuôi còn hạn chế cũng gây ra nhiều khó khăn cho phòng, chống dịch. Tại một số nơi, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm còn thấp.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm 49,45% trong ngành Nông nghiệp.
Trong 8 tháng của năm 2021, số gia cầm cả nước đạt hơn 515 triệu con, đàn lợn 26,67 triệu con, đàn bò tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng sản lượng lợn hơi xuất chuồng ước đạt hơn 4,5 triệu tấn; sản lượng trứng gia cầm đạt 11,4 tỷ quả, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020; thủy sản đạt xấp xỉ 5,7 triệu tấn cả khai thác và nuôi trồng. Để đạt được kết quả này, công tác phòng, chống dịch bệnh là rất quan trọng.
Trước bối cảnh khó khăn cả về dịch bệnh động vật, thủy sản và dịch Covid-19, các tỉnh, thành phố cần chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Trên cơ sở báo cáo đánh giá thực trạng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản để cùng bàn giải pháp phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả từ nay đến cuối năm và đạt được các mục tiêu về chăn nuôi thủy sản.

Nuôi heo gia công lãi 800 triệu đồng/năm 17/07/2021 Nhờ liên kết với doanh nghiệp nuôi heo gia công, cựu chiến binh (CCB...
15/10/2021

Nuôi heo gia công lãi 800 triệu đồng/năm 17/07/2021 Nhờ liên kết với doanh nghiệp nuôi heo gia công, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Tuần (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) thu nhập bình quân hơn 800 triệu đồng/năm. Trước đây, nguồn thu nhập của gia đình ông Tuần chủ yếu dựa vào vườn hồ tiêu. Tuy nhiên, khi cây hồ tiêu bị bệnh chết, gia đình gặp nhiều khó khăn. Không cam chịu thất bại, ông chịu khó tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình phát triển kinh tế, tham gia hội thảo phát triển chăn nuôi trang trại và các lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức. Qua đó, ông ấp ủ dự định chuyển hướng chăn nuôi heo trang trại. Năm 2016, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo rộng 1.200 m2, lắp đặt các thiết bị máng ăn, hệ thống cung cấp nước uống tự động, quạt thông gió, máy đo nhiệt độ, độ ẩm, camera quan sát… Đồng thời, ông ký kết hợp đồng chăn nuôi heo gia công với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam tại Gia Lai. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên đàn heo phát triển tốt, chất lượng thịt đảm bảo tiêu chuẩn. Đàn heo thương phẩm của ông được Công ty thu mua theo đúng cam kết. Ông Tuần chia sẻ: “Theo hợp đồng, người nuôi chỉ đầu tư xây dựng chuồng trại, công chăm sóc, còn Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam tại Gia Lai hỗ trợ con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, bao tiêu sản phẩm. Từ khi chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi heo gia công liên kết với Công ty, gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định và tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng”.Ông Tuần cho biết: Mỗi đợt, ông nhập 1.100-1.200 con heo giống, mỗi năm nuôi 2 lứa, trọng lượng heo 110-125 kg/con. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mang lại hơn 800 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn tận dụng nguồn chất thải để ủ phân bón bán cho các trang trại trong vùng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, CCB Nguyễn Văn Tuần còn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương. Ông được người dân tin tưởng bầu làm Trưởng thôn. Với vai trò này, ông Tuần luôn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật cho những người có cùng sở thích chăn nuôi. Hàng năm, ông cũng dành ra một khoản tiền để ủng hộ quỹ giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Nhận xét về ông Nguyễn Văn Tuần, ông Nguyễn Đình Thủy-Chủ tịch Hội CCB xã Ia Hlốp-cho biết: “Ông Tuần là hội viên CCB chịu khó học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế. Mô hình chăn nuôi heo gia công liên kết với doanh nghiệp đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập cao. Chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này để hội viên CCB trong xã học tập, góp phần tạo việc làm, cải thiện cuộc sống”.công lãi 800 triệu đồng/năm 17/07/2021 Nhờ liên kết với doanh nghiệp nuôi heo gia công, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Tuần (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) thu nhập bình quân hơn 800 triệu đồng/năm. Trước đây, nguồn thu nhập của gia đình ông Tuần chủ yếu dựa vào vườn hồ tiêu. Tuy nhiên, khi cây hồ tiêu bị bệnh chết, gia đình gặp nhiều khó khăn. Không cam chịu thất bại, ông chịu khó tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình phát triển kinh tế,công lãi 800 triệu đồng/năm 17/07/2021 Nhờ liên kết với doanh nghiệp nuôi heo gia công, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Tuần (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) thu nhập bình quân hơn 800 triệu đồng/năm. Trước đây, nguồn thu nhập của gia đình ông Tuần chủ yếu dựa vào vườn hồ tiêu. Tuy nhiên, khi cây hồ tiêu bị bệnh chết, gia đình gặp nhiều khó khăn. Không cam chịu thất bại, ông chịu khó tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình phát triển kinh tế,

1. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH VIÊM DA NỔI CỤCa. Nguyên nhân gây bệnhVi rút gây bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) thu...
15/10/2021

1. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC
a. Nguyên nhân gây bệnh
Vi rút gây bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) thuộc giống Capripoxvirus-genus, họ Poxviridae-family.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, nổi các nốt sần trên da, bệnh có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, đặc biệt là khi bệnh xâm nhập vào khu vực chưa có bệnh.
Năng suất sữa giảm mạnh và gây viêm vú thứ phát, gây vô sinh, sảy thai, bất dục ở bò đực giống, giảm tăng trọng và da bị tổn thương vĩnh viễn. viêm vú thứ phát, gây vô sinh, sảy thai, bất dục ở bò đực giống, giảm tăng trọng và da bị tổn thư
Thời gian phục hồi kéo dài và gia súc bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể không lấy lại được sức sản xuất như trước khi bị nhiễm bệnh.
b. Đường lây truyền
Côn trùng hút máu, chẳng hạn như một số loài ruồi và muỗi, hoặc bọ ve.
Tiếp xúc trực tiếp.
Thức ăn, nước uống, dụng cụ mang mầm bệnh.
Lây truyền qua nhau thai cũng đã được báo cáo, bê con sinh ra bị tổn thương trên da.
Bê con đang theo mẹ có thể bị nhiễm bệnh qua sữa, hoặc do tổn thương da ở núm vú (hiếm gặp do kháng thể mẹ truyền sang).
Lây truyền qua kim tiêm bị ô nhiễm trong quá trình điều trị hoặc trong quá trình tiêm phòng.
Lây truyền qua đường giao phối tự nhiên hoặc qua thu tinh nhân tạo.
Xử lý nhiệt các sản phẩm sữa và sản phẩm động vật trong 2 giờ ở 56˚C hoặc 30 phút ở 64˚C có thể vô hoạt được vi rút.
Bê – sữa non/sữa từ bò bị nhiễm bệnh là một nguy cơ.

Anh Ung Thái Cường, ở thôn Nam Thắng, xã Nam Đà (Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) đã phát triển thành công đàn bò lai 3B với năn...
15/10/2021

