Thu Xà Vet

Thu Xà Vet Dịch vụ Thú Y
Chẩn đoán và điều trị Bò, Heo, Chó, Mèo tại nhà

Heo sau nhập 1 tuần
03/05/2023

Heo sau nhập 1 tuần

28/04/2023

Heo ngày đầu mới nhập về.

PRRS1. Triệu chứng+ Sốt cao >41°c+ Đỏ da, chảy máu ngoài da+ Khó thở nghiêm trọng+ Liệt (hai chân sau)+ Run giật+ Xuất h...
26/08/2022

PRRS
1. Triệu chứng
+ Sốt cao >41°c
+ Đỏ da, chảy máu ngoài da
+ Khó thở nghiêm trọng
+ Liệt (hai chân sau)
+ Run giật
+ Xuất huyết cơ quan nội tạng
Note:
+ Heo cai sữa: tai xanh, chảy mũi, đỗ ghèn mắt.
+ Heo thịt: Đỏ da, khó thở nặng
2. Điều trị
- Hạ sốt, tăng sức đề kháng
- Kháng sinh chống kế phát: tilmicosin???
Nguồn: PGS.TS Đỗ Tiến Duy.

Bệnh Ecoli sưng phù đầu ( Ecoli dung huyết )Hay gặp nhất là ở giai đoạn sau cai sữa một thời gian, do hệ miễn dịch kém &...
14/08/2022

Bệnh Ecoli sưng phù đầu ( Ecoli dung huyết )

Hay gặp nhất là ở giai đoạn sau cai sữa một thời gian, do hệ miễn dịch kém & điều kiện thời tiết môi trường bất lợi nên Ecoli có cơ hội phát triển mạnh ở trong đường ruột và ngoài môi trường.

Biểu hiện và triệu chứng bệnh Ecoli

Thể cấp tính : Chết đột ngột bất thường không có biểu hiện gì, thay đổi thời tiết đột ngột cũng chết giống bệnh tụ huyết trùng, thường thì những con lớn nhất chết đầu tiên sau đó lan sang những con nhỏ hơn.

Thể mãn tính : Sưng vùng mặt, mí mắt, khó thở và có triệu chứng thần kinh như co giật, đi lại không vững mất phương hướng do Ecoli đã xâm nhập lên vùng tủy thần kinh …

CÓ thể có tiêu chảy phân lẫn máu, bọt khí.

Bệnh tích : Xuất huyết vài điểm dưới da, tím tái, khoang bụng tích nước, thành dạ dày xuất huyết..

Điều trị

Cách ly vật có bệnh ra chỗ khác, phun thuốc sát trùng

Ngừng cho ăn những thức ăn giàu tinh bột VD ; cám , ngô khoai sắn ..( chỉ cho hoặc cho ăn ít rau xanh )

Tiêm thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm kích thích thần kinh MagieSulfat

Tiêm kháng thể Ecoli vào xoang phúc mạc HANVET - K T E

Dùng kháng sinh Hamcoli thành phần gồm Amoxylin + Colistin tiêm 3-5 ngày.

Dùng men tiêu hóa trộn vào thức ăn hằng ngày để ổn định đường ruột.

Phòng

Tập cho lợn ăn sớm bằng những thức ăn dễ tiêu hóa, Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho lợn con bằng các thuốc trợ sức men vi sinh, không thay đổi đột ngột thức ăn.

Phòng bệnh bằng cách pha ks Gentamicin ( không khuyến khích )

Biện pháp phòng bệnh Ecoli sung phù đầu ( Ecoli dung huyết ) tốt nhất vẫn là tiêm Vacxin Hanvet Tobacoli

13/08/2022

Tylvalosin
Hiện nay, trước thực trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và sử dụng kháng sinh không đúng cách đã dẫn đến hệ lụy hàng loạt vi khuẩn có hiện tượng kháng kháng sinh. Đặc biệt là nhóm vi khuẩn gây bệnh trên gia súc, gia cầm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề đến hiệu quả chăn nuôi như vi khuẩn Mycoplasma, Ornithobacterium rhinotracheale, Clostridium perfringens... Vậy để giải quyết bài toán này các nhà khoa không ngừng nghiên cứu tìm ra các loại kháng sinh mới có phổ diệt khuẩn rộng, tác dụng nhanh, mạnh và chống nhờn kháng sinh là Tylvalosin.



