Cefmax + Dipyrone Bộ Đôi Chữa Bại Huyết Vịt Hiệu Quả

  • Home
  • Cefmax + Dipyrone Bộ Đôi Chữa Bại Huyết Vịt Hiệu Quả

Cefmax + Dipyrone Bộ Đôi Chữa Bại Huyết Vịt Hiệu Quả Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Cefmax + Dipyrone Bộ Đôi Chữa Bại Huyết Vịt Hiệu Quả, Veterinarian, .

31/10/2022

MỘT ĐÊM MONG CHỜ NHẤT THÁNG 11 NÀY 🥰
😍 11-11-2020 Một sự kiện vô cùng quan trọng sẽ diễn ra 💥
Mừng sinh nhật 4 tuổi của BIG BOSS 🎊🎊🎊
Hàng ngàn chương trình, phần quà hấp dẫn đang đón chờ chúng ta 🤩

05/08/2022

𝐓𝐈̀𝐌 𝐁𝐀̀ 𝐂𝐎𝐍 𝐂𝐇𝐀̆𝐍 𝐍𝐔𝐎̂𝐈 𝐌𝐀̀ 𝐕𝐀̣̂𝐓 𝐍𝐔𝐎̂𝐈 𝐂𝐎̀𝐈 𝐂𝐎̣𝐂 𝐎̂́𝐌 𝐘𝐄̂́𝐔
Bà con đang chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan mà vật nuôi còi cọc, ăn mãi không lớn, thì nhanh tay để lại ngay SĐT để nhận 🎁 𝐌𝐈𝐄̂̃𝐍 𝐏𝐇𝐈́ 𝟏𝐊𝐆 𝐓𝐇𝐄̀𝐌 𝐀̆𝐍 𝐌𝐀𝐔 𝐋𝐎̛́𝐍 từ công ty thuốc thú y Big Boss. ️🎉️🎉️🎉
𝐌𝐈𝐄̂̃𝐍 𝐏𝐇𝐈́ 𝟏𝐊𝐆 𝐓𝐇𝐄̀𝐌 𝐀̆𝐍 𝐌𝐀𝐔 𝐋𝐎̛́𝐍 cho tất cả bà con đang chăn nuôi có nhu cầu sử dụng
𝑺𝒐̂́ 𝒍𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝒄𝒐́ 𝒉𝒂̣𝒏
==========
Thông tin chi tiết liên hệ: 02439 050 666

06/05/2022

Heo đi wc đóng cửa là có thật ạ 😆😆😆

12/04/2022

𝐆𝐈𝐀́ 𝐂𝐀́𝐌 𝐓𝐀̆𝐍𝐆 𝐂𝐀𝐎 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐏𝐇𝐀̉𝐈 𝐋𝐎 𝐕𝐈̀ Đ𝐀̃ 𝐂𝐎́
👉𝐑𝐎𝐂𝐊𝐄𝐓 𝐇𝐄𝐎 Đ𝐔̛̣𝐂 😱😱😱
📍Chỉ cần trộn cho heo đực ăn mỗi ngày
- Kíc.h thí.ch heo đực nhảy giá
- Cải thiện chất lượng ti.nh
- Hỗ trợ điều t.rị heo đực mất tin.h
📍Bổ sung:
- V.itamin H
- Sel.en hữu cơ
- V.itamin E
- K.ẽm hữu cơ
📍Giúp tỷ lệ ph.ối gi.ống thành công lên đến 95%



___________________________________
“BIG BOSS - MANG HẠNH PHÚC ĐẾN VỚI NHÀ CHĂN NUÔI”
Hotline: 02439.050.666
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Big Boss
Hoàng Long - Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội

Hi các bác! Các bác còn nhớ em không? 😛
04/03/2022

Hi các bác! Các bác còn nhớ em không? 😛

Cặp đôi không thể tách rời...👉 Cefmax + Dipyrone 50%
26/02/2022

Cặp đôi không thể tách rời...
👉 Cefmax + Dipyrone 50%

BỘ ĐÔI HOTTTT"Dứt ngay bại huyết vịt"  +   chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với bà con chăn nuôi bởi hiệu quả bất bại của...
17/11/2021

BỘ ĐÔI HOTTTT
"Dứt ngay bại huyết vịt"
+ chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với bà con chăn nuôi bởi hiệu quả bất bại của chúng 😍
----------
Liên hệ 02439.050.666 để biết thêm thông tin chi tiết

Hotline: 02439 050 666
29/10/2021

Hotline: 02439 050 666

[GÓC GIẢI TRÍ]Hóng câu trả lời của các thần đồng ngôn ngữ, vua tiếng việt 🤣Cùng chơi với BIG BOSS nhé!
25/10/2021

[GÓC GIẢI TRÍ]
Hóng câu trả lời của các thần đồng ngôn ngữ, vua tiếng việt 🤣
Cùng chơi với BIG BOSS nhé!

𝐇𝐄𝐎 𝐒𝐎̂́𝐓 - 𝐇𝐎 - 𝐍𝐀̆̀𝐌 𝐔̉ 𝐑𝐔̃𝐓𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠: Heo có triệu chứng sốt, nằm ủ rũ, ho (thường ho nhiều vào sáng sớm hoặc chiều...
05/10/2021

𝐇𝐄𝐎 𝐒𝐎̂́𝐓 - 𝐇𝐎 - 𝐍𝐀̆̀𝐌 𝐔̉ 𝐑𝐔̃
𝐓𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠:
Heo có triệu chứng sốt, nằm ủ rũ, ho (thường ho nhiều vào sáng sớm hoặc chiều tối). Heo thở mạnh, thở bằng bụng - hóp bụng, ngồi thở như kiểu chó ngồi, chảy nước mũi nhiều, một số con sau 5 - 7 ngày bị chết do suy kiệt, khó thở.
𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐱𝐮̛̉ 𝐥𝐲́:
Chẩn đoán heo bị bệnh suyễn. Bệnh thường hay xảy ra trên nhiều đối tượng heo nuôi, nhất là vụ đông xuân, heo nuôi với mật độ quá đông, chuồng nuôi có nhiều khí độc. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp như ho, hắt hơi.
* Phòng bệnh: Cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên và luôn giữ ấm, khô ráo. Phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần. Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp. Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Sử dụng vaccine phòng bệnh định kỳ cho heo sơ sinh, heo nái và hậu bị. Tốt nhất nên tiêm vaccine suyễn cho heo sau sinh 7 - 10 ngày tuổi. Đối với heo hậu bị tiêm phòng trước khi nhập về trại để nuôi.
* Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh Gentatylo + Dexa tiêm liên tục 3 - 5 ngày. Hoặc sử dụng Lincospectin tiêm liên tục 3 - 5 ngày.
Ngoài ra nếu heo có triệu chứng khó thở nên tiêm bổ sung thêm Bromhexin (1 ml/10 kg thể trọng). Tăng cường trợ sức, trợ lực cho heo bằng các Vitamin, B - Complex.
(Nguồn tham khảo: nguoichannuoi.vn)

