Bác Sĩ Thú Cảnh

  • Home
  • Bác Sĩ Thú Cảnh

Bác Sĩ Thú Cảnh Dịch Vụ chăm sóc sức khoẻ thú cảnh
(9)

Xuyên đinh nội tuỷ
30/03/2024

Xuyên đinh nội tuỷ

Đẹp quá
01/03/2023

Đẹp quá

09/12/2020
23/11/2020

Lại 1 cái tết gần kề....

Tẩy giun là cần thiết cho thú cưng của bạn!🍀Giúp tránh các bệnh từ ký sinh trùng gây hại.🍀Bảo vệ môi trường sống cho Bos...
13/11/2020

Tẩy giun là cần thiết cho thú cưng của bạn!
🍀Giúp tránh các bệnh từ ký sinh trùng gây hại.
🍀Bảo vệ môi trường sống cho Boss và Sen.
🐶Cùng theo dõi lịch tiêm phòng tẩy giun và áp dụng định kì để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng bạn nhé!
🔺Lưu ý tùy vào nhà sản xuất mà thời gian có thể thay đổi. Dịch Vụ Thú Y Tại Nhà xin gửi đến các bạn lịch tiêm phòng tẩy giun phổ biến nhất!

________________________________________

🏥 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐕𝐮̣ 𝐓𝐡𝐮́ 𝐘 𝐓𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̀ 𝐇𝐮𝐞̂́
🚑 Địa chỉ: Thừa Thiên Huế
📲 Hotline: 08 555 85 234 bác sĩ Bằng
🇻🇳 Fanpage: Dịch Vụ Thú Y Tại Nhà Huế
🔔 cấp cứu : 24/24h

18/10/2020

Cố lên em nhé.... ba mẹ luôn chờ em về....

Thương lắm miền trung
16/10/2020

Thương lắm miền trung

10/10/2020

Cậu Vàng bị kẹt trên đó 2 ngày rồi

10/10/2020

Thuốc mê ảnh hưởng như thế nào đến chó cưng?
Tiêm thuốc gây mê là điều cần thiết và không thể thiếu trong các ca phẫu thuật không chỉ ở người mà cả các loài động vật như chó. Tùy vào tình trạng thể chất và thời gian phẫu thuật dài, ngắn mà bác sỹ thú y sẽ tiêm cho chó lượng thuốc gây mê phù hợp. Tuy nhiên, không ít trường hợp chó tử vong trong hay sau khi phẫu thuật, mà nguyên nhân chính một phần là do thuốc gây mê. Như vậy thuốc mê ảnh hưởng như thế nào lên chó? Hãy cùng Bác sĩ thú cảnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thuốc gây mê có nguy hiểm cho chó không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, phụ thuộc vào cơ địa, tuổi tác và sức khỏe của mỗi chú chó mà thuốc gây mê gây nguy hiểm và rủi ro khác nhau. Nếu chó nhà bạn đã trên 1 tuổi và có sức khỏe tốt thì thuốc gây mê gây ảnh hưởng ít. Nhưng nếu chó nhỏ hay già, sức khỏe yếu, tình trạng bệnh nặng thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định gây mê cho chó. Vì khả năng gây nguy hiểm, rủi ro cao, đồng thời chó dễ bị các tác dụng phụ của thuốc.
2. Tác dụng phụ và rủi ro khi tiêm thuốc mê cho chó.
Co thắt thanh quản.
Nguyên nhân gây co thắt thanh quản là do gây mê nông khiến hô hấp bị kích thích như: tăng tiết dịch, máu ở đường hô hấp trên, co kéo phúc mạc…Biểu hiện chó khi bị co thắt thanh quản thường thấy là thở khò khè, thở rít. Trường hợp nặng hơn sẽ gây tắc nghẽn hoàn toàn, đảo ngược hô hấp. Co thắt thanh quản dẫn đến thiếu oxy, thừa lượng CO2 máu, gây tụt huyết áp, nhịp tim chậm, thậm chí là ngừng tim.
Thiếu oxy máu.
Trước khi phẫu thuật, chó phải nhịn ăn ít nhất 10 đến 12 giờ, việc này cần thiết vì khi phẫu thuật chó có thể bị trào ngược thức ăn. Thức ăn trào ngược lên có thể gây tắc đường thở, tình trạng này xảy ra khiến khí oxy vận chuyển đến tế bào không đủ, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, chó có thể tử vong ngay sau đó.
Đối với những chó chó bị bệnh hen suyễn, hay bất kỳ bệnh về đường hô hấp nào khác, khi phẫu thuật dễ gặp rủi ro. Vì khi phẫu thuật cho phải nằm ngửa bụng, hô hấp bị hạn chế, nếu ca phẫu thuật kéo dài chú chó có thể bị tử vong do không thể hô hấp, thiếu oxy.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Tiêm thuốc gây mê ở chó con gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh và khả năng phát triển bình thường của bộ não.
Ảnh hưởng đến tuổi thọ của chó.