Tylvalosin là một kháng sinh mới, thế hệ thứ 3 thuộc nhóm Macrolide (sau Tylosin, Tilmicosin). Tylvalosin tartrate có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, chống lại phần lớn các vi khuẩn Gram (+), các vi khuẩn Gram (-) và Mycoplasma, là giải pháp cực kì hiệu quả trong điều trị các bệnh đường hô hấp của gia súc, gia cầm như ORT, hen gà, suyễn lợn, viêm ruột hoại tử...
* Cơ chế tác động chính:
- Ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn:
- Gắn vào tiểu đơn vị 50s của ribosom => Ngăn không cho phức hợp acid amin-t-ARN thực hiện giải mã di truyền (ngăn cản sự chuyển vị của peptid) => Ngăn chặn tổng hợp protein cho vi khuẩn.
* Ngoài ra nó có khả năng kích thích thực bào của bạch cầu trung tính => Tăng khả năng diệt khuẩn của bạch cầu.
Một nghiên cứu được công bố ở Đại hội 15 của Hiệp hội gia cầm thú y thế giới với tiêu đề “Trans-epithelial transport and intracellular accumulation of macrolide antibiotics” của Trường Đại học Cambridge, giải pháp sinh học York, ECO Animal Health tại Anh đã chứng minh quá trình hấp thu và nồng độ hoạt chất trong các loại tế bào khác nhau của các kháng sinh trong nhóm Marcrolide cho kết quả rất khác nhau:


Nồng độ các kháng sinh Macrolide đạt được trong tế bào ruột ron sau thí nghiệm


Loại kháng sinhSau 2 hSau 4hTylvalosin42,2 µg/g34,3 µg/gTilmicosin8,6 μg/g16.1 μg/gTylosin-1,9 µg/g

Trong tế bào biểu mô thận, Tỷ lệ nồng độ Tylvalosin đạt được sau 4h là 10,48%, Tilmicosin 1,12%, Tylosin 0,52%.
Dữ liệu phân tích cho thấy rõ tốc độ hấp thu và nồng độ của mỗi loại hoạt chất trong từng loại tế bào khác nhau. Khi sử dụng đường uống,Tylvalosin hấp thu nhanh và đạt nồng độ cao trong tế bào ruột non với nồng độ cao hơn hẳn so với Tilmicosin và Tylosin. Khi vào trong máu thì Tylvalosin nhanh chóng đạt nồng độ cao trong tế bào biểu mô thận so với Tilmicosin và Tylosin.
Kết hợp với quá trình nghiên cứu thực địa về tình hình dịch bệnh và sử dụng kháng sinh tại nước ta, Đội ngũ R&D của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương 5 đã tiến hành nghiên cứu bào chế, thử nghiệm, đánh giá hiệu quả kháng sinh Tylvalosin và cho ra công thức sản phẩm Five-Tylva

Five-Tylvasin đã cho kết quả điều trị rất tốt với các bệnh hô hấp trên gia súc, gia cầm do Mycoplasma, Ornithobacterium rhinotracheale gây ra các bệnh nghiêm trọng như ORT, Hen gà, suyễn lợn...Đây sẽ là một thông tin hữu ích giúp người chăn nuôi có thêm dòng sản phẩm mới dùng trong việc phòng và điều trị bệnh cho các đàn vật nuôi.
Mọi thông tin cần tư vấn, vui lòng gọi tới số chuyên gia tư vấn kỹ thuật Ths, Phạm Đức Vũ - 0963 730 555.


R&D, Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương 5.