𝐊𝐘̃ 𝐓𝐇𝐔𝐀̣̂𝐓 𝐂𝐇𝐀̆𝐌 𝐒𝐎́𝐂 𝐇𝐄𝐎 𝐂𝐎𝐍 𝐌𝐎̛́𝐈 Đ𝐄̉Heo con mới đẻ cơ thể còn non nớt, sức đề kháng kém, nếu không được chăm sóc đún...
02/10/2021

𝐊𝐘̃ 𝐓𝐇𝐔𝐀̣̂𝐓 𝐂𝐇𝐀̆𝐌 𝐒𝐎́𝐂 𝐇𝐄𝐎 𝐂𝐎𝐍 𝐌𝐎̛́𝐈 Đ𝐄̉
Heo con mới đẻ cơ thể còn non nớt, sức đề kháng kém, nếu không được chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ hao hụt tỷ lệ sống, dễ mắc nhiều bệnh.

𝐂𝐡𝐨 𝐛𝐮́ 𝐬𝐮̛̃𝐚 đ𝐚̂̀𝐮
Cần cho heo con bú chậm nhất 1 giờ sau khi đẻ hoặc càng sớm càng tốt, sữa đầu xuất hiện trong vòng 24 giờ sau sinh. Trong sữa có hàm lượng vật chất khô cao, giàu protein, các vitamin, kháng thể γ-globulin và MgSO4… Heo con nhận kháng thể từ sữa đầu của heo mẹ sẽ tăng khả năng đề kháng, phát triển tốt hơn.

𝐂𝐨̂́ đ𝐢̣𝐧𝐡 đ𝐚̂̀𝐮 𝐯𝐮́
Việc cố định đầu vú sẽ giúp tất cả heo con nhận được lượng sữa cân bằng, giúp nâng cao tỷ lệ đồng đều của đàn heo và tập cho heo con có phản xạ khi bú, ít tranh giành nhau, giúp nâng cao sản lượng sữa của heo mẹ, tránh trường hợp heo mẹ đè chết con, giúp tăng tỷ lệ sống của đàn heo con.
Heo mẹ sau khi đẻ xong, tiến hành đánh dấu heo con theo số vú của heo mẹ. Cho những con nhỏ bú những vú phía trước (vùng ngực - bên phải), những con to bú ở vú phía sau (vùng bụng) hoặc những vú phía trước (vùng ngực - bên trái). Thực hiện 5 lần/ngày cho tới khi heo con nhận biết được vú của mình, không bị nhầm lẫn thì thôi.
Trường hợp số heo con nhiều hơn số vú, cần tập cho bú luân phiên đối với những con bú các vú phía trước, vì những vú này sản lượng sữa nhiều và chất lượng sữa tốt. Những con bú vú sau có thể cho bú tất cả các lần.

𝐍𝐡𝐨̂́𝐭 𝐫𝐢𝐞̂𝐧𝐠 𝟑 - 𝟒 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐬𝐚𝐮 𝐬𝐢𝐧𝐡
Trong 3 - 4 ngày sau sinh, cần nhốt riêng heo con và cho bú theo cữ, vì lúc này heo mẹ còn mệt và khá vụng về nên có thể đè chết con. Sau khi heo bú xong, gom vào ổ úm để tránh bị lạnh và rối loạn tiêu hóa. Trong những ngày đầu tiên, sưởi ấm lồng úm ở mức 320C, cho bú theo cữ cách khoảng 1,5 - 2 giờ. Việc nhốt riêng heo con những ngày đầu để dễ kiểm soát nhiệt độ úm heo con, việc tiết sữa của heo mẹ và nhất là tránh heo mẹ bị mỏi mệt mất sức sau khi sinh. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của heo con, tái sát trùng rốn, kiểm tra sức bú của heo con để có phương pháp can thiệp thích hợp.

𝐓𝐢𝐞̂𝐦 𝐬𝐚̆́𝐭
Hàm lượng sắt trong máu heo con giảm nhanh sau khi đẻ, trong khi hàm lượng sắt cung cấp từ sữa heo mẹ quá thấp so với nhu cầu sinh trưởng của heo con và chỉ đáp ứng 30 - 40%. Do đó, cần tiến hành tiêm sắt khi heo con được 3 ngày tuổi, tiêm lặp lại lần 2 cách 10 ngày sau là cần thiết (tiêm 1 ml/con/lần tiêm) trong quy trình nuôi dưỡng heo con theo mẹ để tránh thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Đối với heo ngoại có thể tiêm 1 lần vào lúc 3 ngày tuổi với liều cao (200 mg/con).
Tiêm bổ sung sắt cho heo con cũng có thể gặp một số biến chứng cho heo con bị thiếu Vitamin E và khoáng chất Selenium. Để bổ sung sắt cho heo con an toàn, nên bổ sung Vitamin E và khoáng chất Selenium vào khẩu phần ăn của heo nái khi mang thai. Khi tiêm sắt nên tiêm thử cho những heo nhỏ trước, nếu có biểu hiệu sốc thì tạm ngừng tiêm, giải độc bằng tiêm Vitamin C.