Khi phẫu thuật, không ít trường hợp bác sỹ thú y dùng quá liều thuốc gây mê với chó, hoặc chú chó bất ngờ tỉnh lại và kêu la đau đớn khi cuộc phẫu thuật chưa hoàn thành khiến bác sĩ phải tiêm thêm lượng thuốc gây mê, điều đó gây rủi ro cao, chó có thể sốc thuốc dẫn đến tử vong. Việc lạm dụng thuốc gây mê có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của chó cưng.
Thuốc gây mê có vai trò quan trọng trong các ca phẫu thuật, giúp các chú chó không nhận thức và cảm nhận được sự đau đớn, giúp bác sỹ tiến hành phẫu thuật dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần phải sử dụng đúng cách và tránh lạm dụng thuốc. Mong rằng những chia sẻ vừa rồi của Bác sĩ thú cảnh sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc tốt cho chó cưng của mình.

10/10/2020

Mèo mèo mèo....✌✌✌✌
HÃY CÙNG BÁC SĨ THÚ CẢNH NÓI LÊN VẤN ĐỂ NÀY NHÉ:

CHĂM SÓC MÈO CON : NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM !


1. Không dùng tay beo da cổ nhấc mèo lên.

Nhiều người có thói quen kiểm tra xem mèo con có"hay chuột" không, thường túm da cổ mèo nhấc lên làm mèo đau đớn, hoảng sợ.

2. Không tắm cho mèo con dưới 1 tháng tuổi, đang theo mẹ.

Lạnh, ướt đột ngột có thể làm mèo viêm phổi, đầy bụng và ốm bệnh. Trường hợp không may bị ướt, bẩn nên sấy khô ngay lông và ủ ấm.

3. Không cho mèo ăn sữa bò khi còn quá non ( dưới 15 ngày tuổi).

Khó tiêu, dễ ỉa chảy và chán bú sữa mẹ do sữa bò thương phẩm có hàm lượng đường cao. Trường hợp nuôi bộ cần dùng loại sữa dành riêng cho chó, mèo sơ sinh.

4. Không cố gắng tìm và cho nhiều người xem nơi mèo mẹ tha giấu đàn con.

Là bản năng tự nhiên bảo vệ con, đặc biệt mèo cha thường săn tìm con mình để "diệt" các con đực, giữ độc quyền " Chúa sơn lâm". Nếu bị lộ, có động thì ngay lập tức mèo mẹ tha con cất giấu nơi khác. Do mất bình tĩnh, có thể đánh rơi, thất lạc mèo con.

5. Không tách mẹ quá sớm ( trước 6 tuần tuổi ).

Khi mèo chưa thể sống độc lập và tự tin khi gặp các stress bất lợi. Sữa mẹ là nguồn kháng thể chống bệnh rất tốt cho mèo con. Mèo mẹ cần thời gian sau khi con được 4 tuần tuổi để " dạy " con các động tác cơ bản: săn mồi, chạy trốn, thoát hiểm tai nạn, leo trèo...

6. Không la hét hoặc dùng các động tác thô bạo ngăn cản, can thiệp mèo con cùng đàn " đánh nhau, cắn nhau" vì đây chỉ là "đánh trận giả" rất cần nâng thể lực và sức khoẻ , thích nghi môi trường sống của mèo.

7. Chưa thể cho mèo tiếp xúc với ngoại cảnh hoặc mèo khác khi chưa được tiêm vaccine phòng các bệnh dịch đúng quy trình.

Nhiều chủ mèo cho rằng chỉ cần tiêm phòng bệnh Dại, thực tế có các bệnh lây truyền nguy hiểm tới tính mạng mèo, cần tiêm bằng vaccine phòng bệnh

8. Không cho mèo con chơi đùa, tiếp xúc với đồ vật dễ nhai, nuốt, hóc hoặc các chất tẩy rửa gia dụng, lá cây độc: Hoa Ly, lá thầu dầu...

Mèo trưởng thành có nhiều kinh nghiệm hơn, mèo con khi mới biết ăn hoặc ra môi trường ăn lung tung nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ.

