Thuốc Thú Y Chất Lượng Cao Thái Quỳnh

  • Home
  • Thuốc Thú Y Chất Lượng Cao Thái Quỳnh

Thuốc Thú Y Chất Lượng Cao Thái Quỳnh Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Thuốc Thú Y Chất Lượng Cao Thái Quỳnh, .
(2)

FacebookKỹ Thuật Nuôi Cá Tầm Đạt Năng Suất Cao Bởi Yêu Content -31/12/20200306 Share Cá Tầm là loài cá xứ lạnh, có giá t...
07/10/2021

Facebook
Kỹ Thuật Nuôi Cá Tầm Đạt Năng Suất Cao Bởi Yêu Content -31/12/20200306 Share Cá Tầm là loài cá xứ lạnh, có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao đã được đưa vào thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2005 và đến nay đã phát triển nuôi ở các vùng miền núi có điều kiện nhiệt độ nước thấp dưới cả hai hình thức nuôi lấy thịt và lấy trứng. Tại nước ta hiện nay đang nuôi phổ biến hai loài cá tầm Siberi và tầm Trung Quốc. Bạn đang muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về kỹ thuật nuôi cá tầm? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về chủ đề này. Nuôi cá Tầm mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều bà con nông dân triển khai Nuôi cá Tầm mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều bà con nông dân triển khai Nội dung chính 1 Chuẩn bị ao, bể nuôi 1.1 Chuẩn bị ao nuôi 1.2 Chuẩn bị bể nuôi 2 Cá giống và thả giống 2.1 Chọn giống 2.2 Thả giống 3 Thức ăn và cho ăn 3.1 Thức ăn 3.2 Cho ăn 4 Quản lý môi trường nuôi 4.1 Chất lượng nước 4.2 Với hình thức nuôi ao, bể 5 Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị 5.1 Bệnh do nấm nấm thuỷ mi gây ra 5.2 Bệnh đường ruột do vi khuẩn 5.3 Bệnh rận cá 5.4 Bệnh do virus irridovirus 6 Thu hoạch Chuẩn bị ao, bể nuôi Chuẩn bị ao nuôi Ao nuôi được tát cạn, vét bớt bùn, tu sửa lại bờ ao, lấp hết các lổ hổng ở chân và bờ, cống ao, phát quang bờ ao, làm sạch cỏ dại. Rắc vôi với liều lượng tùy thuộc vào pH đất như sau: + Đối với điều kiện ao nuôi ở vùng thường xuyên có pH cao nên bón 5 – 7kg vôi/100m2, phơi đáy 3 – 5 ngày để vôi phân hủy các chất thải ở đáy, sau đó tháo nước và ngâm 2 – 3 ngày rồi bơm ra. + Với ao có pH thấp hoặc ao mới đào cần bón lượng vôi từ 10 đến 15kg/100m2 sau đó lấy nước vào, ngâm 2 – 3 ngày rồi bơm nước chua phèn ra khỏi ao. Làm như vậy liên tục 1 –2 lần đến khi môi trường có pH ổn định trên 6,5. + Với ao có pH đáy trung tính sau khi xử lý thì không phải thau nước, rửa nước vôi bón mà lấy nước mới vào ao ngay. Chuẩn bị bể nuôi Bể không rò rỉ, hệ thống nước chảy liên tục đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan luôn > 5 mg/l. Bể nuôi mới được xử lý sạch xi măng, bể nuôi cũ cần được dọn vệ sinh sạch sẽ sử dụng chlorine, iodine hoặc thuốc tím để sát trùng trước khi nuôi vụ mới. Bể nuôi cá Tầm cần được xử lý sạch sẽ, tạo điều kiện tốt nhất cho cá sinh trưởng Bể nuôi cá Tầm cần được xử lý sạch sẽ, tạo điều kiện tốt nhất cho cá sinh trưởng Cá giống và thả giống Chọn giống Chất lượng cá giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Nên chọn cá giống có kích cỡ 50-100 g/con, chiều dài thân khoảng 15 -20cm, đồng đều, khoẻ mạnh và không dị hình. Khi thả vào chậu nước, chúng bơi tản