Tổng kho cám chăn nuôi - Super Growth Gold

  • Home
  • Tổng kho cám chăn nuôi - Super Growth Gold

Tổng kho cám chăn nuôi - Super Growth Gold Cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng với 3 tiêu ch?

MỘT SỐ LÝ DO KHIẾN GÀ GIẢM ĐẺ HAY DỪNG ĐẺGà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứn...
23/05/2022

MỘT SỐ LÝ DO KHIẾN GÀ GIẢM ĐẺ HAY DỪNG ĐẺ
Gà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứng mỗi ngày. Mỗi quả trứng có chứa một lượng protein và năng lượng nhất định để hình thành, ngoài ra gà còn cần năng lượng để duy trì các hoạt động bình thường khác vậy nên cần cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho gà để tăng khả năng sản xuất. Cung cấp quá ít năng lượng và sự mất cân đối các acid amin cũng là một nguyên nhân dẫn tới giảm sản lượng trứng.
Vỏ của trứng gà chứa khoảng 2g canxi. Bộ xương của gà chứa khoảng 20g canxi, như vậy mỗi quả trứng chiếm khoảng 10% canxi trong cơ thể gà. Bộ xương của gà mái có dự trữ một lượng canxi nhất định để cung cấp cho nhu cầu sản xuất trứng, tuy nhiên lượng dự trữ này không lớn và nhanh chóng được sử dụng hết nếu trong thức ăn không bổ sung liên tục canxi. Nếu gà không được cung cấp đầy đủ canxi trong thức ăn hay gà không thể tổng hợp canxi trong thức ăn thì chúng sẽ dừng đẻ trứng. Do vậy cần cung cấp canxi cho gà bằng cách bổ xung thêm đá vôi, đất, vỏ sò, vỏ ốc… (chú ý kích thước các chất bổ sung sao cho phù hợp) nếu thức ăn chưa cung cấp đủ.
Lượng muối cung cấp vào thức ăn chăn nuôi không phù hợp cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc tụt giảm sản lượng trứng. Ở một số vùng trong nước uống cho gà có chứa nhiều Natri hòa tan cũng làm cho gà giảm đẻ trứng. Để kiểm tra chất lượng nước có ảnh hưởng tới gà hay không ta có thể gửi mẫu tới các phòng nghiên cứu để họ phân tích và kiểm tra, để kết quả xét nghiệm chính xác nhất bạn nên liên hệ trước với các phòng nghiên cứu để được hướng dẫn cụ thể về cách lấy mẫu.
Ấp trứng
Ấp trứng là tập tính tự nhiên của gà tuy nhiên trong trường hợp này ta cần loại bỏ những con có hiện tượng này. Bởi những con gà mái chuyển sang trạng thái ấp thì chúng không đẻ. Vấn đề này thường gặp phải vào mùa xuân và thường là gà được nuôi dưới ánh sáng tự nhiên, chúng bị kích thích bởi ánh sáng tự nhiên vì chuyển từ chiếu sáng ngắn sang chiếu sáng dài hơn. Với một số giống gà khi đã đẻ một số trứng nhất định chúng sẽ làm tổ và ấp, đây cũng là một yếu tố cần được các nông trại quan tâm. Cách xử lý cho vấn đề này là nhặt trứng hàng ngày để loại bỏ tập tính làm tổ ở gà, ngoài ra nó còn giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của trứng, tránh làm nhiễm khuẩn trứng. Nếu có thể nên di chuyển gà định kỳ sang các chuồng khác để phá vỡ các tập tính làm tổ và ấp.
Thay lông
Sau một thời gian gà mái sản xuất trứng (khoảng 5 tháng từ khi bắt đầu đẻ) chúng có xu hướng thay lông mới. Khi điều này xảy ra, chúng ngừng đẻ dẫn tới sản lượng trứng trong đàn giảm. Quá trình này gà không chỉ thay lông mới mà đường sinh sản cũng được làm mới do vậy sau thời gian này chúng sản xuất trứng tốt hơn cả về chất lượng và số lượng. Khi theo dõi quá trình này chúng tôi thấy gà thường thay lông vào mùa thu khi thời gian chiếu sáng trong ngày giảm xuống. Tuy nhiên nếu gà được nuôi công nghiệp và thời gian chiếu sáng là như nhau ở các mùa thì chúng có thể thay lông vào bất kì thời điểm nào trong năm. Điều này xảy ra khiến gà không đẻ trứng khoảng 2 -3 tuần. Để xử lý vấn đề này cần loại những con thay lông ra khỏi đàn hay kiểm tra tổng đàn để xem xét thay thế đàn mới sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuổi
Một con gà mái có thể sống nhiều năm. Đối với chăn nuôi nông hộ thường không chú ý tới tuổi của gà tuy nhiên cũng giống như các loài chim khác, gà mái quá già không thể tiếp tục đẻ trứng.
Bệnh
Có rất nhiều bệnh ảnh hưởng tới sản lượng trứng của gà. Khi gà có các triệu chứng về bất kỳ một bệnh nào cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y để có những phương án điều trị thích hợp với mỗi bệnh. Trong những trường hợp gặp những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người như cúm H5N1 việc chẩn đoán nhanh và chính xác là yếu tố quan trọng để làm giảm thiệt hại kinh tế do dịch cúm gây ra và không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Chăm sóc bò mang thai:Nuôi bò cái có chửa 3 tháng đầu:Cho bò cái chửa 3 tháng đầu ăn theo khẩu phần quy định. Cho ăn rơm...
23/05/2022