Nguồn Bs thú y Hoàng Ngọc Báu

🤣🤣
16/09/2020

🤣🤣

Nay được bố chở đi chơi trung thu sớm
Thích quá đi... đi trước cho đỡ kẹt xe

_________________________________________________

🏥 Dịch Vụ Thú Y Tại Nhà Huế
🚑 Địa chỉ: Thừa Thiên Huế
📲 Hotline: 08 555 85 234
🇻🇳 Fanpage: facebook.com/thuytaihue
🔔 cấp cứu : 24/24h

24/08/2020

Cá vàng bơi 😍😍

Điều trị viêm da cho bé chó cỏ..... tuy hơi nghèo nhưng vẫn  được chủ gọi  bác sĩ đến điều trị tận tâm.😍
16/08/2020

Điều trị viêm da cho bé chó cỏ..... tuy hơi nghèo nhưng vẫn được chủ gọi bác sĩ đến điều trị tận tâm.😍


31/07/2020

Cách bấm móng chân cho cún đúng cách

19/07/2020

🤣🤣

03/07/2020

Bạch cầu

Bạch cầu là các tế bào máu màu trắng, đóng vai trò trong bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm hay kí sinh trùng.

Dựa vào bào tương có chứa hạt hay không, người ta chia bạch cầu ra làm hai nhóm chính là bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt.

Bạch cầu hạt
Là những bạch cầu chứa nhiều hạt trong bào tương, chúng gồm bạch cầu hạt trung tính, ưa acid, ưa kiềm. Ngoài ra, do nhân của các bạch cầu hạt này có nhiều thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đa nhân.

1. Bạch cầu trung tính
Bạch cầu trung tính là loại bạch cầu hay gặp nhất, chiếm 50 – 70% tổng số lượng bạch cầu. Chúng đáp ứng nhanh với các vùng nhiễm trùng và có khả năng thực bào vi khuẩn hiệu quả. Các hạt của bạch cầu trung tính chứa enzym thủy phân vách tế bào vi khuẩn hay chất chống oxy hóa, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Số lượng bạch cầu trung tính tăng gặp trong nhiễm trùng hay viêm do vi khuẩn. Giảm trong dùng một số loại thuốc.

2. Bạch cầu ưa acid
Chiếm 2 – 4 % tổng số lượng bạch cầu.
Hạt của bạch cầu ưa acid có các phân tử kháng histamin – một chất hóa học đóng vai trò trong phản ứng dị ứng, do đó bạch cầu ưa acid có chức năng chống dị ứng. Ngoài ra chúng còn tiết ra các chất độc với kí sinh trùng.
Số lượng bạch cầu ưa acid tăng khi một người bị dị ứng, nhiễm kí sinh trùng hay bệnh tự miễn. Giảm trong dùng thuốc corticoid.

3. Bạch cầu ưa kiềm
Chiếm dưới 1% tổng số lượng bạch cầu. Bạch cầu ưa kiềm đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng.
Số lượng bạch cầu ưa kiềm tăng cao trong bệnh dị ứng hay nhiễm kí sinh trùng.

Bạch cầu không hạt
Trong bào tương không có các hạt, chúng gồm bạch cầu lympho và bạch cầu mono. Nhân của các bạch cầu không hạt này không chia thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đơn nhân.

4. Bạch cầu mono
Chiếm 2 – 8% tổng số lượng bạch cầu
Bạch cầu mono khi rời khỏi máu để vào mô sẽ trở thành đại thực bào với kích thước lớn hơn. Chúng có thể thực bào vi khuẩn, hồng cầu chết, ký sinh trùng sốt rét.
Các đại thực bào còn có chức năng trình diện kháng nguyên. (chúng ta sẽ trao đổi kĩ hơn ở các chuyên đề miễn dịch)
Số lượng bạch cầu mono tăng trong nhiễm virus, nhiễm nấm hay trong bệnh lao.

