Tăng trưởng vật nuôi - Goldmix

  • Home
  • Tăng trưởng vật nuôi - Goldmix

Tăng trưởng vật nuôi - Goldmix Cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng với 3 tiêu ch?

CÓ CHẮC BẠN ĐÃ CHO GÀ ĂN CHÍNH XÁC* Đối với giai đoạn gà con:- Giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi:Dùng thức ăn gà con chủng l...
11/10/2021

CÓ CHẮC BẠN ĐÃ CHO GÀ ĂN CHÍNH XÁC
* Đối với giai đoạn gà con:
- Giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi:
Dùng thức ăn gà con chủng loại 1 – 21 ngày (có bán tại các cửa hàng thức ăn gia súc).Vì gà con ăn rất ít nhưng ăn nhiều lần nên bà con cần rải mỏng và đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, lặp lại việc cho ăn từ 3 – 4 giờ/lần.
Lưu ý khi cho ăn lần tiếp theo, bà con cần dùng xẻng cạo sạch lượng thức ăn thừa có trên khay ăn để đảm bảo vệ sinh cho đàn gà.
Dùng máng uống chứa nước cho gà uống, trong giai đoạn 2 tuần đầu bà con dùng máng cỡ 1,5-2,0 lít, ở các tuần sau thì có thể dùng dùng máng cỡ 4,0 lít.
Máng uống phải kê cao hơn mặt nền chuồng từ 1 – 3cm, nên đặt xen kẽ với khay ăn, rửa sạch hàng ngày và thay nước từ 2 – 3 lần / ngày.
- Giai đoạn từ 21 – 42 ngày tuổi
Dùng thức ăn gà dò chủng loại 21 – 42 ngày (có bán tại các cửa hàng thức ăn gia súc), hoặc phối trộn them các loại thức ăn như lúa, gạo và rau trong thức ăn để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà.
Trong giai đoạn gà gò, máng ăn sử dụng là loại máng trung P30, nếu gà lớn dần có thể thay thế bằng máng đại P50.Máng ăn được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà.
Mật độ máng ăn khoảng từ 30 – 40 con/máng.
Cho gà ăn khoảng 3 – 4 lần/ngày.
Đối với máng uống trong giai đoạn này nên dùng loại từ 4 – 8 lít, để máng uống cao hơn mặt nền từ 4 – 5 cm.
Máng uống đặt với số lượng 100 con/máng.
Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y.
* Đối với giai đoạn gà thịt
Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất, bà con cần lưu ý những điểm sau:
Lượng thức ăn tăng gấp đôi so với trước đó, bổ sung chất đạm và nhiều loại rau xanh cho gà chắc xương, nặng ký.
Lượng nước trong giai đoạn này cũng tăng cao, luôn luôn đảm bảo máng uống có nước đầy đủ.Lượng nước uống hàng ngày của gà có thể khác nhau tùy theo mùa, cần theo dõi nhiệt độ môi trường để chống nóng cho gà, bổ sung nước để gà không chị chậm lớn.

Hiệu quả mô hình nuôi bò nhốt vỗ béo ở Lữ đoàn Bộ binh 82Bò là loài vật dễ nuôi và chăm sóc, chi phí thức ăn thấp và ít ...
11/10/2021

Hiệu quả mô hình nuôi bò nhốt vỗ béo ở Lữ đoàn Bộ binh 82
Bò là loài vật dễ nuôi và chăm sóc, chi phí thức ăn thấp và ít rủi ro nên được nhiều đơn vị tổ chức nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thịt bò cho bữa ăn bộ đội. Tuy nhiên, trước đây, do chủ yếu nuôi theo phương pháp truyền thống nên bò chậm lớn, trọng lượng thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2015 đến nay, được sự chỉ đạo của Phòng Quân nhu (Cục Hậu cần Quân khu 2), Lữ đoàn bộ binh 82 thực hiện thí điểm nuôi 20 con bò lai Úc theo phương pháp nuôi nhốt vỗ béo. Kết quả cho thấy, đây là cách làm hay, đem lại hiệu quả cao…
Tận dụng hệ thống chuồng trại có sẵn, Lữ đoàn cho tu bổ, củng cố, bảo đảm cao ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Diện tích chuồng nuôi bình quân đạt 5 m2/con. Nền chuồng được láng xi-măng có độ dốc 2-3% để nước không bị ứ đọng. Dọc theo hành lang chuồng được bố trí hệ thống máng ăn, máng uống. Xung quanh chuồng, Lữ đoàn cho trồng nhiều cây xanh để chống nóng cho bò trong mùa hè…

Những người nuôi heo ở Ireland đã làm rất tốt điều này, năm 2003 trung bình 1 heo nái đẻ 21.6 heo con/năm, thì 10 năm sa...
11/10/2021