đều trong chậu, không tập trung vào một chỗ là cá khoẻ Thả giống Thời điểm thả giống thích hợp là tháng 3 hàng năm (đối với các tỉnh miền Bắc) khi nhiệt độ nước ổn định trong khoảng 18-26oC. Mật độ thả nuôi bể: 2-3 kg/m3 Nuôi ao: 1,5-3 kg/m3 Trong quá trình nuôi, khi cá lớn cần san thưa để tránh làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá. Ở cả 2 lọai hình, mật độ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ và lượng ôxy hòa tan tự nhiên trong nước, có thể đạt 30kg/m3. Thức ăn và cho ăn Thức ăn Thức ăn tự chế đảm bảo không chứa các chất bị cấm theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) Cho ăn Chế độ cho cá ăn (lượng thức ăn và số lần cho ăn) phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ nước lạnh, cá được cho ăn 1-2 lần/ngày, còn khi thời tiết ấm, cá được cho ăn 4 lần/ngày. Quản lý môi trường nuôi Cá tầm là loài sống đáy nhưng yêu cầu môi trường trong sạch và nhiều ôxy. Vì vậy ở bất kỳ hình thức nuôi nào thì người nuôi cần luôn luôn theo dõi, kiểm tra môi trường nước đều đặn hàng ngày để đảm bảo cho cá sinh trưởng tốt. Chất lượng nước + Đo oxy, nhiệt độ hai lần/ngày lúc 8.00h sáng và 16.00 chiều. Khi hàm lượng oxy 5 mg/l. Bể nuôi mới được xử lý sạch xi măng, bể nuôi cũ cần được dọn vệ sinh sạch sẽ sử dụng chlorine, iodine hoặc thuốc tím để sát trùng trước khi nuôi vụ mới. Bể nuôi cá Tầm cần được xử lý sạch sẽ, tạo điều kiện tốt nhất cho cá sinh trưởng Bể nuôi cá Tầm cần được xử lý sạch sẽ, tạo điều kiện tốt nhất cho cá sinh trưởng Cá giống và thả giống Chọn giống Chất lượng cá giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Nên chọn cá giống có kích cỡ 50-100 g/con, chiều dài thân khoảng 15 -20cm, đồng đều, khoẻ mạnh và không dị hình. Khi thả vào chậu nước, chúng bơi tản đều trong chậu, không tập trung vào một chỗ là cá khoẻ Thả giống Thời điểm thả giống thích hợp là tháng 3 hàng năm (đối với các tỉnh miền Bắc) khi nhiệt độ nước ổn định trong khoảng 18-26oC. Mật độ thả nuôi bể: 2-3 kg/m3 Nuôi ao: 1,5-3 kg/m3 Trong quá trình nuôi, khi cá lớn cần san thưa để tránh làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá. Ở cả 2 lọai hình, mật độ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ và lượng ôxy hòa tan tự nhiên trong nước, có thể đạt 30kg/m3. Thức ăn và cho ăn Thức ăn Thức ăn tự chế đảm bảo không chứa các chất bị cấm theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) Cho ăn Chế độ cho cá ăn (lượng thức ăn và số lần cho ăn) phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ nước lạnh, cá được cho ăn 1-2 lần/ngày, còn khi thời tiết ấm, cá được cho ăn 4 lần/ngày. Quản lý môi trường nuôi Cá tầm là loài sống đáy nhưng yêu cầu môi trường trong sạch và nhiều ôxy. Vì vậy ở bất kỳ hình thức nuôi nào thì người nuôi cần luôn luôn theo dõi, kiểm tra môi trường nước đều đặn hàng ngày để đảm bảo cho cá sinh trưởng tốt. Chất lượng nước + Đo oxy, nhiệt độ hai lần/ngày lúc 8.00h sáng và 16.00 chiều. Khi hàm lượng oxy

Hướng dẫn bạn chăm sóc trâu bò vụ đông xuân Bê, trâu, bò, bò sữa, Nuôi gia súc Chăm sóc trâu bò vụ Đông Xuân Hiện nay, c...
