Đặc Sản Khô Cá Vùng Miền

  • Home
  • Đặc Sản Khô Cá Vùng Miền

Đặc Sản Khô Cá Vùng Miền Cung cấp phương pháp tăng trưởng vật nuôi an toàn, hiệu quả
Nâng cao hiệu quả

Nuôi heo gia công lãi 800 triệu đồng/năm 17/07/2021 Nhờ liên kết với doanh nghiệp nuôi heo gia công, cựu chiến binh (CCB...
12/11/2021

Nuôi heo gia công lãi 800 triệu đồng/năm 17/07/2021 Nhờ liên kết với doanh nghiệp nuôi heo gia công, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Tuần (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) thu nhập bình quân hơn 800 triệu đồng/năm. Trước đây, nguồn thu nhập của gia đình ông Tuần chủ yếu dựa vào vườn hồ tiêu. Tuy nhiên, khi cây hồ tiêu bị bệnh chết, gia đình gặp nhiều khó khăn. Không cam chịu thất bại, ông chịu khó tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình phát triển kinh tế, tham gia hội thảo phát triển chăn nuôi trang trại và các lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức. Qua đó, ông ấp ủ dự định chuyển hướng chăn nuôi heo trang trại. Năm 2016, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo rộng 1.200 m2, lắp đặt các thiết bị máng ăn, hệ thống cung cấp nước uống tự động, quạt thông gió, máy đo nhiệt độ, độ ẩm, camera quan sát… Đồng thời, ông ký kết hợp đồng chăn nuôi heo gia công với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam tại Gia Lai. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên đàn heo phát triển tốt, chất lượng thịt đảm bảo tiêu chuẩn. Đàn heo thương phẩm của ông được Công ty thu mua theo đúng cam kết. Ông Tuần chia sẻ: “Theo hợp đồng, người nuôi chỉ đầu tư xây dựng chuồng trại, công chăm sóc, còn Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam tại Gia Lai hỗ trợ con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, bao tiêu sản phẩm. Từ khi chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi heo gia công liên kết với Công ty, gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định và tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng”.Ông Tuần cho biết: Mỗi đợt, ông nhập 1.100-1.200 con heo giống, mỗi năm nuôi 2 lứa, trọng lượng heo 110-125 kg/con. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mang lại hơn 800 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn tận dụng nguồn chất thải để ủ phân bón bán cho các trang trại trong vùng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, CCB Nguyễn Văn Tuần còn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương. Ông được người dân tin tưởng bầu làm Trưởng thôn. Với vai trò này, ông Tuần luôn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật cho những người có cùng sở thích chăn nuôi. Hàng năm, ông cũng dành ra một khoản tiền để ủng hộ quỹ giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Nhận xét về ông Nguyễn Văn Tuần, ông Nguyễn Đình Thủy-Chủ tịch Hội CCB xã Ia Hlốp-cho biết: “Ông Tuần là hội viên CCB chịu khó học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế. Mô hình chăn nuôi heo gia công liên kết với doanh nghiệp đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập cao. Chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này để hội viên CCB trong xã học tập, góp phần tạo việc làm, cải thiện cuộc sống”.

Kỹ thuật phát hiện lợn nái động dục và phối giống14/07/2021Đối với tất cả các giống lợn, không bao giờ cho phối giống ng...
12/11/2021