Chăm sóc bò mang thai:
Nuôi bò cái có chửa 3 tháng đầu:
Cho bò cái chửa 3 tháng đầu ăn theo khẩu phần quy định. Cho ăn rơm cỏ tại chuồng trước lúc chăn thả buổi sáng, tránh thay đổi thức ăn đột ngột, không xua đuổi khi chăn thả, không dùng thuốc sát trùng, thuốc kích thích cho bò trong giai đoạn này.
Đảm bảo đủ tiêu chuẩn khẩu phần ăn và nước uống.
2/ Nuôi bò cái chửa từ 4 - 7 tháng:
Để thai phát triển tốt cần cho bò chửa thức ăn giàu Protit, thức ăn tinh, muối, chất khoáng đầy đủ, cho thêm cỏ tươi vào buổi chiều tối. Cho ăn thức ăn tinh trộn thêm ít muối. Không chăn thả ở bãi quá xa, không cho ăn thức ăn ôi mốc để bảo vệ bào thai.
3/ Nuôi bò cái chửa trước khi đẻ 2 tháng:
Bò thường hay sảy thai vào giai đoạn này vì những lý do khác nhau. Do đó, không nhốt chung bò sắp đẻ với bò khác, bò chửa được nhốt ở chuồng riêng. Không tiêm thuốc kích thích và tiêm phòng vaccin vào thời điểm này. Chăn thả tại bãi chăn gần chuồng có thảm cỏ tốt, bãi chăn bằng phẳng, cho ăn thức ăn tươi ngon, dễ tiêu. Trước khi đẻ 7 – 10 ngày cho bò ở tại chuồng riêng chờ đẻ và tiến hành trực bò đẻ cả ngày và đêm, ăn uống đầy đủ, cho đi lại tại sân chơi hoặc tại ô chuồng nhốt.
4/ Nuôi dưỡng, chăm sóc bò cái đẻ:
Cho bò ở chỗ tĩnh lặng, sạch sẽ và theo dõi giám sát cẩn thận.
Chuẩn bị đủ thức ăn, rơm độn chuồng và theo dõi sát ngày chửa, ngày đẻ của từng con, cử người chăm sóc chu đáo đảm bảo tỷ lệ bê đẻ ra nuôi sống cao, bò mẹ sau khi đẻ mau lại sức.
Tắm chải, rửa sạch sẽ các phần cơ thể bò.
a/ Vật tư đỡ đẻ:
- Nước muối 10% hoặc thuốc tím 2%.
- Cồn iode hoặc cồn 750C.
- Xà phòng, khăn vải sạch, rơm khô, cỏ.
- Thuốc thú y cần thiết khi phải can thiệp Oxytocin, Vitamin C, Becomplex.
b/ Phương pháp đỡ đẻ:
- Sát trùng tay bằng cồn, tắm rửa bò sạch sẽ, nhất là phần mông và âm hộ.
- Kiểm tra xem thai thuận hay nghịch.
+ Thai thuận: Đầu và 2 chân trước hướng ra ngoài, mọi tư thế khác đều gọi là thai nghịch... Ta phải sửa lại tư thế thai hay chuẩn bị để có thể can thiệp kịp thời.
Cần có người trực đỡ đẻ và xử lý khi bò chuyển dạ đẻ. Trước khi đẻ, bọc ối vỡ, bò rặn và thai lọt ra ngoài. Nếu bò mẹ yếu, ta phải kéo thai đúng lúc bò rặn mới kéo) hoặc chích cho mỗi con Oxytocin để kích thích bò rặn. Và khi thai ra dùng nước ấm pha 10% muối hoặc thuốc tím để rửa vú, âm hộ và phần mông bò cái.
Bình thường sau 1 - 2 giờ bò đẻ xong. Nếu bò không tự đẻ được thì báo ngay cho thú y can thiệp trong trường hợp đẻ khó.
Phải theo dõi để lấy nhau thai, nếu sau khi đẻ 6 - 12 giờ mà nhau không ra thì phải báo ngay cho cán bộ thú y can thiệp.
Bò đẻ xong dùng bock bơm dung dịch hoặc thuốc tím 2% rửa cơ quan sinh dục khoảng 3 – 4 lần/ngày trong vài ngày đầu.
Chuồng bò đẻ và chuồng bê phải luôn quét dọn và tẩy uế khô ráo, sạch sẽ.
Nửa giờ sau khi đẻ, cho bò cái uống nước ấm pha muối và cám (cứ 10 lít nước + lkg cám + 50g muối).
Sau khi bò đẻ l giờ cần vắt sữa đầu cho bê bú, chú ý chỉ vắt đủ cho bê uống (bú), không nên vắt kiệt. Vắt 3 - 5 lần/ngày.
Cần theo dõi sức khỏe bò đẻ một cách cẩn thận: dịch chảy ra, bầu vú, âm hộ, nếu có gì khác biệt cần báo cho thú y ngay.