07/10/2021

Hướng dẫn bạn chăm sóc trâu bò vụ đông xuân Bê, trâu, bò, bò sữa, Nuôi gia súc Chăm sóc trâu bò vụ Đông Xuân Hiện nay, cơ giới hóa đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp thay thế dần cho việc sử dụng trâu bò cày kéo, nhưng đối với những thửa ruộng nhỏ không đưa được máy móc vào cày, bừa, hoặc những hộ nông dân chưa có điều kiện mua sắm máy móc thì vẫn còn sử dụng trâu bò để cày kéo, làm đất. Mặt khác, chăn nuôi hiện nay đang phát triển theo hướng hàng hóa, đàn trâu bò phát triển nhanh và trở thành tài sản lớn của nhà nông. Chăn nuôi trâu bò đã mang lại thu nhập không nhỏ cho kinh tế trang trại và hộ gia đình. Vì vậy, chăm sóc tốt đàn trâu bò, nhất là trong vụ đông xuân không chỉ đảm bảo cho gia súc phát triển tốt, đảm bảo sức cày kéo mà còn phòng chống được nhiều loại dịch bệnh dễ bị xảy ra trong thời gian này. Vụ đông xuân có nhiệt độ thấp nhất trong năm, thường xảy ra rét đậm, rét hại, số trâu bò được sử dụng trong cày kéo bị xuống sức nhanh nếu không được chăm sóc tốt dễ dẫn đến bị đổ ngã. Đây cũng lúc dễ tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh xâm nhập và bùng phát gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nông dân. Nông dân cần chú ý chăm sóc, phòng bệnh tốt đàn trâu bò bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin thiết yếu nhằm giúp cho con vật tạo được những kháng thể chống đỡ với các loại bệnh truyền nhiễm. Khi nhiệt độ xuống thấp, chăn thả trâu bò muộn hơn về buổi sáng và buổi chiều về chuồng sớm hơn so với những ngày thời tiết ấm áp. Đối với bê, nghé, trâu bò gầy yếu nên sử dụng bao tải có phủ nilon ở ngoài buộc vào quanh mình chúng để hạn chế tác động của mưa và gió lùa. Tài Liệu Miễn Phí Farmvina đặc biệt tổng hợp tài liệu hướng dẫn bạn nuôi chim yến hiệu quả! Tải Xuống chăm sóc trâu bò Chăm sóc trâu bò vụ Đông Xuân Ban đêm, khi trời lạnh có thể dùng trấu, rơm, cỏ khô úm trong nền chuồng, một mặt để sưởi ấm cho trâu bò, mặt khác để hạn chế muỗi. Đối với trâu bò cày kéo, không nên cho trâu bò làm việc vào những ngày rét đậm, không nên khai thác cày kéo quá sức, thường xuyên bổ sung thêm thức ăn tinh bột như bột sắn, bột khoai, cám….để cho chúng phục sức nhanh sau một ngày cày kéo. Chuồng trại cho trâu bò đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông, tránh gió lùa. Nền chuồng phải có chất độn khô ráo đủ ấm. Mái chuồng phải được tu sửa tránh bị dột nước khi trời mưa. Vào ban đêm không được buộc trâu bò ở gốc cây, bờ rào hoặc thả rông quanh nhà làm cho trâu bò bị tiêu hao nhiều năng lượng cho việc chống rét. Dự trữ sẵn thức ăn khô đầy đủ để cho trâu bò ăn thêm vào ban đêm hoặc những lúc trời rét không chăn thả, đồng thời phải bổ sung lượng thức ăn tinh, cho trâu bò uống nước ấm có pha thêm một lượng muối nhỏ. Tẩy giun sán hay nội, ngoại ký sinh trùng định kỳ cho gia súc bằng các loại thuốc. Thực tế hiện nay ở nhiều vùng gò đồi, nông dân đang có thói quen thả rông trâu bò. Do đó, chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện quản lý, chăm sóc đàn trâu bò để đảm bảo cho gia súc sinh trưởng và phát triển tốt, không phá hoại hoa màu, rừng trồng, các công trình xây dựng nhỏ, đặc biệt là để cho trâu bò đủ sức đề kháng chống lại các loại dịch bệnh. Có quản lý và chăm sóc tốt đàn trâu bò sẽ phát hiện sớm mầm bệnh để kịp thời điều trị, không để bệnh bùng phát thành dịch lây lan trên diện rộng gây hậu quả nghiêm trọng. Chăm sóc tốt đàn trâu bò là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Phòng chống rét cho trâu bò Vào mùa đông, những đợt rét đậm kéo dài thường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của đàn gia súc. Để chủ động đối phó và giảm thiểu thiệt hại, người chăn nuôi nên kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và