5. Bạch cầu lympho
Được biệt hóa từ các tế bào gốc dòng lympho, là loại bạch cầu phổ biến thứ hai, chiếm 20 – 30% tổng số bạch cầu, đóng vai trò trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Số lượng bạch cầu lympho tăng gặp trong nhiễm virus hay một số loại ung thư. Giảm số lượng bạch cầu lympho gặp trong bệnh lý suy giảm miễn dịch như HIV hay dùng thuốc steroid.
Nguồn:st

Mức Độ Tốt Của Phân Chó
02/07/2020

Mức Độ Tốt Của Phân Chó

Mức độ tốt của phân chó

Xử lý heccni
28/06/2020

Xử lý heccni

80% rồi nha 😚
19/06/2020

80% rồi nha 😚

19/05/2020

Lấy cao răng ở chó🥰

Các bác sĩ nhanh tay quá em còn 10 lọ cuối
13/05/2020

Các bác sĩ nhanh tay quá em còn 10 lọ cuối

Ketamil nào
13/05/2020

Ketamil nào

Thuốc mê date 2023
13/05/2020

Thuốc mê date 2023

Ketamil50mlGiá cả inb nhé
12/05/2020

Ketamil
50ml
Giá cả inb nhé

Fanpage có cung cấp men nhéHiện tại Fanpage hợp tác cùng Siêu Men Thú Cưng để đưa sản phẩm đến cho các nhà đạ lý ạ.Tuyển...
12/05/2020

Fanpage có cung cấp men nhé
Hiện tại Fanpage hợp tác cùng Siêu Men Thú Cưng để đưa sản phẩm đến cho các nhà đạ lý ạ.
Tuyển sỉ và lẻ, tìm nhà đại lý cùng nhau hợp tác ạ
Liên hệ vào web, hoặc ib trang Fanpage

Trung Tâm Mua Sắm

12/05/2020

Liệu có nên cho chó ăn trứng gà sống không?

Nhiều người thắc mắc có nên cho ăn trứng gà sống thay vì trứng gà chín hay không?
Theo bạn thì liệu có nên cho chó con ăn trứng gà sống hay không? Có rất nhiều ý kiến khác xung quanh vấn đề này. Chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ để có thể đem lại cho những chú cún yêu nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
Câu hỏi được nhiều đặt ra ở thời điểm hiện tại là liệu có nên cho chó con ăn trứng gà sống hay không. Điều này cũng khá dễ hiểu khi mà hiện nay. Vấn đề sức khỏe của các chú cún yêu luôn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ để có câu trả lời chính xác nhất.

Vấn đề có nên cho chó con ăn trứng gà sống hay không còn nhiều tranh cãi

Chúng ta có thể thấy rất nhiều tranh cãi khác nhau xung quanh vấn đề này. Có người cho rằng không nên ăn, có người thì lại nói nên ăn. Nhưng cũng có không ít người cho rằng chúng ta nên tập từ từ. Chứ không nên cho ăn ngay thì mới tốt cho dạ dày của chó. Nhìn chung đây vẫn là một vấn đề khá phức tạp. Và vẫn chưa có được câu trả lời chính xác đối với nhiều người.
Giải đáp: có nên cho chó con ăn trứng gà sống hay không
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh việc dùng trứng gà sống. Khi chó còn nhỏ là không nên. Vì trong trứng gà sống có chứa nhiều hợp chất Avidin. Có thể làm ức chế hoạt động của Biotin. Trong khi Biotin là nguyên liệu có tác dụng rất quan trọng trong việc trao đổi chất trong cơ thể của chó. Chính vì vậy việc dùng là hết sức nguy hiểm
Chó con cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella khi tiếp xúc với trứng gà sống. Vi khuẩn này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột. Và thậm chí tử vong nếu không được kiểm soát sớm. Tuy nhiên với những mô hình sản xuất trứng gà sạch thì cũng có thể dùng được. Nhưng hiện tại thì những mô hình này của nước ta vẫn còn rất hạn chế.

Không cần tìm hiểu có nên cho chó con ăn trứng gà sống hay không nếu bạn biết cách ăn đúng

Nếu trường hợp bắt buộc thì vẫn có thể cho chó con ăn được trứng gà sống. Nhưng cần phải ăn đúng cách thì mới không làm nguy hại đến sức khỏe của chó.
Do trong lòng đỏ của trứng gà có chứa nhiều Biotin. Nên khi cho ăn cần đảm bảo được chó ăn cả phần lòng đỏ và lòng trắng. Để đảm bảo cân bằng và cung cấp đầy đủ Biotin. Nếu cho chó ăn trứng sống thì cần phải đảm bảo trứng sạch, không bị nhiễm khuẩn.
Nếu có điều kiện hãy tập cho dạ dày của chó quen dần rồi mới chuyển sang dùng trứng sống. Tức là ban đầu cho chó ăn trứng chín rồi chuyển qua cho ăn trứng lòng đào. Rồi mới cho chúng ăn trứng sống. Có thể tận dụng vỏ trứng nghiền nhỏ để cho chó ăn vì vỏ có nhiều canxi.

