Maximus - Dinh dưỡng, chăm sóc & huấn luyện chó mèo cho người đi làm

  • Home
  • Maximus - Dinh dưỡng, chăm sóc & huấn luyện chó mèo cho người đi làm

Maximus - Dinh dưỡng, chăm sóc & huấn luyện chó mèo cho người đi làm MAXIMUS là nơi chia sẻ những kinh nghiệm về chăm sóc, huấn luyện chó mèo.

MAXIMUS chia sẻ các loại thức ăn tiện lợi cho chó mèo, và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.

🐶 CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA CHÓ LỚN TUỔI KHÁC GÌ SO VỚI CHÓ CON?  🐶 🐶 Cũng như con người, ở mỗi giai đoạn, chó cần có những ...
19/07/2022

🐶 CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA CHÓ LỚN TUỔI KHÁC GÌ SO VỚI CHÓ CON? 🐶

🐶 Cũng như con người, ở mỗi giai đoạn, chó cần có những chế độ ăn và dinh dưỡng khác nhau. Khi già đi, tình trạng sức khoẻ không được như xưa như : trao đổi chất kém hơn, xương khớp, răng miệng yếu dần,...

🐶 Người ta thường nói, tuổi chó bằng 7 lần tuổi người. Một bé chó có thể coi là tới độ tuổi "già" là vào khoảng từ năm thứ 7 trở đi. Vì vậy, việc lưu ý chế độ dinh dưỡng cho các bạn là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe.

Cùng MAXIMUS tìm hiểu thêm nhé!

🐶 1. XÉT NGHIỆM ĐỊNH KỲ:
- Dẫn mấy bạn đến bác sĩ thú y để kiểm tra các chỉ số về sức khỏe (3-6 tháng / lần). Điều này sẽ giúp bạn hiểu được cơ thể chó đang thiếu những gì hay cần phải hạn chế ăn những gì.

🐶 2. BỔ SUNG CÁC CANXI VÀ GLUCOSAMINE:
- Chó lớn tuổi hay gặp các vấn đề về xương và sụn. Bạn cần bổ sung và duy trì lượng canxi và glucosamine cho bé.
- TUY NHIÊN, hãy nhớ tư vấn trước với bác sĩ về lượng cần thiết nhé. Nhiều quá sẽ gây hại đấy!

🐶 3. BỔ SUNG CHẤT SƠ:
- Trao đổi chất trong cơ thể của mấy bạn lớn tuổi thường sẽ kém hơn, nên bổ sung các chất xơ để hạn chế táo bón.

🐶 4. KIỂM SOÁT CÂN NẶNG:
- Bệnh tim và béo phì thường đi kèm với nhau, nên bạn cần lưu ý hạn chế cho các bé ăn quá nhiều chất béo, tinh bột. Với chó già thì sẽ rất khó điều trị.
- Dẫn mấy bạn đi dạo mỗi ngày - 15-30 phút. Điều này giúp các cơ xương hoạt động, không bị ù lì, hạn chế hạ bàn, nhất là với các bé có trọng lượng lớn.

🐶 5. HỖ TRỢ TRONG VIỆC ĂN UỐNG:
- Kiểm tra các bé có bị vấn đề về răng miệng hay không, và hỗ trợ cho bé ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn, hoặc ngâm với một ít nước.
- Mấy bé chó già hay bị vấn đề ở khớp xương cổ, vì vậy khi cho ăn, bạn nên kê bát ăn lên cao, hoặc dùng giá đỡ nhé.

= = = = =
Cần tư vấn về sức khỏe hay huấn luyện chó, đừng ngần ngại liên lạc với MAXIMUS nhé!

MAXIMUS - DINH DƯỠNG VÀ HUẤN LUYỆN CHÓ MÈO CHO NGƯỜI ĐI LÀM
(+84) 901 496 080





🐶 NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐEM CÚN CON VỀ NHÀ 🐶Đa số các bạn nuôi cún thường sẽ nhận "các em" từ lúc mới sinh và đem về ...
17/07/2022

🐶 NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐEM CÚN CON VỀ NHÀ 🐶

Đa số các bạn nuôi cún thường sẽ nhận "các em" từ lúc mới sinh và đem về nhà mà ít để ý chính thời điểm thích hợp để huấn luyện, học một vài "tricks". Đây chỉ là một số ý mà theo kinh nghiệm của MAXIMUS các bạn có thể tham khảo :

1. Vì sao bạn nên huấn luyện một chú chó khi còn nhỏ ?
🐶 Giai đoạn 2-5 tháng tuổi là thời gian vàng, còn chịu nghe lời.
🐶 Khi dậy thì, lớn hơn, lì hơn, sẽ khó dạy hơn.