Những người nuôi heo ở Ireland đã làm rất tốt điều này, năm 2003 trung bình 1 heo nái đẻ 21.6 heo con/năm, thì 10 năm sau, đã tăng lên thành 24.5 heo con/năm.
Tuy nhiên, số lượng heo con trong 1 lứa tăng lên, thì trọng lượng lúc chào đời của chúng cũng giảm xuống và sức khỏe cũng thua kém đi, dẫn tới tỉ lệ chết sơ sinh cao.
Các số liệu nghiên cứu cho thấy, nếu heo con chào đời với trọng lượng 2kg trở lên, thì hầu như đều sống sót với tỉ lệ 97%, còn heo con chỉ nặng khoảng 800g thì tỉ lệ sống sót chỉ là 32% – tức là 3 con thì chỉ sống được 1.
Chính vì thế, việc chăm sóc nái mang bầu để số heo con sinh ra vừa có tỉ lệ sống sót cao là một điều quan trọng.
Lứa đẻ càng nhiều con thì tỷ lệ heo con có trọng lượng thấp trong ổ càng tăng cao.
Điều này cho thấy nếu người chăn nuôi muốn tăng hiểu quả sản xuất của nái bằng cách tăng số con/nái/năm thì họ cần chuẩn bị cho mình kỹ năng và giải pháp để chăm sóc những lứa đẻ với số lượng heo con có trọng lượng thấp tăng lên.
Sau đây là một số điều cần lưu ý trong quy trình chăm sóc nái để giảm tỉ lệ heo con ốm yếu và heo con chết trên mỗi lứa đẻ:
1/ Chế độ ăn của nái mang bầu
Vào giai đoạn gần đẻ, khẩu phần nái bầu nên được bổ sung chất béo, kể cả khi nái cho con bú cũng nên duy trì chế độ này.
Vì như vậy, vừa làm cho nái có nhiều sữa, mà hàm lượng chất béo trong sữa và sữa đầu cũng tăng lên.
Khi đó, tỉ lệ sống sót của heo con sẽ tăng thêm 17% mặc dù trọng lượng của chúng có thể ở mức 1kg trở xuống.
2/ Không để heo con ra đời cách nhau quá 30 phút
Khi nái đẻ mà ngưng quá 30 phút, nên tiêm oxytocin (liều lượng không vượt quá 0.5ml).
Và cần cho heo con bú ngay sữa non hoặc 1 sản phẩm thay thế mà có khả năng cung cấp dưỡng chất, năng lượng, vitamin nhằm tăng cường khả năng sống sót của heo con.
3/ Kích thích đẻ
Có thể tiêm prostaglandin hoặc 1 chất tương tự để kích thích nái đẻ. Chất này sẽ phát huy tác dụng sau khi chích khoảng 27 tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên việc kích thích đẻ bằng phương pháp này có thể gây ra hiện tượng đẻ non, và giảm chất lượng sữa non.
4/ Nhiệt độ
Trời quá nóng sẽ khiến heo mẹ ăn ít đi, làm giảm khả năng tiết sữa và sữa đầu cho heo con.
Ngược lại, trời quá lạnh thì heo con vừa bị hạ thân nhiệt, vừa dễ bị đau bụng tiêu chảy và đồng thời giảm khả năng bú sữa, vì thế heo con dễ bị chết vì đói.
Đối với heo từ 2 ngày tuổi trở đi, nhiệt độ nhà đẻ nên ở mức 20oC.
5/ Sữa đầu
Heo con cần bú sữa đầu trong vòng 6 – 12 tiếng sau khi lọt lòng mẹ.
Trong khoảng thời gian 6-12 tiếng này, heo con cần hấp thu các yếu tố miễn dịch (kháng thể, các chất kháng khuẩn, cytokine, bạch cầu…) được tiết ra từ mẹ và cung cấp qua sữa đầu.
Số heo con trong 1 lứa không nên vượt quá số núm vú của heo mẹ. Và với nái đẻ lứa đầu, thì nên giới hạn ớ mức 10 heo con trở xuống.
Thức ăn tập ăn cho heo con nên được cung cấp trong khay và đặt trong chuồng nái đẻ cho heo con tập ăn từ ngày tuổi thứ 10 – 14 trở đi.
6/ Ghép đàn heo con sơ sinh
Ghép đàn heo con sơ sinh nếu cần thì nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau sinh.
Nên ghép những heo con có trọng lượng tương đồng vào cùng một ổ.
Ổn định việc ghép đàn nội trong 24 giờ đầu tiên sau sinh sẽ giúp heo con dễ dàng có trọng lượng đồng đều khi cai sữa.
7/ Hiện tượng mẹ đè
Heo con thường không rời heo mẹ nửa bước trong 3 ngày đầu đời, việc này dẫn đến nguy cơ heo con bị mẹ đè chết. Vì thế trước khi cho nái mẹ ăn, bạn nên quây heo con lại 1 chỗ. Khi nái mẹ ăn xong thì nên thả heo con về với mẹ, và không nên nhốt chúng quá 1 tiếng đồng hồ.
* Những lưu ý khác
Trong vòng 30 ngày cuối thai kỳ, heo con phát triển tới 60% hình hài cơ thể, giai đoạn trước đó chỉ hoàn thiện được 40%.
Khi nái mẹ chuẩn bị đẻ, nên điều chỉnh nhiệt độ khu vực sinh nở ở mức 24 độ C.
Quãng thời gian con heo đầu tiên chui ra khỏi bụng mẹ cho đến con cuối cùng không nên dài hơn 5 tiếng đồng hồ. Từ 6 tiếng trở lên thì nguy cơ chết lưu sẽ tăng lên gấp đôi.
Sau chết lưu, thì nguyên nhân thứ hai phổ biến nhất gây hao hụt heo con chính là do mẹ đè
Nếu chăm sóc chu đáo, có thể giảm 50% tỉ lệ chết lưu và giảm 18% tỉ lệ heo con chết trước cai sữa.Tuy nhiên nếu tác động vào nái mẹ quá nhiều, sẽ kéo dài thời gian đẻ và cũng làm tăng tỉ lệ chết trước cai sữa.Tác động nái mẹ quá nhiều có thể kể đến như tiêm oxytoxin, tiêm progtaglandin, tiêm estrogen kích lên giống…
Kinh nghiệm nuôi heo nái mắn đẻ và khỏe mạnh
Vì vậy, ngày nay các nước tân tiến đang dần chuyển đổi sang sử dụng những sản phẩm mang tính bền vững và tự nhiên hơn.
Điển hình như các sản phẩm viên thuốc nhỏ, cho nái nhai trực tiếp có chức năng cung cấp dinh dưỡng để cải thiện thể trạng nái.
Việc ghép đàn heo con sơ sinh có thể giúp giảm tỷ lệ chết trước cai sữa đến 40%.
Khả năng hấp thu kháng thể trong sữa đầu giảm rất nhanh, chỉ còn lại khoảng 50% so với lúc mới vừa sinh ra.

