AQUA GOLD - Bí Quyết Nuôi Trồng Thủy Sản

  • Home
  • AQUA GOLD - Bí Quyết Nuôi Trồng Thủy Sản

AQUA GOLD - Bí Quyết Nuôi Trồng Thủy Sản Cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng với 3 tiêu ch?

💥Chăn nuôi Tôm Chỉ 3 tháng đạt 24-27 con/kg với AQUA-GOLD👉Tôm Cá Dày Mình - Chắc Thịt - Đề Kháng Tốt👉 Để lại SĐT hoặc gọ...
04/03/2023

💥Chăn nuôi Tôm Chỉ 3 tháng đạt 24-27 con/kg với AQUA-GOLD
👉Tôm Cá Dày Mình - Chắc Thịt - Đề Kháng Tốt
👉 Để lại SĐT hoặc gọi 0347.209.148 ngay để nhận tư vấn!

💥 NUÔI TÔM KHÓ ĐÃ CÓ AQUA GOLD💥 TÔM Chỉ 3 tháng đạt 25-27con/kg!⭐️Trực Tiếp Truyền Hình VTC2⭐️Đột phá trong chăn nuôi Th...
04/03/2023

💥 NUÔI TÔM KHÓ ĐÃ CÓ AQUA GOLD
💥 TÔM Chỉ 3 tháng đạt 25-27con/kg!
⭐️Trực Tiếp Truyền Hình VTC2
⭐️Đột phá trong chăn nuôi Thủy Sản
👉 AQUA GOLD - Được Học Viện Nông Nghiệp khuyên dùng trong chăn nuôi.
👉 Để lại SĐT hoặc gọi 0347 209 148 ngay để nhận tư vấn

08/02/2023

⭐️Tôm Chậm Lớn đã có AQUA GOLD lo
⭐️Đột phá trong chăn nuôi Thủy Sản
=>Chỉ 1 thìa/ngày, sinh lời, tiết kiệm chi phí
Tôm Cá Dày Mình - Chắc Thịt - Đề Kháng Tốt
Lợi ích Vượt Bậc khi sử dụng Aqua Gold:
+ Rút ngắn thời gian xuất ao
+ TIẾT KIỆM chi phí chăn nuôi
+ Tạo hương thơm giúp thủy sản ăn cám nhiều hơn
+ Xử lý môi trường nước
=> Sản phẩm được Viện nông nghiệp khuyến khích sử dụng cho cả Tôm, Cá, Cua, Lươn, Ốc, Ếch,...
📞 Gọi ngay: 0347.209.148 để được tư vấn và đặt hàng Miễn Phí vận chuyển.
Địa chỉ: Lô 3, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội

08/02/2023

SIÊU TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO THỦY SẢN !! TRỰC TIẾP VTC2 !!
⭐Chỉ 5K/Ngày => Tôm Khoẻ Mạnh - Tăng Đề Kháng - Bay EHP
Để lại SĐT hoặc gọi 0347.209.148 ngay để nhận tư vấn miễn phí
👉 AQUA GOLD - Được Học Viện Nông Nghiệp khuyên
Lợi ích VƯỢT BẬC mang lại:
- Tôm, cá dầy mình,chắc, sức đề kháng tốt
- Rút ngắn thời gian nuôi Thấy Rõ
- Khắc phục được bệnh đường ruột
- Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
- TỐI ĐA HIỆU.QUẢ KINH TẾ
VỚI 1 TUẦN SỬ DỤNG LỚN TRÔNG THẤY
Miện Phí Vận chuyển toàn quốc, kiểm tra hàng trước khi thanh toán
Địa chỉ: Nhà máy 3, Lô 3, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội

09/06/2022

Sóc Trăng: Diện tích thả nuôi tôm nước lợ đạt 53.000 ha
Nuôi tôm 2 giai đoạn giảm rủi ro dịch bệnh, tăng năng suất
Đa lợi ích chế phẩm vi sinh cho nuôi tôm
Thay đổi tư duy sản xuất trong nuôi tôm ở ĐBSCL
Cùng với đó, người nuôi phải đăng ký và kê khai nuôi trồng thủy sản ban đầu khi thả giống mới.

Nuôi trồng thủy sản gặp khó
Ông Đào Quang Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Yên cho biết, trong năm 2021, dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi ít xảy ra và giảm khoảng 51% so với năm trước. Công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi và giám sát dịch bệnh thủy sản được thực hiện tương đối tốt, các ngành chức năng và địa phương thường xuyên hướng dẫn người nuôi biện pháp xử lý môi trường, phòng trị bệnh và chăm sóc thủy sản nuôi.

Năm 2021, người nuôi tôm nước lợ gặp khó do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 khiến giá có tôm có thời điểm giảm mạnh. Ảnh: AN.
Năm 2021, người nuôi tôm nước lợ gặp khó do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 khiến giá có tôm có thời điểm giảm mạnh. Ảnh: AN.

Với diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh khoảng 2.650 ha, tăng 0,3% so với năm 2020, trong đó nuôi tôm nước lợ hơn 2.110 ha. Tổng sản lượng đạt khoảng 14.110 tấn, trong đó sản lượng tôm nước lợ khoảng 9.700 tấn.

Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-9 nên tình hình tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn, nhiều hộ nuôi thủy sản ao đìa không có lãi. Ông Trần Minh Chánh, người nuôi tôm ở phường Hòa Hiệp Nam (TX Đông Hòa) xác nhận, năm vừa qua có thời điểm giá tôm chỉ còn từ 70.000 - 75.000 đồng/kg (loại 100 con/kg) nhưng lại tiêu thụ khó khăn. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch chỉ đầu tư cầm chừng, giảm lượng thức ăn cho tôm và các khoản chi phí khác nên tôm nuôi chậm phát triển.

Ao nuôi tôm nhà ông Chánh cũng vậy, dù tôm không dịch bệnh nhưng thời gian nuôi kéo dài hơn 3 tháng mới thu hoạch. Do đó, 3 vụ nuôi năm vừa qua, sau khi trừ chi phí ông chỉ lãi khoảng 30 triệu đồng.

Ông Võ Thanh, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX Đông Hòa cho biết, trong năm 2021, tổng diện tích thả nuôi tôm nước lợ trên địa bàn thị xã khoảng 935 ha, năng suất bình quân 5,18 tấn/ha, sản lượng khoảng 4.830 tấn. Trong năm có khoảng 48,5ha tôm nuôi trên địa bàn thị xã bị bệnh (giảm 42,16% so với năm 2020), chủ yếu bệnh hoại tử gan tụy cấp. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, sản phẩm nuôi trồng tiêu thụ khó khăn, giá tôm thấp nên người nuôi gặp khó khăn.

Cần tuân thủ lịch thời vụ
Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022 thắng lợi, ngành nông nghiệp đã hướng dẫn lịch thời vụ thả giống. Theo đó, đối với nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, thả giống từ tháng 2-8/2022. Các cơ sở nuôi thâm canh, nuôi công nghệ cao, có hạ tầng cơ sở nuôi đảm bảo, không bị ảnh hưởng bởi mưa, lụt, bão có thể thả giống quanh năm.

Người nuôi tôm nước lợ cải tạo ao nuôi để thả giống. Ảnh: KS.
Người nuôi tôm nước lợ cải tạo ao nuôi để thả giống. Ảnh: KS.

Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, mật độ nuôi từ 5-20 con PL15/m2 đối với tôm sú và 15-60 con PL12/m2 đối với tôm thẻ chân trắng. Có thể nuôi luân canh các đối tượng khác như cá rô phi, cá măng, hải sâm, cua biển, rong biển hoặc nuôi ghép tôm nước lợ với một số đối tượng khác để giảm ô nhiễm hữu cơ, hạn chế dịch bệnh.

Nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghệ cao, mật độ hơn 20 con PL15/m2 đối với tôm sú, hơn 60 con PL12/m2 đối với tôm thẻ chân trắng. Sau khi kết thúc vụ nuôi tôm nước lợ, thời gian còn lại, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất ao, đìa, thời tiết… người nuôi có thể nuôi một số đối tượng khác để tăng thu nhập.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên yêu cầu các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh cần thực hiện đúng khung lịch thời vụ, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp và đăng ký, kê khai nuôi trồng thủy sản ban đầu khi thả giống mới.

Khi phát hiện thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị nhiễm bệnh, người nuôi cần báo cáo cho chính quyền địa phương hoặc trạm Chăn nuôi và thú y biết để có biện pháp xử lý kịp thời, tuyệt đối không xả nước, chất thải chưa qua xử lý hoặc xác thủy sản chết, bị bệnh ra môi trường.

Khuyến khích các hộ nuôi trong cùng một vùng tổ chức sản xuất theo tổ cộng đồng, áp dụng các quy trình thực hành nuôi tốt, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và an toàn vùng nuôi.

Đối với các địa phương có nuôi trồng thủy sản cần thông báo khung lịch thời vụ đến từng chủ cơ sở nuôi, từng vùng nuôi; triển khai cho các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản tiến hành kê khai, đăng ký ngay từ đầu vụ nuôi; hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện đăng ký, ký bản cam kết sản xuất, kinh doanh an toàn thực phẩm theo quy định.

Liên quan vấn đề trên, ông Phương cho biết, Sở NN-PTNT Phú Yên đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản triển khai Luật Thủy sản và các quy định liên quan trong nuôi trồng thủy sản và hướng dẫn các địa phương thực hiện đăng ký nuôi trồng thủy sản, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho các hộ nuôi, cấp phép nuôi trồng thủy sản...

Cùng với đó, kiểm tra việc thực hiện điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; điều kiện sản xuất, kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Từ đó, xử lý các cơ sở vi phạm các quy định về điều kiện sản xuất, không có báo cáo sản xuất. Cũng như phối hợp hợp các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo diễn biến môi trường các vùng nuôi, khuyến cáo các giải pháp xử lý phù hợp.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh theo hướng VietGAP và tương đương đối với các sản phẩm chủ lực thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm) chưa có nhiều chuyển biến. Trừ một số vùng nuôi được đầu tư theo dự án, phần lớn cơ sở nuôi trồng thủy sản của tỉnh được hình thành từ lâu, mang tính tự phát nên cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được các chỉ tiêu đối với nuôi thương phẩm.