2. Huấn luyện chó con như thế nào ?
🐶 Làm quen với môi trường sống: Hãy cho chúng thời gian để làm quen, không ép buộc và để "ẻm" tự khám phá

🐶 Quan tâm và giữ cún trong trạng thái vui vẻ: Điều này có lẽ ít bạn để ý, khi nuôi chó / mèo, bạn nghĩ rằng chúng sẽ tự chơi với đồ chơi. Vậy là được nhưng khi bạn không có thời gian nhiều với chúng "các ẻm" cũng sẽ thấy cô đơn đó nhé! Dành ra chút thời gian chơi một chút, khen ngợi một chút. Chúng sẽ thích lắm đó nha. ;)

🐶 Làm quen với các bạn khác trong nhà (nếu bạn có nuôi): Khoan, từ từ nha. Khi mới về, bạn hãy tách riêng em chó mới và mấy đứa khác để nó làm quen môi trường rồi mới cho sự xuất hiện của mấy em khác (để bé không bị hoảng sợ). Hoặc nhà bạn có nhiều người dần dần cho em quen với môi trường nhộn nhịp này.

🐶 Tham gia các hoạt động bên ngoài: Điều này chỉ khi cún bạn đã sẵn sàng. Lâu lâu vào cuối tuần, bạn dẫn đi dạo công viên hoặc đi cafe chó để em có thể làm quen với nhiều bạn mới. Nếu cún khá rụt rè gợi ý này của MAXIMUS lại càng phù hợp. Dần dần bạn sẽ phát hiện cún thích cái gì và không thích cái gì. Các hoạt động này thắt chặt sự liên kết giữa bạn và cún.

🐶 Cân bằng giữa khen thưởng và kỷ luật: Điều này rất quan trọng. Bạn thương, thưởng, nhưng cũng phải đặt ra những giới hạn rõ ràng với cún (không chồm lên bàn, không được đi vệ sinh sai chỗ), hãy dạy khẩu lệnh sai.

🐶 Kiểm tra sức khỏe của cún: Hãy mang cún của bạn đi tiêm ngừa và kiểm tra sức khỏe, phòng tránh trước những trường hợp đáng tiếc nhé.

📌 Đối với chó lớn, cũng tương tự, chỉ khác là đã được rút ngắn thời gian đầu. Bạn không cần quá lo lắng. Chó con hay chó lớn đều cần thời gian để thích nghi và chúng chỉ cần bạn kiên trì đồng hành cùng mà thôi.
📌Mong những gợi ý của MAXIMUS có thể giúp bạn.

= = = = =
Cần tư vấn về sức khỏe hay huấn luyện chó, đừng ngần ngại liên lạc với MAXIMUS nhé!

MAXIMUS - DINH DƯỠNG VÀ HUẤN LUYỆN CHÓ MÈO CHO NGƯỜI ĐI LÀM
(+84) 901 496 080





🐶 THỊT DINH DƯỠNG CHIA VIÊN.🐶 TIỆN LỢI CHIA KHẨU PHẦN VÀ DINH DƯỠNG CHO CHÓ MÈO. 🐶 PHÙ HỢP VỚI CHỦ NUÔI ĐI LÀM BẬN RỘN. ...
16/07/2022

🐶 THỊT DINH DƯỠNG CHIA VIÊN.

🐶 TIỆN LỢI CHIA KHẨU PHẦN VÀ DINH DƯỠNG CHO CHÓ MÈO.

🐶 PHÙ HỢP VỚI CHỦ NUÔI ĐI LÀM BẬN RỘN.

- Cân đo đong đếm từng khẩu phần?
- Mất thời gian chế biến đồ ăn mỗi sáng, mỗi tối?
- Tìm cách giải quyết khi tụi nó giở chứng, bỏ ăn, thay đổi thói quen sinh hoạt?

🐶TUY NHIÊN:
1. Là người đi làm, làm sao có thời gian cân đo đong đếm được. Làm sao bạn chắc rằng mấy thằng này sẽ ăn 100 calo và đi 1,000 bước mỗi ngày để đốt calo?

2. Là người đi làm, có phải việc chia cử, chế biến, bảo quản, hay làm sao cho bài bản đang là cực hình với bạn không?

3. Và quan trọng hơn, sức khỏe chó mèo là bao gồm nhiều yếu tố cộng hưởng lại với nhau, ví dụ như cách nuôi dạy, môi trường sống, thời gian vui chơi, vận động, v.v.