phương pháp hiện đại để phòng chống rét cho trâu, bò. Chủ động thức ăn thô xanh Cần chuẩn bị thức ăn ủ chua (rơm ủ xanh; dây khoai lang; ngọn, lá sắn; thân, lá chuối; dây lạc; thân, lá ngô ủ chua ngay sau khi thu hoạch…), thức ăn phơi khô (rơm, rạ, cỏ khô, bột lá rau các loại…) từ đầu mùa đông. Nên xây hầm ủ phù hợp với nhu cầu của đàn gia súc và dựng kho chứa thức ăn khô đủ cho cả đàn ăn trong 3 – 4 tháng. Tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần Để giúp trâu, bò tăng sức chịu đựng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhất là trong thời gian dài, người chăn nuôi cần chú ý bổ sung thêm thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột hoặc sắn lát, cháo muối, cháo ngũ cốc hòa đường. Cho trâu, bò uống nước ấm, nước muối, nước gừng, các loại đá liếm, bột xương… Có thể cho trâu, bò ăn các loại lá, củ, quả cây có dược tính nóng ấm. Nâng cấp chuồng trại và chuyển đổi phương thức chăn nuôi Hạn chế việc chăn thả rông trâu, bò trong những ngày trời lạnh. Xây dựng chuồng trại theo hướng kiên cố để chăn nuôi ổn định, lâu dài. Nên xây chuồng theo hướng Đông Nam, tránh gió lùa, mưa tạt và bị nắng chiếu lâu. Chuồng có hệ thống thoát chất thải, nền luôn khô ráo, sạch sẽ, có chất độn chuồng sạch, không trơn trượt, ẩm mốc. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 12 độ C, không nên chăn thả và sử dụng sức kéo của trâu, bò. Cung cấp thức ăn tại chuồng. Gia cố chuồng trại như dùng bạt dứa, tấm nylon lớn hoặc các vật liệu khác để che kín chuồng. Thắp bóng điện công suất lớn, ủ trấu, đốt lửa, dùng máy sưởi trong chuồng. Nên mặc áo rơm, áo bao tải đay, bao tải dứa, chăn len, chăn bông cho trâu, bò. Phòng dịch Cách ly, chăm sóc tốt trâu, bò yếu, ốm trong những ngày giá rét; tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng 2 – 3 tuần/lần để hạn chế mầm bệnh phát triển. Triển khai tiêm phòng đầy đủ vắc-xin chống các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhiệt thán, suyễn,… Dùng các biện pháp Đông y Mồi lửa vào một số huyệt để tăng cường sức đề kháng, chịu lạnh cho trâu, bò. Xoa bóp, day bấm huyệt đạo cũng có tác dụng tích cực trong phòng chống rét, đói cho trâu, bò trong mùa lạnh.
7 Tháng 10, 2021
Công khai

Cá tầm là một đối tượng thủy sản có giá trị rất cao, nhất là trứng cá tầm (caviar) rất được ưa chuộng trên thị trường th...
07/10/2021

Cá tầm là một đối tượng thủy sản có giá trị rất cao, nhất là trứng cá tầm (caviar) rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Tại Việt Nam, cá tầm được đưa vào nuôi từ năm 2005 với những nỗ lực nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản nước lạnh tại các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên đã thu được những kết quả ban đầu. Kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá tầm Sterlet của Công ty CP Cá tầm phương Bắc, Yên Bái năm 2011. (Hình bên trái là mổ kiểm tra cá cái; hình bên phải là trứng đã được lấy ra; hình tay trái bên dưới là buồng trứng còn lại sau khi đã lấy trứng). Mở đầu Cá tầm là một đối tượng thủy sản có giá trị rất cao, nhất là trứng cá tầm (caviar) rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Tại Việt Nam, cá tầm được đưa vào nuôi từ năm 2005 với những nỗ lực nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản nước lạnh tại các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên đã thu được những kết quả ban đầu. Hiện nay, cá tầm đã được nhiều địa phương coi là một trong những đối tượng nuôi thủy sản chủ lực, góp phần vào khai thác tối đa nguồn lợi nước lạnh tại các khu vực phù hợp. Việc phát triển nuôi cá tầm trong những năm vừa qua tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đã góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 10 nước