𝐓𝐚̣̂𝐩 𝐜𝐡𝐨 𝐚̆𝐧 𝐬𝐨̛́𝐦
Ba tuần sau sinh sản lượng sữa của heo mẹ giảm, cần bổ sung thức ăn sớm để bù lại lượng dinh dưỡng thiếu hụt cho heo con, đảm bảo cho heo con sinh trưởng tốt. Đồng thời, việc tập ăn sớm sẽ giúp heo con hoàn thiện chức năng tiêu hóa, kích thích hệ thống tiêu hóa phát triển nhanh về kích thước và khối lượng.
Giảm hao mòn heo mẹ, heo con cai sữa sớm hơn sẽ giúp heo mẹ sớm động dục trở lại, tăng số lứa đẻ/nái/năm.
Tuổi tập ăn là từ 4 - 7 ngày tuổi, cho ăn theo nguyên tắc ít và thường xuyên. Với heo đực, việc thiến không để giống sau này rơi vào 7 - 14 ngày tuổi.
Tập ăn cho heo con khi đạt 7 - 10 ngày tuổi: Thức ăn tập ăn cần kích thích heo con thèm ăn: Thức ăn dạng viên hoặc bột khô nhỏ, thường là các loại tấm, ngô, đậu tương được rang xay để tạo mùi thơm. Có thể nhét thức ăn tập ăn cho heo con vài lần để làm quen. Để sẵn thức ăn tập ăn vào ô úm hay máng ăn bán tự động để heo con tự do liếm láp khi cần. Việc tập ăn sớm sẽ giúp hệ tiêu hóa của heo con sớm bài tiết các enzym tiêu hóa thích hợp.
Sau giai đoạn chăm sóc dinh dưỡng ban đầu cho heo con, tiếp tục tiến hành công đoạn cai sữa cho heo con ở độ tuổi 20 - 28 ngày. Chỉ cai sữa cho heo con khi heo con khỏe mạnh, thể trọng đạt trên 6 kg, hoặc heo con đã quen với thức ăn. Không nên cai sữa cho heo con lúc thời tiết bất thường (mưa bão…).
Trước khi cai sữa cho heo con phải giảm dần dần số lần bú mẹ, ít nhất trước 3 ngày để tránh hiện tượng sốt sữa trên heo mẹ và heo con bị tiêu chảy. Tập heo con tách mẹ và tăng dần thời gian cho đến khi tách hẳn. Thời gian tách mẹ tốt nhất là vào ban đêm. Khi tách mẹ nên giữ heo con lại trong chuồng.
(Nguồn tham khảo: nguoichannuoi.vn)

𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐗𝐔̛̉ 𝐋𝐘́ 𝐊𝐇𝐈 𝐍𝐆𝐀𝐍 𝐁𝐈̣ 𝐊𝐇𝐎̂ 𝐂𝐇𝐀̂𝐍, 𝐂𝐇𝐀̣̂𝐌 𝐕𝐀̀ 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐀̆𝐍𝐓𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠: Ðàn ngan 4 ngày tuổi, bị khô chân, chậm và kh...
29/09/2021

𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐗𝐔̛̉ 𝐋𝐘́ 𝐊𝐇𝐈 𝐍𝐆𝐀𝐍 𝐁𝐈̣ 𝐊𝐇𝐎̂ 𝐂𝐇𝐀̂𝐍, 𝐂𝐇𝐀̣̂𝐌 𝐕𝐀̀ 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐀̆𝐍
𝐓𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠:
Ðàn ngan 4 ngày tuổi, bị khô chân, chậm và không ăn, gan đổi màu.
𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐱𝐮̛̉ 𝐥𝐲́:
Dựa vào các biểu hiện trên, ngan có thể bị bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan do virus (Duck Hepatitis Virus - DHV) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở vịt, ngan con, đặc biệt ngan con dưới 3 tuần tuổi, với đặc điểm chính là gan sưng và xuất huyết, tỷ lệ chết cao và truyền lây rất nhanh.
* Phòng bệnh: Do bệnh truyền nhiễm qua thức ăn, nước uống, đường hô hấp, nên khi bệnh xảy ra cần nhốt riêng ngan ở các lứa nở khác nhau, cách ly xa nơi có dịch bệnh; Dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống phải thường xuyên vệ sinh, sát trùng; Chăn thả ngan ở nơi không ô nhiễm; Ðảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ, ngan được sống trong điều kiện tối ưu nhất; Không nhập ngan con từ vùng có bệnh lưu hành thường xuyên.
* Trị bệnh: Úm ngan trong điều kiện nhiệt độ 340C trong thời gian 2 tuần. Dùng kháng thể kháng virus viêm gan siêu trùng tiêm với lượng 2 ml/con/3 ngày. Cùng với đó, cần điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn kế phát bằng thuốc Norfloxacin hoặc Enroflaxacin cho uống 1 lần/ngày, trong 5 - 7 ngày liền, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình điều trị, bổ sung thêm điện giải Gluco - C, vitamin tổng hợp hòa tan cho uống thay nước trong 5 ngày. Ðể chống ngan bị khô chân, bổ sung men tiêu hóa, Vitamin ADE, Vitamin B - Complex, khoáng chất premix vào thức ăn hàng ngày, cho ăn liên tục trong 2 tháng. Sau khi khỏi bệnh, ngay lập tức sử dụng vaccine viêm gan tiêm phòng và vaccine dịch tả cho ngan, bởi đây là những bệnh do virus gây ra, khi nhiễm bệnh thì việc điều trị rất khó khăn.
(Nguồn: nguoichannuoi.vn)

𝐗𝐔̛̉ 𝐋𝐘́ 𝐊𝐇𝐈 𝐕𝐈̣𝐓 Đ𝐈 𝐏𝐇𝐀̂𝐍 𝐓𝐑𝐀̆́𝐍𝐆Tình trạng: Vịt có hiện tượng đi phân màu trắng sữa, chân đi xiêu vẹo, khô chân, nóng ...
25/09/2021

𝐗𝐔̛̉ 𝐋𝐘́ 𝐊𝐇𝐈 𝐕𝐈̣𝐓 Đ𝐈 𝐏𝐇𝐀̂𝐍 𝐓𝐑𝐀̆́𝐍𝐆
Tình trạng:
Vịt có hiện tượng đi phân màu trắng sữa, chân đi xiêu vẹo, khô chân, nóng sốt, sau rồi vịt chết, đã dùng thuốc nhưng không khỏi
Trả lời:
Theo mô tả, vịt có thể đã mắc bệnh tụ huyết trùng. Ðây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhiễm trùng máu, thường xảy ra ở các loại gia cầm, động vật hoang dã, do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở tất cả loại gia cầm, nhưng gà, vịt thường mắc bệnh nghiêm trọng nhất và có thể tạo nên các trận dịch lớn, gây thiệt hại nặng nề. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, lúc gia cầm bị stress hoặc lúc giao mùa, bệnh diễn biến nhanh và gây tỷ lệ tử vong cao.
Ðể phòng bệnh có thể phòng bệnh cho vịt bằng cách tiêm phòng vaccine hoặc kháng huyết thanh. Tuy nhiên, đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng cho vịt là yếu tố cần thiết nhất. Xây dựng chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát; Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp; Phải có chuồng nuôi cách ly đàn vịt mới nuôi hoặc đàn vịt ốm; Ðịnh kỳ tiến hành sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, ngâm dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng như Nano bạc sát trùng 1050 PPM, Povidine 10%, Chlorine… Nuôi vịt với mật độ thích hợp; Cho vịt ăn uống đầy đủ dưỡng chất đảm bảo vệ sinh; Thường xuyên bổ sung vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất… để tăng cường sức đề kháng cho vịt. Khi phát hiện bệnh, cần cách ly những con bị bệnh. Tiêm Amoxicillin hoặc Enrofloxacin, tiêm bắp với liệu trình 1 lần/ngày, có thể tiêm 3 ngày. Kết hợp với việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, cần bổ sung thêm các chất tăng cường sức đề kháng cho vịt như Gluco-K-C, chất điện giải… Ðồng thời, phải tiến hành sát trùng, diệt khuẩn chuồng trại cũng như dụng cụ cho ăn uống của vịt để tránh lưu lại mầm bệnh hoặc lây lan ổ dịch.
Ðiều trị toàn đàn với những con chưa có dấu hiệu lâm sàng. Sử dụng 1 trong các loại thuốc kháng sinh có hoạt chất sau trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống: Flophenicol 4% hoặc Oxytetracycline, Amoxiciclin trộn vào thức ăn và cho ăn 1 ngày/lần, thực hiện trong 5 - 7 ngày liền. Dùng nước tỏi đặc cho uống 2 ngày/lần, thực hiện liên tục trong 5 ngày.
Nguồn tham khảo: nguoichannuoi.vn