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến đem đến thành công cho các hộ nuôiHiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến...
08/06/2022

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến đem đến thành công cho các hộ nuôi

Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) kết hợp đang được áp dụng rộng rãi do phù hợp với khả năng đầu tư của nhiều nông dân, yêu cầu kỹ thuật cũng không đòi hỏi khắt khe như mô hình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh. Kỹ thuật quy trình nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp, quy trình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và các bước để nuôi tôm sú không thể thiếu như: chọn ao và mùa vụ, hệ thống cống, cải tạo và xử lý ao, xử lý nước, chọn tôm sú giống, thả tôm, cho tôm ăn, và chăm sóc tôm để có cơ hội nuôi tôm thành công cao hơn.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây ở Cà Mau. Tuy nhiên, nó đã được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng và mang lại hiệu quả khá cao. Ảnh: minh họa

Chọn địa điểm xây dựng ao

Do đặc thù vùng sản xuất chịu ảnh hưởng bởi sự điều tiết nước của các cống đầu mối và tình trạng xâm nhập mặn đến vùng ngọt hóa và chất đất giữ nước kém (qua khảo sát thực tế, khoảng 4 ngày mức nước trong vuông mất khoảng 20 cm là thời điểm thích hợp cho bơm tiếp lần sau). Do đó, khuyến cáo bà con phải gia cố bờ bao bằng cơ giới để chống thất thoát nước, mở rộng diện tích mương bao (tối thiểu 5 m) tạo không gian rộng cho tôm hoạt động, mức nước mặt trảng vuông nuôi phải đạt 0,5 - 0,8 m, độ sâu mương đạt tối thiểu 1,2 m.

Xây dựng ao nuôi tôm sú ở vùng đã quy hoạch. Nền đất quy hoạch phải là đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn, có kết cấu chặt chẽ, giữ nước tốt, tiện lợi cho cấp và thoát nước. Chủ động nguồn cấp nước đảm bảo không bị ô nhiễm nước. Thuận lợi giao thông đi lại và đủ điện cung cấp.
Xây dựng ao nuôi tôm sú

1. Hệ thống ao nuôi theo quy trình nuôi tôm sú bao gồm: Ao lắng (chiếm 20 - 25% diện tích), ao nuôi (chiếm 60 - 70% diện tích) và hệ thống ao xử lý chất thải (10 - 15% diện tích).

2. Thiết kế ao ương: Tùy điều kiện mỗi hộ nuôi mà có thể thả nuôi trực tiếp hoặc thả ương trước khi đưa trực tiếp vào ao nuôi.

3. Thiết kế ao nuôi: Tùy diện tích mà thiết kế những ao nuôi nên có diện tích 1.500 - 3.000 m2, bờ ao 2 - 2,5 m, mức nước 1,4 - 2 m. Ao nuôi hình vuông hoặc có hình chữ nhật, góc ao nên được bo tròn. Rào lưới xung quanh để tránh các loài ký chủ gây bệnh cho tôm. Đáy ao bằng phẳng và nghiêng về hệ thống thoát. Bờ ao nên lót bạt để chống xói lở và giúp hạn chế rò rỉ.

Chuẩn bị ao nuôi theo quy trình nuôi tôm sú

1. Cải tạo ao (ao nuôi, ao lắng):

- Bước 1: Tháo cạn nước trong ao nuôi và ao lắng, sên vét đáy ao để loại bỏ các địch hại. Gia cố và lót bạt bờ ao để chống xói lở giúp hạn chế bị rò rỉ. Rào lưới để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh từ ngoài vào. Tùy vào điều kiện và mật độ nuôi mà đáy ao nuôi có thể lót bạt nhằm hạn chế nước đục, giúp nâng cao độ hòa tan của ôxy khi đó tôm tăng trưởng tốt hơn.

- Bước 2: Bón vôi đá, tùy điều kiện pH trong đất mà bón.

Sau khi bón vôi đá, tùy chất đất mà có thể sử dụng thêm vôi nông nghiệp. Có thể thêm khoáng vi lượng làm tăng độ kiềm đối với ao lâu năm, nghèo chất dinh dưỡng theo quy trình nuôi tôm sú .

- Bước 3: Phơi đáy ao từ 5 - 7 ngày đến khi nứt chân chim thì lấy nước. Đối với những ao nuôi tôm không phơi được thì cần: bơm cạn hết nước, dùng máy đưa chất thải về góc cuối ao, bơm chất thải vào ao chứa thải, sau đó bón vôi đúng liều lượng như Bước 2. Sau đó cần cấp nước vào ao ngay ngày hôm sau để tránh xì phèn.

- Đối với ao mới: Ngâm rửa đáy ao khoảng 2 - 3 lần rồi xử lý.

2. Lấy và xử lý nước

- Bước 1: Lấy nước vào ao lắng (qua túi lọc), lắng từ 3 - 5 ngày.

- Bước 2: Cấp nước từ ao lắng sang ao nuôi (qua túi lọc) đạt 1,3 - 1,4 m; chạy quạt thêm 3 ngày cho trứng và giáp xác nở.

- Bước 3: Xử lý Chlorine nồng độ 30 ppm (30 kg/1.000 m3 nước) hoặc TCCA 20 ppm vào buổi tối để diệt khuẩn.