7 Giống Gà Thịt Cho Giá Trị Kinh Tế Cao Nhất Hiện Nay Trên Thị Trường Chăn Nuôi Việt NamGà ri – Giống gà thịt rất được t...
11/10/2021

7 Giống Gà Thịt Cho Giá Trị Kinh Tế Cao Nhất Hiện Nay Trên Thị Trường Chăn Nuôi Việt Nam
Gà ri – Giống gà thịt rất được thị trường ưa chuộng do thịt thơm ngon và dai
Gà ri là giống gà phân bố chủ yếu tại khu vực Miền Bắc, Miền Trung Việt Nam. Gà ri có vóc dáng nhỏ, màu lông vàng, nâu, vàng rơm, nâu đất lúc còn nhỏ. Khi gà trưởng thành có màu lông đỏ thẫm, đầu và cánh có màu ánh xanh. Với đặc tính chịu được với điều kiện khắc nghiệt, nghèo dinh dưỡng ở Miền Bắc và Miền Trung, sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt, gà ri thích hợp nuôi chăn thả tự do, vừa để lấy thịt vừa để lấy trứng.
Thời gian gà ri đạt trọng lượng thịt khoảng 3 – 4 tháng, gà mái: 1,6 – 1,8 kg; gà trống: 1,8 – 2,2 kg. Thịt gà rất ngon ngọt, thịt thơm ngon, dai, xương nhỏ. Trung bình, tổng thức ăn tiêu thụ cho 1 kg tăng trọng là 2,6 – 2,8 kg.
Gà mái ri 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu sinh sản. Sản lượng trứng bình thường, trung bình 100 – 120 trứng/ năm, nhưng cho trứng có phẩm chất cao, trứng nặng 40 – 45g, vỏ màu trắng.
Giá gà ri bán trên thị trường: 140.000 – 170.000/kg.
Giá trứng gà ri bán trên thị trường: 2.500 – 3.000/trứng
Gà Hồ - Giống gà thịt cho lợi ích kinh tế cao, rất được thị trường ưa chuộng.
Gà Hồ là dòng gà quý, được nuôi chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Gà Hồ trống có dáng to, dài, trọng lượng vào khoảng 5-6kg. Mào gà to có màu đỏ hoặc màu hồng như màu hoa mẫu đơn. Chân gà Hồ thường to, tròn. Gà Hồ mái thường có 3 màu lông: đất thó (trắng, xanh), vỏ quả nhãn chín và màu sẻ (giống lông chim sẻ). Trọng lượng của gà mái tối đa từ 3 – 4 kg. Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 5 – 6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40 – 50 trứng /năm.
Do vậy Gà Hồ được nuôi để lấy thịt là chính, đặc tính giống to khỏe, thịt chắc, gà hồ được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 – 6 tháng.
Giá gà Hồ bán trên thị trường : 350.000-500.000 / 1kg, có nơi giá lên tới 2.000.000 VNĐ vào dịp gần cuối năm, lễ tết.
Giá gà Hồ mới nở: 130,000 – 160,000/con
Gía gà Hồ giống từ 1 tuần tuổi – 2 tháng: 230,000 – 800,000/con
Gà Tàu Vàng – giống gà thịt được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi.
Gà Tàu Vàng có xuất xứ từ trung quốc, du nhập vào việt nam từ lâu, trải qua nhiều quá trình lai tạo cho ra gà tàu vàng hay còn gọi là gà ta bản địa việt nam. Chúng được nuôi thuần hóa sống chủ yếu phía Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phần lớn chúng có lông màu vàng rơm, vàng sẫm, có đốm đen ở cổ, cánh và đuôi, chân có lông màu đen ở bàn, có khi ở cả ngón, gà mẹ có loại trụi đuôi hoặc cũng có loại đuôi dài. Chân màu vàng, da vàng, thịt trắng, mào phần lớn là mào đơn và ít mào nụ.
Gà tàu vàng có trọng lượng lớn, từ 3–4 kg/con. Trọng lượng trưởng thành con mái nặng 1,8 – 2 kg/con, con trống nặng 2,5 – 3 kg/con. Sản lượng trứng 70 - 90 quả/mái/năm, nặng 45 - 50 g/quả. Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi 85%, tỷ lệ ấp nở 88%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi là 95%
Trong chăn nuôi gà thịtgiống Tàu vàng, người nông dân có thể tận dụng được nguồn thức ăn phong phú sẵn có của địa phương, giảm chi phí đầu tư, ít tốn công chăm sóc, ít dịch bệnh, chất lượng thịt thành phẩm tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, nuôi khoảng 4 tháng có thể xuất bán, bán được giá cao (khoảng 65.000 đồng/kg) nên gà tàu vàng mang lại giá trị kinh tế cao cho các trang trại và hộ nuôi nhỏ lẻ.
Gà Đông Tảo – giống gà thịt đem lại lợi ích kinh tế rất cao, trở thành phong trào trên thị trường chăn nuôi
Gà đông tảo là giống gà quý hiếm ở Việt Nam, được nuôi chủ yếu tại vùng xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ngày trước, gà Đông Tảo dùng để cúng tế, hội hè, tiến vua. Hiện nay, giống gà này đang được bảo tồn gen hiếm tại việt nam. Đặc điểm nổi bật của giống gà Đông Tảo là đôi chân thô, xấu xí, dáng hình to, bệ vệ, oai nghiêm, da đỏ, vững chắc.
Gà Đông Tảo trống có long màu mận hoặc màu mận tím pha đen, mào sun, đỏ tía, nhìn gọn và khỏe. Gà mái : màu vàng nõn chuối hoặc vàng nhạt, mã ngà trắng sữa, to bằng 1/3 gà trống. Trọng lượng gà trống trưởng thành có thể nặng tới 6kg, gà mái nặng khoảng 4kg.
Do đặc tính dễ nuôi, sức đề kháng tốt rất nhiều địa phương đang có phong trào nuôi gà Đông vì lợi ích kinh tế to lớn.
Giá gà Đông Tảo xuất tại vườn: 350.000-800.000 đồng/ con đồng tùy loại
Gà giống Đông Tảo có giá 100.000-120.000 đồng/con. Riêng những con gà trống có tướng đẹp, chân to, oai vệ có giá lên tới 5-6 triệu đồng/con.
Gà Kiến (Gà Bình Định) – giống gà thịt quý hiếm, chất lượng thịt ngon, dai, ngọt – đặc sản của vùng đất Bình Định
Gà Kiến có tên gọi khác là Gà Bình Định, là giống gà thịthiếm ở tỉnh miền Trung Việt Nam, đặc biệt nuôi chủ yếu tại Phú Yên, Bình Định. Vì đặc tính chậm lớn nên người dân bản địa đặt tên là gà kiến (nhỏ bé).