Kỹ thuật phát hiện lợn nái động dục và phối giống
14/07/2021
Đối với tất cả các giống lợn, không bao giờ cho phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên, vì cơ thể lợn phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng trong lần động dục đầu tiên ít… nếu phối giống thì số con đẻ ra sẽ ít.
1. Chu kỳ động dục ở lợn
1.1. Tuổi động dục lần đầu ở lợn cái hậu bị
Các giống lợn khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhau.
Các giống lợn nội như lợn Móng Cái động dục lần đầu ở 4 – 5 tháng tuổi, khối lượng 30 – 40 kg.
Các giống lợn lai ngoại với nội có tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần. Lợn cái lai ngoại với nội như F1 (Yorkshire x Móng Cái) và F1 (Landrace x Móng Cái) có tuổi động dục lần đầu lúc 6 tháng tuổi, khối lượng 70 – 75kg.
Các giống lợn ngoại có tuổi động dục lần đầu thường là 6-7 tháng, khối lượng 100 – 110 kg.
1.2. Chu kỳ động dục ở lợn nái
Chu kỳ động dục ở lợn nái thường là 21 ngày (dao động từ 17 – 23 ngày). Thời gian động dục thường kéo dài 3 – 4 ngày.
Lợn nái sau khi cai sữa khoảng 4 – 6 ngày sẽ động dục trở lại.
2. Kỹ thuật phát hiện lợn nái động dục
Phát hiện lợn nái động dục là việc quan trọng nhất trong công tác phối giống.
Cần kiểm tra lợn nái mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nên kiểm tra động dục vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 5 – 6 giờ chiều là thời điểm lợn thường có biểu hiện triệu chứng động dục rõ rệt nhất.
Để phát hiện chính xác thời điểm lợn nái động dục, cần nắm vững chu kỳ động dục và quan sát kỹ các biểu hiện của lợn nái.
Biểu hiện động dục ở lợn nái:
Ngày động dục thứ nhất
Lợn nái đi lại, kêu rít, muốn nhảy ra khỏi chuồng; kém ăn hoặc bỏ ăn, phá máng; nếu có người sờ mó thì né tránh hoặc bỏ chạy. Âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng. Nước nhờn chảy ra ngoài âm hộ lỏng, trong và chưa keo dính.
Ngày động dục thứ hai
Buổi sáng, lợn nái ở trạng thái yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng nhảy lên lưng con khác, nhưng chưa chịu đứng yên khi lợn khác nhảy lên lưng.
Đến chiều, âm hộ bớt sưng, chuyển sang màu hồng nhạt, có vết nhăn mờ. Nước nhờn đã chuyển sang trạng thái keo dính. Để xác định lợn chịu đực (mê ì): dùng hai tay xoa vuốt từ hàng vú cuối cùng lên lưng của lợn sau đó ấn lên lưng của lợn (nếu có mặt lợn đực thì càng tốt), khi lợn đứng ì, hai tai vểnh lên, tư thế sẵn sàng cho lợn đực phối. Vào thời điểm này, cho phối giống hoặc dẫn tinh là đạt kết quả tốt nhất.
Ngày động dục thứ ba
Trạng thái mê ì giảm dần, càng về cuối ngày lợn càng không thích gần lợn đực nữa. Âm hộ teo dần trở về bình thường, nước nhờn chảy ra ít, màu trắng đục, không dính.
Đuôi úp che âm hộ.
3. Kỹ thuật phối giống
3.1. Phối giống lần đầu (phối giống cho lợn cái hậu bị)
Điều kiện cần và đủ để phối giống cho lợn cái hậu bị là lợn phải đạt đủ tháng tuổi và khối lượng cần thiết.
Tuổi phối giống lần đầu đối với lợn cái giống nội là 7 – 7,5 tháng tuổi và giống lai (ngoại x nội) và giống ngoại là 7,5 – 8 tháng tuổi. Khối lượng phù hợp khi phối giống: Lợn Móng Cái là 50 – 55 kg, lợn lai (Yorkshire/Landrace x Móng Cái) là 75 – 85 kg, lợn ngoại là 110 – 130 kg.
Đối với tất cả các giống lợn, không bao giờ cho phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên, vì cơ thể lợn phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng trong lần động dục đầu tiên ít… nếu phối giống thì số con đẻ ra sẽ ít. Nên phối giống khi lợn cái hậu bị đã qua 2 hoặc 3 chu kỳ động dục.
Cần xác định chính xác thời điểm mê ì ở lợn cái hậu bị để cho phối giống ngay. Sau đó cho phối lại lần thứ 2 cách lần phối đầu khoảng 12 giờ.
Cần phải ghi lại ngày phối giống để dự đoán được ngày lợn đẻ.
3.2. Phối giống cho lợn nái rạ (lợn đã đẻ từ lứa 2 trở đi)
Lợn mẹ sau cai sữa khoảng 4 – 6 ngày sẽ có hiện tượng động dục trở lại. Cần theo dõi, quan sát kỹ và xác định chính xác thời điểm mê ì ở lợn để chuẩn bị phối giống.
Khi phát hiện trạng thái mê ì ở lợn nái, chưa phối giống ngay như ở lợn cái hậu bị, mà phối giống lần 1 trong vòng 10 – 12 giờ kể từ khi phát hiện lợn mê ì.
Để lợn nái đẻ sai con nên phối lặp lại lần 2 khoảng 10 -12 giờ sau lần phối thứ nhất.
Cần phải ghi chép ngày phối giống để dự đoán được ngày lợn đẻ.
Phối giống trực tiếp
Ưu điểm: Dễ thực hiện, không cần đầu tư trang thiết bị phối giống.
Nhược điểm: Tốn công để vận chuyển lợn đực, khả năng lây bệnh trực tiếp từ lợn đực sang lợn nái cao, không phối được cho nhiều lợn nái cùng một lúc, không dùng được đực giống tốt vì chênh lệch quá lớn về khối lượng giữa lợn đực và lợn cái.
Thụ tinh nhân tạo
Ưu điểm: Lợn nái sẽ nhận được tinh dịch của các con đực giống tốt đã qua chọn lọc, không phải vận chuyển lợn đực, không bị hạn chế về chênh lệch tầm vóc lợn, một lần khai thác tinh có thể dùng để phối cho nhiều lợn nái.
Nhược điểm: Cần có người đã qua đào tạo kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ việc phối giống.
Lưu ý: Lợn đực lấy tinh nhân tạo cần phải khoẻ mạnh và đã qua kiểm tra chất lượng tinh.
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
Tinh dịch cần phải được bảo quản tốt ở nơi mát (khoảng 20 độ C), tránh tác động của ánh sáng, tránh xóc hoặc lắc mạnh lọ tinh. Lọ tinh không dập nứt, không sủi bọt. Các bước thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo như sau:
Chuẩn bị dụng cụ dẫn tinh, bao gồm: Dụng cụ (lọ, túi) đựng tinh dịch, dẫn tinh quản và bộ phận tạo áp lực đẩy tinh dịch (quả cầu bơm hoặc xi-lanh). Luộc sạch các dụng cụ dẫn tinh trong nước sôi 15 phút, vẩy ráo nước, để nguội.
Vệ sinh vùng âm hộ lợn, vuốt nhẹ vào lưng cho lợn nái đứng yên. Bôi vaseline vào dẫn tinh quản và cửa âm hộ lợn nái.
Làm ấm tinh dịch lên 35 – 37 độ C bằng cách nắm lọ tinh trong lòng bàn tay một lúc

Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó không phù hợp đối với chăn nuôi hiện đại nữa. Hiện tại, theo ...
12/11/2021

Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó không phù hợp đối với chăn nuôi hiện đại nữa. Hiện tại, theo tôi “Giống là tiền đề và quyết định”. Với trình độ chăn nuôi của Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được các yếu tố bên ngoài như: bệnh tật, tiệm cận được chất lượng và chế độ dinh dưỡng, kiểm soát được kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý, công nghệ chăn nuôi và môi trường cũng có thể kiểm soát được.
Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất, mang tính bền vững và cạnh tranh là phải có con Giống tốt. Do đó, tôi xếp các yếu tố quan trọng chuỗi giá trị chăn nuôi theo thứ tự như sau: Con giống (1) Thú y (2) Kỹ thuật và Quản lý (3) Thức ăn (4) Cơ sở vật chất (5) Môi trường và (7) Khí hậu Chính sách và Thị trường.
1. Con giống
Con giống được tôi đánh giá là quan trọng số 1 trong chuỗi giá trị chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi theo chuỗi giá trị khép kín với trình độ cao hiện nay. Tại sao? Lý giải cho vấn đề này, tôi có một số trao đổi như sau:
Trong các yếu tố chăn nuôi, nghiên cứu cải tạo giống là khó nhất và lâu dài nhất so với các yếu tố còn lại. Vì nó là các yếu tố bên trong và đòi hỏi trình độ cao, hệ thống thiết bị hiện đại, triển khai theo dõi thực địa phải hết sức chặt chẽ và tốn kém. Ngoài tạo ra, con giống tiềm năng rồi thì phải nghiên cứu được hệ thống chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp để phát huy hết khả năng sản xuất của nó.Giống là yếu tố ảnh hưởng thường trực nhất nhưng lại âm thầm nhất, vì vật nuôi như một cỗ máy sản xuất, cỗ máy thật tốt thì mới có năng suất. Nó không chỉ ảnh hưởng đến một ổ, một lứa, một nhóm heo nào hay một giai đoạn chăn nuôi nào đó mà nó ảnh hưởng đến cả hệ thống từ chăn nuôi heo giống, chăn nuôi heo nái và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng thịt của nhiều thế hệ. Các yếu tố bên ngoài (thú y, thức ăn, quản lý …) ảnh hưởng theo đợt, theo lứa, theo giai đoạn và dễ nhận biết ngay tức khắc, từ đó có thể khắc phục được ngay bởi các nhà chăn nuôi, quản lý và kỹ thuật. Tuy nhiên, đối với các yếu tố di truyền giống thì diễn ra âm thầm, không rõ ràng và cũng không dễ dàng để nhận ra điều đó, vì vậy nó ảnh hưởng lâu dài và gây thiệt hại to lớn.
Trong chăn nuôi heo công nghiệp mô hình khép kín theo chuỗi giá trị thì yếu tố chất lượng giống lại càng quan trọng. Nó mang tính chất quyết định đến tính cạnh tranh của sản phẩm và thương hiệu lâu dài.
Ngay cả khi các công ty chăn nuôi ban đầu đã bỏ ra lượng tiền lớn để nhập khẩu giống tốt, thậm chí nhập nguồn gen tốt về, nhưng do không có định hướng tốt, không có năng lực làm giống hay không quan tâm công tác giống, không có người chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn làm công tác giống dẫn đến đàn giống dần kém chất lượng và năng suất âm thầm đi xuống mà không hay biết gây ra thiệt hai to lớn và mất lợi thế cạnh tranh. Hậu quả của việc này là giảm năng suất, khả năng chống chịu bệnh tất kém, ảnh hưởng của các bệnh di truyền heo kém sức sống, quái thai, di tật, chết non, heo con không đồng đều và khả năng sinh trưởng thấp. Việc không quan tâm công tác giống tức là không tạo ra được ưu thế lai từ việc kết hợp các con giống tốt, không chọn lọc được đàn giống theo các cấp giống tốt thì theo thời gian năng suất sẽ đi xuống.
Chúng ta thử làm một phép so sánh như sau để thấy được giống quan trọng như thế nào trong chăn nuôi nhé.

Nguyên nhân gây bệnh NewcastleNguyên nhân gây bệnh gà rù là do virus Newcastle là một loại RNA virus, thuộc nhóm Paramyx...
12/11/2021

Nguyên nhân gây bệnh Newcastle
Nguyên nhân gây bệnh gà rù là do virus Newcastle là một loại RNA virus, thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Loại virus này có thể gây bệnh ở tất cả các loại gia cầm như vịt, ngan, ngỗng,... và chúng xuất hiện ở các giống gà khác nhau, từ gà nhà, gà công nghiệp, gà chọi, gà đáCon đường lây truyền
1. Loài vật mắc bệnh
Gà ở mọi lứa tuổi đều đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh
Gà con mới nở sẽ được bảo hộ nhờ có kháng thể mẹ truyền (gà mẹ được tiêm phòng vaccine đầy đủ)
Trong tự nhiên các loài chim cũng cảm thụ với bệnh
Vịt và ngỗng có thể bị nhiễm virus chủng độc lực cao, nhưng gần như không có biểu hiện, triệu chứng của bệnh.
2. Đường lây lan
Virus xâm nhập vào cơ thể gà thông qua đường tiêu hóa, ngoài ra cũng có thể lây qua đường hô hấp
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân
3. Cơ chế gây bệnh
Virus xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết. Sau đó, virus theo máu đi đến các cơ quan tổ chức của cơ thể. Virus tấn công vào các thành, các mạch quản gây ra hiện tượng xuất huyết, hoại tử
Virus tấn công gây rối loạn tuần hoàn, ảnh hưởng đến trung khu hô hấp, hệ thần kinh trung ương gây các biểu hiện thần kinh, khó thở.