Anh Ung Thái Cường, ở thôn Nam Thắng, xã Nam Đà (Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) đã phát triển thành công đàn bò lai 3B với năng suất, chất lượng thịt, hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi bò của anh Cường là một hướng phát triển kinh tế cho người chăn nuôi trên địa bàn huyện Krông Nô. Trước sự biến động bất lợi về giá cả các loại cây trồng, năm 2015, anh Cường mạnh dạn chuyển đổi 4 sào đất trồng cà phê xen hồ tiêu sang trồng cỏ để nuôi bò. Anh đầu tư mua con giống, xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò.Anh Cường cho biết, anh sinh ra và lớn lên trên vùng đất chuyên sản xuất nông nghiệp Krông Nô, nên nhìn thấy tiềm năng từ những phụ phẩm nông nghiệp có thể tận dụng để phát triển chăn nuôi. Từ đó, anh đã quyết định mua 40 con bò giống về nuôi. Vừa chăm sóc đàn bò, anh Cường vừa đi học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu cách làm từ các trang trại nuôi bò quy mô lớn, nổi tiếng ở miền Tây. Thời gian đầu, anh chăn nuôi bò lai Sind, nhưng đến cuối năm 2017, anh chuyển sang nuôi dòng bò 3B. Theo anh Cường, giống bò 3B có nhiều ưu điểm vượt trội như: Trọng lượng lớn, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, tỷ lệ xẻ thịt cao. Bò 3B có sức đề kháng tốt, dễ nuôi, tỷ lệ bệnh tật thấp, trong khi nguồn thức ăn và điều kiện chăm sóc như các giống bò địa phương. Đặc biệt, giống bò 3B phù hợp với điều kiện khí hậu của huyện Krông Nô. Trọng lượng của bò 3B tăng nhanh và loại bò này không kén chọn nguồn thức ăn, ít xảy ra dịch bệnh. Để đàn bò phát triển tốt, anh Cường đầu tư xây dựng chuồng nuôi kiên cố, bảo đảm ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Nền chuồng bò không trơn trượt, có độ dốc để thoát nước, luôn khô ráo, thuận tiện trong khâu chăm sóc, quản lý. Cũng theo anh Cường, để chăn nuôi bò 3B đạt hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất rủi ro, người nuôi phải chủ động trong khâu chăm sóc, phòng bệnh. Quá trình vỗ béo, ngoài nguồn thức ăn chính là cỏ voi, ngô, cần sử dụng bã bia và mật mía được lấy từ cơ sở sản xuất có uy tín, tăng chất dinh dưỡng cho bò.Sau 4 năm gây đàn, anh Cường đã có 10 con bò cái 3B sinh sản. Bên cạnh đó, mỗi năm anh Cường còn mua thêm 10 con bò đực 3B về nuôi vỗ béo lấy thịt. Mỗi con bò 3B trưởng thành có trọng lượng từ 750-850 kg, bán với giá từ 75 – 85 triệu đồng. Bò 3B sau 14 – 16 tháng bắt đầu sinh sản; sau 2 – 3 tháng có thể phối giống tiếp. Bê con mới đẻ có trọng lượng 30 – 45 kg. Gia đình anh Cường luôn duy trì nuôi 20 con bò. Mỗi ngày 2 vợ chồng anh bỏ ra khoảng 2 giờ để chăm sóc từ việc cắt cỏ, cho bò ăn, vệ sinh chuồng nuôi đến phòng chống dịch bệnh, xử lý chuồng trại. Theo tính toán của anh Cường, mỗi năm từ chăn nuôi bò 3B, gia đình anh thu lời khoảng 500 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng cà phê, hồ tiêu. Ngoài ra, tiền bán phân bò mỗi năm anh thu được gần 100 triệu đồng. Số tiền phân này đủ để đầu tư mua cám, thức ăn cho bò. Theo lãnh đạo UBND xã Nam Đà, mô hình chăn nuôi bò 3B của anh Cường đang mở ra hướng phát triển chăn nuôi mới trên địa bàn xã và cả huyện Krông Nô. Thời gian tới, địa phương sẽ tổ chức cho người dân tham quan, học tập kinh nghiệm để mở rộng mô hình chăn nuôi bò 3B.công đàn bò lai 3B với năng suất, chất lượng thịt, hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi bò của anh Cường là một hướng phát triển kinh tế cho người chăn nuôi trên địa bàn huyện Krông Nô. Trước sự biến động bất lợi về giá cả các loại cây trồng, năm 2015, anh Cường mạnh dạn chuyển đổi 4 sào đất trồng cà phê xen hồ tiêu sang trồng cỏ để nuôi bò. Anh đầu tư mua con giống, xây dựng chuồngcông đàn bò lai 3B với năng suất, chất lượng thịt, hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi bò của anh Cường là một hướng phát triển kinh tế cho người chăn nuôi trên địa bàn huyện Krông Nô. Trước sự biến động bất lợi về giá cả các loại cây trồng, năm 2015, anh Cường mạnh dạn chuyển đổi 4 sào đất trồng cà phê xen hồ tiêu sang trồng cỏ để nuôi bò. Anh đầu tư mua con giống, xây dựng chuồng

Quy chuẩn vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi vẫn còn hiệu lựcQuy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn ...
15/10/2021

Quy chuẩn vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi vẫn còn hiệu lực
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi (QCVN 01-39:2011/BNNPTNT) không bị bãi bỏ bởi Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT và vẫn còn hiệu lực áp dụng.
Ông Nguyễn Ngọc Duy (TPHCM) đang công tác trong lĩnh vực chăn nuôi, ông đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề sau:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-39:2011/BNNPTNT về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi được ban hành kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y.
Tuy nhiên, Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 19/7/2016 (do bị thay thế bởi Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 2/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y).
Ông Duy hỏi, Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT hết hiệu lực thì QCVN 01-39:2011/BNNPTNT có bị hết hiệu lực theo hay không?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:
Điểm m Khoản 3 Điều 50 Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 2/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y quy định:
“Điều 50. Điều khoản thi hành
3. Thông tư này thay thế các văn bản sau:
… m) Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện vệ sinh thú y cơ sở kinh doanh thuốc thú y và điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y”.
Vì vậy chỉ có Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y cơ sở kinh doanh thuốc thú y (QCVN 01-40:2011/BNNPTNT) và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y (QCVN 01-42:2011/BNNPTNT) bị bãi bỏ bởi Thông tư này.
Như vậy Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi (QCVN 01-39:2011/BNNPTNT) không bị bãi bỏ bởi Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT và vẫn còn hiệu lực áp dụng.