có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Nga, Italia, Bungari, Iran, Mỹ, Pháp, Việt Nam, Ba Lan và Đức (FAO, 2012). Bên cạnh phát triển nuôi thương phẩm, việc sản xuất giống các đối tượng cá tầm cũng đã bước đầu được triển khai với một số kết quả khả quan. Bài viết này tóm tắt về hiện trạng và những điểm cần lưu ý đối với hoạt động sản xuất giống và nuôi cá tầm tại Việt Nam. Hiện trạng nuôi cá tầm tại Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam có 4 loài cá tầm đang được nuôi tại các trang trại nuôi thủy sản ở các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là cá tầm Siberi (Acipenser baerii), cá tầm beluga (Huso huso), cá tầm Nga (A. gueldenstaedtii) và cá tầm sterlet (A. ruthenus). Trong đó, đối tượng nuôi phổ biến nhất tại hầu hết các cơ sở nuôi là cá tầm Siberi. Cá tầm Trung hoa (A. sinensis) cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Việt Nam từ vài năm trước. Trong các loài cá tầm đang nuôi tại Việt Nam thì cá tầm beluga có tốc độ lớn nhanh nhất, năm đầu tiên đã có thể đạt 1,9 – 3,2 kg, năm thứ hai là 4,7 – 6,9 kg và năm thứ 3 là 7,0 – 10,2 kg. Tuy nhiên loài cá này có tuổi thành thục rất muộn (10 – 15 năm). Cá tầm Nga năm đầu tiên đạt 1,2 – 2,2 kg, năm thứ hai đạt 2,4 – 3,8 kg và năm thứ 3 đạt 4,0 – 6,5 kg. Loài này có chất lượng trứng đứng vào hàng đầu trong số các loài cá tầm nuôi, chỉ sau cá tầm beluga. Trong điều kiện nuôi trong ao cá tầm Nga cũng thành thục sớm (3 – 4 tuổi). Cá tầm Siberi có tốc độ lớn như cá tầm Nga hoặc nhanh hơn đôi chút; giá trị của thịt và trứng cá không khác lắm, nhưng thành thục muộn hơn khoảng 1 – 2 năm so với cá tầm Nga. Cá tầm sterlet có tốc độ tăng trưởng chậm và có kích cỡ nhỏ hơn so với 3 loài cá trên. Cá tầm Trung Hoa cũng được nuôi thử nghiệm ở nước ta, tuy nhiên do có tốc độ tăng trưởng chậm và cá thương phẩm không được ưa chuộng trên thị trường nội địa bằng các đối tượng khác nên không được nuôi phổ biến. Loài cá tầm Siberi có mặt tại Việt Nam sớm nhất, từ năm 2005 do Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 nhập về từ Liên bang Nga và được ấp nở và ương giống thành công. Đối tượng này đã được nuôi thử nghiệm ở nhiều địa điểm khác nhau ở Việt Nam như Sa Pa (Lào Cai), Na Hang (Tuyên Quang), hồ chứa Thác Bà (Yên Bái), Đà Lạt (Lâm Đồng), hồ Đa Mi (Bình Thuận) ... với các phương thức nuôi lồng, nuôi bể và nuôi nước chảy cho thấy khả năng thích nghi rất cao. Năm 2007, Công ty cổ phần Hà Quang đã kết hợp với các chuyên gia Nga tiến hành thử nghiệm ấp nở trứng cá, nuôi cá tầm Siberi, Nga, sterlet tại hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt, Lâm Đồng) và đã thành công. Tháng 11/2007, công ty này đã chuyển giao cho Công ty TNHH cá Tầm Việt Nam tại Đà Lạt. Năm 2008, Công ty TNHH Cá Tầm Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật nuôi cả 4 loại cá tầm là cá tầm sterlet, Nga, beluga và cá tầm Siberi trên hồ thủy điện Đa Mi (Bình Thuận). Tháng 7/2008, nhiệt độ nước tại hồ này ở mức 30,50C, nhưng hơn 20.000 con cá tầm Siberi, Nga, sterlet vẫn sống khỏe mạnh, ăn tốt, tăng trọng đạt yêu cầu. Ước tính sản lượng cá tầm của Công ty Cá Tầm Việt Nam năm 2009 khoảng 300 tấn và dự kiến đạt 800 – 1000 tấn vào năm 2010. Công ty còn có định hướng ngoài việc nuôi và XK cá tầm còn nuôi cá tầm để lấy trứng (chế biến món trứng cá muối caviar) xuất khẩu với mục tiêu chính trong một vài năm tới sẽ xuất khẩu trứng cá tầm sang các nước Nhật, Mỹ, Nga... Công ty Cổ phần Cá Tầm Phương Bắc (tại Thịnh Hưng, Yên Bình, Yên Bái) cũng tận dụng nguồn nước suối lạnh để xây dựng trại ương giống cá tầm tại xã Thượng Bàng La, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái), nuôi thương phẩm cá tầm Siberi và Nga tại hồ chứa Thác Bà. Đến nay, mô hình thử nghiệm đã