Gà trống có long màu đỏ tía, đuôi dài, cựa dài trông oai vệ. Gà mái có lông vàng nhạt. Gà Bình Định có trọng lượng tối đa là 3kg nuôi trong 3 năm. Trung bình vào khoảng : 1.7 – 2kg/ con là xuất chuồng
Gà Bình Định có sức đề kháng tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt của Miền Trung, ít dịch bệnh, nuôi dễ, giá thành ổn định. Tuy nhiên vì chậm lớn nên năng suất thấp, người ta lai giống gà tam hoàng với gà kiến ra giống thịt thơm ngon và xuất chuồng nhanh. Đây là giống gà quý hiếm cần được bảo tồn gen tại Việt Nam
Gà Bình Định được nuôi thả tự do ở các sườn đồi núi Phú Yên, Bình Định, ưa thích vận động, lấy côn trùng làm thức ăn, lấy nước uống từ đá ngầm nên gà cho chất lượng thịt ngon, dai, ngọt, xứng danh đặc sản gà thịtxứ Bình Định.
Giá gà Kiến trên thị trường giao động từ 70.000 – 100.000 VNĐ /kg
Giá Gà Kiến giống trên thị trường: 17.000 VNĐ (gà 5 ngày tuổi).
Gà Mía - gà "phá cựa" có thịt ngon, vị ngọt đậm, thơm, dai thịt, lại có cựa nên được thị trường ưa chuộng.
Gà Mía Sơn Tây là giống gà thịtđặc sản của làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội). Đây là giống gà được người xưa dùng làm lễ vật dâng thần thánh, tiến vua; có thời điểm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có quyết định quy định gà Mía là giống gà nằm trong danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm phải bảo tồn. Ở Sơn Tây, người ta còn gọi gà Mía là gà "phá cựa" vì giống gà này "nhú cựa" mạnh.
Gà Mía có khối lượng cơ thể khoảng 32g lúc mới sinh. Lúc trưởng thành gà trống nặng từ 3 đến khoảng 3.5kg còn với con mái sẽ khoảng 5kg. Tuổi của gà Mía đẻ khá muộn khoảng 7 đến 8 tháng với sản lượng trứng khoảng 50 đến 55 quả mỗi con 1 năm. Trứng của gà Mía sẽ nặng từ 50 đến khoảng 55g.
Gà Mía - gà "phá cựa" có sức đề kháng tốt, ít bệnh, ngoại hình đẹp; dễ phân biệt với giống gà khác bởi mình vuông, đùi to, chân có 3 hàng vẩy, da đỏ sắc long tía... Hiện gà Mía - gà "phá cựa" đang được huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) khuyến cáo mở rộng quy mô đàn nuôi.
Giá gà Mía trên thị trường: 110.000 đồng/ kg đến khoảng 130.000 đồng/ kg.
Giá gà Mía giống khoảng từ 10.000 đồng đến 12.000 đồng/ con.
Gà ác – giống gà thịt ngon nhất thị trường hiện nay, mang lợi ích kinh tế hiệu quả tới có thể giúp nhiều người nông dân trở thành triệu phú nuôi gà
Gà ác là giống gà có tầm vóc khá nhỏ, lông màu trắng, chân đen, có nguồn gốc từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Gà có mào cờ, mào con trống đỏ thẫm, mào con mái đỏ nhạt và nhỏ hơn.
Một đặc tính quý báu của gà Ác là chúng có thể thích nghi với mọi hình thức chăn nuôi khác nhau như chăn thả tự do, bán chăn thả và nuôi tập trung thâm canh… Gà Ác lại có khả năng chống chịu cao với bệnh tật và khả năng tận dụng thức ăn tốt, chính vì vậy người chăn nuôi ở mọi đối tượng đều có thể nuôi được giống gà này.
Xét về hiệu quả kinh tế cho thấy nếu chăn nuôi 100 gà mái đẻ với phương thức nuôi bán chăn thả sau khi trừ chi phí khấu hao chuồng trại, con giống, thức ăn, thuốc thú y, công chăn nuôi, trong một tháng người chăn nuôi có thể thu lãi từ việc bán gà con giống và trứng thương phẩm tối thiểu là 900.000 – 1 triệu đ/tháng. Nếu người dân không bán con giống mà bán gà thịt thì trong vòng 8 tuần tiếp theo người nông dân sẽ thu lãi từ việc bán gà thịt từ 2000-3000 đ/1 gà thịt, trong khí đó người dân cũng không cần sử dụng một diện tích quá rộng để chăn nuôi gà Ác. Chất lượng thành phẩm thịt gà ác rất cao, thịt gà ác chứa nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon đặc trưng, nên thường được sử dụng để làm thuốc hoặc chế biến thành các món ăn bồi bổ cho sức khỏe, giảm suy nhược cơ thể.
Được xếp vào một trong các loại gà có giá trị kinh tế cao, cùng với chất lượng thịt không cần bàn cãi, gà Ác xứng đáng nằm trong danh sách các giống gà thịt ngon nhất thị trường hiện nay.
Giá thịt gà ác trên thị trường: 200.000 đồng đến 300.000 đồng/ kg
Giá trứng gà Ác trên thị trường: 5.000 đồng đến 7.000 đồng/ quả.
Tham gia vào thị trường TĂCN Việt Nam từ năm 2008, đến nay, De Heus Việt Nam – trực thuộc Tập đoàn Hoàng Gia De Heus chuyên sản xuất các dòng thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, đã thực sự khẳng định được thương hiệu của mình đối với người chăn nuôi gia cầm trên toàn lãnh thổ Việt Nam, là đối tác chiến lược, cung ứng sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia cầm cho rất nhiều trang trại gà/vịt quy mô lớn trong khu vực. Sản phẩm Thức Ăn Chăn Nuôi De Heus là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng đồng thời phù hợp điều kiện khí hậu, môi trường chăn nuôi ở Việt Nam, đa dạng với nhiều dòng sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gà thịt,gà thịt cao sản, gà thịt nuôi thả vườn,… cho đàn độ đồng đều cao, chất lượng thịt dai và thơm ngon, màu sắc lông, mào, da chân rất đẹp và bộ lông đẹp.