Sản xuất trứng gà theo phương thức chăn nuôi không sử dụng chuồng lồng (P1)[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sản xuất trứng...
15/10/2021

Sản xuất trứng gà theo phương thức chăn nuôi không sử dụng chuồng lồng (P1)
[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sản xuất trứng gà theo phương thức chăn nuôi không sử dụng chuồng lồng (sau đây gọi tắt là cage-free) có thể sử dụng chuồng nuôi 1 tầng hoặc nhiều tầng (aviary). Các phương pháp này có thể nuôi hoàn toàn trong nhà hoặc chuồng có mái hiên hai bên hông chuồng hoặc bán chăn thả. Một hệ thống cagefree hoàn chỉnh yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất chuồng nuôi thích hợp, thiết kế dãy chuồng phù hợp và qui trình quản lý chăn nuôi hiệu quả, trong đó cân nhắc đến yếu tố hành vi tự nhiên của gà cũng như đảm bảo các biện pháp về an toàn sinh học.sau đây gọi tắt là cage-free) có thể sử dụng chuồng nuôi 1 tầng hoặc nhiều tầng (aviary). Các phương pháp này có thể nuôi hoàn toàn trong nhà hoặc chuồng có mái hiên hai bên hông chuồng hoặc bán chăn thả. Một hệ thống cagefree hoàn chỉnh yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất chuồng nuôi thích hợsau đây gọi tắt là cage-free) có thể sử dụng chuồng nuôi 1 tầng hoặc nhiều tầng (aviary). Các phương pháp này có thể nuôi hoàn toàn trong nhà hoặc chuồng có mái hiên hai bên hông chuồng hoặc bán chăn thả. Một hệ thống cagefree hoàn chỉnh yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất chuồng nuôi thích hợ
Nuôi gà đẻ trứng không nhốt trong lồng đã phổ biến nhiều năm qua tại nhiều khu vực trên thế giới, nhất là khu vực Tây Âu. Để nuôi gà đẻ theo phương thức cage-free thành công thì gà con, hậu bị cũng phải được nuôi theo phương thức cage-free.Trong hàng thập kỉ gần đây đã có những nghiên cứu về hành vi và sức khoẻ của gà đẻ cũng như những nghiên cứu liên quan đến phúc lợi động vật. Phúc lợi động vật được hiểu là sự thích nghi thành công với môi trường, dẫn đến việc động vật có những trải nghiệm tích cực với môi trường chúng đang sống. Những khuyến nghị liên quan đến việc quản lý và thiết kế chuồng nuôi sau đây đều dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi gà đẻ trứng. Thiết kế hệ thống cage-free nuôi gà trong giai đoạn hậu bị và sản xuất có thể hoàn toàn xây mới hoặc tích hợp chuồng nuôi theo kiểu lồng nhốt hoặc nuôi gà thịt hiện có. Thiết kế phải phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. Trong khuôn khổ của dự án này, chúng tôi đưa ra một số thiết kế cho hệ thống cage-free tại Việt Nam (Phụ lục 1). Mục tiêu của tài liệu này nhằm đưa ra hướng dẫn chăn nuôi gà đẻ trứng theo phương thức cage-free.
Chúng tôi xin lưu ý rằng chủ doanh nghiệp, trang trại hoặc các cá nhân tham gia vào hoạt động chăn nuôi gà cần có những kiến thức cơ bản liên quan đến chăn nuôi gà trong giai đoạn hậu bị và sản xuất trong môi trường cage-free trước khi xây dựng chuồng trại theo phương thức cage-free hoặc chịu trách nhiệm vận hành những mô hình chăn nuôi này. Hiện tại, một số viện nghiên cứu hoặc trường đại học hoặc các công ty có thể cung cấp tư vấn, đào tạo hoặc hỗ trợ trước khi lắp đặt chuồng cage-free mới
hoặc chuyển đổi chuồng nuôi gà hậu bị hoặc gà đẻ theo phương thức nuôi nhốt hiện có sang mô hình cage-free. Giai đoạn tập huấn hướng dẫn và hỗ trợ trong chăn nuôi và sản xuất gà hậu bị theo hướng cage-free là rất quan trọng. Một số chuyên gia trong nước và quốc tế có thể tham gia hỗ trợ giai đoạn này.
Tài liệu này cung cấp những thông tin và công cụ cơ bản giúp người sản xuất có thể áp dụng thành công mô hình cage-free trong chăn nuôi gà đẻ tại Việt Nam
1. Chăn Nuôi gà con và gà hậu bị theo phương pháp cagefree