Quy chuẩn vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi vẫn còn hiệu lực30/06/2021Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng t...
12/11/2021

Quy chuẩn vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi vẫn còn hiệu lực
30/06/2021
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi (QCVN 01-39:2011/BNNPTNT) không bị bãi bỏ bởi Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT và vẫn còn hiệu lực áp dụng.
Ông Nguyễn Ngọc Duy (TPHCM) đang công tác trong lĩnh vực chăn nuôi, ông đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề sau:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-39:2011/BNNPTNT về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi được ban hành kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y.
Tuy nhiên, Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 19/7/2016 (do bị thay thế bởi Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 2/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y).
Ông Duy hỏi, Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT hết hiệu lực thì QCVN 01-39:2011/BNNPTNT có bị hết hiệu lực theo hay không?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:
Điểm m Khoản 3 Điều 50 Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 2/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y quy định:
“Điều 50. Điều khoản thi hành
3. Thông tư này thay thế các văn bản sau:
… m) Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện vệ sinh thú y cơ sở kinh doanh thuốc thú y và điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y”.
Vì vậy chỉ có Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y cơ sở kinh doanh thuốc thú y (QCVN 01-40:2011/BNNPTNT) và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y (QCVN 01-42:2011/BNNPTNT) bị bãi bỏ bởi Thông tư này.
Như vậy Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi (QCVN 01-39:2011/BNNPTNT) không bị bãi bỏ bởi Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT và vẫn còn hiệu lực áp dụng.

ừ một người từng gặp nhiều bỡ ngỡ, nhưng với tính cần cù, chịu khó học hỏi mà hiện tại, ông Nguyễn Văn Đua, ở ấp 2B, xã ...
12/11/2021