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VÀ PHÒNG BỆNH CHO GÀ THỊTĐể giúp người chăn nuôi gà có nắm được một số kỹ thuật cơ bản trong chăn nuô...
23/05/2022

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VÀ PHÒNG BỆNH CHO GÀ THỊT
Để giúp người chăn nuôi gà có nắm được một số kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi gà thịt, bộ phận Animal Health của Mavin gợi ý cho các bạn một số nội dung như sau.
1. Xây dựng chuồng chăn nuôi
– Để tránh ngập nước vào mùa mưa thì khi xây dựng chuồng trại cần chọn địa hình cao ráo, bằng phẳng, hướng chuồng trại thích hợp tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp mặt trời.
– Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng.
– Nên có rào lưới, tre gỗ chắn để tránh sự tấc công của các loại động vật khác như chuột….
2. Phương pháp úm gà
– Khi gà đang còn nhỏ thì nên làm lồng úm để đảm bảo cho sự phát triển của gà tốt nhất.
– Sử dụng các cót tre quây lại, rải ớp trấu 7 – 10 cml ên trên nền chuồng để úm.
– Kích thước thích hợp 2m . 1m, chân cao 1/2m đủ cho 100 con gà
– Ánh sáng cần đảm bảo và rộng khắp để tránh gà tập trung một chỗ, tốt nhất nên sử dụng 1 bóng hồng ngoại để sửa ấm hoặc 2 bóng 75w cho 100 – 200 gà
3. Chuẩn bị máng ăn, máng uống
– Khi gà lớn dần và được 4 – 14 ngày tuổi thì sử dụng máng cho gà con. Từ 15 ngày tuổi trở đi có thể sử dụng máng treo cho gà.
– Đối với máng uống thì đặt xen kẽ với các máng ăn trong vườn hoặc chuồng, mỗi ngày thay 2 – 3 lần nước sạch để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho sự phát triển của gà.
4. Lựa chọn giống gà
– Để tạo nên những giống gà chất lượng thì việc lựa chọn những giống gà con phải thật kỹ lưỡng. Lựa chọn giống gà có nguồn gốc rõ ràng, mua ở những địa chỉ đáng tin cậy.
– Đặc điểm của những chú gà con đạt tiêu chuẩn như chân gà cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn, không cong ngón chân, mắt gà tròn, lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc trưng, rốn khô, bụng thon mềm…
5. Chăm sóc nuôi dưỡng
– Sáng sớm, chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất di chuyển gà. Tiến hành đưa gà vào úm. Pha các vitamin C cùng chất Điện giải cho gà uống.
– Gà được 2 ngày tuổi cho gà ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sáng thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên.
– Để phòng bệnh nên trộn loại thuốc cầu trùng vào trong thức ăn hàng ngày, cần vệ sinh chuồng trạisạch sẽ.
– Sử dụng khay tôn hoặc khay nhựa, cho ít một thức ăn vào khay để gà sử dụng, đồng thời làm mới nguồn chất dinh dưỡng. Thức ăn có thể là thức ăn công nghiệp, phế phẩm công nông nghiệp…cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh.
– Nguồn nước cung cấp cho gà phải đảm bảo an toàn vệ sinh, lượng nước đủ tiêu chuẩn mỗi ngày.
6. Vệ sinh phòng bệnh
– Cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, đảm bảo 3 sạch : Ăn sạch, Ở sạch, Uống sạch. Đồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà.
– Cần áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccin chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà.