- Bước 4: Xử lý EDTA liều 2 - 3 kg/1.000 m3 nước để khử các kim loại nặng và độ cứng nước ao.

Chạy quạt liên tục trong thời kì xử lý nước để phân hủy dư lượng Chlorine có trong ao nuôi.

3. Gây màu nước

- Gây màu nước với mật đường + cám gạo + bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ. Liều lượng 3 kg/1.000 m3 nước ao nuôi, tạt liên tục 3 ngày vào 9 - 10 giờ sáng và kết hợp với vôi Dolomite 10 - 15 kg/m3. Khi nước ao nuôi chuyển sang màu tảo khuê (vàng hoặc nâu nhạt) hay xanh vỏ đậu thì dùng 3 kg mật đường/100 m3 nước để kết hợp cấy men vi sinh rồi sau đó thả giống theo đúng quy trình nuôi tôm sú đề ra.

- Đối với các ao khó gây màu nước, hay màu nước không bền thì nên bổ sung các thành phần khoáng chất, kết hợp dùng dây xích kéo đáy 2 lần/ngày.

- Kiểm tra và thay đổi các yếu tố môi trường hợp lý trước khi thả tôm: pH 7,5 - 8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5); độ kiềm: 120 - 180 mg/l; độ mặn 5 - 25‰ (tốt nhất > 5‰); độ trong 30 - 40 cm; NH3 < 0,1 mg/l; H2S < 0,03 mg/l; hàm lượng ôxy hòa tan > 5 mg/l.

Chạy quạt liên tục ban ngày nhằm kích ứng tảo phát triển.

Thiết kế quạt nước quy trình nuôi tôm sú công nghiệp

Vị trí đặt cách bờ khoảng 1,5 m. Khoảng cách giữa hai cánh quạt tầm 40 - 60 cm và lắp so le nhau. Tùy theo ao mà bố trí cánh quạt nước tạo được dòng chảy tốt nhất, nếu mật độ nuôi lớn hơn 60 con/m2 cần lắp thiết bị cung cấp ôxy dưới đáy để đảm bảo đủ ôxy cho tôm nuôi theo quy trình nuôi tôm sú.

Xây dựng hệ thông quạt nước đúng theo quy trình nuôi tôm sú hiện đại. Ảnh: minh họa.

Quản lý ôxy hòa tan trong nước. Hệ thống cung cấp ôxy dành cho tôm chủ yếu sử dụng cánh quạt nhựa hoặc quạt lông nhím. Trong ao nuôi tôm nếu kết hợp được cả hai loại cánh quạt này theo tỷ lệ 1:1 là tốt nhất vì sẽ tạo dòng chảy tốt để tạo vùng cho ăn và sinh hoạt sạch cho tôm nuôi, tăng thêm khả năng cung cấp ôxy hòa tan trong ao.

Chọn giống quy trình nuôi tôm sú giống

1. Chọn giống. Chọn con giống ở các địa chỉ có uy tín và nguồn gốc rõ ràng. Người nuôi có thể chọn bằng cảm quan hoặc qua xét nghiệm.
2. Thả giống. Thả ương với mật độ khoảng 600 - 1.000 con/m2. Mật độ thả nuôi: khoảng 30 - 80 con/m2. Chạy quạt trước khi thả giống tầm 6 giờ để đảm bảo đủ lượng ôxy hòa tan đạt 5 mg/l trở lên. Thuần tôm khoảng 30 phút rồi thả. Thả vào lúc sáng sớm hoặc thả vào chiều mát và theo hướng trên gió.

Chăm sóc và quản lý quy trình nuôi tôm sú

1. Cho ăn. Tùy điều kiện của từng hộ mà cho ăn theo cách thủ công hoặc cài đặt thiết bị máy cho ăn tự động nếu nuôi tôm với mật độ cao.
Khi tôm khoảng 15 ngày tuổi, thực hiện đặt sàn ăn và khi tôm 25 ngày tuổi thì thay đổi lượng thức ăn qua thời gian ăn hết thức ăn trong sàn kết hợp quy trình nuôi tôm sú bằng vi sinh để đạt hiệu quả cao nhất.
Cho ăn 4 - 5 lần/ngày.

2. Quản lý môi trường ao nuôi

- Kiểm tra độ pH, trong ao 2 lần/ngày vào lúc 7h và 15h, kiểm tra độ kiềm trong ao, NH3 3 ngày/lần để tùy chỉnh cho phù hợp.

- Trong quá trình sinh trưởng, tôm nuôi cần rất nhiều khoáng chất, do đó cần duy trì độ kiềm 120 mg/l trở lên bằng cách dùng vôi CaCO3 hoặc sử dụng Dolomite và hay bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm khoảng 3 - 5 ngày/lần giúp cho tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.

- Định kỳ 7 - 10 ngày/lần cấy vi sinh để tăng cường thêm mật độ vi khuẩn lợi trong ao nuôi hoặc từ 7 - 10 ngày/lần diệt khuẩn cho ao nuôi kết hợp cấy thêm men vi sinh trở lại sau 48 giờ. Hạn chế lấy nước vào ao nuôi tôm, khi cần thì lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000 m3 đến khi dư lượng Chlorine trong nước hết thì bơm vào ao nuôi, mỗi lần cấp khoảng 20% lượng nước cho ao nuôi, vào lúc trời mát.