6 kỹ thuật nuôi heo thịt nhà nông cần biết1. Chọn giống heo thịtMuốn nuôi heo thịt chất lượng cao và phát triển nhanh ch...
11/10/2021

6 kỹ thuật nuôi heo thịt nhà nông cần biết
1. Chọn giống heo thịt
Muốn nuôi heo thịt chất lượng cao và phát triển nhanh chóng thì bà con phải đảm bảo ngày từ việc chọn giống heo. Bà con nên chọn heo có các đặc điểm như: Thân dài, mông nở, bụng thon. Ngoài ra, địa chỉ mà bà con chọn mua giống nên là cơ sở có uy tín để đảm bảo nguồn giống chất lượng. Ngoài ra thì muốn đảm bảo heo khỏe mạnh thì ít nhất là bà con nên chọn những con heo thịt nhanh nhẹn.
kỹ thuật nuôi heo thịt
2. Làm chuồng nuôi heo thịt
Khi làm chuồng nuôi heo thì bà con cần phải đảm bảo là chuồng có các tiêu chí sau:
Chuồng phải cao ráo và để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người thì bà con nên xây dựng hệ thống chuồng cách xa khu vực người ở.
Khi chọn hướng để làm chuồng thì bà con nên chọn hướng để mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.
Chuồng nuôi heo thịt phải có hệ thống thoát nước thải và hệ thống nước rửa để tiện lợi cho việc vệ sinh chuồng.
Nền chuồng heo nên xây bằng bê tông để không bị đọng nước. Việc nuôi heo thịt cũng nên tận dụng để xây hệ thống bể khí Biogas. Như vậy sẽ tiết kiệm nhiên liệu đốt cháy khi nấu nướng.
3. Kỹ thuật nuôi heo thịt
Muốn thực hiện mô hình nuôi heo thịt thì bà con phải nắm rõ được kỹ thuật nuôi heo thịt cho đầy đủ. Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau mà bà con có chế độ chăm sóc cho phù hợp.
Heo thịt con từ 2-4 tháng tuổi
Đây là giai đoạn mà heo sẽ có trọng lượng từ 20-60kg. Trong giai đoạn này thì heo cần nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin. Thông thường thì giai đoạn phát triển này thì heo thịt sẽ ăn 3000 Kcal/ngày. Trong tất cả các khẩu phần ăn thì protein thô sẽ chiếm đến 20%.Vì thế, bà con cần cân nhắc để có được lượng thức ăn cho hợp lý.
4. Thực hiện phân đàn
Trong kỹ thuật nuôi heo thịt thì giai đoạn cần phân đàn cho heo cực kỳ quan trọng. Việc phân đàn không đơn giản như nhiều người nghĩ. Bởi muốn heo phát triển tốt thì bà con phải đảm bảo các yếu tố sau:
Việc phân lô không được để cho heo vì phân biệt đàn mà đánh nhau.
Heo thịt cùng một đàn phải có kích thước và khối lượng tương đương nhau.
Bà con cần phải tiến hành đánh dấu các con heo thịt để có thể có thể theo dõi sự phát triển của heo.
Khi phân đàn thì bà con cần chú ý mật độ phân bố heo thịt cho phù hợp. Thường thì với heo con thì sẽ phân bố 2 con/m2. Nếu heo từ 35kg trở lên thì bạn nên phân bố 1 con/m2.
kỹ thuật nuôi heo thịt
5. Thức ăn cho heo thịt
Ngoài chế độ ăn theo từng giai đoạn mà chúng tôi lưu ý trong cách nuôi heo thịt trên đây thì bà con cần phải chú ý đến việc phân bố số lượng máng ăn cho phù hợp để heo thịt không chen chúc hay giành nhau ăn. Điều này có thể khiến nhiều con heo bị đói do không dành ăn được với những con heo khác.
Khi cho heo thịt ăn thì bà con nên cho heo ăn thức ăn tinh trước rồi mới đến thức ăn thô. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng heo làm đổ thức ăn vương vãi hoặc lăn người vào máng ăn khiến lãng phí thức ăn thì bà con nên cho heo ăn thành nhiều lần. Tỉ lệ nước với thức ăn tiêu chuẩn là 1/1. Thức ăn khi nuôi heo thịt không nên quá loãng.
6. Phòng bệnh cho heo thịt
Để tránh heo thịt mắc phải các bệnh truyền nhiễm thì bà con ngoài việc vệ sinh thường xuyên chuồng heo và đảm bảo chuồng thông thoáng thì cần phải thực hiện tiêm phòng cho heo đúng thời điểm và đúng loại vacxin theo quy định. Điều này sẽ giúp heo thịt có sức đề kháng cao để phát triển được hiệu quả nhất.
Nếu bà con đang muốn thực hiện mô hình nuôi heo thịt thì bà con nên lưu ý 6 kỹ thuật nuôi heo thịt trên đây. Nó sẽ giúp cho việc nuôi heo thịt của bà con được dễ dàng hơn và hạn chế những rủi ro một cách hiệu quả nhất. Chúc bà con có được một mô hình kinh doanh hiệu quả!