🐶 VÌ VẬY, TIÊU CHÍ CHỌN THỨC ĂN NÊN LÀ:
1. Chỉ cần mức độ dinh dưỡng đủ và phù hợp, trong mức chấp nhận được.

2. Giảm thiểu thời gian chế biến, phù hợp cho người bận rộn, đi làm.

3. Tiện lợi trong việc bảo quản và chia cử.

🐶 Với THỊT XAY DINH DƯỠNG CHIA VIÊN của MAXIMUS, chủ nuôi nhà mình sẽ giảm thiểu được rất nhiều thời gian trong việc chăm sóc các bé.

✅ Dinh dưỡng: được chế biến với công thức riêng, cung cấp các điều kiện cần thiết cho mấy đứa nhỏ phát triển.

✅ Tiện lợi chế biến, bảo quản: được thành từng viên, tiện lợi trong việc chia phần, chế biến.

✅ Hỗ trợ, tư vấn trong việc chăm sóc, huấn luyện: MAXIMUS luôn ở đây để hỗ trợ các bạn trong việc chăm sóc và huấn luyện các bé.

🥰 NHẮN TIN CHO MAXIMUS NẾU BẠN QUAN TÂM NHÉ! 🐶

🐶 TẠI SAO CHÓ LẠI ĂN PHÂN CỦA MÌNH? 🐶 Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh ghê rợn này chưa? Cún nhà bạn ăn phân sau đó bay l...
16/07/2022

🐶 TẠI SAO CHÓ LẠI ĂN PHÂN CỦA MÌNH? 🐶

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh ghê rợn này chưa? Cún nhà bạn ăn phân sau đó bay lại ôm và chơi đùa với bạn. Eo ơi, khiếp. Cùng MAXIMUS tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh nhé.

1. CHÓ ĂN PHÂN LÀ HIỆN TƯỢNG RẤT DỄ BẮT GẶP, ĐẶC BIỆT Ở CHÓ CON

🐶 Một số loài rất hay có tập tính ăn phân, ví dụ như thỏ, loài gặm nhấm. Chó không nhìn nhận việc ăn phân là ghê tởm như góc nhìn của con người. Đặc biệt với chó con, đây là một quá trình "khám phá thế giới xung quanh" (khám phá gì mà gớm quá).

🐶 Thậm chí, chó con ăn phân của các loài động vật khác. Ăn phân của các động vật khác có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu phân bị nhiễm ký sinh trùng, vi rút hoặc độc tố.

2. TẠI SAO CHÓ LẠI ĂN PHÂN
🐶 Trong trường hợp chó nhà bạn đã qua giai đoạn "cún con" và bắt đầu dậy thì hay trưởng thành, nhưng vẫn ăn phân, thì bạn cần chú ý tới sức khỏe tụi nhỏ một tí.

- Ký sinh trùng.
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng và calo (bác sĩ thú y của bạn có thể đề nghị bổ sung).
- Hội chứng kém hấp thu.
- Bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp và các tình trạng khác có thể gây tăng cảm giác thèm ăn.

🐶 Trong nhiều trường hợp, chó bắt đầu ăn phân của mình vì một số loại căng thẳng môi trường hoặc các yếu tố kích hoạt hành vi, bao gồm:

- Cách ly: bị nhốt trong chuồng, lồng quá lâu.
- Lo lắng: Thường là kết quả của việc một người sử dụng hình phạt hoặc các phương pháp khắc nghiệt trong quá trình huấn luyện tại nhà. Khi bạn la mắng, hay đánh đập chó của mình khi đi vệ sinh không đúng chỗ, chó thường sẽ ăn phân để giấu đi bằng chứng.
- Tìm kiếm sự chú ý: Chó ăn phân của chúng để nhận được phản ứng từ con người, điều mà chúng chắc chắn sẽ làm. Vì vậy, nếu bạn thấy con chó của mình đang ăn phân, đừng phản ứng quá mức.
- Sống với chó ốm hoặc chó già: Đôi khi một con chó khỏe mạnh sẽ tiêu thụ phân của một con chó yếu hơn trong nhà, đặc biệt là trong trường hợp không kiểm soát được phân. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng điều này có thể liên quan đến bản năng bảo vệ bầy đàn khỏi những kẻ săn mồi.

3. LÀM SAO ĐỂ TRÁNH VIỆC NÀY?
🐶 Có một số cách để hạn chế việc này. Nếu liên quan tới vấn đề dinh dưỡng:
- Tư vấn với bác sĩ thú y, bổ sung vitamin.
- Bổ sung enzyme.