3. Quản lý sức khỏe tôm nuôi

- Hằng ngày quan sát các hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm trong ao, xem biểu hiện các bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột… để có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường.

- Dùng 2 sàn trở lên để kiểm tra sức khỏe của tôm nuôi để điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý. Định kỳ từ 7 - 10 ngày chài tôm để xác định tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, sức khỏe tôm cũng như về trọng lượng, sản lượng tôm ở trong ao nuôi nhằm điều chỉnh thức ăn của tôm nuôi cho phù hợp. Bổ sung thêm Vitamin C, thêm men tiêu hóa đường ruột, khoáng chất và có thể bổ thêm nhóm dinh dưỡng hỗ trợ giải độc trong gan trộn cho tôm ăn mỗi ngày theo quy trình nuôi tôm sú đã đặt ra.

Về cách quản lý và chăm sóc: Sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp trong suốt quá trình nuôi. Bắt đầu cho tôm ăn vào ngày thứ 2 sau khi thả theo hướng dẫn trên bao thức ăn nhưng chỉ cho ăn 2 cử vào buổi tối.

Sử dụng 4 sàng ăn đặt 4 góc ao và 4 sàng ăn đặt trên trảng. Dựa vào các sàng ăn để quyết định tăng thêm thức ăn hay giảm xuống và đồng thời biết thêm sức khỏe tôm nuôi.

Từ tháng thứ 2 trở đi định kỳ 10 ngày 1 lần chài tôm để đánh giá sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm, đồng thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Trộn Vitamin C, khoáng và men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng như hướng dẫn của nhà sản xuất và tăng thêm khi có biến động thời tiết.
Từ tháng thứ 2 bắt đầu chạy quạt nước 4 giờ/ngày (sử dụng 2 giàn quạt nước với 10 cánh/giàn).

Trong suốt quá trình nuôi luôn giữ mực nước ổn định 0,8 - 1 m, không thay nước, chỉ cấp bù thêm nước bị hao hụt.

Cứ 10 ngày 1 lần sử dụng chế phẩm sinh học EM tạt xuống ao để làm ổn định chất lượng nước và nền đáy ao nuôi, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của tôm nuôi, đồng thời tăng khả năng hấp thụ thức ăn.

Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra độ pH, độ kiềm, độ mặn và đặc biệt là đánh giá sức khỏe tôm để có biện pháp phòng trị bệnh thích hợp.
Thu hoạch

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận con số kỷ lục Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 3/2...
17/04/2022

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận con số kỷ lục
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 3/2022 đạt 1,02 tỷ USD, tăng 38,6% so với tháng 3/2021. Quý I/2022, xuất khẩu thủy sản đạt 2,5 tỷ USD, tăng 45,3% so với cùng kỳ năm 2021, là quý I có trị giá xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay. Đây là tín hiệu khả quan đối với ngành xuất khẩu thủy sản trong năm 2022.

Tháng 3 và quý I/2022, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường lớn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 khi các nền kinh tế đã tiến tới thích ứng “sống chung” với đại dịch.

Thủy sản "lên hương" khi các nền kinh tế thích ứng “sống chung” với đại dịch - Ảnh 1.
Xuất khẩu thủy sản ghi nhận con số kỷ lục.

Thủy sản "lên hương" khi các nền kinh tế thích ứng “sống chung” với đại dịch - Ảnh 2.
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 3/2022, kim ngạch đạt 288,9 triệu USD, tăng 56,8% so với tháng 3/2021. Quý I/2022, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 574,4 triệu USD, tăng 71,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, tháng 3 và quý I/2022, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh, mặc dù nước này vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu “Zero Covid-19”, siết chặt quy trình nhập khẩu thực phẩm và phong tỏa nhiều tỉnh, thành phố. Điều này cho thấy triển vọng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc sẽ khả quan trong năm 2022. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý khi vẫn có lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị trả về vì phát hiện SAR-CoV-2. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cảnh báo nhiều lô hàng thủy sản về chỉ tiêu phosphate (cá, tôm đông lạnh, mực khô); bệnh thủy sản IHHNV, WSSV (tôm đông lạnh); kháng sinh cấm Chloramphnicol (ốc hương sống), Cadmium (cá cơm khô, tôm sú sống).

Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu đối với doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và cũng tạm dừng thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện SARS-CoV-2 trong một thời gian.

Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam các tháng tới sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng phải đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, thẻ vàng IUU tại châu Âu, giá cước vận tải, giá xăng dầu, chi phí đầu vào sản xuất tăng…

Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát cao đã có những tác động đến nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản toàn cầu, khiến nhu cầu nhập khẩu của một số quốc gia chậm lại.

CHU KÌ LỘT XÁC CỦA TÔMTôm là một loại động vật giáp xác, cơ thể tôm được bao bọc bởi một lớp vỏ kitin cứng bên ngoài. Tr...
26/03/2022

CHU KÌ LỘT XÁC CỦA TÔM
Tôm là một loại động vật giáp xác, cơ thể tôm được bao bọc bởi một lớp vỏ kitin cứng bên ngoài. Trong quá trình phát triển, tôm cần phải thay lớp vỏ kitin để tăng trọng lượng và kích thước của cơ thể. Vỏ tôm gồm hai thành phần chính gồm 55% khoáng vô cơ và 45% còn lại là chitin và hệ thống cảm giác giúp cơ thể nhận biết sự thay đổi của môi trường.