Ảnh hưởng của vitamin D3 và phytase đến năng suất và chất lượng thịt heo25/06/2021Việc bổ sung riêng biệt phytase và 25-...
11/10/2021

Ảnh hưởng của vitamin D3 và phytase đến năng suất và chất lượng thịt heo
25/06/2021
Việc bổ sung riêng biệt phytase và 25-hydroxy vitamin D3 (25-OH-D3) đã được chứng minh là cải thiện khả năng giữ lại Ca và P, thông qua các cơ chế phân tử khác nhau, do đó làm tăng độ mềm của thịt heo. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về anh hưởng của sự kết hợp giữa 25-OH-D3 và phytase đối với chất lượng thịt heo.. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra hiệu quả của việc bổ sung cả phytase và 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn cho heo vỗ béo có hàm lượng P thấp đối với năng suất của heo, khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng và khoáng chất, sự khoáng hóa xương và chất lượng thịt heo.
Thí nghiệm thực hiện tổng cộng 120 con heo. Bao gồm: 60 con đực và 60 con cái, sau đó được phân bổ theo khối lượng cơ thể (BW) và giới tính vào một trong bốn nghiệm thức khẩu phần: khẩu phần cơ bản chứa hàm lượng P thấp (4,81g/kg) (T1); khẩu phần chứa hàm lượng P thấp + phytase (T2); khẩu phần chứa hàm lượng P + 25-OH-D3 (T3) và khẩu phần chứa hàm lượng P + phytase + 25-OH-D3 (T4). Lượng ăn vào trung bình hàng ngày (ADFI) được tính thông qua lượng thức ăn còn trong máng của mỗi nhóm, cho heo ăn tự do và ghi lại lượng ăn vào hàng ngày. Vào cuối giai đoạn 55 ngày (BW 108,4 ± 8,73kg), thì chuyển heo đi giết mổ. Thu thập mẫu máu và đo độ dày mỡ lưng và lượng thịt thăn.
Heo được bổ sung phytase có tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn so với heo được cho ăn khẩu phần không phytase. Khẩu phần bổ sung phytase có hệ số tiêu hóa biểu biến tổng (CATTD) của tro, phốt pho (P) và canxi (Ca) cao hơn so với khẩu phần không bổ sung phytase. Không có sự tương tác giữa phytase x 25-OH-D3 đối với các thông số về xương, nhưng có sự tương tác đáng kể giữa phytase và 25-OH-D3 về chỉ tiêu hao hụt do chế biến. Heo được cho ăn 25-OH-D3 chỉ tiêu hao hụt do chế biến cao hơn so với khẩu phần cơ bản; tuy nhiên, khi bổ sung kết hợp phytase và 25-OH-D3 không ảnh hưởng đến chỉ tiêu hao hụt do chế biến so với khẩu phần chỉ có phytase.

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịtHeo thịt ở nước ta thường nuôi tới 5 - 6 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 95 - 105 k...
11/10/2021