🐶 Nếu liên quan tới thói quen:
- Quan sát thời gian tiểu tiện của chó để ngăn chặn kịp thời.
- Giữ khu vực của chó ở được sạch.
- Tập những lệnh như "bỏ đi", "sai" khi chó có dấu hiệu chuẩn bị ăn phân.

MAXIMUS mong rằng những kiến thức này sẽ giúp đỡ cho chủ nuôi của mình ít nhiều nhé.

🐶 CHÓ MÈO BỊ SỐC NHIỆT MÙA HÈ, PHẢI LÀM SAO? 🐶🐶 Mùa hè nóng bức có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt ở chó mèo, và có thể...
27/06/2022

🐶 CHÓ MÈO BỊ SỐC NHIỆT MÙA HÈ, PHẢI LÀM SAO? 🐶

🐶 Mùa hè nóng bức có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt ở chó mèo, và có thể dẫn tới những kết quả "không mong muốn".

HÃY ĐỌC VÀ LƯU LẠI NGAY NHỮNG KIẾN THỨC NÀY, PHÒNG KHI BẠN CẦN DÙNG ĐẾN NHÉ!

🐶 Biểu hiện của sốc nhiệt:
- Thở hổn hển nặng nề
- Thở nhanh
- Chảy nhiều nước dãi
- Nướu và lưỡi đỏ tươi
- Không đứng vững

🐶 Cách giải quyết gấp rút:
- Đưa chó vào trong nhà có điều hòa nhiệt độ hoặc đến một khu vực mát mẻ, có bóng râm.
- Xịt nước nhẹ vào vào chó và quạt cho chúng.
- Cho chúng uống một lượng nhỏ nước hoặc đá viên.
- Lưu ý không đổ ào nước lên người hoặc ngâm chó mèo trong đá. Việc thay đổi thân nhiệt đột ngột sẽ càng khiến sự việc tồi tệ hơn.
- Sau đó, đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

🐶 Vậy cần làm gì để hạn chế rủi ro này? MAXIMUS xin chia sẻ với bạn một số kiến thức nhé!

1. Tập thể dục một cách an toàn: đừng dẫn chó mèo đi dạo vào buổi trưa, hay chở đi bên ngoài vào thời điểm này. Hãy đi vào sáng sớm hay giờ chiều.

2. Chú ý đến mặt đất mà chó mèo đi: mặt đất quá nóng có thể khiến bàn chân của chó mèo bị bỏng, nhiễm trùng. Có một cách để kiểm tra, đó là hãy đặt mu bàn tay của bạn trên đó trong 10 giây. Nếu bạn cảm thấy quá nóng, tức là quá nóng đối với thú cưng của bạn. Thay vào đó hãy đi bộ trên cỏ.

3. Cung cấp đủ nước uống: hãy luôn đảm bảo rằng chó mèo của bạn có đủ nước uống, dù là đang ở trong nhà.

4. Đừng để chó mèo trong phòng kín: đừng để hiệu ứng nhà kính xảy ra. Hãy đảm bảo rằng nơi ở của chó mèo thoáng khí.

5. Đừng cạo lông chó mèo: nghe có vẻ hơi nghịch lý nhưng không phải cứ "cởi ra" là sẽ mát đâu nhé. Bộ lông chó mèo giúp chúng cách nhiệt và bảo vệ khỏi ánh nắng.

Nếu có gì thắc mắc, đừng ngần ngại chia sẻ với MAXIMUS nhé!
---
🐶 MAXIMUS - DINH DƯỠNG, CHĂM SÓC & HUẤN LUYỆN CHÓ MÈO CHO NGƯỜI ĐI LÀM.






🐶 BẠN NUÔI CHÓ MÈO VÀ LÀ NGƯỜI ĐI LÀM?BẠN MẤT QUÁ NHIỀU THỜI GIAN CHUẨN BỊ KHẨU PHẦN ĂN VÀ LO LẮNG VỀ DINH DƯỠNG CHO ĐÁM...
27/06/2022

🐶 BẠN NUÔI CHÓ MÈO VÀ LÀ NGƯỜI ĐI LÀM?

BẠN MẤT QUÁ NHIỀU THỜI GIAN CHUẨN BỊ KHẨU PHẦN ĂN VÀ LO LẮNG VỀ DINH DƯỠNG CHO ĐÁM GIẶC CON? 🐶

- Cân đo đong đếm từng khẩu phần?
- Mất thời gian chế biến đồ ăn mỗi sáng, mỗi tối?
- Tìm cách giải quyết khi tụi nó giở chứng, bỏ ăn, thay đổi thói quen sinh hoạt?