Chu kỳ lột xác của tôm được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một vòng đời. Tôm thường lột xác vào ban đêm khoảng từ 22h – 2h đêm. Khi lớp vỏ mới được hình thành không những giúp tôm tăng trưởng mà còn loại bỏ các vết sẹo, tạp chất, vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lớp vỏ cũ.

Hình ảnh vỏ tôm sau khi lột - kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt
Hình ảnh vỏ tôm sau khi lột

— Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng:

+> Giai đoạn 1 – 15 ngày tuổi: 24 tiếng/ lần

+> Giai đoạn 15 – 30 ngày tuổi: 2 – 3 ngày/ lần

+> Giai đoạn 30 – 35 ngày tuổi: 3 – 5 ngày/ lần

+> Giai đoạn 45 – 75 ngày tuổi: 7 ngày/ lần

+> Giai đoạn 75 – 90 ngày tuổi: 10 ngày/lần

+> Giai đoạn > 90 ngày tuổi: 2 tuần/ lần

Để có thể kích thích tôm lột xác đúng thời điểm thì việc nhận biết dấu hiện tiền lột xác cũng rất quan trọng. Trong khoảng thời gian này tôm sẽ ít vận động, lột xác vào thời kỳ thủy triều cao hoặc trăng tròn. Sau khi lột xác, người nuôi có thể nhìn thấy các lớp vỏ và các vệt bọt dài trên mặt nước.

Tuy nhiên, ngoài việc nắm được chu kỳ lột xác của tôm thì cần phải biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác như thế nào thì mới đưa ra kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt một cách hiệu quả.

Điều kiện và thủ tục nuôi thủy sản lòng bèTóm tắt câu hỏi:Tôi đang có kế hoạch nuôi thủy sản lòng bè, tôi có hộ khẩu đăn...
24/03/2022

Điều kiện và thủ tục nuôi thủy sản lòng bè

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang có kế hoạch nuôi thủy sản lòng bè, tôi có hộ khẩu đăng ký thường trú tại tỉnh Bà rịa – Vũng tàu. Tôi muốn làm thủ tục xin giao mặt nước để hoạt động nuôi thủy sản thì có được không hay tôi chỉ được thuê?

Luật sư tư vấn:

Lồng bè là cấu trúc nổi gồm bè cá, lồng nuôi cá và nhà bè được sử dụng để nuôi thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm. Nếu như bạn đang sinh sống tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ áp dụng theo quy định riêng, quyết định riêng của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành. Theo đó, tại Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2014 có đưa ra quy định về đối tượng được giao mặt nước. Đối tượng được giao mặt nước, không thu tiền sử dụng để nuôi thủy sản lồng bè gồm:

+ Cá nhân sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là người trực tiếp nuôi mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản.

+ Cá nhân sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm nghề khai thác thủy sản ven bờ nay chuyển sang nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Trước đó, bạn phải khẳng định bạn đảm bảo điều kiện, đối tượng nêu trên sau đó tiến hành thủ tục xin giao mặt nước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Xem thêm: Thủ tục xin thuê đất, xin giao đất nuôi trồng thủy hải sản

+ Đơn đề nghị giao mặt nước nuôi thủy sản lồng bè (theo mẫu)

+ Phương án hoặc dự án nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ đã được cơ quan quản lý thủy sản các huyện, thành phố thẩm định và chấp thuận;

+ Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

+ Hộ khẩu thường trú, giấy chứng minh nhân dân (bản sao hợp lệ).

+ Bản vẽ sơ đồ ghi đánh dấu vị trí nuôi và tứ cận (yêu cầu bắt buộc phải cách vị trí của các bè xung quanh tối thiểu 40 m).

Số lượng: 03 bộ

Bước 2: Trình tự thực hiện

+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (nơi xin giao mặt nước) tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, xác nhận các nội dung trong đơn, ghi ý kiến đề nghị cho phép nuôi trồng thủy sản (hướng dẫn làm lại hồ sơ nếu chưa đủ, chưa đúng). Thời hạn giải quyết tối đa không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Hồ sơ sau khi có ý kiến của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. (Đối với địa bàn huyện Côn Đảo, không có cấp xã, hồ sơ được nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường).

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Phòng Kinh tế hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thẩm tra, tổng hợp các ý kiến, tham mưu trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét để ra quyết định giao mặt nước nuôi trồng thủy sản, nếu không giao thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do. Thời hạn giải quyết tối đa không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, in Giấy chứng nhận và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Thời gian hoàn thành công việc nêu tại điểm này không quá mười (10) ngày làm việc.

Bạn có thể thực hiện theo các bước nêu trên để được giao mặt nước thực hiện kế hoạch nuôi thủy sản lồng bè của mình.