Một điều kiện cần thiết trong sản xuất trứng theo phương pháp cage-free là gà 1 ngày tuổi cũng phải được nuôi trong môi trường này. Việc nuôi gà con và gà hậu bị trong chuồng cage-free sẽ giúp chúng thích nghi với phương thức chăn nuôi này trong suốt giai đoạn sản xuất. Điều này sẽ giúp tăng sức khoẻ và phúc lợi của gà đồng thời nâng cao chất lượng sản xuất. Gà con từ khi mới nở một vài ngày đã phát triển những hành vi đặc trưng của loài gà như đào bới kiếm ăn hay tìm nước uống. Chúng thường có xu hướng đi lang thang và khám phá môi trường xung quanh. Gà con sẽ tập ăn thức ăn từ giấy lót thức ăn cho chúng hoặc từ dĩa đựng thức ăn. Gà hậu bị cũng sẽ học cách đào bới sàn chuồng và tắm bụi. Ở giai đoạn này, gà cũng phát triển những hành vi chơi đùa hay bắt đầu tập ngủ khi đêm xuống.
Trong phần này, chúng tôi sẽ miêu tả một số tiêu chuẩn kỹ thuật thực hành nuôi gà con và gà hậu bị trong các hệ thống cage-free.
1.1 Người chăn nuôi
Cơ sở chăn nuôi cần được tập huấn đầy đủ và có khả năng chăm sóc và vận chuyển gà con và gà hậu bị. Chủ trang trại/chủ cơ sở chăn nuôi cần đảm bảo rằng công nhân có trách nhiệm chăm sóc đàn gà gà và gà hậu bị hàng ngày cần có kĩ năng cần thiết về qui trình quản lý chăn nuôi chuẩn và hiểu được phúc lợi động vật, bao gồm những vấn đề về sức khoẻ và hành vi của đàn gà mà công nhân chịu trách nhiệm.
Cuối cùng, tập huấn cũng cần giúp chăn nuôi hiểu được làm thế nào để tuân thủ những qui định về luật pháp liên quan. Cần đảm bảo rằng công nhân chăm sóc đàn gà trong giai đoạn này cũng cần nhận biết được những hành vi thông thường, những dấu hiệu của gà khoẻ mạnh cũng như những hành vi bất
thường hoặc dấu hiệu gà bệnh. Người trực tiếp chăm sóc cần có khả năng đưa ra những can thiệp hiệu quả và kịp thời khi cần thiết. Cơ sơ chăn nuôi cần có sổ theo dõi tập huấn người lao động trong cơ sở của mình.
Khi vận chuyển và lùa, bắt, di chuyển gà cũng cần giảm thiểu căng thẳng, sợ hãi và chấn thương cho gà. Khi bắt gà cần dùng hai tay nhẹ nhàng nâng lên. Tuyệt đối không bắt từng con bằng cách cầm cổ, đầu, cánh, đùi, hoặc xách chân gà.
1.2 Kiểm tra
Đàn gà cần được kiểm tra ít nhất hai lần một ngày ở các thời điểm khác nhau bởi chủ cơ sở chăn nuôi hoặc công nhân có chuyên môn và trách nhiệm. Lưu ý tập cho gà con, gà hậu bị quen với sự có mặt của con người, những qui trình kiểm tra hàng ngày, tiếng ồn nhằm giảm thiểu sự sợ hãi của chúng. Việc thường xuyên kiểm tra đàn gà với lịch trình kiểm tra đa dạng với nhiều người kiểm tra khác nhau, nhiều loại quần áo khác nhau sẽ tập cho đàn gà làm quen với môi trường sống. Đồng thời cần tăng số lần kiểm tra khi khi vừa mới xuống gà. Một qui trình như vậy sẽ giúp gà bớt căng thẳng. Cần tiến hành kiểm tra cả đàn cũng như kiểm tra từng con.
Qui trình kiểm tra này cần bao gồm ít nhất đánh giá tình trạng bộ lông, tình trạng da, tình trạng dinh dưỡng, nhu cầu chăm sóc thú y, dấu hiệu căng thẳng sợ hãi
(Bảng 1). Phụ lục 3 đưa ra ví dụ về bảng kiểm tra cơ bản. Việc kiểm tra cần chỉ ra được những con gà bị ốm, bị thương hoặc có biểu hiện không bình thường. Đồng thời, việc kiểm tra cũng bao gồm kiểm tra chức năng vận hành của các hệ thống tự động (ví dụ hệ thống ăn, máng uống, và dụng cụ đo các thông số vi khí hậu chuồng nuôi). Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện bất cứ con gà chết nào thì cần loại bỏ ngay. Công nhân kiểm tra cần ghi chép lại và theo dõi tỷ lệ gà chết, và cần làm rõ nguyên nhân.
Thu thập và theo dõi những chỉ số phúc lợi động vật là phục vụ lợi ích của cơ sở chăn nuôi cũng như đàn gia cầm. Hoạt động này cung cấp thông tin tình hình đảm bảo phúc lợi của đàn gà và đồng thời giúp cơ sở chăn nuôi phát hiện ra những bất thường hay tổn thất và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Hotline:0924.860.680