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Heo thịt ở nước ta thường nuôi tới 5 - 6 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 95 - 105 kg. Ở mức thể trọng này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu hướng tích lũy nhiều mỡ, nếu tiếp tục nuôi thường không có lợi…
Người chăn nuôi luôn mong muốn heo lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn ít và heo có phẩm chất thịt tốt. Nên với những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ góp phần giúp nhà chăn nuôi đạt được các mục tiêu ở trên.
1. Dinh dưỡng
Thời gian nuôi heo thịt thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau.
a. Giai đoạn 1
Heo thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 - 60 kg. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân. Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng ure gây hại cho môi trường, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Người chăn nuôi nên cho heo ăn theo khẩu phần có 17 - 18% protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3100 - 3250 Kcal.
b. Giai đoạn 2
Heo thịt được nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 - 105 kg. Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên heo sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn. Dư dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng chất sẽ làm heo trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng. Giai đoạn này nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn có khẩu phần có protein thô từ 14 - 16%, giá trị khẩu phần có từ 3000 - 3100 kcal.
Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao như Landrace, Hampshire hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên (xem thêm ở bài Kỹ Thuật Chọn Giống Heo). Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao, và cả hai giai đoạn nuôi đều phải cân đối thành phần các axít amin và axít béo không no mạch dài.
Phẩm chất thức ăn có quan hệ trực tiếp đến phẩm chất thịt heo khi giết mổ. Nếu khẩu phần chứa nhiều chất béo xấu thì sẽ cho quầy thịt có mỡ bệu, dễ bị hóa lỏng và ôi dầu khi tồn trữ lạnh lâu (chất béo của bột cá xấu sẽ tạo mùi tanh cho thịt và ít người ưa chuộng).
2. Kỹ thuật cho ăn
a. Số lượng thức ăn
Theo như phần trình bày về Dinh Dưỡng ở trên thì cơ thể heo phát triển theo 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu cơ thể heo sẽ phát triển số lượng tế bào cơ và giai đoạn còn lại sẽ phát triển kích thước tế bào. Do đó, ở giai đoạn đầu ta cần cho heo thịt ăn với số lượng tự do theo nhu cầu để giúp heo tăng tối đa số lượng tế bào và ở giai đoạn sau cho heo ăn theo định mức để hạn chế quá trình hình thành tế bào mỡ. Như vậy sẽ giúp giảm chi phí cho đàn heo thịt và tăng tỉ lệ nạc.
b. Cách cho ăn
Nên bố trí máng ăn đủ cho số heo trong đàn để hạn chế mức ăn không đồng đều và nên cho ăn nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tập cho heo có phản xạ ăn theo giờ để tăng khả năng tiêu hóa. Trong khi cho ăn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào của từng con trong chuồng. Ngoài ra, cần chú ý đến chất lượng thức ăn phải đủ dưỡng chất và không bị nhiễm độc tố nấm mốc.
Nước uống: nước uống cho heo cần phải sạch và đầy đủ.
3. Kỹ thuật chăm sóc
a. Phân lô, phân đàn
- Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.
- Mật độ nuôi thích hợp như sau: từ 10 - 35 kg có 0,4 - 0,5 m2/con, từ 35 - 100 kg có 0,8 m2/con.
* Lưu ý: Nên nuôi tách riêng heo thịt đực và cái vì giới tính có liên quan đến mức tăng trọng của heo, nhất là từ giai đoạn heo đạt khoảng 50 kg trở lên. Một số đặc điểm khác nhau cơ bản về dinh dưỡng giữa heo đực và heo cái như là: Khả năng tăng trưởng cơ của heo đực cao hơn heo cái; heo đực cần nhiều protein và acid amin hơn heo cái vào giai đoạn 50 – 90 kg; heo cái được cho ăn tự do đến 40 – 45 kg còn heo đực thì có thể ăn tự do cho tới 55 – 60 kg và sau đó đều được nuôi tách riêng cho ăn với mức năng lượng hạn chế khác nhau. Mặt khác khẩu phần của heo đực cần nhiều lysine hơn heo cái.
b. Chuồng trại và vệ sinh
- Việc quản lý đàn heo thông qua thiết kế chuồng trại phù hợp, mật độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi, các stress nhiệt và chất lượng không khí... cũng rất quan trọng.
- Chuồng trại phải thoáng mát, có sự lưu chuyển không khí với vận tốc gió trung bình từ 0,5 – 1m/giây. Nếu thông gió bằng quạt hút cần điều chỉnh vận tốc cho phù hợp với từng mùa, tránh sự ngột ngạt, và nên đề phòng sự cố mất điện, quạt không chạy dẫn đến đàn heo bị chết do ngộp.
- Nền chuồng luôn khô ráo, có độ dốc thoát nước tốt, tránh trơn trợt hoặc gồ ghề, hạn chế chất thải trong khu vực nuôi.
- Trục dọc của dãy chuồng nên chạy theo hướng đông bắc tây nam để tránh các hướng nắng bất lợi, hướng mưa tạt gió lùa. Nên thiết kế chuồng có chổ phơi nắng khoảng 2/3 diện tích chổ nằm kể trên. Sân nắng ngoài việc cung cấp vitamin D cho heo, còn có tác dụng sưởi ấm và sát trùng bằng tia tử ngoại.
- Quanh chuồng nên trồng cây che mát, tuy tốt vào ban ngày, nhưng về đêm nếu không khí ngưng đọng, không có gió, cây hô hấp thải CO2 cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự tăng trưởng của heo nuôi.
- Khuynh hướng gần đây của các trại nuôi heo cao sản thì chỉ tắm heo trong những trường hợp thật cần thiết vì việc tắm heo sẽ làm cho heo tăng độ dày của lớp mỡ lưng (đây là phản ứng của heo để chống lại nước lạnh). Như vậy heo sẽ mất nhiều năng lượng hơn và chất lượng của quầy thịt không đạt theo yêu cầu về tỉ lệ nạc. Mặt khác, tắm heo cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những heo yếu trong đàn dễ nhiễm bệnh.
- Nên tổ chức vệ sinh và sát trùng chuống trại tốt trong suốt quá trình nuôi.
c. Phòng bệnh
- Tiêm phòng: Nên tiêm phòng cho heo lúc 8 – 12 tuần tuổi (giai đoạn trước khi heo đưa vào nuôi thịt). Tiêm các loại vacine thông thường (Dịch tả, FMD), riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung.
- Tẩy giun sán: Trước khi đưa heo vào nuôi thịt nên tiến hành tẩy các loại giun sán

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò thịt1. Giống:Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sin...
11/10/2021