GIÚP GÀ TRONG TRẠI KÍN GIẢM STRESS VÀ TĂNG NĂNG SUẤT?Bài viết dưới đây là những chia sẻ của James Donald, thuộc trung tâ...
24/09/2021

GIÚP GÀ TRONG TRẠI KÍN GIẢM STRESS VÀ TĂNG NĂNG SUẤT?
Bài viết dưới đây là những chia sẻ của James Donald, thuộc trung tâm công nghệ gia cầm quốc gia tại Đại học Auburn về vai trò và tầm quan trọng của thiết kế chuồng trại trong chăn nuôi gà trong trại kín và tầm quan trọng của việc kiểm soát môi trường – tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Là một kỹ sư nông nghiệp chuyên về lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, kiểm soát môi trường hay còn gọi là tiểu khí hậu chuồng nuôi là toàn bộ sự nghiệp của tôi. Một trong những nguyên tắc đầu tiên mà mọi người cần phải học đó chính là hiệu suất chăn nuôi của mỗi đàn gà phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống xung quanh chúng.
Việc giảm thiểu stress cho đàn gà trong tất cả mọi giai đoạn sống của nó từ khi ở trại giống cho đến ngày vận chuyển cuối cùng đi lò mổ là một việc làm có giá trị rất lớn và đặc biệt quan trọng trong mô hình chăn nuôi “không kháng sinh” (ABF) và “không bao giờ dùng đến kháng sinh” (NAE).
Các căng thẳng, stress sẽ làm cho các yếu tố bất lợi có cơ hội phát triển mạnh, làm suy yếu hệ miễn dịch và dễ dàng gây bệnh cho cả đàn gà.
Chất lượng không khí và nhiệt độ không khí thích hợp là hai yếu tố cơ bản trong sản xuất chăn nuôi tốt và kiểm soát môi trường tốt. Tuy nhiên, khái niệm giảm thiểu stress cần được mở rộng ra ngoài 2 yếu tố nhiệt độ và chất lượng không khí thích hợp.
▶️ Thiết kế “Đường hầm trong chuồng nuôi” đã đảo ngược quy tắc cũ
Các nhà khoa học lĩnh vực gia cầm, các bác sĩ thú y, các nhà lai tạo giống có tiếng và nhiều trang trại chăn nuôi gà trên thế giới từ lâu đã ứng dụng ý tưởng “đường cong nhiệt độ lý tưởng” – nghĩa là thiết kế mái nhà hình vòng cung tạo thành kiểu kiến trúc như những đường hầm bên trong trang trại chăn nuôi gà (Ảnh 1) với mục đích kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi một cách tối ưu nhất.
Và cho đến giữa những năm 1980 khi các trang trại chăn nuôi gà với các “đường hầm” ngày càng phổ biến tại Hoa Kỳ, việc duy trì nhiệt độ lý tưởng là một trong những nguyên tắc tối thiểu của mọi trang trại chăn nuôi gà trong chuồng kín.
Sau nhiệt độ, độ ẩm cũng được coi là yếu tố quan trọng, nhưng nhiệt độ chính xác dường như là tiên đề đầu tiên để kiểm soát môi trường tốt với việc điều chỉnh nhiệt độ sao cho độ ẩm tương đối trên hoặc dưới độ ẩm lý tưởng từ 50 đến 70% .
Với vấn đề thông gió trong chăn nuôi gia cầm ở các trang trại có kiến trúc kiểu truyền thống thì một quy tắc cũ của ngón tay cái thường được sử dụng là nếu nhiệt độ (độ F) + độ ẩm tương đối vượt quá 160, gà sẽ bị stress nhiệt. Quy tắc cũ này không phù hợp với các trang trại chăn nuôi theo kiểu “đường hầm” như trên.
▶️ Hiểu về trạng thái cân bằng nhiệt độ
Nếu người ta kiểm tra tất cả các phương pháp truyền dẫn nhiệt đến hoặc đi khỏi cơ thể của mỗi con gà, có 4 phương pháp chính là:
– Đối lưu.
– Dẫn truyền nhiệt.
– Bức xạ.
– Hô hấp.
Trong điều kiện kiểm soát môi trường tốt, dẫn truyền nhiệt thường không đáng kể. Gia cầm muốn phát triển và sinh sản đạt năng suất cao thì cần phải duy trì được trạng thái cân bằng nhiệt.
Cân bằng nhiệt không phải là duy trì nhiệt độ cơ thể gia cầm đúng bằng với nhiệt độ lý tưởng chuồng nuôi. Trong khi nhiệt độ không khí trong chuồng nuôi là một yếu tố quan trọng, thì cân bằng nhiệt nghĩa là lượng nhiệt sinh ra (chủ yếu từ quá trình tiêu hóa thức ăn) được giải phóng hoặc tiêu tan theo cách không làm cho con vật bị căng thẳng hoặc đốt cháy calo cũng quan trọng không kém.
Một trạng thái cân bằng nhiệt lý tưởng có nghĩa là sự sinh nhiệt và sự tản nhiệt của con vật ở trạng thái cân bằng, với lượng calo bị đốt cháy cho các chức năng duy trì cơ thể ít nhất.
Khi gia cầm khó thở, thở khò khè có thể làm tiêu tan lượng nhiệt sinh ra của cơ thể, nhưng đó là hoạt động không hiệu quả vì điều đó làm “lãng phí” 1 lượng calo của cơ thể bằng cách tiêu tốn năng lượng cho việc khó thở, thở khò khè.
Cũng như vậy khi gia cầm bị lạnh, để duy trì trạng thái cân bằng nhiệt, con vật phải đốt cháy 1 lượng calo nhất định để sưởi ấm cho cơ thể. Điều này cướp đi lượng calo mà đáng lẽ ra là giành cho việc giúp cơ thể con vật phát triển và đạt tăng trọng hoặc khả năng sinh sản hiệu quả.
Trong cả hai trường hợp khó thở và bị lạnh như trên, con vật có thể rơi vào tình trạng căng thẳng.
▶️ Ví dụ về việc loại bỏ hiện tượng tăng đối lưu nhiệt
Đối lưu nhiệt là sự truyền nhiệt sinh ra bởi sự chuyển động của dòng chất khí (chất lỏng). Khí nóng luôn di chuyển trên và khí lạnh chìm xuống. Quy trình này được gọi là đối lưu tự nhiên. Đối lưu nhiệt cũng có thể bị tác động cưỡng bức bởi gió hoặc dùng quạt.
Trong nhiều lớp học hoặc bài giảng của chúng tôi, chúng tôi thường sử dụng ví dụ về nhiệt độ lý tưởng cho một con gà thịt công nghiệp 2,27Kg là khoảng 21.1 độ C. Trong điều kiện không khí tĩnh với độ ẩm khoảng 50-70%, những con gà thịt công nghiệp này có thể đạt trạng thái cân bằng nhiệt tối ưu với lượng calo tối thiểu được sử dụng cho các chức năng duy trì cơ thể.
Tuy nhiên, cùng một con gà thịt công nghiệp 2,27Kg ở 30 độ C trong điều kiện tốc độ gió chuồng nuôi là 2 m/s cũng có thể ở trạng thái cân bằng nhiệt với lượng calo rất thấp cho các chức năng duy trì cơ thể, ăn uống, phát triển và tăng trọng giống như những con gà 2,27 kg ở 21.1 độ C trong điều kiện không khí tĩnh.
Tăng đối lưu nhiệt không phải là điều gì tốt đẹp cả, tuy nhiên mấu chốt của việc loại bỏ hiện tượng tăng đối lưu nhiệt trong chuồng nuôi nằm ở hệ thống thông gió và hệ thống kiểm soát môi trường trong trại. Theo chúng tôi, đó là một khái niệm khó nắm bắt và khó dạy.
▶️ Có vô số các kết hợp tạo ra “vùng thoải mái” cho gà (Ảnh 2)
Có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn kết hợp của nhiệt độ, tốc độ gió và độ ẩm tương đối đã được chứng minh là rất hiệu quả cho sự phát triển của gia cầm nuôi trong trại kín và giúp chúng đạt được mức năng lượng tối thiểu để duy trì cơ thể, và do đó giảm hiện tượng căng thẳng xuống mức tối thiểu.
Điều kiện khí hậu chuồng nuôi như trên được gọi chung là “vùng thoải mái”.