15/10/2021

Giá lợn hơi tại phía Bắc tăng từng ngày
07/06/2019
Sau khi xuống sâu kỷ lục 25.000 – 28.000 đồng/kg, trong khoảng ba ngày trở lại đây giá lợn hơi tại phía Bắc bật tăng mạnh trở lại theo từng ngày, có những ngày lên 3 – 4 giá.Trao đổi với chúng tôi sáng 6/6, lãnh đạo doanh nghiệp chăn nuôi lợn thịt thuộc Tập đoàn Dabaco cho biết, hiện doanh nghiệp đang xuất chuồng với giá 38.000 đồng/kg hơi, trong khi chỉ cách đây chưa đầy 1 tuần giá lợn xuống tới mức 28.000 đồng/kg.
Song song với việc tăng giá sản lượng tiêu thụ lợn cũng đồng thuận khi mỗi ngày doanh nghiệp này xuất bán ra thị trường trên nghìn lợn thịt, tăng 30 – 40% so với cách đây chỉ 1 tuần.
Bà Lê Thị Minh Thu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lợn Lạc Vệ, một doanh nghiệp khác trực thuộc Tập đoàn Dabaco chia sẻ, sau thời gian trầm lắng, một tuần trở lại đây đơn vị bắt đầu bán được lợn con với số lượng lên tới hàng nghìn. Đa số những hộ tái đàn thời điểm này là doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có những trang trại xây mới chuẩn bị vào đàn gặp dịch tả lợn Châu Phi đã tạm dừng, nay nhìn thấy cơ hội nên bắt đầu vào đàn thăm dò trở lại.Qua tìm hiểu chúng tôi được biết hiện Tập đoàn CP Việt Nam đang xuất bán lợn hơi tại khu vực miền Bắc giá 36.000 đồng/kg, song không mở bán cho khách hàng mới mà chỉ bán cho những đối tác đã quen và duy trì từ trước nên việc mua được lợn thịt của CP hiện nay theo chia sẻ của thương lái không hề đơn giản.
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Giám đốc Công ty CP Phát triển Chăn nuôi Hòa Phát, cho biết, sau khi bán giá 33.000 – 34.000 đồng/kg mấy ngày trước, theo biến động chung của thị trường, ngày 6/6 Hòa Phát mở trại với giá 37.000 đồng/kg, cao hơn CP 1 giá và thấp hơn Dabaco 1 giá.
Theo bà Vân, hiện mỗi tuần Hòa Phát bán ra thị trường ổn định khoảng 2.500 lợn thịt với trọng lượng xung quanh 1 tạ/con.
Ông Nguyễn Thế Chinh, Trưởng Ban Quản lý chợ đầu mối gia súc, gia cầm tỉnh Hà Nam xác nhận, vài ngày trở lại đây giá lợn hơi tăng mạnh do lợn trong dân đã hết sạch lợn.
Giá lợn hơi đang dao dịch tại Chợ đầu mối gia súc, gia cầm tỉnh Hà Nam xung quanh 36.000 – 38.000 đồng/kg, song theo ông Chính chiếm tới 90% là lợn trại của các doanh nghiệp CP, Dabaco, Hòa Phát, chỉ thi thoảng mới có một vài con lợn của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Bình quân mỗi ngày tại chợ đầu mối này trung chuyển khoảng 350 – 400 đầu lợn, giảm tới 50% so với lúc đỉnh điểm.Theo số liệu thống kê công bố của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), tính đến ngày 3/6, dịch tả lợn Phi Châu đã và đang xảy ra tại 55 tỉnh, thành phố với tổng số heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con, trọng lượng gần 130.000 tấn, thiệt hại ước tính đã lên tới khoảng 3.600 tỷ đồng.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, thời gian tới khi tâm lý người chăn ổn định trở lại, việc bán chạy bán tháo giảm dần cộng nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng lên, giá lợn tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng.
Hotline:0924.860.680