Bà Lê Thị Trinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lâm cho biết, dịch tả heo châu Phi khiến hầu hết các hộ chăn nuôi heo ...
23/05/2022

Bà Lê Thị Trinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lâm cho biết, dịch tả heo châu Phi khiến hầu hết các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn đều phải tiêu hủy đàn heo. Hiện tại, một số hộ đã tái đàn thành công, có hộ tái đàn bằng heo nái, có hộ tái đàn bằng heo giống nhỏ. Tuy nhiên, bà Trinh cũng nhận xét, chỉ có các trang trại chăn nuôi quy mô từ trung bình trở lên mới tái đàn, các hộ nuôi nhỏ lẻ không dám nuôi lại. Đầu tiên bởi chi phí sửa chuồng trại khá lớn, heo giống cũng rất đắt và khan hàng, thức ăn chăn nuôi cũng tăng giá. Chăn nuôi nhỏ lẻ không còn là sự lựa chọn phù hợp bởi rủi ro cao và thu nhập không đạt kì vọng. Xã luôn vận động các hộ chăn nuôi áp dụng chuồng trại theo quy chuẩn kỹ thuật, chăn nuôi quy mô lớn, giúp đàn heo phát triển tốt và an toàn trước dịch bệnh.

HỖ TRỢ NÁI CAO SẢN TỪ GIAI ĐOẠN MANG THAI ĐẾN GIAI NUÔI CONĐầu tiên, nang trứng tiếp tục phát triển ngay sau khi đẻ và t...
23/05/2022

HỖ TRỢ NÁI CAO SẢN TỪ GIAI ĐOẠN MANG THAI ĐẾN GIAI NUÔI CON
Đầu tiên, nang trứng tiếp tục phát triển ngay sau khi đẻ và trong suốt giai đoạn nuôi con. Sự phát triển này không thực sự giống nhau giữa những con nái khác nhau, nhưng chưa có giải thích nào rõ ràng về vấn đề này; ngay cả khi có sự không đồng nhất về kích thước nang trứng – một phần là từ di truyền trên nái cao sản. Tuy nhiên, những con nái có nang trứng phát triển tốt trong giai đoạn nuôi con thì khoảng thời gian từ cai sữa đến lần động dục tiếp theo ngắn hơn và cho lứa đẻ lớn hơn ở lần đẻ tiếp theo. Điều đó có nghĩa là việc chăm sóc tốt nái nuôi con là rất quan trọng để chuẩn bị cho lứa sinh sản tiếp theo.
Tiếp theo, thời điểm cai sữa là bắt đầu giai đoạn phát triển và hình thành nang trứng. Nang trứng phát triển tốt sẽ rút ngắn giai đoạn cai sữa đến động dục và đảm bảo quá trình rụng trứng tốt, đồng nghĩa với việc tối đa số trứng rụng trong cùng 1 thời gian. Tiếp đó, thời gian thụ tinh cho đến khi phôi làm tổ trong tử cung heo nái cũng rất quan trọng. Trên thực tế, trong trường hợp quản lý không tốt ở khâu này (nhu cầu dinh dưỡng, phúc lợi, sinh lý,…) phôi có thể dễ bị chết vì mức độ nhạy cảm cao -đặc biệt trong mùa nắng nóng liên quan đến stress nhiệt. Hơn cả việc giảm khả năng sinh sản, nguy cơ mất phôi trước khi làm tổ dẫn đến việc không phát hiện nái có chửa, từ đó tạo nên thời kỳ đình dục trên nái. Nếu phôi làm tổ trong nội mạc tử cung thành công sẽ hình thành sự phát triển của nhau thai – liên kết giữa nái và phôi (khoảng 3 tuần sau khi động dục), khi đó việc quản lý thai nghén sẽ dễ dàng hơn.