ừ một người từng gặp nhiều bỡ ngỡ, nhưng với tính cần cù, chịu khó học hỏi mà hiện tại, ông Nguyễn Văn Đua, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), đã gầy dựng được trang trại nuôi dê lấy sữa cho hiệu quả kinh tế cao và tạo ra nhiều sản phẩm OCOP cho quê hương.
Đến với trang trại nuôi dê của ông Đua, điều cảm nhận đầu tiên đó là một không gian thoáng mát, sạch sẽ; những con dê với bộ lông trắng tinh mập mạp, khỏe mạnh và thân thiện. Để có được cơ ngơi như hôm nay, ông Đua đã trải qua cả một quá trình.
Khi nhận thấy quê hương mình có nhiều nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp dễ tìm để làm thức ăn cho dê, vì vậy ông Đua quyết định cải tạo lại 2ha đất vườn của gia đình để xây chuồng nuôi dê và trồng cỏ xung quanh (giống cỏ Mulato II) nhằm tạo nguồn thức ăn cho dê. Những ngày đầu đưa dê giống về chuồng nuôi, ông Đua cũng gặp nhiều bỡ ngỡ vì đây là mô hình mới của địa phương. Tuy nhiên, với quyết tâm của bản thân nên ông Đua không ngừng mày mò, học tập kinh nghiệm từ bạn bè đi trước và nghiên cứu trên internet về quy trình nuôi dê đạt hiệu quả. Nhờ vậy, mô hình nuôi dê lấy sữa được ông thực hiện từ năm 2005 đến nay không ngừng phát triển qua từng năm và hiện đã trở thành một trang trại với số lượng dê lớn nhất của tỉnh. Với 15 con dê giống ban đầu được ông mua từ Trung tâm giống Quốc gia nay đã nhân lên được tổng đàn khoảng 300 con, trong đó dê lấy sữa có 250 con.
Để có được những con dê mập mạp, khỏe mạnh và cho nguồn sữa dồi dào, ông Đua cho biết là chuồng nuôi dê cần xây cao khỏi mặt đất từ 0,9-1m, bề rộng của chuồng là từ 2-2,5m, còn chiều dài thì tùy thuộc vào số lượng dê được thả nuôi nhưng đảm bảo tối thiểu từ 1-1,5m/con. Việc xây chuồng cao ráo hơn mặt đất nhằm giúp cho việc vệ sinh chuồng được dễ dàng, khâu xử lý phân dê cũng thuận tiện và hạn chế việc dê tiếp xúc mặt đất để phòng ngừa một số bệnh. Vật liệu xây dựng chuồng dê là thân gỗ hoặc tre và phía trước chuồng dê sẽ làm máng để đưa thức ăn vào. Xung quanh chuồng dê, bà con làm nhà tiền chế để che nắng, mưa; trong đó lưu ý là không dựng các vách nhằm tạo sự thoáng mát.
Cũng theo ông Đua, khi bà con mới bắt dê giống thì nên lựa những con có trọng lượng từ 20kg trở lên để khi đem về nuôi dê không bị mất sức. Trong quá trình nuôi thì phải đảm bảo cho ăn, uống đầy đủ để dê khỏe mạnh và phát triển. Đối với chế độ ăn thì đảm bảo 3 cử/ngày, riêng dê trong quá trình sinh sản thì có thể tăng thêm số lần cho ăn. Về thức ăn của dê, ngoài nguồn chính là cỏ thì vẫn còn nhiều loại khác rất dễ tìm tại địa phương như rơm rạ, chuối cây, thân bắp, rau muống, lục bình hay lá mít… nên rất phù hợp cho người nông dân trong tỉnh áp dụng.
So với nhiều động vật khác như trâu, bò thì nuôi dê dễ hơn rất nhiều. Ngoài ra, dịch bệnh trên dê cũng ít, trong đó chỉ thường xuất hiện 2 loại bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, để hạn chế bệnh xuất hiện thì người nuôi cần vệ sinh kỹ chuồng trại, nhất là nước uống và thức ăn phải đảm bảo sạch. Ngoài ra, để dê phát triển mạnh khỏe hơn thì hàng tháng người nuôi nên chích thuốc bổ cho dê.
Mặt khác, có một điểm khá đặc biệt mà không phải trang trại hay chuồng nuôi dê nào cũng có là việc ông Đua mở nhạc thường xuyên trong trang trại dê của mình. Theo ông Đua, cách làm trên nhằm giúp con dê giảm stress (căng thẳng), hạn chế phá chuồng, tiết sữa được nhiều hơn do thoải mái và lớn nhanh.
Hiện tại, trang trại của ông Đua nuôi 2 loại giống dê là Saanen và Boer. Sau thời gian nuôi từ 1,5-2 năm thì trọng lượng của con dê cái có thể đạt từ 70-80kg/con và dê đực đạt khoảng 100kg/con. Dê cái trưởng thành (sau 2-3 năm nuôi) vào lúc sinh sản có thể cho từ 2-2,5 lít sữa/con/ngày. Mỗi con dê cái khi sinh sản sẽ đẻ từ 2-3 con. Với 250 con dê cái tại trang trại, hiện mỗi ngày ông Đua thu được từ 40-50 lít sữa.
Từ nguồn sữa dê trên, ông Đua phối hợp với một số đơn vị chế biến ra 4 sản phẩm đang được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và được thị trường trong, ngoài tỉnh ưa chuộng gồm: sữa dê thanh trùng, yaourt sữa dê, sữa chua dê sấy khô (sấy thăng hoa) và phô mai dê. Ngoài kinh doanh từ sữa dê thì hàng năm, ông Đua còn bán khoảng 10% số lượng dê con từ đàn dê cái tại trang trại sinh sản được để bà con trong và ngoài tỉnh mua về làm giống nhân rộng mô hình.
Ông Đua bộc bạch: “Hơn ai hết, chính bản thân mình thấu hiểu được sự khó khăn khi mới bắt đầu vào nghề. Do đó, tôi không ngần ngại chia sẻ mọi kinh nghiệm khi có ai hỏi về quy trình nuôi dê đạt hiệu quả. Đã có không ít người đến đây mua dê giống về nuôi và áp dụng tốt các hướng dẫn nên đều đạt hiệu quả kinh tế. Do dê là loài vật dễ nuôi, không cần diện tích đất rộng nên mô hình rất thích hợp với những hộ có ý chí thoát nghèo. Hiện tại, ngoài bán dê giống, hỗ trợ kỹ thuật thì tôi còn bao tiêu nguồn sữa dê khi bà con liên kết. Tới đây, ngoài tiếp tục nâng cao chất lượng và mẫu mã 4 sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh thì tôi còn dự định đưa ra thị trường thêm một sản phẩm từ sữa dê và cũng đăng ký xét đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh…”.

MỘT SỐ LÝ DO KHIẾN GÀ GIẢM ĐẺ HAY DỪNG ĐẺGà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứn...
12/11/2021