15/10/2021

Đàn lợn nhìn thích thật bà con ạ!!!!
Hotline:0924.860.680

Trang chuyên cung cấp những kiến thức chăn nuôi thú y miễn phí phí cho bà con chăn

15/10/2021

1. Chuẩn bị ao, thả giống:
• Ao cá/tôm trong mùa lạnh cần được chọn ở nơi khuất gió là tốt nhất, bờ ao chắc chắn và có thể giữ mực nước ổn định cao >2m nhằm tránh cho nhiệt độ nước thay đổi nhanh, liên tục làm ảnh hưởng đến sức khoe tôm cá. Ở một số khu vực đón gió mùa Đông Bắc liên tục, có thể làm đáy ao phía Đông Bắc sâu hơn và cần che bạt tránh gió trên bờ ao. Khi gió lạnh về, khu vực bờ này sẽ ấm hơn và cá sẽ tập trung nhiều hơn.
• Chỉ thả giống khi nhiệt độ thực sự ổn định, không thả khi đang mùa gió lạnh tràn về. Nhiệt độ nước tôm cá cần được trại giống thuần cho đúng nhiệt độ môi trường trước khi thả. Nếu sau khi thả giống lại gặp những cơn mưa bất thường, ngay lập tức dùng vôi bột rải đều trên khắp bờ, mặt ao với lượng 2kg/100m2 để khắc phục tình trạng pH giảm đột ngột làm tăng độc tính của khí H2S, ảnh hưởng đến sức khoe cá/tôm nuôi
2. Quản lý các yếu tố môi trường
• Giữ mực nước sâu >2m để ổn định nhiệt độ môi trường, hạn chế các hoạt động dễ gây shock cá như: kéo lưới sang cá, chài kiểm tra … Che chắn ao bằng bạt, lưới kín để chắn gió. Trên mặt nước ao, bè có thể thả một ít bèo dâu để làm giảm mặt tiếp xúc với không khí, từ đó hạn chế được sự chênh lệch nhiệt độ.
• Tạo nơi trú ẩn (nếu nhiệt độ quá lạnh) tôm, cá, có thể dùng chà cây ở một vùng nhỏ nào đó trong ao. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng cây, chà làm nhà cho tôm cá phải được sát trùng và phơi thật kỹ
• Định kỳ dùng vôi bột hay một số thuốc sát trùng như đồng sulfat; thuốc tím, muối, BKC, … theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh. Đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi, tôm cá sẽ di chuyển xuống đáy ao. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý môi trường đáy ao vì nơi đây chính là nơi tích tụ các mùn bã hữu cơ, khí độc, nấm và vi khuẩn có hại. Có thể tăng cường sục khí để cung cấp đầy đủ oxy cho các tầng nước, hạn chế tình trạng stress cho tôm, cá.
• Với ao tôm, có thể bơm nước từ đáy ao lắng qua để có thể cung cấp thêm nước sạch có nhiệt độ ổn định.
• Trong một số trường hợp, có thể gây màu nước để giúp hấp thu tối đa năng lượng mặt trời.
• Với các hệ thống nuôi bể; nuôi trong nhà kín, có thể sử dụng một số hệ thống nâng nhiệt để giữ nhiệt độ ổn định khi trời lạnh.
Hotline:0924.860.680

Trang chuyên cung cấp những kiến thức chăn nuôi thú y miễn phí phí cho bà con chăn

mô hình chăn nuôi độc đáoNuôi lợn trên nhà cao tầngVới diện tích 2,18 ha, hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi Hoàng Long, xã Tân ...
15/10/2021

mô hình chăn nuôi độc đáo
Nuôi lợn trên nhà cao tầng
Với diện tích 2,18 ha, hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi Hoàng Long, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tận dụng triệt để để nuôi lợn bằng cách xây chuồng lợn cao tầng bao gồm 1 dãy chuồng 3 tầng và 2 dãy chuồng 2 tầng để nuôi 100 con lợn thương phẩm và khoảng 1.000 lợn giống. Để chủ động trong sản xuất, HTX tiến hành chăn nuôi theo chuỗi, tự chủ con giống và sử dụng thức ăn tự chế. Trong quá trình sản xuất, HTX cũng nâng cao ý thức thực hiện an toàn sinh học.
Hệ thống khử trùng và nơi thay đồ bảo hộ được bố trí ngay tại cổng tòa nhà cao tầng của lợn. Bên trong tòa nhà là các tầng chuyên dụng, riêng biệt gồm tầng úm lợn, tầng sản xuất thức ăn, tầng nuôi thương phẩm. Để khắc phục khó khăn trong việc vận chuyển cũng như giảm bớt nhân công, HTX Hoàng Long đã bố trí lắp đặt hệ thống thang máy hiện đại để đưa lợn giống lên và chuyển lợn thương phẩm xuống dễ dàng.
Hotline:0924.860.680