Kỹ thuật nuôi Tôm Sú luân canh trồng lúaMô hình tôm – lúa luân canh là mô hình canh tác một vụ tôm và một vụ lúa trên cù...
23/03/2022

Kỹ thuật nuôi Tôm Sú luân canh trồng lúa
Mô hình tôm – lúa luân canh là mô hình canh tác một vụ tôm và một vụ lúa trên cùng một đất trồng lúa . Hiện nay rất phổ biến ở Việt Nam , đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Cách bố trí mùa vụ :

Từ tháng 1 ( Dương Lịch ) đến tháng 5, 6 (Dương Lịch) là thời vụ thả nuôi tôm sú chính, tháng 7 ( Dương Lịch ) tiến hành rửa mặn, tháng 8 đến tháng 11 thì trồng lúa và có thể thả cá bổ sung.

Giữa 2 vụ tôm – lúa nên giữ nước ngập chân ruộng, tránh để chân ruộng bị khô và nứt chân chim có thể dẫn đến hiện tượng xì phèn làm cho mật độ pH thấp.

Kỹ thuật nuôi Tôm Sú luân canh trồng lúa

2. Xây dựng ruộng :

Mỗi ruộng nuôi phải có bờ và mương bao xung quanh, đỉnh bờ cao hơn mực nước lũ trong năm ít nhất 0,5 m trở lên; mương bao rộng từ 3 – 4m phải nện thật chặt nền để tránh rò rỉ , sâu từ 1 – 1,2 m. Ngoài ra mỗi ruộng nuôi nên có ao lắng nước diện tích bằng 20 – 30% diện tích nuôi

Phải có cống để cấp thoát nước . Đối với vùng đất phèn nên tránh việc đắp lớp nước phèn lên mặt bờ mương .Nên làm một bờ phụ trên bờ kinh để ngắn nước mưa cuốn phèn từ bờ xuống ao

Vét bùn đối với ruộng đã nuôi nhiều vụ . Còn ruộng mới đào , ao nên ngâm nước 2 -3 ngày rồi bỏ , lặp lại ít nhất 2- 3 lần

Loại bỏ bớt gốc rạ, trục hoặc xới trên mặt ruộng nhằm loại bỏ khí độc và làm tăng dinh dưỡng cho ruộng nuôi .Phơi khô mặt ruộng, nhưng tránh khô nứt.

3. Bước chuẩn bị nuôi tôm

Sau mỗi vụ nuôi, cải tạo kỹ để giảm thiểu các chất độc hại, mầm bệnh,… tạo môi trường tốt cho tôm sinh trưởng theo các bước sau:
Làm sạch gốc rạ trên ruộng → sên vét lớp bùn đen ở dưới ao, gia cố bờ bao , cống bọng → Dùng vôi CaO rải đều khắp ruộng với liều lượng 7 – 10 kg/100m2 → Phơi ruộng 5 – 7 ngày , không để nứt đất → lấy nước vào ruộng

Lưu ý : Dùng vôi bột bón khắp mương và bờ ruộng, sau 2 – 3 ngày thì cấp nước vào ruộng nuôi. Sử dụng vôi CaCO3 để khử phèn và diệt khuẩn với liều lượng 7-10 kg/100m2. Đối với vùng bị nhiễm phèn nặng thì tăng liều lượng từ 10 – 20 kg/100m2.

Sau khi phơi đất , giai đoạn lấy nước vào ruộng nuôi cũng quan trọng :

Nước được lấy từ ao lắng hay bơm trực tiếp từ kênh cấp qua túi lọc để hạn chế cá và dịch hại.
Cần lưu ý khi lấy nước: nước có độ mặn ≥ 5‰, pH ≥ 7, độ kiềm ≥ 30 mg/lít, nước không phát sáng, ít phù sa.
Lượng nước lấy vào phải ngập mặt ruộng từ 0,5 m trở lên.
Gây màu nước có thể dùng các loại phân vô cơ như DAP, NPK hoặc Ure + Lân (tỷ lệ 1:1) với liều lượng 15 – 20 kg/ha để gây màu nước. Có thể gây màu bằng phân hữu cơ tự chế như 3 kg cám gạo + 1 kg bột cá + 1 kg bột đậu nành, nấu chín hỗn hợp này tạt cho 1000 m3 vào lúc trời nắng.

Khi các yếu tố về chất lượng nước đạt các thông số như: độ trong từ 30 – 40 cm (nước có màu xanh vỏ đậu); pH từ 7,5 – 8,5… thì có thể tiến hành thả tôm

4. Chọn và thả tôm giống

Quan sát thấy tôm sú giống tỏ ra linh hoạt, khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sáng,râu chụm lại , đuôi xòe khi bơi lội, phản xạ nhanh nhẹn, phân bổ đều trong bể nuôi, hình dáng thon dài, ruột đầy thức ăn (màu nâu dọc theo lưng ,khả năng bắt mồi tốt), tỉ lệ tòe đầu nhỏ hơn 10%. Kiểm tra khả năng thích nghi trong môi trường thay đổi nồng độ mặn bằng cách thả một ít tôm giống vào nước đã giảm một nửa độ mặn thông thường. Sau 1-2 giờ nếu thấy số tôm giống bị “sốc” chết chỉ chiếm từ 0 – 10% (tốt), 11-35% (khá), trên 35% là tôm giống không tốt

Nên chọn mua ở các trang trại có uy tín và giống đã thông qua kiểm dịch

Trước khi thả tôm ít nhất 01 ngày kiểm tra các yếu tố môi trường và điều chình cho phù hợp. Có thể thả vào ao ương thuần dưỡng 15 – 20 ngày rối mới thả ra ao nuôi. Trong điều kiện ruộng nuôi chuẩn bị tốt thì có thể thả trực tiếp tôm vào ruộng .Thời điểm thả: 6- 7h sáng hoặc 5 – 6 h chiều, không thả giống lúc trời sắp mưa, đang mưa . Mật độ thả: 7 – 10 con/m2 .Nếu ruộng có cá tạp, nên thuốc cá trước khi thả tôm giống . Kiểm tra độ mặn trước khi thả giống tránh chênh lệch độ mặn quá 4%.