Cuối giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con
Vào 1/3 thời gian cuối mang thai (từ ngày 80 trở đi) rất quan trọng chủ yếu dựa vào nhu cầu dinh dưỡng. Bào thai bắt đầu phát triển nhanh chóng trong giai đoạn cuối cùng này cho đến khi đẻ (7g / ngày vào khoảng ngày thứ 40 mang thai so với 36 gr/ ngày vào khoảng ngày thứ 100 thai kỳ). Sự cân bằng dinh dưỡng tốt là rất cần thiết để bảo vệ heo nái cũng như bào thai. Trong trường hợp đó, điều quan trọng hơn là phải quản lý tốt heo nái cao sản và các chất dinh dưỡng được cung cấp trong khẩu phần. Đảm bảo trạng thái cơ thể heo nái cân bằng tốt trước khi vào chuồng đẻ là điều cần thiết để bắt đầu giai đoạn nuôi con.
Sau cùng, giai đoạn nuôi con là rất cần thiết để quản lý tốt heo nái. Heo con 1 ngày tuổi phụ thuộc nhiều vào sữa đầu; Và đối với lứa đẻ có số lượng heo con lớn thì chất lượng sữa đầu là điều rất cần thiết vì lượng sữa không tăng luỹ tiến với số lượng heo con. Năng suất tăng trưởng của heo ảnh hưởng lớn bởi những ngày đầu tiên của vòng đời do vậy heo nái phải cung cấp sữa đầu có chất lượng cao hơn (protein, chất béo, khả năng miễn dịch, hàm lượng chất chống oxy hóa…).
II. TÁC ĐỘNG VÀ CÁCH QUẢN LÝ STRESS OXY HOÁ
Các giải pháp để kiểm soát các giai đoạn này rất đa dạng và cần phải có một cách tiếp cận tổng thể. Di truyền, cân bằng năng lượng, thao tác kỹ thuật ở trang trại, chất lượng thức ăn, quản lý stress, … tất cả mọi thứ đều phải được xem xét. Nhưng hãy cùng tập trung vào việc chống oxy hóa – một trạng thái trao đổi chất tương ứng với khả năng của cơ thể đối mặt với các gốc tự do, chất thải tự nhiên của các phản ứng sinh học và trao đổi chất (ví dụ: hô hấp tế bào).
Các gốc tự do này bình thường được tạo ra bởi các tế bào nhưng trong trường hợp có yếu tố stress (nội sinh hoặc ngoại sinh), nồng độ của chúng tăng cao hơn mức bình thường, tạo ra sự mất cân bằng dẫn đến các tế bào bị tổn thương. Trong quá trình động dục và làm tổ, nó có thể làm giảm số lượng tế bào trứng còn sống và làm rối loạn quá trình cấy ghép phôi. Trong quá trình đẻ, nó có thể làm giảm chất lượng sữa đầu từ đó ảnh hưởng đến việc truyền khả năng phòng vệ từ nái sang heo con.
Như đã đề cập trước đó, giai đoạn nuôi con rất quan trọng tương tự như giai đoạn tiền mang thai và giai đoạn cai sữa nhạy cảm. Nor-Grape đã chứng minh hiệu quả thực sự của nó trên tất cả các giai đoạn này.