MỘT SỐ LÝ DO KHIẾN GÀ GIẢM ĐẺ HAY DỪNG ĐẺ
Gà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứng mỗi ngày. Mỗi quả trứng có chứa một lượng protein và năng lượng nhất định để hình thành, ngoài ra gà còn cần năng lượng để duy trì các hoạt động bình thường khác vậy nên cần cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho gà để tăng khả năng sản xuất. Cung cấp quá ít năng lượng và sự mất cân đối các acid amin cũng là một nguyên nhân dẫn tới giảm sản lượng trứng.
Vỏ của trứng gà chứa khoảng 2g canxi. Bộ xương của gà chứa khoảng 20g canxi, như vậy mỗi quả trứng chiếm khoảng 10% canxi trong cơ thể gà. Bộ xương của gà mái có dự trữ một lượng canxi nhất định để cung cấp cho nhu cầu sản xuất trứng, tuy nhiên lượng dự trữ này không lớn và nhanh chóng được sử dụng hết nếu trong thức ăn không bổ sung liên tục canxi. Nếu gà không được cung cấp đầy đủ canxi trong thức ăn hay gà không thể tổng hợp canxi trong thức ăn thì chúng sẽ dừng đẻ trứng. Do vậy cần cung cấp canxi cho gà bằng cách bổ xung thêm đá vôi, đất, vỏ sò, vỏ ốc… (chú ý kích thước các chất bổ sung sao cho phù hợp) nếu thức ăn chưa cung cấp đủ.
Lượng muối cung cấp vào thức ăn chăn nuôi không phù hợp cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc tụt giảm sản lượng trứng. Ở một số vùng trong nước uống cho gà có chứa nhiều Natri hòa tan cũng làm cho gà giảm đẻ trứng. Để kiểm tra chất lượng nước có ảnh hưởng tới gà hay không ta có thể gửi mẫu tới các phòng nghiên cứu để họ phân tích và kiểm tra, để kết quả xét nghiệm chính xác nhất bạn nên liên hệ trước với các phòng nghiên cứu để được hướng dẫn cụ thể về cách lấy mẫu.
Ấp trứng
Ấp trứng là tập tính tự nhiên của gà tuy nhiên trong trường hợp này ta cần loại bỏ những con có hiện tượng này. Bởi những con gà mái chuyển sang trạng thái ấp thì chúng không đẻ. Vấn đề này thường gặp phải vào mùa xuân và thường là gà được nuôi dưới ánh sáng tự nhiên, chúng bị kích thích bởi ánh sáng tự nhiên vì chuyển từ chiếu sáng ngắn sang chiếu sáng dài hơn. Với một số giống gà khi đã đẻ một số trứng nhất định chúng sẽ làm tổ và ấp, đây cũng là một yếu tố cần được các nông trại quan tâm. Cách xử lý cho vấn đề này là nhặt trứng hàng ngày để loại bỏ tập tính làm tổ ở gà, ngoài ra nó còn giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của trứng, tránh làm nhiễm khuẩn trứng. Nếu có thể nên di chuyển gà định kỳ sang các chuồng khác để phá vỡ các tập tính làm tổ và ấp.
Thay lông
Sau một thời gian gà mái sản xuất trứng (khoảng 5 tháng từ khi bắt đầu đẻ) chúng có xu hướng thay lông mới. Khi điều này xảy ra, chúng ngừng đẻ dẫn tới sản lượng trứng trong đàn giảm. Quá trình này gà không chỉ thay lông mới mà đường sinh sản cũng được làm mới do vậy sau thời gian này chúng sản xuất trứng tốt hơn cả về chất lượng và số lượng. Khi theo dõi quá trình này chúng tôi thấy gà thường thay lông vào mùa thu khi thời gian chiếu sáng trong ngày giảm xuống. Tuy nhiên nếu gà được nuôi công nghiệp và thời gian chiếu sáng là như nhau ở các mùa thì chúng có thể thay lông vào bất kì thời điểm nào trong năm. Điều này xảy ra khiến gà không đẻ trứng khoảng 2 -3 tuần. Để xử lý vấn đề này cần loại những con thay lông ra khỏi đàn hay kiểm tra tổng đàn để xem xét thay thế đàn mới sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuổi
Một con gà mái có thể sống nhiều năm. Đối với chăn nuôi nông hộ thường không chú ý tới tuổi của gà tuy nhiên cũng giống như các loài chim khác, gà mái quá già không thể tiếp tục đẻ trứng.
Bệnh
Có rất nhiều bệnh ảnh hưởng tới sản lượng trứng của gà. Khi gà có các triệu chứng về bất kỳ một bệnh nào cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y để có những phương án điều trị thích hợp với mỗi bệnh. Trong những trường hợp gặp những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người như cúm H5N1 việc chẩn đoán nhanh và chính xác là yếu tố quan trọng để làm giảm thiệt hại kinh tế do dịch cúm gây ra và không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Anh Ung Thái Cường, ở thôn Nam Thắng, xã Nam Đà (Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) đã phát triển thành công đàn bò lai 3B với năn...
12/11/2021