(Ở mỗi giai đoạn phát triển của một con gà, có một phạm vi nhiệt độ hẹp, nơi có mức năng lượng duy trì yêu cầu thấp nhất và gà có thể tận dụng tối đa năng lượng từ thức ăn để tăng trọng lượng cơ thể)
Không có công thức chính xác nhưng có rất nhiều cách kết hợp tạo ra vùng thoải mái, một trong những cách để nhận biết đàn gà đang ở trong vùng thoải mái chính là quan sát hành vi của chúng.
Trách nhiệm của mỗi người quản lý trang trại là cần quản lý sao cho việc duy trì vùng thoải mái này được tối ưu nhất nhằm giúp gia cầm đạt được mức năng lượng tối thiểu để duy trì cơ thể cũng như giảm tối đa các stress trên gà.
Nguyên tắc duy trì các điều kiện nhiệt độ, tốc độ gió và ẩm độ nằm trong vùng thoải mái này được áp dụng trong cả lò ấp và trong các trang trại chăn nuôi gà đẻ, gà thịt, gà giống.
Ảnh 2 là một hình minh họa cho khái niệm vùng thoải mái ở trên, và là một khái niệm mà mọi quản lý trại cần phải biết.
Bộ điều khiển môi trường có thể nằm ngay trên thiết lập nhiệt độ môi trường xung quanh mục tiêu được đưa vào chương trình, nhưng nó phải được điều chỉnh hoặc điều chỉnh cho mức độ tăng trưởng, tăng, hiệu suất và giảm thiểu căng thẳng cao nhất.
▶️ Giảm thiểu căng thẳng cho gà 24h mỗi ngày, mỗi ngày
Tiềm năng tăng trưởng tối đa của gà 1 ngày tuổi được xác định bởi giống được chọn và là một phần của chương trình di truyền của gà. Tiềm năng tối đa này được ghi chép lại ngay khi nhập gà về.
Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng này có thực sự phụ thuộc nhiều vào chất lượng của chuồng nuôi gà thịt và chất lượng của việc quản lý môi trường trong chuồng nuôi gà thịt hay không. Khi gà không bị thay đổi bởi các biến đổi nhiệt độ, chất lượng không khí kém, lớp nền lót ướt hoặc bệnh tật, chúng có thể đạt tăng trọng tối đa bằng cách uống đủ nước và ăn đủ thức ăn.
Quản lý môi trường trong chuồng nuôi là chìa khóa để đạt được mục tiêu chăn nuôi là trọng lượng sống tối đa trong khung thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất.
▶️ Khái niệm về việc duy trì cơ thể cho gà
Một điểm mấu chốt khác để hiểu về quá trình chuyển đổi thức ăn thành thịt gà là gà có hệ thống ưu tiên nghiêm ngặt cho rằng chất dinh dưỡng trong thức ăn đầu tiên luôn được dùng để đáp ứng chức năng duy trì cơ thể, chẳng hạn như duy trì nhiệt độ cơ thể bên trong.
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được sử dụng để tăng trưởng và tăng cân chỉ là số lượng còn lại sau khi nhu cầu tồn tại của gà được đáp ứng. Sau khi duy trì cơ thể thì lượng chất dinh dưỡng còn lại mới được sử dụng để giúp gà tăng trưởng và tăng cân.
Dưới những điều kiện như nhiệt độ cao hoặc stress do lạnh, thiếu thức ăn / nước, hô hấp khó khăn hoặc bệnh, đàn gà thịt có thể chuyển hoàn toàn dinh dưỡng trong thức ăn để duy trì cơ thể và gần như là không tăng cân trong 24h.
Nếu không thể đáp ứng các chức năng duy trì cơ thể, sức đề kháng của gà sẽ giảm và sẽ là cơ hội cho các mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh cho gà. Vì vậy, nói cách khác, ví dụ, một con gà thịt 40 ngày tuổi phải đáp ứng các yêu cầu duy trì cơ thể của nó trước khi nó có thể trở thành 1 con gà thịt 41 ngày tuổi với trọng lượng đạt chuẩn.
Đây là lý do tại sao chúng ta phải cố gắng duy trì, tối ưu hóa một môi trường không stress cho gà, trong đó chúng phải sử dụng lượng thức ăn ít nhất để duy trì và có thể sử dụng hầu hết các dưỡng chất dinh dưỡng để tăng cân.
Thiết kế nhà ở gia cầm và cơ chế kiểm soát môi trường phải là công cụ có độ chính xác cao để thực hiện điều này nếu chúng ta muốn khai thác tối đa tiềm năng di truyền có sẵn của chúng.
Như đã đề cập ở trên, cân bằng nhiệt bên trong chuồng nuôi là yếu tố quan trọng nhất trong việc tối đa hóa khả năng tăng trưởng của gà. Khi nhiệt độ không khí xung quanh quá lạnh, gà phải sử dụng năng lượng thu được từ thức ăn để giữ ấm. Nếu nhiệt độ không khí quá nóng và không thông thoáng, gà phải tiêu tốn năng lượng cho việc thở nhanh hơn, khò khè hơn hoặc việc nhấc đôi cánh của nó để tỏa bớt nhiệt bên trong và giữ cho nhiệt độ của cơ thể nó không quá cao.
Sự di chuyển của không khí qua cơ thể gà (tăng đối lưu nhiệt trong chuồng) giúp mang nhiệt ra khỏi cơ thể gà. Nếu không khí vẫn quá nóng cho gà thoải mái, việc di chuyển không khí sẽ tạo ra hiệu ứng làm lạnh gió tạo ra nhiệt độ thấp hơn hoặc hiệu quả hơn. Mặt khác, nếu nhiệt độ không khí quá thấp so với vùng thoải mái của gà, bất kỳ cơn gió nào cũng sẽ làm cho gà bị lạnh và nó sẽ phải sử dụng nhiều năng lượng từ thức ăn hơn để thoải mái trở lại.
Tốc độ tăng trưởng của gà chỉ đạt mức tối đa khi nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp cho gà cảm thấy thoải mái, không quá nóng và không quá lạnh, như trong ảnh 2. Mỗi trang trại, mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh có 1 khoảng nhiệt độ phù hợp khác nhau chứ không thể cố định 1 mức cho tất cả các trại.
▶️ Điểm mấu chốt để giúp gà giảm stress và tăng năng suất là gì? (Ảnh 3)
Bất cứ khi nào hai đàn gà thịt tương tự nhau có sự khác biệt về hiệu suất tổng thể thì chắc chắn mức năng lượng trung bình cần để duy trì cơ thể của hai đàn cũng sẽ khác nhau.
Ở giai đoạn đầu phát triển, hầu hết năng lượng từ thức ăn đều dùng để tăng cân. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng để duy trì cơ thể ngày càng tăng lên cùng với tăng trọng của gà. Mặc dù gà sẽ ăn nhiều hơn và sẽ tăng cân vào cuối giai đoạn phát triển, nhưng chỉ một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn nhiều của năng lượng từ thức ăn được dùng để tăng cân. Tỷ lệ hiển thị đại diện cho trung bình điển hình trong điều kiện bình thường và chỉ nhằm minh họa nguyên tắc: cơ hội lớn nhất để tối đa hóa sự tăng trưởng cho đàn là giai đoạn gà con khi gà có thể sử dụng nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm để tăng cân hơn giai đoạn sau đó.
Các nguyên nhân cụ thể khiến cho gà tiêu tốn quá nhiều năng lượng để duy trì cơ thể có thể bao gồm nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, sự thoát nhiệt của cơ thể chậm hoặc nhanh quá, chất lượng không khí kém, thay đổi kiểu cách cho ăn/uống, nguyên nhân lây nhiễm...
Nếu gà có thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành tăng trọng tốt thì hiệu suất chăn nuôi tổng thể toàn đàn đương nhiên sẽ tốt.
VietDVM team dịch
(Theo Biomin)