Nội dung quy trình vỗ béo bò trưởng thànhĐối với bò trưởng thành “Vỗ béo” là biện pháp tích cực để phát huy cao độ khả n...
23/05/2022

Nội dung quy trình vỗ béo bò trưởng thành
Đối với bò trưởng thành “Vỗ béo” là biện pháp tích cực để phát huy cao độ khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước đó không nuôi thâm canh.
1. Loại bò đưa vào vỗ béo và cách chọn
Bò đưa vào nuôi vỗ béo là các bò cái, bò đực, thuần hoặc lai, không sử dụng vào mục đích sinh sản, cày kéo; Bò sữa loại thải; bò gầy do thiếu dinh dưỡng, Bò hướng thịt hết giai đoạn nuôi lớn; Bê nuôi hướng thịt.
Để nuôi vỗ béo lấy thịt đạt hiệu quả cao cần chọn những con không quá già, không mắc bệnh.Bò bị bệnh thông thường phải điều trị khỏi bệnh trước khi đưa vào vỗ béo.
Lưu ý đến các yếu tố sau:
- Giống: Các giống bò lai phát triển nhanh hơn các giống bò địa phương.
- Giới tính: Bò đực tăng trọng nhanh hơn bò cái.
- Tuổi: Bò càng già hiệu quả sử dụng thức ăn càng kém, khả năng tăng trọng chậm.
- Thể trạng: Bò có thể trạng gầy, khung xương to cho hiệu quả cao hơn bò có thể trạng béo.
2. Tẩy ký sinh trùng
Trước khi đưa vào vỗ béo bò phải tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây
a. Ngoại ký sinh trùng: ve, rận, ruồi…
Để tẩy ngoại ký sinh trùng có thể áp dụng một trong số những biện pháp sau:
- Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như neuguvon hoặc asunto. Hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa, liều sử dụng phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tiêm Ivermectin, liều 0,2 mg/kg khối lượng cơ thể.
- Thuốc thông dụng Depterex 0,5% (5%).
b. Diệt nội ký sinh trùng : Tẩy giun sán đường ruột, giun phổi, sán lá gan
Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt rộng như: Levamisole 7,5 % (liều 01ml/ 20kg khối lượng cơ thể), Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột (tiêm bắp hoặc tiêm dưới da).
Sán lá gan thuốc thông dụng: Dovinic ( tiêm ) Đertil B (uống)
Lưu ý: để tẩy ký sinh trùng một cách hiệu quả nhất thì nên liên hệ với thú y cơ sở để được tư vấn và sử dụng dịch vụ thú y
3. Thức ăn, nước uống
Cung cấp thức ăn, nước uống và cho ăn tự do theo yêu cầu. Theo dõi số lượng thức ăn hàng ngày để bổ sung và điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời.
Thức ăn dùng vỗ béo bò bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin... Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn các nguyên liệu chính như sau:
* Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm tỷ lệ 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.
* Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc, họ Đậu, cám (cám gạo, cám mỳ...), các loại khô dầu, thức ăn hỗn hợp... chiếm 40-45% vật chất khô trong khẩu phần. Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, tập cho bò ăn ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao trong thời gian 5 – 10 ngày.
Do bò vỗ béo được cho ăn tự do nên khối lượng thức ăn cho ăn không phải là yếu tố cần quan tâm chính khi xây dựng khẩu phần vỗ béo. Ngược lại, tỷ lệ các chất dinh dưỡng chính như năng lượng và protein trong thức ăn vỗ béo mới là yếu tố cần chú ý nhất. Trên cơ sở các loại nguyên liệu thức ăn trên, bổ sung khoáng và vitamin phối hợp thành khẩu phần hoàn chỉnh để vỗ béo bò.
Những nơi có sẵn rỉ mật đường, giá rẻ thì sử dụng rỉ mật đường từ 20-30% trong thức ăn tinh để vỗ béo bò. Công thức thức ăn tinh như sau: 50% sắn lát, 20% rỉ mật, cám gạo 27%, urea 1,5%, muối ăn 0,5%, bột xương 1%.
Khẩu phần vỗ béo (kg/con/ngày):
Trọng lượng bò Cỏ tươi Cỏ khô Rơm lúa Thức ăn hỗn hợp
200 15 1 4 1,5
230 20 1 4 2,0
260 20 1 4 2,5
290 25 1 4 3,0
320 30 1 4 3,5
350 30 1 4 4,0
Những ngày đầu vỗ béo không cho ăn khẩu phần vỗ béo ngay, tuần đầu tăng dần thức ăn tinh lên tối đa 1,5kg để tránh rối loạn tiêu hóa. Tuần thứ 2 tăng thức ăn tinh tối đa 3kg, tuần thứ 3 tăng tối đa lên 6-7kg. Tùy mục tiêu tăng trọng mà khối lượng thức ăn tinh của khẩu phần khác nhau, vì vậy thời gian làm quen khẩu phần vỗ béo có thể kéo dài từ2-3 tuần.
4. Chuồng trại và phương thức vỗ béo
Xây dựng chuồng nuôi bò thịt phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi hộ gia đình hay trang trại, phương thức chăn nuôi là nuôi thả hay nuôi nhốt,

BỆNH CÚM GIA CẦMBệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus cúm tuýt A, chủng H5N1, H5N6 ...
23/05/2022