Anh Ung Thái Cường, ở thôn Nam Thắng, xã Nam Đà (Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) đã phát triển thành công đàn bò lai 3B với năng suất, chất lượng thịt, hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi bò của anh Cường là một hướng phát triển kinh tế cho người chăn nuôi trên địa bàn huyện Krông Nô. Trước sự biến động bất lợi về giá cả các loại cây trồng, năm 2015, anh Cường mạnh dạn chuyển đổi 4 sào đất trồng cà phê xen hồ tiêu sang trồng cỏ để nuôi bò. Anh đầu tư mua con giống, xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò.Anh Cường cho biết, anh sinh ra và lớn lên trên vùng đất chuyên sản xuất nông nghiệp Krông Nô, nên nhìn thấy tiềm năng từ những phụ phẩm nông nghiệp có thể tận dụng để phát triển chăn nuôi. Từ đó, anh đã quyết định mua 40 con bò giống về nuôi. Vừa chăm sóc đàn bò, anh Cường vừa đi học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu cách làm từ các trang trại nuôi bò quy mô lớn, nổi tiếng ở miền Tây. Thời gian đầu, anh chăn nuôi bò lai Sind, nhưng đến cuối năm 2017, anh chuyển sang nuôi dòng bò 3B. Theo anh Cường, giống bò 3B có nhiều ưu điểm vượt trội như: Trọng lượng lớn, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, tỷ lệ xẻ thịt cao. Bò 3B có sức đề kháng tốt, dễ nuôi, tỷ lệ bệnh tật thấp, trong khi nguồn thức ăn và điều kiện chăm sóc như các giống bò địa phương. Đặc biệt, giống bò 3B phù hợp với điều kiện khí hậu của huyện Krông Nô. Trọng lượng của bò 3B tăng nhanh và loại bò này không kén chọn nguồn thức ăn, ít xảy ra dịch bệnh. Để đàn bò phát triển tốt, anh Cường đầu tư xây dựng chuồng nuôi kiên cố, bảo đảm ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Nền chuồng bò không trơn trượt, có độ dốc để thoát nước, luôn khô ráo, thuận tiện trong khâu chăm sóc, quản lý. Cũng theo anh Cường, để chăn nuôi bò 3B đạt hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất rủi ro, người nuôi phải chủ động trong khâu chăm sóc, phòng bệnh. Quá trình vỗ béo, ngoài nguồn thức ăn chính là cỏ voi, ngô, cần sử dụng bã bia và mật mía được lấy từ cơ sở sản xuất có uy tín, tăng chất dinh dưỡng cho bò.Sau 4 năm gây đàn, anh Cường đã có 10 con bò cái 3B sinh sản. Bên cạnh đó, mỗi năm anh Cường còn mua thêm 10 con bò đực 3B về nuôi vỗ béo lấy thịt. Mỗi con bò 3B trưởng thành có trọng lượng từ 750-850 kg, bán với giá từ 75 – 85 triệu đồng. Bò 3B sau 14 – 16 tháng bắt đầu sinh sản; sau 2 – 3 tháng có thể phối giống tiếp. Bê con mới đẻ có trọng lượng 30 – 45 kg. Gia đình anh Cường luôn duy trì nuôi 20 con bò. Mỗi ngày 2 vợ chồng anh bỏ ra khoảng 2 giờ để chăm sóc từ việc cắt cỏ, cho bò ăn, vệ sinh chuồng nuôi đến phòng chống dịch bệnh, xử lý chuồng trại. Theo tính toán của anh Cường, mỗi năm từ chăn nuôi bò 3B, gia đình anh thu lời khoảng 500 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng cà phê, hồ tiêu. Ngoài ra, tiền bán phân bò mỗi năm anh thu được gần 100 triệu đồng. Số tiền phân này đủ để đầu tư mua cám, thức ăn cho bò. Theo lãnh đạo UBND xã Nam Đà, mô hình chăn nuôi bò 3B của anh Cường đang mở ra hướng phát triển chăn nuôi mới trên địa bàn xã và cả huyện Krông Nô. Thời gian tới, địa phương sẽ tổ chức cho người dân tham quan, học tập kinh nghiệm để mở rộng mô hình chăn nuôi bò 3B.

Các nguyên liệu năng lượng thay thế cho ngô và lúa mì (đắt tiền) có rất nhiều, nhưng chúng đòi hỏi một số kiến ​​thức để...
12/11/2021