5. Quản lý môi trường nuôi tôm

– Quản lý màu nước:
+ Bón phân hoặc các hợp chất gây màu khác trong 2 tháng đầu
+ Khi có dấu hiệu tảo tàn thì thay 30% nước hoặc sử dụng men vi sinh
– Quản lý nền đáy ao:
+ Định kỳ bón Dolomite, Zeolite kết hợp với men vi sinh.
+ Định kỳ kiểm tra đáy ao
+ Vớt tảo tàn trên mặt nước
+ Điều chỉnh thức ăn hợp lý

Kiểm tra môi trường nước như :

pH nước nên ở mức 7,5 – 8,5
pH< 7,5 : bón 30 – 50kg CaCO3/ha
Độ trong : 30 -40 cm
Nhiệt độ không quá 30 độC
6. Thức ăn cho tôm sú :

Trong mô hình nuôi tôm luân canh với trồng lúa, thức ăn tự nhiên chiếm một phần quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho tôm sinh trưởng do vậy trong tháng đầu của chu kỳ nuôi cần định kỳ 10 -15 ngày bón phân cho ruộng để duy trì màu nước tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
Từ tháng thứ 2 trở đi cần bổ sung thức ăn công nghiệp. Cho tôm ăn mỗi ngày 2 lần vào 6 – 7h sáng và 5h – 6h chiều. Lượng thức ăn chiếm 3 – 1,5% trọng lượng thân, cụ thể: Tháng thứ 2 là 3%; tháng thứ 3 là 2,5%; tháng thứ 4 trở đi cho ăn từ 1,5 – 2%.
Kết hợp đặt sàng ăn trong ruộng để kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý cho tôm. Ngoài ra còn căn cứ vào điều kiện môi trường, thời tiết, tình trạng sức khỏe của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn trong ngày. Nên giảm lượng thức ăn khi điều kiện môi trường, thời tiết diễn biến theo hướng xấu như: đáy ao dơ, pH giảm, mưa lớn…

7. Đánh giá sức khỏe của tôm khi nuôi :

Tôm khỏe
Bắt mồi tốt , ruột đầy thức ăn. Bơi lội nhanh và thành đàn vào ban đêm . Vỏ tôm sạch

Tôm yếu
Bắt mồi kém , ruột trống rỗng . Tôm có dấu hiện trôi dạt vào bờ , vỏ tôm không sạch , vỏ tôm màu đen hay có đốm trắng nhất là phần đầu.

Ngăn virus DIV1 trên tôm lây từ Trung Quốc vào Việt NamTTO - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có công văn đề n...
21/03/2022

Ngăn virus DIV1 trên tôm lây từ Trung Quốc vào Việt Nam

TTO - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có công văn đề nghị Ban chỉ đạo 389 quốc gia và các tỉnh biên giới phía Bắc tăng cường ngăn chặn bệnh Decapod iridescent virus 1 (virus DIV1) trên tôm lây lan từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Toàn thân đỏ như tôm luộc, ngứa rát vì thoa rượu gừng nghệ làm đẹp sau sinh
Con tôm lại gặp khó
Tôm càng đỏ là loài có hại, bị cấm bán ở Việt Nam
Ngăn virus DIV1 trên tôm lây từ Trung Quốc vào Việt Nam - Ảnh 1.
Virus DIV1 lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt - Ảnh: K.NAM

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, theo Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng châu Á - Thái Bình Dương (NACA), virus DIV1 đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) tại tỉnh Phúc Kiến, tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại tỉnh Chiết Giang và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tháng 2-2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết virus DIV1 lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt.

Hiện nay, đã phát hiện một số loài cảm nhiễm virus DIV1, bao gồm: tôm càng đỏ, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm đất hay tôm hùm nước ngọt, tôm càng sông hay tôm chà và tôm g*i.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định, hiện nay, chưa có thông tin về bệnh do virus DIV1 xuất hiện ở Việt Nam, tuy nhiên, để chủ động phòng chống, ngăn chặn bệnh DIV1 xâm nhập vào Việt Nam, Bộ đề nghị thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản.

Thành lập các đoàn công tác của Ban chỉ đạo 389 quốc gia trực tiếp đến các địa bàn trọng điểm để hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vận chuyển trái phép tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản vào Việt Nam.

UBND các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển qua biên giới đối với tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép.

Các cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các địa điểm tập kết, thu gom tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản nhập lậu qua biên giới để vận chuyển đi tiêu thụ.

Address


Telephone

+84347209148

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when AQUA GOLD - Bí Quyết Nuôi Trồng Thủy Sản posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to AQUA GOLD - Bí Quyết Nuôi Trồng Thủy Sản:

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share