BỆNH CÚM GIA CẦM
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus cúm tuýt A, chủng H5N1, H5N6 gây ra. Trước đây, loại virus này chỉ gây bệnh cho gia cầm, song hiện nay lại gây bệnh cho cả thủy cầm và độc lực của nó rất mạnh. Virus lây lan mạnh trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ lạnh. Virus cúm cư trú trên các loài thủy cầm di cư như: cò, ngỗng trời, vịt trời... nên khả năng lây lan bệnh rất rộng và khó kiểm soát. Bệnh lây sang người.
Nguyên nhân
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus cúm tuýt A, chủng H5N1, H5N6 gây ra. Trước đây, loại virus này chỉ gây bệnh cho gia cầm, song hiện nay lại gây bệnh cho cả thủy cầm và độc lực của nó rất mạnh. Virus lây lan mạnh trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ lạnh. Virus cúm cư trú trên các loài thủy cầm di cư như: cò, ngỗng trời, vịt trời... nên khả năng lây lan bệnh rất rộng và khó kiểm soát. Bệnh lây sang người.
Triệu chứng
Gia cầm có thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. Các triệu chứng về hô hấp thường biểu hiện ho khẹc, hắt hơi, thở khò khè, vảy mỏ, chảy nhiều nước mũi, nước mắt. Mi mắt bị viêm, mặt phù nề, sưng mọng, đầu sưng, mào tích dày lên do thủy thũng, tím tái, có nhiều điểm xuất huyết, da chân có xuất huyết. Thần kinh, mệt mỏi, nằm ủ rũ, tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng hoặc vàng, xanh.
Bệnh tích
Xung huyết, xuất huyết, tiết nhiều dịch rỉ viêm và hoại tử các cơ quan và cơ; mào, tích sưng to tím sẫm, phù mí mắt; phù keo nhày và xuất huyết dưới da đầu; xuất huyết điểm ở miệng; khí quản phù, chứa nhiều dịch nhầy. Tăng sinh túi khí, viêm màng bao tim, màng gan, màng ruột; lách, gan, thận, sưng to, hoại tử; xuất huyết mỡ vành tim; ruột viêm cata và xuất huyết; gà mái đẻ viêm ống dẫn trứng, vỡ trứng non. Da chân xuất huyết; chảy máu lỗ chân lông, máu không đông hoặc khó đông; nếu gà chết quá cấp tính, các bệnh tích thường không điển hình.
Chẩn đoán bệnh
* Chẩn đoán lâm sàng: thường khó phân biệt giữa dịch cúm gia cầm với các bệnh khác, đặc biệt là bệnh Newcastle. Triệu chứng điển hình của cúm gia cầm là xuất huyết da chân, tuy nhiên không phải mọi trường hợp cúm đều xuất hiện hiện tượng này.
* Chẩn đoán phi lâm sàng: sử dụng phương pháp ii-PCR xác định sự có mặt của virus trong bệnh phẩm, có thể chẩn đoán phân biệt chính xác và nhanh chóng. Bệnh phẩm: Dịch nhày ổ nhớp, họng, khí quản. Dùng tăm bông ngoáy vào mũi, họng, lỗ huyệt rồi cho vào ống nghiệm tiệt trùng có sẵn 1 - 2 ml dung dịch bảo quản cùng kháng sinh liều cao loại tạp khuẩn; Nội tạng: Gan, lách, phổi; Phân, chất chứa đường ruột.
Phòng bệnh
Vệ sinh tiêu độc thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển và người chăn nuôi. Sử dụng các biện pháp ngăn chim hoang dã không đến gần với trang trại nuôi gia cầm. Trong trang trại không nuôi ghép gà với vịt, ngan, ngỗng để hạn chế các loài trung gian truyền bệnh.
Khi có dịch cúm gia cầm báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y địa phương để xử lý kịp thời. Trường hợp dương tính với bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao phải tiêu hủy gia cầm ốm chết đúng kỹ thuật, phun thuốc tiêu độc khử trùng, mang dụng cụ bảo hộ.
Hiện đang sử dụng 3 loại vaccine cúm gia cầm:
- Vaccine vô hoạt đồng chủng: chế từ chủng virus giống chủng ở địa phương.
- Vaccine vô hoạt dị chủng: chỉ có kháng nguyên H giống chủng địa phương.
- Vaccine tái tổ hợp: chế từ virus đậu gà gắn kháng nguyên H của virus cúm gia cầm.
PGS.TS Phạm Ngọc Thạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
ảnh : sưu tầm

CÁCH TÍNH SỐ CHUỒNG CHO TRẠI HEO 1200 NÁIMUỐN LÀM TRƯỞNG TRẠI PHẢI BIẾTCách tính này dựa trên các chỉ tiêu như: số nứa đ...
23/05/2022