tạo ra được hàng chục nghìn cá tầm giống và đã nuôi 7 lồng cá thương phẩm (ước tính trị giá mỗi lồng là 1 tỷ đồng). Đây là cơ sở quan trọng để từ tháng 9/2009, công ty mở rộng quy mô để đạt tới sản lượng từ 200 đến 300 tấn cá thương phẩm vào năm 2010, đồng thời lựa chọn tạo được khoảng 1.000 con cá bố mẹ, từng bước nghiên cứu cho sinh sản để chủ động nguồn giống, mở rộng và phát triển việc nuôi cá tầm ở Yên Bái. Một số DN khác như Công ty Giang Ly (Đà Lạt, Lâm Đồng), Công ty Thiên Hà (Sa Pa, Lào Cai), Công ty TNHH Thủy điện Chu Va... cũng đầu tư nuôi cá tầm nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Hình thức nuôi cá tầm tại Việt Nam hiện nay khá đa dạng, đó là nuôi trong bể, ao và nuôi ao nước chảy sử dụng nước từ các suối lạnh, và nuôi lồng trên hồ chứa. Do phần lớn cá tầm được nuôi ở điều kiện nhiệt độ 16 – 280C nên tốc độ sinh trưởng của cá nhanh hơn từ 1,5 – 2,0 lần so với cá nuôi tại các nước ôn đới; hệ số thức ăn thấp hơn, thời gian nuôi đạt đến cỡ thương phẩm ngắn nên chi phí nhân công thấp hơn. Từ những lợi thế này, sản phẩm cá tầm nuôi tại Việt Nam có ưu thế cạnh tranh về giá so với sản phẩm sản xuất tại các nước ôn đới. Năng suất nuôi cá tầm trong 5 năm trở lại đây luôn được cải thiện một cách đáng kể, từ 7-10kg/m3 trong những năm đầu tiên, năng suất cá tầm được đẩy lên 20-30 kg/m3 và 50 kg/m3 cùng với việc cải thiện hệ thống nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng hoàn thiện tại các trang trại nuôi cá tầm. Hiện nay, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III đã hoàn thiện được quy trình công nghệ nuôi công nghiệp cá tầm trong hệ thống tuần hoàn khép kín cho năng suất 61,67kg/m3, tỷ lệ sống đạt 95,7%, FCR là 1,036, tốc độ tăng trưởng đạt 8,46g/ngày, cao hơn so với nuôi cá tầm trong lồng (năng suất 33,72kg/m3, tỷ lệ sống 88,7%, FCR là 1,033, tốc độ tăng trưởng 7,86g/ngày). Việc phổ biến công nghệ này tại các cơ sở nuôi sẽ góp phần đẩy mạnh sản lượng cá Tầm nuôi và góp phần thúc đẩy sự hình thành ngành công nghiệp nuôi cá tầm khai thác trứng và sản xuất caviar tại Việt Nam. Hiện trạng sản xuất giống cá tầm tại Việt Nam Sản xuất giống cá tầm chủ yếu dựa vào nguồn trứng cá thụ tinh nhập từ các quốc gia có nền công nghiệp nuôi cá tầm phát triển mạnh như Nga, Đức, Hungary... Trong đó, nguồn nhập trứng cá chủ yếu tại thời điểm này là Nga, Ucraina và Đức. Từ năm 2005, khi bắt đầu nhập lô trứng cá tầm Siberi đầu tiên về Việt Nam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã ấp nở thành công và phát triển đàn cá tầm Siberi đầu tiên tại Sa Pa (Lào Cai) với tỷ lệ nở đạt trên 70%. Tuy nhiên, trong thời gian đầu tỷ lệ thành công trong giai đoạn ương cá hương đạt rất thấp (khoảng 10%), số lượng cá giống đạt chuẩn dưới 20%. Mặc dù vậy, những thành công bước đầu là tiền đề để đẩy mạnh hoạt động sản xuất giống cá tầm ở Việt Nam trong những năm tiếp sau. Những năm sau đó, tỷ lệ ấp nở cá bột liên tục được cải thiện thông qua việc theo dõi chặt chẽ các giai đoạn phát triển, cải thiện khâu chăm sóc, thức ăn cung cấp cho cá... Cho tới nay, tỷ lệ ấp ương cá tầm Siberi tới con giống đã đạt tới trên 80% và chất lượng con giống đảm bảo. Giống cá tầm Nga, cá tầm beluga hay cá tầm sterlet cũng được sản xuất thông qua phương thức nhập trứng cá thụ tinh từ nước ngoài và ấp nở tại Việt Nam. Hiện nay, việc sản xuất và cung cấp giống cá tầm chủ yếu dựa vào các cơ sở nghiên cứu của các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và III tại Lào Cai và Lâm Đồng, cùng với các DN thủy sản nước lạnh tại khu vực phía Bắc và Tây Nguyên như: Công ty Cá Tầm Việt Nam, Công ty Cá Tầm phương Bắc, Công ty TNHH&TM Việt Đức ... Các đơn vị này đã từng bước xây dựng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống và chương trình nuôi vỗ cá bố mẹ, thử nghiệm sinh sản nhân tạo các loài cá tầm đang được nuôi. Việc nghiên cứu sản xuất giống cá tầm cũng được các DN và các cơ sở nghiên cứu của Nhà nước chủ động tiến hành trong những năm gần đây. Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I là cơ sở đầu tiên tiến hành các nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tầm Siberi dựa trên đàn cá bố mẹ 7 năm tuổi (được lưu giữ từ năm 2005). Viện 1 cũng tiến hành các nghiên cứu cải tiến các công thức thức ăn sử dụng cho các giai đoạn khác nhau của cá tầm trong điều kiện Việt Nam. Kết quả ban đầu cho thấy, một số lượng lớn cá tầm cái có trứng đạt giai đoạn 3 từ năm thứ 4 và cho chất lượng rất tốt ở năm thứ 5. Từ cuối năm 2009 đầu năm 2010 (10/2009-01/2010), các kết quả kiểm tra đàn cá bằng que thăm trứng cho thấy có cá cái có trứng phát triển đến giai đoạn IV, đường kính trứng dao động trong khoảng 2,5 – 3,0 mm. Đánh giá mức độ thành thục của trứng bằng phương pháp xác định chỉ số lệch cực trứng (PI) cho thấy có 75% cá cái kiểm tra có đa số trứng có chỉ số PI < 0,1 (thể hiện cá đã thành thục). Hệ số thành thục của một số cá cái đã mổ dao động trong khoảng 10 – 13%. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra mới nhất cho thấy một tỷ lệ khá cao cá cái có trứng đang ở giai đoạn III (hình 1). Kết quả này cho thấy có một số khác biệt về đặc điểm sinh học sinh sản của cá tầm Siberi nuôi tại Việt Nam so với cá nuôi tại các nước ôn đới, như: - Tuổi thành thục: cá cái chưa đến 5 tuổi đã thành thục (tỷ lệ thành thục gần 10%) trong khi tại những nước khác phải trên 6 tuổi. - Thời gian cá thành thục sinh dục: Tại các nước ôn đới thì thời gian cá thành thục và sinh sản vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4 tại nhiệt độ nước 13 – 160C (Panomanov, 2009), từ tháng 1 đến tháng 5 tại nhiệt độ nước 9 – 220C (Smolyanov, 1995). Một điểm quan trọng nữa trong các nghiên cứu này cho thấy cá tầm Siberi nuôi tại Việt Nam có khả năng tái phát dục ngay năm sau đó (Bùi Thế Anh, 2009; Nguyễn Đức Tuân, 2011). Như vậy, tiềm năng của việc sản xuất giống cá tầm tại Việt Nam là rất có triển vọng. Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 cũng đã hợp tác triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển nuôi và sản xuất giống cá tầm Nga và cá tầm Siberi tại Tây Nguyên với các nhà khoa học Nga (Viện hàn lâm Khoa học Nga) nhằm xây dựng đàn cá bố mẹ và quy trình nuôi vỗ thành thục 2 loài cá trên tại tỉnh Lâm Đồng. Dự án đã thu được những thành công ban đầu trong việc nghiên cứu sinh sản cá tầm. Các DN khác như Công ty cá Tầm Phương Bắc, Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam, Công ty Sản xuất Trứng cá tầm Việt Nam... cũng đang xúc tiến xây dựng các trại sản xuất giống và chuẩn bị đàn cá tầm bố mẹ cho nhiều đối tượng để tiến hành sản xuất giống trong thời gian tới. Các DN này cũng đã tiến hành các thử nghiệm đối với cá tầm sterlet, tầm Nga trong vòng 6 năm trở lại đây và đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc nuôi cá tầm lấy trứng. Tuy nhiên, đây mới chỉ đang là những bước đi đầu tiên để có được một công nghệ hoàn chỉnh cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. Hiện nay, công ty Cá Tầm phương Bắc đang hợp tác với Viện 1 để nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tầm siberi trong điều kiện Việt Nam. Những điểm cần lưu ý trong sản xuất giống và nuôi cá tầm tại Việt Nam Sản xuất giống Nghề nuôi cá tầm trong nước trong thời gian ngắn đã phát triển cả trên quy mô và sản lượng, tuy nhiên con giống chủ yếu đều phụ thuộc vào lượng trứng đã thụ tinh NK. Đánh giá sơ bộ cho thấy nhu cầu con giống cá tầm tại Tây Nguyên trong năm 2009 khoảng trên 500.000 con, miền Bắc khoảng 50.000 – 70.000 