22/06/2022

[Article Snippet - Ovsynch 3] Cải thiện hiệu quả sinh sản khi thụ tinh nhân tạo cố định thời gian thông qua điều khiển nồng độ progesterone trên bò sữa
Tóm tắt:
Báo cáo này tổng hợp về tác động của progesterone (P4) trong công thức thụ tinh nhân tạo cố định thời gian (timed AI - TAI) trên bò đang tiết sữa. P4 tuần hoàn được xác định bởi sự cân bằng giữa lượng P4 được tổng hợp, chủ yếu bởi thể vàng (corpus luteum - CL) và lượng P4 được chuyển hoá, chủ yếu bởi gan. Trên bò sữa, thể tích mô CL là yếu tố quyết định khả năng sản xuất P4; tuy nhiên, nồng độ P4 tuần không đủ thường do quá trình chuyển hoá P4 cường độ cao khi lưu lượng máu tới gan tăng mạnh. Ba phần trong báo cáo này tổng hợp vai trò của nồng độ P4 trước khi phối giống, gần thời điểm phối giống và sau khi phối giống. Trong công thức TAI, nồng độ P4 tăng thường do rụng trứng, dẫn tới sự hình thành một CL phụ (accessory CL), hoặc khi được bổ sung P4 ngoại lai. Tăng nồng độ P4 trước khi TAI làm giảm tỷ lệ rụng trứng đôi và tăng hiệu quả sinh sản khi TAI. Sự tăng nhẹ nồng độ P4 trước thời điểm TAI có thể làm giảm đáng kể hiệu quả sinh sản, do CL không thoái hoá hoàn toàn sau khi tiêm prostaglandin F2a (PGF2a). Sau khi AI, nồng độ P4 có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của phôi, hình thành và duy trì sự mang thai. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng cải thiện hiệu quả sinh sản bằng cách làm tăng nồng độ P4 sau khi TAI, nhưng ghi nhận kết quả không đáng kể. Các nghiên cứu trước đã làm rõ về cơ chế điều khiển nồng độ P4 và tác động, do đó, hiểu rõ những kiến thức này có thể giúp phát triển hướng nghiên cứu trong tương lai nhằm cải thiện hiệu quả TAI thông qua biến đổi nồng độ P4.
=====
Tác giả: Milo C. Wiltbank, Alexandre H. Souza, Paulo D. Carvalho, Robb W. Bender and Anibal B. Nascimento
Tạp chí: Reproduction, Fertility and Development
Trích dẫn: Wiltbank, M. C., A. S. Souza, P. D. Carvalho, R. W. Bender, and A. B. Nascimento. 2011. Improving fertility to timed artificial insemi- nation by manipulation of circulating progesterone concentrations in lactating dairy cattle. Reprod. Fertil. Dev. 24:238–243.
Nguồn: https://doi.org/10.1071/RD11913
=====
Bản đầy đủ tại: https://www.vyvn.org/post/cải-thiện-hiệu-quả-sinh-sản-khi-thụ-tinh-nhân-tạo-cố-định-thời-gian-thông-qua-điều-khiển-nồng-độ-pro
Trích fb Mạng lưới Thú y trẻ

This manuscript reviews the effect of progesterone (P4) during timed AI protocols in lactating dairy cows. Circulating P4 is determined by a balance between P4 production, primarily by the corpus luteum (CL), and P4 metabolism, primarily by the liver. In dairy cattle, the volume of luteal tissue is....

[Article Snippet -  Ovsynch 3] Cải thiện hiệu quả sinh sản khi thụ tinh nhân tạo cố định thời gian thông qua điều khiển ...
22/06/2022