CÁCH TÍNH SỐ CHUỒNG CHO TRẠI HEO 1200 NÁI
MUỐN LÀM TRƯỞNG TRẠI PHẢI BIẾT
Cách tính này dựa trên các chỉ tiêu như: số nứa đẻ trên năm, tỷ lệ thay thế đàn, số ngày, số tuần cai sữa... Các chỉ tiêu này được lấy theo tiêu chuẩn hiện nay.
Đối với chuồng đẻ
Tính trung bình hiện nay số lứa đẻ/nái/năm là 2,45, do đó với trại 1200 nái thì một tuần sẽ có số heo vào đẻ tính theo công thức sau:
Số nái đẻ = (1200 * 2, 45) / 52= 56 nái/tuần.
Vì vậy 1 tuần chuồng đẻ cần ít nhất là 56 ô nái để nhận heo vào đẻ. Và thời gian chuồng được quay vòng sử dụng là 6 tuần.
Con số 6 tuần này được giải thích như sau.
Heo mang thai chuyển sang chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến từ 5 – 10 ngày.
Sau đó nuôi con từ 21 – 24 ngày. Hiện nay thời gian cai sữa tối thiểu phải là 21 ngày và tốt nhất là 24 – 25 ngày. Cần tránh việc cai sữa sớm sẽ làm khối lượng heo con cai sữa thấp < 7kg dẫn tới việc heo bị tiêu chảy và chậm lớn bên chuồng cai sữa. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì thời gian cai sữa tốt nhất khi heo con được 24 đến 25 ngày tuổi và trọng lượng cai sữa khoảng 7.5 – 8 kg.
Sau khi cai sữa các ô chuồng được làm vệ sinh sạch sẽ, để khô, phun thuốc sát trùng và để trống chuồng ít nhất 1 tuần. Lưu ý cần vệ sinh thật sạch và để trống chuồng đủ thời gian nhằm tránh việc heo con bị tiêu chảy và viêm da.
Như vậy, số ngày heo ở chuồng đẻ và thời gian trống chuồng = 10 + 24 + 8 = 42 ngày, tương đương với 6 tuần.
Số lượng heo sang đẻ mỗi tuần là 56 nái và thời gian cần cho mỗi nhóm là 6 tuần do đó với 1200 nái ta nên xây dựng 3 chuồng đẻ mỗi chuồng 112 ô và được ngăn làm hai dãy mỗi bên 56 ô để tiện việc vệ sinh và trống chuồng.
(56 nhân 6 = 336 ô chuồng để đủ cho heo đẻ 6 tuần tới chu kì tiếp theo)
Đối với chuồng phối và mang thai:
Vì thời gian heo ở bên chuồng đẻ khoảng 4 tuần, do đó chuồng đẻ sẽ thường xuyên có 4*56 = 224 nái. Như vậy số heo mang thai thường xuyên ở chuồng phối và mang thai sẽ là 1200 – 224 = 976 nái.
Với heo mẹ cai sữa sang cần thời gian là 1 tuần để lên giống do đó cần có thêm 56 ô cho nái cai sữa sang chờ phối.
Nên chú ý hiện nay tỷ lệ thay thế đàn / năm cần đạt được là 50% tổng đàn tức là với trại 1200 nái thì mỗi năm cần loại thải 600 nái già và thay vào đó là nái hậu bị mới. Đặc biệt với các trại có bệnh tai xanh – PRRS, việc nhập heo hậu bị từ bên ngoài và gây nhiễm chủng virus trong trang trại là rất khó, dẫn tới tình trạng heo hậu bị quá tuổi phối và cân nặng nhưng vẫn chưa thể đưa vào phối. Vì vậy, những trang trại này cần tự làm heo hậu bị.
Mỗi năm thay thế 600 nái tương đương với mỗi tuần cần thay thế 12 heo hậu bị ( chỗ này lấy 600 chia cho 52 tuần ). Heo hậu bị tính từ khi chuyển lên chuồng phối đến khi phối giống là 3 tuần, do đó thường xuyên có 12*3 = 36 heo hậu bị ở chuồng phối.
Vậy tổng số ô mang thai cần có sẽ là 976 + 56 + 36 = 1068 ô.
Như vậy với quy mô 1200 nái ta cần xây 3 chuồng mang thai mỗi chuồng có = 356 ô cho heo mẹ (lấy 1068 chia cho 356 ) và một ô cho heo đực thí tình.
Đối với chuồng heo đực
Với tỉ lệ đảm nhiệm của heo đực là 1 đực/60 nái thì chuồng heo đực chỉ cần xây 20 ô và 2 ô khai thác tinh. Lưu ý chuồng đực và phòng tinh cần xây cạnh nhau để tránh việc tinh khai thác xong phải vận chuyển xa gây chết tinh.
Đối với chuồng heo sau cai sữa
Tính trung bình số heo cai cai sữa/nái/lứa = 10 heo, mà mỗi tuần ta có 56 heo đẻ do đó ta có 560 heo con. Heo ở chuồng cai sữa 7 tuần và 1 tuần vệ sinh để trống chuồng ( tức là trong 8 tuần cần chứa 4480 heo cho tới chu kì trống chuồng tiếp theo ) như vậy với thiết kế chuồng 1120 heo/chuồng ta cần số chuồng heo cai sữa là:
= 4 chuồng.
với thiết kế chuồng ít heo hơn ta chỉ cần lần 4480 chia cho số heo trong mỗi chuồng để ra được số chuồng cần cho heo cai sữa

Address


Telephone

+84901589838

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tổng kho cám chăn nuôi - Super Growth Gold posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tổng kho cám chăn nuôi - Super Growth Gold:

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share