BÀ CON CÓ THỂ ĐẶC T.RỊ CÁC LOẠI NẤM TRÊN VẬT NUÔI BẰNG CHAI NÀY ?Với thành phần hàm lượng Silver N.itrate là 1000 PPM“ĐẶ...
23/09/2021

BÀ CON CÓ THỂ ĐẶC T.RỊ CÁC LOẠI NẤM TRÊN VẬT NUÔI BẰNG CHAI NÀY ?
Với thành phần hàm lượng Silver N.itrate là 1000 PPM
“ĐẶC TRỊ NẤM” - phòng và điều t.rị các b.ệnh do nấm:
+ B.ệnh nấm phổi gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, b.ệnh nấm miệng (tưa lưỡi), nấm diều
+ B.ệnh nấm Histomonas meleagridis gây ra các b.ệnh tích ở gan và manh tràng gà, cút, đa đa, công
+ B.ệnh v.iêm p.hổi cấp tính do thức ăn bị nhiễm nấm Aspergillus ở bò, bê, nghé, dê, cừu
+ Các trường hợp viêm p.hổi bội nhiễm nấm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do dùng k.háng s.inh phổ rộng, dài ngày
__________________________________
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
☎ Hotline: 02439 050 666
🏣 Địa chỉ: Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Big Boss
Hoàng Long - Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội

𝐇𝐎̣̂𝐈 𝐂𝐇𝐔̛́𝐍𝐆 𝐋𝐀̣̂𝐓 𝐍𝐆𝐔̛̉𝐀 𝐕𝐀̀ 𝐆𝐈𝐀̉𝐌 Đ𝐄̉ 𝐓𝐑𝐄̂𝐍 𝐕𝐈̣𝐓 𝐃𝐎 𝐓𝐄𝐌𝐁𝐔𝐒𝐔 Ðây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây bệnh c...
17/09/2021

𝐇𝐎̣̂𝐈 𝐂𝐇𝐔̛́𝐍𝐆 𝐋𝐀̣̂𝐓 𝐍𝐆𝐔̛̉𝐀 𝐕𝐀̀ 𝐆𝐈𝐀̉𝐌 Đ𝐄̉ 𝐓𝐑𝐄̂𝐍 𝐕𝐈̣𝐓 𝐃𝐎 𝐓𝐄𝐌𝐁𝐔𝐒𝐔
Ðây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây bệnh cho vịt ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây tỷ lệ chết tương đối cao, làm con vật phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất.

𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧
Virus Tembusu (viết tắt TMUV) là một mầm bệnh mới xuất hiện thuộc nhóm virus Ntaya, họ flavirus trong chi Flavachus. Các nhà khoa học Trung quốc đã phát hiện ARN đặc hiệu của TMUV trong 63,5% mẫu từ vịt bị bệnh ở 17/3 tỉnh khác nhau của Trung Quốc vào năm 2010. Ðây là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tất cả những nghiên cứu trên vịt cho thấy, virus này có thể đã gây bệnh cho vịt ở tất cả các giống vịt được nuôi. Bệnh cũng có thể xảy ra ở các loài gia cầm như vịt đẻ, vịt thịt, ngỗng và gà đẻ.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, qua trung gian truyền bệnh là muỗi; Lây truyền ngang thông qua việc nuốt phải, hít phải vật bị truyền nhiễm; Hoặc từ vùng dịch này sang vùng dịch kia.

𝐓𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠
* Với vịt con: Biểu hiện rõ nhất là triệu chứng về thần kinh, điều này được nhận biết bằng việc vịt bị mất thăng bằng, què quặt và tê liệt chân. Các tổn thương bệnh lý không có hoặc không nhất quán trong hầu hết các trường hợp, nhưng các tổn thương vi mô nghiêm trọng và nhất quán được tìm thấy trong não và tủy sống, đặc trưng bởi viêm màng não không có mủ. Ðộ tuổi dễ mắc từ 16 ngày tuổi, 20 ngày tuổi, 25 ngày tuổi, 32 ngày tuổi, 42 ngày tuổi. Bệnh gây ra thiệt hại lên tới 50 - 85% ở vịt đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển 2 - 7 tuần tuổi. Các dấu hiệu khác bao gồm chán ăn cấp tính, lờ đờ, chảy nước mũi, tiêu chảy, mất điều hòa và tê liệt. Tỷ lệ bệnh lên tới 90% vịt con và tỷ lệ tử vong 5 - 30%.
* Vịt trên 2 tháng tuổi: Các dấu hiệu bao gồm chán ăn cấp tính, lờ đờ, tách đàn, chảy nước mũi, tiêu chảy, mất điều hòa và tê liệt. Tỷ lệ bệnh thường cao (lên tới 90%) và tỷ lệ tử vong dao động 5 - 30%. Vịt bị bệnh sau khi khỏi thường chậm phát triển và các dấu hiệu thần kinh hoặc tử vong ở vịt đẻ và vịt sinh sản bị nhiễm.
* Vịt sinh sản: Ðược đặc trưng bởi sự sụt giảm đáng kể lượng thức ăn thu nhận và sản xuất trứng một cách đột ngột. Khởi phát và lây lan của bệnh rất nhanh. Thực tế tất cả dấu hiệu lâm sàng trong một đàn xảy ra trong vòng 7 - 10 ngày. Thay đổi tổng thể bệnh lý xuất hiện chủ yếu ở buồng trứng, bị thoái hóa và biểu hiện xuất huyết. Khi virus tác động vào buồng trứng gây ra hội chứng rụng trứng, được đặc trưng bởi sự sụt giảm đáng kể trong việc đẻ và vịt có biểu hiện ủ rũ, chậm chạp, chậm phát triển và các dấu hiệu thần kinh hoặc tử vong ở vịt đẻ và vịt sinh sản bị nhiễm.

𝐂𝐡𝐚̂̉𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧
Dựa vào dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng để chẩn đoán Tembussu. Chẩn đoán bằng sinh học phân tử PCR, rt-PCR.

𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡
Kiểm soát, thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; Ðịnh kỳ phun sát trùng chuồng trại 2 lần/tuần; Phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh trang trại, bãi chăn thả, khơi thông cống rãnh; Ðịnh kỳ phun thuốc diệt bọ gậy, ruồi muỗi trong và ngoài khu vực chuồng trại.
Tăng cường sức đề kháng, trợ lực cho vịt bằng cách bổ sung thường xuyên vitamin, điện giải, khoáng, men tiêu hóa.
Cách phòng bệnh tốt nhất là tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng vaccine. Hiện, vaccine Tembusu đã có mặt tại Việt Nam. Tiêm vaccine cho vịt vào lúc 7 ngày tuổi, trước đẻ 1 tháng. Ðối với vịt con thời gian vào vaccine 8 - 10 ngày tuổi, liều lượng 0,3 ml/con; Ðối với vịt đẻ, thời gian vào vaccine Tembusu trước khi đẻ 1 tháng, liều lượng 1 ml/con.

Ð𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣
Bệnh không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Ðiều trị bằng thuốc bổ được xem là cứu cánh duy nhất nhưng hiệu quả không cao. Tăng cường sức đề kháng, trợ lực cho vịt bằng cách bổ sung thường xuyên vitamin, điện giải, khoáng, men tiêu hóa vào khẩu phần ăn, nước uống. Sử dụng kháng sinh phòng các bệnh kế phát.

(Nguồn: Tạp chí Gia Cầm)

𝐊𝐘̃ 𝐓𝐇𝐔𝐀̣̂𝐓 𝐏𝐇𝐎̂́𝐈 𝐆𝐈𝐎̂́𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐎 𝐇𝐄𝐎 𝐍𝐀́𝐈 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐐𝐔𝐀̉ 𝐂𝐀𝐎Kỹ thuật phối giống ảnh hưởng rất lớn đến số lượng heo con đẻ ra ...
15/09/2021

𝐊𝐘̃ 𝐓𝐇𝐔𝐀̣̂𝐓 𝐏𝐇𝐎̂́𝐈 𝐆𝐈𝐎̂́𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐎 𝐇𝐄𝐎 𝐍𝐀́𝐈 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐐𝐔𝐀̉ 𝐂𝐀𝐎

Kỹ thuật phối giống ảnh hưởng rất lớn đến số lượng heo con đẻ ra trong một lứa. Người phối giống phải nắm chắc các thao tác kỹ thuật và số lần phối giống, cũng như xác định thời điểm phối thích hợp nhất cho heo nái.

𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐝𝐮̣𝐜
Chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa. Nên chú ý rằng nếu heo nái động dục kéo dài 48 giờ thì trứng sẽ rụng vào 8 - 12 giờ trước khi kết thúc chịu đực, tức là 37 - 40 giờ sau khi bắt đầu động dục, tổng số trứng rụng trong 1 chu kỳ khoảng trên dưới 20 trứng. Trứng rụng kéo dài 10 - 15 giờ hoặc dài hơn. Trong ống dẫn trứng trứng có khả năng thụ thai chỉ 8 - 10 giờ sau khi rụng. Sau khi phối giống, trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng và thụ tinh ở đó. Tinh trùng sau khi được đưa vào cơ thể gia súc cái phải mất 2 - 3 giờ mới di chuyển được lên 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục cái khoảng 45 - 48 giờ nhưng thời gian tinh trùng có năng thụ thai chỉ 20 - 24 giờ đầu.
Như vậy cần phối giống cho heo vào thời điểm trước khi trứng rụng 1 - 2 giờ, nghĩa là 34 - 35 giờ sau khi heo nái động dục (giữa giai đoạn chịu đực).

𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐩𝐡𝐨̂́𝐢 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠
Phối giống lần đầu (phối giống cho heo cái hậu bị): Điều kiện cần và đủ để phối giống cho heo cái hậu bị là heo phải đạt đủ tháng tuổi và khối lượng cần thiết.
Tuổi phối giống lần đầu đối với heo cái giống nội là 7 - 7,5 tháng tuổi và giống lai (ngoại x nội) và giống ngoại là 7,5 - 8 tháng tuổi. Khối lượng phù hợp khi phối giống: Heo Móng Cái là 50 - 55kg, heo lai (Yorkshire/Landrace x Móng Cái) là 75 - 85 kg, heo ngoại là 110 - 130 kg. Đối với tất cả các giống heo, không bao giờ cho phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên, vì cơ thể heo phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng trong lần động dục đầu tiên ít... nếu phối giống thì số con đẻ ra sẽ ít. Nên phối giống khi heo cái hậu bị đã qua 2 hoặc 3 chu kỳ động dục. Cần xác định chính xác thời điểm mê ì ở heo cái hậu bị để cho phối giống ngay. Sau đó cho phối lại lần thứ 2 cách lần phối đầu khoảng 12 giờ. Cần phải ghi lại ngày phối giống để dự đoán được ngày heo đẻ.
Phối giống cho heo nái rạ (heo đã đẻ từ lứa 2 trở đi): Heo mẹ sau cai sữa khoảng 4 - 6 ngày sẽ có hiện tượng động dục trở lại. Cần theo dõi, quan sát kỹ và xác định chính xác thời điểm mê ì ở heo để chuẩn bị phối giống. Khi phát hiện trạng thái mê ì ở heo nái, chưa phối giống ngay như ở heo cái hậu bị, mà phối giống lần 1 trong vòng 10 - 12 giờ kể từ khi phát hiện heo mê ì. Để heo nái đẻ sai con nên phối lặp lại lần 2 khoảng 10 - 12 giờ sau lần phối thứ nhất. Cần phải ghi chép ngày phối giống để dự đoán được ngày heo đẻ.

𝐏𝐡𝐨̂́𝐢 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩
* Ưu điểm: Dễ thực hiện, không cần đầu tư kỹ thuật, dụng cụ và trang thiết bị phối giống mà tỷ lệ thụ thai vẫn cao. Nếu chất lượng đực giống tốt và khai thác với cường độ phù hợp sẽ sinh được nhiều heo con.
* Nhược điểm: Tốn công để vận chuyển heo đực, khả năng lây bệnh trực tiếp từ heo đực sang heo nái cao, không phối được cho nhiều heo nái cùng một lúc, không dùng được đực giống tốt vì chênh lệch quá lớn về khối lượng giữa heo đực và heo cái.

𝐓𝐡𝐮̣ 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐚̣𝐨
* Ưu điểm: Heo nái sẽ nhận được tinh dịch của các con đực giống tốt đã qua chọn lọc, không phải vận chuyển heo đực, không bị hạn chế về chênh lệch tầm vóc heo, một lần khai thác tinh có thể dùng để phối cho nhiều heo nái.
* Nhược điểm: Cần có người đã qua đào tạo kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ việc phối giống. Heo đực lấy tinh nhân tạo cần phải khỏe mạnh và đã qua kiểm tra chất lượng tinh.Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo: Tinh dịch cần phải được bảo quản tốt ở nơi mát (khoảng 200C), tránh tác động của ánh sáng, tránh xóc hoặc lắc mạnh lọ tinh. Lọ tinh không dập nứt, không sủi bọt.
Các bước thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ dẫn tinh, bao gồm: Dụng cụ (lọ, túi) đựng tinh dịch, dẫn tinh quản và bộ phận tạo áp lực đẩy tinh dịch (quả cầu bơm hoặc xi-lanh).
- Luộc sạch các dụng cụ dẫn tinh trong nước sôi 15 phút, vẩy ráo nước, để nguội.
- Vệ sinh vùng âm hộ heo, vuốt nhẹ vào lưng cho heo nái đứng yên. Bôi vaseline vào dẫn tinh quản và cửa âm hộ heo nái.
- Làm ấm tinh dịch lên 35 - 370C bằng cách nắm lọ tinh trong lòng bàn tay một lúc.
- Massage nhẹ nhàng vào vùng mông hoặc âm đạo heo nái để chúng đứng yên. Mở rộng âm đạo heo nái, đưa đầu dẫn tinh quản vào âm hộ heo nái, chú ý đưa chếch lên phía trên, đồng thời lắc nhẹ và ngồi ngược lên lưng heo hoặc đè bàn chân lên lưng heo.
- Tiếp theo đưa dần tinh quản vào sâu trong âm đạo hết cỡ đến cổ tử cung (25 - 30 cm) thì kéo lùi lại, đưa và xoay nhẹ dẫn tinh quản, lắp ống bơm hay lọ tinh bằng nhựa và bơm tinh dịch vào trong.
- Trường hợp dùng lọ đựng tinh bằng nhựa nên bóp nhẹ lọ tinh để heo nái tự hút tinh dịch.
- Trường hợp dùng dẫn tinh quản đầu xoắn cần xoay dần theo chiều ngược kim đồng hồ, xoay chiều ngược lại để rút ra.
Để thụ tinh cho heo thành công, người nuôi cần chú ý đến một số lưu ý sau:
- Thời gian thụ tinh cho heo khoảng 5 - 10 phút.
- Sau khi dẫn tinh xong cần ngồi trên lưng heo nái thêm 3 - 5 phút để tinh dịch chảy hết vào trong rồi mới rút dẫn tinh quản ra.
- Vệ sinh dụng cụ thụ tinh cho heo bằng xà phòng thật kỹ sau khi thụ tinh.
- Không làm tổn thương thành tử cung của heo nái trong quá trình thụ tinh.
- Tinh dịch phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 200C trong tủ chuyên dụng, có nhiệt kế để đo nhiệt độ, kiểm tra hoạt lực của tinh dịch trước khi phối.
- Ghi chép chính xác ngày phối giống để xác định ngày heo đẻ.
(Nguồn: Người chăn nuôi)

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cefmax + Dipyrone Bộ Đôi Chữa Bại Huyết Vịt Hiệu Quả posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share