con và dự kiến với tốc độ phát triển mạnh như hiện nay thì nhu cầu con giống cá tầm trong 5 – 10 năm nữa cần khoảng 2-3 triệu con giống/năm. Hoạt động sản xuất giống cá tầm tại Việt Nam hiện đang gặp phải một số khó khăn sau: - Thời điểm xác định giới tính cá đực và cá cái vẫn chưa được cụ thể, cần có các nghiên cứu. - Chưa xây dựng được quy trình hoàn chỉnh nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ đối với từng loài cá tầm riêng biệt. - Chưa xây dựng được các công thức thức ăn riêng cho từng giai đoạn nuôi vỗ, đặc biệt là trong điều kiện nuôi ở Việt Nam cần có các công thức thức ăn riêng thay vì dựa trên các loại thức ăn nhập ngoại cho cá Hồi vân hoặc đối tượng cá khác. Nuôi cá tầm Cá tầm là đối tượng cá nước lạnh nhưng ngưỡng chịu nhiệt lại rộng hơn cá hồi vân, nên khả năng mở rộng diện tích nuôi là rất lớn. Song việc nuôi cá tầm hiện nay phần lớn tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể về vùng nuôi, dịch vụ hậu cần, bảo quản, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Cá tầm sản xuất trong nước hiện nay được tiêu thụ rộng rãi tại những khu du lịch, ở một số siêu thị, khách sạn, nhà hàng lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang... ở dạng cá sống, đông lạnh nguyên con hoặc cắt khúc và được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá bán cá nguyên con tươi sống chưa chế biến hiện dao động ở mức 200.000 – 300.000 đ/ kg. Bên cạnh đó, một lượng lớn cá tầm sống cũng được nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, tuy nhiên chưa có báo cáo đánh giá về chất lượng của loài cá này. Một số công ty sản xuất cá tầm trong nước dự kiến trong thời gian tới sẽ tìm thị trường XK cá tầm thương phẩm và caviar khi phát triển với quy mô và sản lượng lượng lớn hơn. Hiện nay, việc NK thức ăn công nghiệp cho các đối tượng cá tầm tại Việt Nam đang trở lên phổ biến, Mặc dù vậy, việc sử dụng các loại thức ăn công nghiệp được chế biến trong nước vẫn đang được đẩy mạnh. Theo đánh giá, các loại thức ăn sản xuất trong nước có độ ẩm khá cao (>11%) nên ảnh hưởng tới khả năng đồng hóa của cá, dẫn tới hệ số thức ăn cao hơn so với thức ăn nhập ngoại. Do vậy, trong quá trình xây dựng kế hoạch cần lưu ý tới khâu bảo quản, lên kế hoạch đặt hàng chính xác, tránh dư thừa và lưu kho quá lâu đối với các loại thức ăn sản xuất trong nước. Tính từ năm 2005 tới nay, mặc dù đã có nhiều thời điểm cá tầm nuôi tại các cơ sở bị chết, nhưng các tác nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Do vậy, việc tăng cường giám sát, theo dõi sức khỏe của cá tầm tại các cơ sở nuôi là cần thiết nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các thiệt hại xảy ra do dịch bệnh và biến đổi của môi trường. Đánh giá chung Các loài tầm hiện đang được nuôi tại Việt Nam là các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế rất cao với các sản phẩm từ thịt, đặc biệt là trứng. Việc phát triển nuôi đối tượng này tại các thủy vực nước lạnh tại Việt Nam là một thành công trong việc tận dụng nguồn lợi tự nhiên sẵn có và chưa được sử dụng từ trước tới nay ở Việt Nam. Hiện nay, sự phát triển các vùng nuôi cá tầm ở nước ta đã góp phần đẩy mạnh sản lượng cá tầm nuôi của Việt Nam lên thứ 8 trong nhóm 10 nước có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng các kế hoạch phát triển cụ thể, phù hợp và bền vững cho từng vùng, từng loài ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tầm ở nước ta. -chất_lượng
7 Tháng 10, 2021
Công khai

Address


Telephone

+84961981463

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thuốc Thú Y Chất Lượng Cao Thái Quỳnh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Thuốc Thú Y Chất Lượng Cao Thái Quỳnh:

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share