Thay vì tìm hiểu có nên cho chó con ăn trứng gà sống hay không bạn có thể tìm hiểu các thông tin khác

Cần phải cung cấp những dưỡng chất cần thiết thì chó mới có thể lớn nhanh
Chúng ta cần phải tìm hiểu từ vấn đề đơn giản nhất như: ăn gì, ăn như thế nào, bệnh thì chữa như thế nào… Chính vì vậy việc tìm hiểu các nguồn thông tin cơ bản là hết sức cần thiết.
Một trong những địa chỉ đáng tin cậy để bạn có thể tham khảo thông tin Bác sĩ thú cảnh. Nếu bạn muốn tìm một nơi tìm hiểu thông tin liên quan đến các chú chó thì đây là một nơi khá hay dành cho bạn. Được thành lập với mong muốn giúp những người yêu chó có cơ hội biết được các nguồn thông tin để nuôi và chăm sóc chó cảnh tốt nhất.

Tổng kết.

Rất nhiều người nuôi chó lâu năm tại Việt Nam thường có thói quen bồi bổ cho chó. Nhất là chó đực phối giống ăn trứng gà sống với niềm tin chủ quan là sẽ tốt cho tinh trùng. Phối giống chó đực sẽ dễ đậu thai hơn. Hay là cho chó con ăn trứng gà sống để khỏe mạnh mau lớn.
Hy vọng qua những gì được chia sẻ có lẽ bạn đã biết được có nên cho chó con ăn trứng gà sống hay dùng loại thức ăn như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng mà lại an toàn cho sức khỏe. Hy vọng rằng bạn luôn có cách để các chú cún yêu có được nguồn dinh dưỡng đảm bảo nhất.

26/04/2020
Giun mắt Thelazia callipaeda trên ChóGiun Thelazia callipaeda được phát hiện trên mắt chó vào năm 1910 ở Pakitan. Có chi...
20/04/2020

Giun mắt Thelazia callipaeda trên Chó

Giun Thelazia callipaeda được phát hiện trên mắt chó vào năm 1910 ở Pakitan. Có chiều dài 7-17 mm và đường kính 0,2-0,3 mm. Con cái phóng thích ấu trùng được tìm thấy trong nước mắt. Ấu trùng Thelazia callipaeda trải qua 3 lần lột xác (mất khoảng 14 – 21 ngày). Giun trưởng thành có thể tồn tại trong khoang mắt trong vòng 1 tháng.

Đây là loài giun xâm nhập vào cơ thể của chó là do ruồi Phortica variegata (nó cũng có thể được tìm thấy ở mèo và động vật hoang dã như cáo và thỏ rừng).
Dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán:

- Dấu hiệu lâm sàng:

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng giun T. callipaeda ở chó không có triệu chứng nhưng các dấu hiệu lâm sàng có thể bao gồm:

• Co giật mí mắt.

• Chảy nước mắt sống (epiphora) (là hiện tượng chảy nước mắt liên tục hoặc quá mức)

• Viêm giác mạc.

• Viêm kết mạc.

Nếu bị nặng không được điều trị nặng sẽ dẫn đến mù.

- Chẩn đoán:

Chẩn đoán bằng cách kiểm tra trực tiếp hoặc gắp ra để kiểm tra. Ấu trùng giai đoạn đầu cũng có thể được tìm thấy trong dịch tiết ở mắt.

Điều trị:

- Dùng nước muối sinh lý để rửa mắt.

- Sử dụng thuốc trị giun sán. Sử dụng thuốc có thành phần imidacloprid cộng với moxidectin (2,5 mg/kg) nhỏ trực tiếp có thể giết giun trong vòng 7 ngày.

- Hai liều uống milbemycin oxime (0,5 mg/kg) uống cách nhau một tuần đạt hiệu quả 100% sau 28 ngày điều trị.

Ngoài ra, một liều duy nhất 200 µg/kg ivermectin uống đạt được hiệu quả 100% trong 25 ngày.

Tài liệu tham khảo: Textbook of clinical parasitology in dogs and cats
Nguồn đăng : BSTY Lee ( Diễn Đàn Thú Y Việt Nam)

Nhìn gãy xương mà tội quá 😢
16/04/2020

Nhìn gãy xương mà tội quá 😢

Tận tâm điều trị
15/04/2020

Tận tâm điều trị

Address


Telephone

+84855585234

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Bác Sĩ Thú Cảnh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share