Các nguyên liệu năng lượng thay thế cho ngô và lúa mì (đắt tiền) có rất nhiều, nhưng chúng đòi hỏi một số kiến ​​thức để sử dụng đúng cách. Ngoài các loại ngũ cốc, các ngành sản xuất nông nghiệp là nguồn cung cấp chính các sản phẩm phụ giàu năng lượng, đôi khi các phụ phẩm giàu năng lượng còn đến từ các ngành công nghiệp thực phẩm dành cho con người.Phụ phẩm lò bánh
Bột bánh có thể hình thành từ vô số nguyên liệu giàu tinh bột và chất béo như mì ống, bánh ngọt, bánh mì, khoai tây chiên, đồ ngọt, v.v. Người ta cần biết mức độ muối, đường, tinh bột và dầu / chất béo để sử dụng đúng cách trong công thức thức ăn và để đánh giá chất lượng của nó. Đối với gà thịt, nên tránh sản phẩm có hàm lượng lactose và đường cao, trong khi nên ưu tiên loại dầu cao (có thêm chất chống oxy hóa) và hàm lượng tinh bột.
Dầu / mỡ
Dầu và chất béo đắt tiền, nhưng đôi khi có thể có những lô (chất lượng tốt) với giá hời. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các nguồn chất béo ít được biết đến hơn như nguồn chất béo nguyên liệu sản xuất xà phòng chẳng hạn. Có thể sử dụng lượng dầu và chất béo bổ sung cao hơn bình thường trong khẩu phần ăn của gà thịt, giả sử những thay đổi về chất lượng thân thịt (nếu có) vẫn nằm trong mức chấp nhận được.
Khoai mì (Sắn)
Sắn là một sản phẩm của Đông Nam Á và thường được nhập khẩu vào các nước khác vì nó đã trở thành một loại hàng hóa. Nó có thể gây độc, nếu không được chế biến đúng cách. Tác động này được quan tâm nhiều hơn khi mức sử dụng tăng lên, nhưng thông thường sắn bán trên thị trường từ các thương nhân quốc tế có chất lượng tốt đến chất lượng cao.
Ngũ cốc phụ
Tất cả mọi thứ trừ ngô và lúa mì có thể được coi là ngũ cốc phụ. Trong số đó, chỉ có cao lương, nơi nó được trồng thay cho ngô có thể có trạng thái ngang bằng với hai nguồn năng lượng chủ yếu này. Hầu hết các nguyên liệu thay thế chứa quá nhiều polysaccharid phi tinh bột (NSP) làm giảm khả năng tiêu hóa năng lượng, gây ra phân dính và nói chung hoạt động như một yếu tố kháng dinh dưỡng, mặc dù không phải là một yếu tố độc hại.
Đậu nành nguyên béo
Đậu nành chứa tới 38% dầu ở dạng tự nhiên, khô. Do đó, khi đậu nành còn nguyên hạt, sử dụng chúng sau khi chế biến nhiệt có thể cung cấp một nguồn năng lượng ở dạng lipid “bao bọc” mà không dễ bị oxy hóa như lipid trong dầu và mỡ. Trong hầu hết các trường hợp, đậu nành nguyên béo được ép đùn để giảm các yếu tố kháng dưỡng có trong hạt.
Rỉ mật đường
Ít khi người ta xem xét rỉ mật đường làm thức ăn cho gà thịt, nhưng không có gì gây hại trong nguyên liệu này, ngoài việc nó có dạng bán lỏng cần được xử lý đặc biệt. Khi rỉ mật đường đã tồn tại như một nguyên liệu trong bất kỳ nhà máy thức ăn chăn nuôi nào, thì không có lý do gì một lượng nhất định không thể được sử dụng trong thức ăn cho gà thịt.
Những điều trên không nên được coi là danh sách duy nhất về các nguồn năng lượng thay thế, mà chỉ là những ví dụ về những gì có sẵn.
Tôi trình bày sáu nguồn năng lượng thay thế mà tôi nhận thấy có giá trị đáng kể thông qua kinh nghiệm với khách hàng của chính tôi, trên toàn thế giới.Các nguyên liệu năng lượng thay thế cho ngô và lúa mì (đắt tiền) có rất nhiều, nhưng chúng đòi hỏi một số kiến ​​thức để sử dụng đúng cách. Ngoài các loại ngũ cốc, các ngành sản xuất nông nghiệp là nguồn cung cấp chính các sản phẩm phụ giàu năng lượng, đôi khi các phụ phẩm giàu năng lượng còn đến từ các ngành công nghiệp thực phẩm dành cho con người.Phụ phẩm lò bánh
Bột bánh có thể hình thành từ vô số nguyên liệu giàu tinh bột và chất béo như mì ống, bánh ngọt, bánh mì, khoai tây chiên, đồ ngọt, v.v. Người ta cần biết mức độ muối, đường, tinh bột và dầu / chất béo để sử dụng đúng cách trong công thức thức ăn và để đánh giá chất lượng của nó. Đối với gà thịt, nên tránh sản phẩm có hàm lượng lactose và đường cao, trong khi nên ưu tiên loại dầu cao (có thêm chất chống oxy hóa) và hàm lượng tinh bột.
Dầu / mỡ
Dầu và chất béo đắt tiền, nhưng đôi khi có thể có những lô (chất lượng tốt) với giá hời. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các nguồn chất béo ít được biết đến hơn như nguồn chất béo nguyên liệu sản xuất xà phòng chẳng hạn. Có thể sử dụng lượng dầu và chất béo bổ sung cao hơn bình thường trong khẩu phần ăn của gà thịt, giả sử những thay đổi về chất lượng thân thịt (nếu có) vẫn nằm trong mức chấp nhận được.
Khoai mì (Sắn)
Sắn là một sản phẩm của Đông Nam Á và thường được nhập khẩu vào các nước khác vì nó đã trở thành một loại hàng hóa. Nó có thể gây độc, nếu không được chế biến đúng cách. Tác động này được quan tâm nhiều hơn khi mức sử dụng tăng lên, nhưng thông thường sắn bán trên thị trường từ các thương nhân quốc tế có chất lượng tốt đến chất lượng cao.
Ngũ cốc phụ
Tất cả mọi thứ trừ ngô và lúa mì có thể được coi là ngũ cốc phụ. Trong số đó, chỉ có cao lương, nơi nó được trồng thay cho ngô có thể có trạng thái ngang bằng với hai nguồn năng lượng chủ yếu này. Hầu hết các nguyên liệu thay thế chứa quá nhiều polysaccharid phi tinh bột (NSP) làm giảm khả năng tiêu hóa năng lượng, gây ra phân dính và nói chung hoạt động như một yếu tố kháng dinh dưỡng, mặc dù không phải là một yếu tố độc hại.
Đậu nành nguyên béo
Đậu nành chứa tới 38% dầu ở dạng tự nhiên, khô. Do đó, khi đậu nành còn nguyên hạt, sử dụng chúng sau khi chế biến nhiệt có thể cung cấp một nguồn năng lượng ở dạng lipid “bao bọc” mà không dễ bị oxy hóa như lipid trong dầu và mỡ. Trong hầu hết các trường hợp, đậu nành nguyên béo được ép đùn để giảm các yếu tố kháng dưỡng có trong hạt.
Rỉ mật đường
Ít khi người ta xem xét rỉ mật đường làm thức ăn cho gà thịt, nhưng không có gì gây hại trong nguyên liệu này, ngoài việc nó có dạng bán lỏng cần được xử lý đặc biệt. Khi rỉ mật đường đã tồn tại như một nguyên liệu trong bất kỳ nhà máy thức ăn chăn nuôi nào, thì không có lý do gì một lượng nhất định không thể được sử dụng trong thức ăn cho gà thịt.
Những điều trên không nên được coi là danh sách duy nhất về các nguồn năng lượng thay thế, mà chỉ là những ví dụ về những gì có sẵn.
Tôi trình bày sáu nguồn năng lượng thay thế mà tôi nhận thấy có giá trị đáng kể thông qua kinh nghiệm với khách hàng của chính tôi, trên toàn thế giới.

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đặc Sản Khô Cá Vùng Miền posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share