[Article Snippet - Ovsynch 3] Cải thiện hiệu quả sinh sản khi thụ tinh nhân tạo cố định thời gian thông qua điều khiển nồng độ progesterone trên bò sữa
Tóm tắt:
Báo cáo này tổng hợp về tác động của progesterone (P4) trong công thức thụ tinh nhân tạo cố định thời gian (timed AI - TAI) trên bò đang tiết sữa. P4 tuần hoàn được xác định bởi sự cân bằng giữa lượng P4 được tổng hợp, chủ yếu bởi thể vàng (corpus luteum - CL) và lượng P4 được chuyển hoá, chủ yếu bởi gan. Trên bò sữa, thể tích mô CL là yếu tố quyết định khả năng sản xuất P4; tuy nhiên, nồng độ P4 tuần không đủ thường do quá trình chuyển hoá P4 cường độ cao khi lưu lượng máu tới gan tăng mạnh. Ba phần trong báo cáo này tổng hợp vai trò của nồng độ P4 trước khi phối giống, gần thời điểm phối giống và sau khi phối giống. Trong công thức TAI, nồng độ P4 tăng thường do rụng trứng, dẫn tới sự hình thành một CL phụ (accessory CL), hoặc khi được bổ sung P4 ngoại lai. Tăng nồng độ P4 trước khi TAI làm giảm tỷ lệ rụng trứng đôi và tăng hiệu quả sinh sản khi TAI. Sự tăng nhẹ nồng độ P4 trước thời điểm TAI có thể làm giảm đáng kể hiệu quả sinh sản, do CL không thoái hoá hoàn toàn sau khi tiêm prostaglandin F2a (PGF2a). Sau khi AI, nồng độ P4 có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của phôi, hình thành và duy trì sự mang thai. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng cải thiện hiệu quả sinh sản bằng cách làm tăng nồng độ P4 sau khi TAI, nhưng ghi nhận kết quả không đáng kể. Các nghiên cứu trước đã làm rõ về cơ chế điều khiển nồng độ P4 và tác động, do đó, hiểu rõ những kiến thức này có thể giúp phát triển hướng nghiên cứu trong tương lai nhằm cải thiện hiệu quả TAI thông qua biến đổi nồng độ P4.
=====
Tác giả: Milo C. Wiltbank, Alexandre H. Souza, Paulo D. Carvalho, Robb W. Bender and Anibal B. Nascimento
Tạp chí: Reproduction, Fertility and Development
Trích dẫn: Wiltbank, M. C., A. S. Souza, P. D. Carvalho, R. W. Bender, and A. B. Nascimento. 2011. Improving fertility to timed artificial insemi- nation by manipulation of circulating progesterone concentrations in lactating dairy cattle. Reprod. Fertil. Dev. 24:238–243.
Nguồn: https://doi.org/10.1071/RD11913
=====
Bản đầy đủ tại: https://www.vyvn.org/post/cải-thiện-hiệu-quả-sinh-sản-khi-thụ-tinh-nhân-tạo-cố-định-thời-gian-thông-qua-điều-khiển-nồng-độ-pro
Trích fb Mạng lưới thú y trẻ.

This manuscript reviews the effect of progesterone (P4) during timed AI protocols in lactating dairy cows. Circulating P4 is determined by a balance between P4 production, primarily by the corpus luteum (CL), and P4 metabolism, primarily by the liver. In dairy cattle, the volume of luteal tissue is....

20/06/2022

[Article Snippet - Calf managament 1] Vai trò quan trọng của sữa đầu đối với bê mới ra đời
Tóm tắt
Điều quan trọng là sữa đầu (colostrum) của bò mẹ được cho bê con ăn trong những giờ đầu tiên sau khi ra đời. Sữa đầu là chất tiết của bò mẹ sau khi phục hồi hoạt động tuyến vú, có chứa nhiều dưỡng chất. Ngoài những giá trị dinh dưỡng đối với bê con, immunoglobulin chứa trong sữa đầu còn có vai trò phát triển hệ thống miễn dịch non nớt của bê khi ra đời. Quá trình bê tiếp thu miễn dịch thông qua hấp thụ immunoglobulin được gọi là miễn dịch thụ động (passive immunity). Khi bê hấp thụ một lượng vừa đủ immunoglobulin, chúng được phân loại vào nhóm tiếp nhận miễn dịch thụ động thành công (successful passive immunity - SPI). Ngược lại, nếu như chúng không được cung cấp đủ sữa đầu, chúng sẽ được đưa vào nhóm thất bại trong tiếp nhận miễn dịch thụ động (failure of adequate passive immunity - FPI). Quá trình tiếp nhận miễn dịch thụ động được đánh giá thông quá nồng độ IgG trong máu từ 24 tới 48 giờ tuổi. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới việc một bê thuộc nhóm SPI hay FPI phụ thuộc vào nồng độ IgG trong sữa đầu, lượng thức ăn đã ăn, và tuổi của bê khi được ăn sữa đầu. Giám sát hiệu quả hiện hữu của hấp thụ miễn dịch trên bê thường được kiến nghị là nên thực hiện thông quá đánh thực hành quản lý sữa đầu. Phân tích IgG trong máu có thể được thực hiện trực tiếp (phương pháp khuếch tán miễn dịch vòng - radial immunodiffusion) hoặc gián tiếp (đo khúc xạ) và được dùng để đánh giá mức độ phổ biến của SPI hay FPI.
=====
Tác giả: Lopez AJ, Heinrichs AJ
Tạp chí: Journal of Dairy Science
Trích dẫn: Lopez AJ, Heinrichs AJ. Invited review: The importance of colostrum in the newborn dairy calf. J Dairy Sci. 2022 Apr;105(4):2733-2749.
Nguồn: https://doi.org/10.3168/jds.2020-20114
=====
Bản đầy đủ tại đây: https://www.vyvn.org/post/1-vai-trò-quan-tr%E1%BB%8Dng-của-sữa-đầu-đối-với-bê-mới-ra-đời
Trích:Fb Vương Tuấn Phong