Tại Sao Các Giống Gà Địa Phương Ở Việt Nam Được Người Tiêu Dùng Ưa Chuộng?Từ trước đến nay, Việt Nam luôn được biết đến ...
15/10/2021

Tại Sao Các Giống Gà Địa Phương Ở Việt Nam Được Người Tiêu Dùng Ưa Chuộng?
Từ trước đến nay, Việt Nam luôn được biết đến là thiên đường món ngon và đa dạng. Bởi vì lẽ đó nên chỉ riêng các giống gia cầm địa phương thôi cũng đã có hơn 150 loại. Mỗi giống trong đó lại mang những đặc tính khác nhau.
Trong khi những quốc gia khác trên thế giới có xu hướng chuộng ăn thịt gà trắng thì tại Việt Nam những giống gà như gà Tam Hoàng, gà ta địa phương lại được ưa chuộng hơn hẳn.
Mặc dù giá thành cao hơn và thời gian xuất chuồng cũng lâu hơn tuy nhiên tại các nhà hàng, siêu thị, đó vẫn là mặt hàng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Cá nhân tôi cũng thấy khá bất ngờ khi người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng trả thêm tiền để mua được thịt ngon trong khi người tiêu dùng châu Âu thì lại không như vậy. Ở Hà Lan, trong vài năm gần đây, người tiêu dùng vẫn chuộng thịt ức phi-lê từ gà trắng
Điều gì đã làm nên vị ngon?
Trong khi gà trắng nuôi khoảng 31 ngày, đạt trọng lượng 2kg thì gà Tam Hoàng nuôi trong 55 ngày đạt 1,8kg, còn gà ta tốn tận 100 ngày nuôi mà chỉ có 1,9kg. Theo đó tăng trọng bình quân trên ngày lần lượt là 65, 35 và 20. Chính vì thời gian nuôi lâu hơn dẫn tới thịt ngon, đậm đà và dai hơn. Giá bán của người chăn nuôi tính trên 1kg thịt vào khoảng 60.000 đồng/kg đối với gà ta, 40.000 đồng/kg đối với gà Tam Hoàng và 25.000 đồng/kg đối với gà trắng. Từ đó có thể thấy người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao để đổi lại có thể sử dụng loại thịt gà ngon.
Điều này có thể được xem là lợi thế cạnh tranh quốc tế của những giống gà thịt địa phương Việt Nam. Thậm chí ngay cả ở châu Âu, yếu tố này cũng đang dần được xem trọng. Ở Hà Lan, De Heus đang dẫn đầu trong lĩnh vực tạm gọi là giống gà-phát-triển-chậm (tăng khoảng 50 gram mỗi ngày). Mặc dù lý do chính để bắt đầu phát triển theo hướng này là phúc lợi của gia cầm, tuy nhiên mục đích cuối cùng vẫn là thịt gà có hương vị thơm ngon, dai đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài vị ngon, yếu tố an toàn và vệ sinh thực phẩm cũng được khách hàng quan tâm
Để tiếp tục phát huy những lợi thế của các giống gà địa phương ở Việt Nam, De Heus vẫn đang nghiên cứu để tìm ra các chương trình cho ăn hiệu quả nhất về chi phí cho tất cả các loại gà thịt. Theo tôi, người chăn nuôi cũng nên quan tâm nhiều hơn đến những mong muốn khác của người tiêu dùng như thực phẩm sạch và an toàn với lượng kháng sinh tối thiểu.
Từ phía De Heus, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc sản xuất thủ công gà thịt tại địa phương. Chúng tôi cung cấp đến người chăn nuôi những loại thức ăn cho gà thịt được cân đối về hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất, đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi và đem lại chất lượng tối ưu. Bên cạnh việc cung cấp thức ăn chăn nuôi, De Heus còn kết hợp những giải pháp chăn nuôi và quản lí hiệu quả, hỗ trợ người chăn nuôi đạt được hiệu quả kinh tế tối đa cho trang trại mình.
Hotline:0924.860.680

15/10/2021

Address


Telephone

+84924860680

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Bí Quyết Làm Giàu Của Nhà Nông 0924.860.680 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share