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò thịt
1. Giống:
Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau:
Con lai của bò Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai của bò Hereford và ngược lại, tổ chức mỡ của thịt bò Charolaise thấp hơn thịt bò Hereford.
Bò vàng Việt Nam có tỷ lệ thịt xẻ là 42%, tỷ lệ thịt tinh là 31%, trong khi đó bò thịt Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ 60%, tỷ lệ thịt tinh là 45%.
Hiện nay trên thế giới nhiều giống bò có tỷ lệ thịt xẻ tới 70%, tỷ lệ thịt tinh trên 50%, giá trị dinh dưỡng thịt rất cao và rất thơm, ngon.
Ngoài các giống bò chuyên thịt, ở các cơ sở chăn nuôi bò sữa, người ta cũng chọn lọc những bê đực khỏe mạnh đưa vào nuôi dưỡng với một chế độ thích hợp để vỗ béo và giết mổ.
Đây cũng là những nguồn cung cấp sản phẩm thịt bò chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng thịt bò.
2. Tuổi:
Trong quy trình vỗ béo và giết mổ, hiện nay người ta thường nuôi bò từ 16 – 24 tháng tuổi với quy trình công nghệ cao để giết mổ.
Tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau: Bê và bò tơ cho thịt màu nhạt, ít mỡ, thịt mềm và thơm ngon hơn.
Bò lớn tuổi cho thịt màu đỏ, đậm, nhiều mỡ, thịt dai hơn và tất nhiên là không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Tỷ lệ các cơ quan nội tạng sẽ giảm theo tuổi và ngược lại độ béo sẽ tăng dần lên.
3. Giới tính:
Thường thì bò cái thớ thịt nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít hơn, thịt vị đậm hơn, vỗ béo nhanh hơn.
Ngược lại bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi vì bò cái có cơ quan sinh dục phát triển hơn bò đực.
Trong quy trình vỗ béo người ta có thể thiến bò đực lúc 7 – 12 tháng tuổi để vỗ béo, nếu bò thiến sớm để vỗ béo thì thịt bò sẽ mềm hơn và béo nhanh hơn.
4. Khối lượng lúc giết mổ:
Khối lượng bò đưa vào giết mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Giống, khả năng tăng trọng, thời điểm tích lũy nạc lớn nhất, chế độ nuôi dưỡng, hệ số tiêu tốn thức ăn, thị trường và giá cả…
5. Dinh dưỡng và phương thức vỗ béo:
Kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò thịt hiện nay là chọn lọc những bê khỏe mạnh của các giống cao sản chuyên thịt, đưa vào nuôi dưỡng với chế độ thâm canh cao để đạt được khối lượng giết mổ cao nhất ở giai đoạn bê sinh trưởng với cường độ cao nhất ( dưới 24 tháng tuổi ).
Các khẩu phần ăn khác nhau sẽ cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh khác nhau khi giết mổ.
Dù vỗ béo theo phương thức nào, vỗ béo sớm hay vỗ béo muộn, đối với bò thịt trước khi giết mổ bắt buộc phải có công đoạn vỗ béo.
Vỗ béo là dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng làm cho khối lượng con vật tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện.
Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào phương thức vỗ béo, thức ăn, giống, độ béo của bò.
Thời gian vỗ béo quá ngắn thì thịt sẽ nhiều nước, thời gian vỗ béo thích hợp thì chất lượng thịt sẽ cao hơn.
Khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò giàu đạm và nhiều sắt thì thịt bò sẽ đỏ đậm, khẩu phần thức ăn có nhiều bột bắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon và khẩu phần thức ăn có tỷ lệ các phụ phẩm công nghiệp thì thịt bò có thớ lớn và nhiều mỡ giắt ( mỡ giữa các lớp thịt ).
6. Điều cần chú ý khi nuôi bò thịt:
Trong và năm gần đây, ngành chăn nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý là việc khôi phục và phát triển đàn bò địa phương.
Ngoài ưu thế về chi phí thức ăn thấp, sử dụng thúc ăn không cạnh tranh với người, giải quyết công lao động nông nhàn.
Nghề nuôi bò còn có một ưu thế quan trọng là sản phẩm cuối cùng là bê và thịt có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả bảo đảm cho người chăn nuôi có lãi.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả đạt được cao nhất, người chăn nuôi cần biết những yếu tố cơ bản sau:
* Đặc điểm sinh lý
– Với bò đực : Tuổi bắt đầu phối giống từ 24 – 26 tháng tuổi và thời gian sử dụng phối giống tất nhất là từ 2 – 6 năm tuổi.
– Đối với bò cái : Tuổi thành thục sinh dục 18 – 24 tháng tuổi, chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày, thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày và thời gian động dục trở lại sau khi sinh con 60 – 70 ngày.
* Chọn giống
Chọn những con tốt, thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển như nhau giống hình trụ. Nên biết rõ nguồn góc và tính năng SX của đòi bố mẹ.
* Một số giống bò được nuôi phổ biến tại Việt Nam
– Giống bò nội : Bò vàng Việt Nam ( Bosindicus ) .
– Giống bò lai ngoại : Con lai Zêbu ( nhóm bò Zêbu gồm các giống: Redsindhi, Sahiwal, Brah-man đỏ, Brahman trắng, Ongole ).
* Chuồng trại
– Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi và các côn trùng khác xâm nhập ( trong chăn nuôi hộ gia đình ).
– Nền cứng, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước.
– Diện tích tối thiểu : 2,5 – 3m2/con bò thịt.
– Máng ăn và máng uống nên làm bằng xi măng đặt theo chiều dài hành lang phân phối thúc ăn.
– Cần có biện pháp xử lý phân để hạn chế ô nhiễm môi trường chung quanh và lây lan cỏ dại.
* Thức ăn
– Nguồn thức ăn chủ yếu của bò gồm các loại cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô và củ, quả…
– Ngoài ra nên sử dụng thức ăn ủ chua hoặc rơm được kiềm hóa và thức ăn tinh chế chủ động trong việc tìm thức ăn cho bò.
– Trong chăn nuôi bò thịt, mỗi gia đình cần dành 500 – 1.000m2 đất để trống các loại cỏ như cỏ voi, cỏ sả, cỏ lông tây, cây bình linh… để lấy thức ăn cho bò.
– Bò cái chửa : Cần cho ăn uống đầy đủ, tránh cày kéo nặng, đặc biệt là ở những tháng chửa cuối cùng.
Nhu cầu ăn mỗi ngày là: 25 – 30kg cỏ tươi, 2kg rơm, 1 kg thức ăn tinh và 20 – 30g muối.
– Bò cái nuôi con. Ngoài khẩu phần trên, cần cho thêm các thức ăn củ quả tươi và thức ăn tinh để bò cái tăng khả năng tiết sữa nuôi con.
– Bê con : Tập cho bê con ăn cỏ khô từ tháng thứ 2, cỏ tươi và củ quả từ tháng thứ 4 và cai sữa từ tháng thứ 6.
Khi trời nắng ấm nên cho bê con vận động tự do. Nhu cầu ăn mỗi ngày 5 – 10kg cỏ tươi, 0,2 – 0,3kg thức ăn tinh.
– Bê từ 6 – 24 tháng: Trường hợp nuôi chuồng phải thường xuyên cho bò, bê ra sân vận động từ 2-4 giờ/ngày.
Nhu cầu ăn một ngày: 10 – 15kg cỏ tươi và cho ăn thêm các thức ăn tận dụng khác như ngọn mía, dây khoai, rơm rạ, cỏ khô, cỏ ủ chua và củ quả thay thế.
– Để có bò thịt đạt khối lượng cuối cùng khi giết thịt từ 250-300kg lúc 24 tháng tuổi cần nuôi vỗ béo bò trong khoảng 80-90 ngày trước khi bán bằng thức ăn tinh 1 kg/con/ ngày.

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tăng trưởng vật nuôi - Goldmix posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share