Kỹ thuật gieo tinh bò!!! (LT)https://youtu.be/NlTJmlsGDzANguồn: Dương vlog
19/04/2022

Kỹ thuật gieo tinh bò!!! (LT)
https://youtu.be/NlTJmlsGDzA
Nguồn: Dương vlog

BS.Dương giới thiệu đến các bạn bài học Kỹ thuật gieo tinh nhân tạo cho trâu bò.Các bạn đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết. Và đăng ký DuongVlog để nh...

Xử lý bò chậm lên giống.Nguồn: DuongVloghttps://youtu.be/6_JbsLWkIGs
16/04/2022

Xử lý bò chậm lên giống.
Nguồn: DuongVlog
https://youtu.be/6_JbsLWkIGs

BS.Dương giới thiệu đến các bạn bài học Bò phối nhiều lần không đậu nguyên nhân và giải pháp khắc phục.Các bạn đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết. Và ...

Sách này rất hữu ích cho các bsi và người chăn nuôi!
11/04/2022

Sách này rất hữu ích cho các bsi và người chăn nuôi!

25/03/2022
Các trường hợp rối loạn sinh sản phổ biến và nguyên nhân.Nguồn: Mr Vượng Ngọc Long
24/03/2022

Các trường hợp rối loạn sinh sản phổ biến và nguyên nhân.
Nguồn: Mr Vượng Ngọc Long

24/03/2022

KHI NÀO THÌ TIÊM PHÒNG CHO BÊ?

Kháng thể từ sữa đầu có thể giảm hiệu quả của vaccine. Nếu bê được tiêm phòng một loại bệnh nào đó khi mức độ kháng thể nhận từ mẹ vẫn còn cao, hệ thống đề kháng sẽ không đáp ứng lại các kháng nguyên trong vaccine, nó sẽ bị trung hòa bởi các kháng thể từ con mẹ khi các kháng nguyên này đang ở trong máu.

Tiêm phòng cho bê sớm (2 -3 tuần tuổi) sẽ không tạo được nhiều bảo hộ cho bê khi hệ thống đề kháng của có không được kích hoạt (vì các kháng nguyên đã bị vô hiệu hóa, tiêu diệt bởi các kháng thể từ cin mẹ truyền sang).

Vì vậy, việc tiêm phòng chỉ nên thực hiện vào khoảng 6-8 tuần tuổi (khi kháng thể từ con mẹ đã hết) và được tiêm lại 2-6 tuần sau đó để đảm bảo hệ thống đề kháng của cơ thể bê được kích hoạt.

Lưu ý, nếu bê không được uống sữa đầu đầy đủ, bò mẹ là bò tơ lứa 1 nhất là đối với bò nhập khẩu (khi đó kháng thể chưa chống lại các loại bệnh và bệnh địa phương đầy đủ) thì cần phải tiêm phòng sớm hơn.
Nguồn: Mr Vương Ngọc Long

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thu Xà Vet posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share