🐶TUY NHIÊN:
1. Là người đi làm, làm sao có thời gian cân đo đong đếm được. Làm sao bạn chắc rằng mấy thằng này sẽ ăn 100 calo và đi 1,000 bước mỗi ngày để đốt calo?

2. Là người đi làm, có phải việc chia cử, chế biến, bảo quản, hay làm sao cho bài bản đang là cực hình với bạn không?

3. Và quan trọng hơn, DINH DƯỠNG KHÔNG PHẢI LÀ YẾU TỐ DUY NHẤT! Việc tụi nhỏ có hạnh phúc và khỏe mạnh hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cộng hưởng lại với nhau, ví dụ như cách nuôi dạy, môi trường sống, thời gian vui chơi, vận động, v.v.

🐶 VÌ VẬY, TIÊU CHÍ CỦA CHÚNG TA KHI CHỌN THỨC ĂN NÊN LÀ:

1. Chỉ cần mức độ dinh dưỡng đủ và phù hợp, trong mức chấp nhận được.

2. Giảm thiểu thời gian chế biến, phù hợp cho người bận rộn, đi làm.

3. Tiện lợi trong việc bảo quản và chia cử.

VÌ VẬY, MAXIMUS mong rằng những món THỊT XAY DINH DƯỠNG CHIA VIÊN bên dưới này sẽ phần nào hỗ trợ các anh chị em mình trong việc chăm sóc các bé.

✅ Dinh dưỡng: được chế biến với công thức riêng, cung cấp các điều kiện cần thiết cho mấy đứa nhỏ phát triển.

✅ Tiện lợi chế biến, bảo quản: được thành từng viên, tiện lợi trong việc chia phần, chế biến.

✅ Hỗ trợ, tư vấn trong việc chăm sóc, huấn luyện: MAXIMUS luôn ở đây để hỗ trợ các bạn trong việc chăm sóc và huấn luyện các bé.

🥰 Hiện đang có 4 loại thịt xay khác nhau.
🥰 NHẮN TIN CHO MAXIMUS NẾU BẠN QUAN TÂM NHÉ! 🐶

🐶 BẠN LÀ NGƯỜI ĐI LÀM, VÀ BẠN LOAY HOAY TRONG VIỆC TÌM KIẾM, CHUẨN BỊ KHẨU PHẦN ĂN CHO ĐÁM GIẶC CON Ở NHÀ? 🐶- Cân đo đon...
21/06/2022

🐶 BẠN LÀ NGƯỜI ĐI LÀM, VÀ BẠN LOAY HOAY TRONG VIỆC TÌM KIẾM, CHUẨN BỊ KHẨU PHẦN ĂN CHO ĐÁM GIẶC CON Ở NHÀ? 🐶

- Cân đo đong đếm từng khẩu phần?
- Mất thời gian chế biến đồ ăn mỗi sáng, mỗi tối?
- Tìm cách giải quyết khi tụi nó giở chứng, bỏ ăn, thay đổi thói quen sinh hoạt?

🐶TUY NHIÊN:

1. Là người đi làm, làm sao có thời gian cân đo đong đếm được. Làm sao bạn chắc rằng mấy thằng này sẽ ăn 100 calo và đi 1,000 bước mỗi ngày để đốt calo?

2. Là người đi làm, có phải việc chia cử, chế biến, bảo quản, hay làm sao cho bài bản đang là cực hình với bạn không?

3. Và quan trọng hơn, DINH DƯỠNG KHÔNG PHẢI LÀ YẾU TỐ DUY NHẤT! Việc tụi nhỏ có hạnh phúc và khỏe mạnh hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cộng hưởng lại với nhau, ví dụ như cách nuôi dạy, môi trường sống, thời gian vui chơi, vận động, v.v.

🐶 MỘT SỐ YẾU TỐ CHÚNG TA CẦN CÂN NHẮC KHI LỰA CHỌN ĐỒ ĂN:
1. Chỉ cần mức độ dinh dưỡng đủ và phù hợp, trong mức chấp nhận được.
2. Giảm thiểu thời gian chế biến, phù hợp cho người bận rộn, đi làm.
3. Tiện lợi trong việc bảo quản và chia cử.

VÌ VẬY, MAXIMUS mong rằng món GÀ XAY DINH DƯỠNG CHIA VIÊN bên dưới này sẽ phần nào hỗ trợ các anh chị em mình trong việc chăm sóc các bé.

✅ Dinh dưỡng: được chế biến với công thức riêng, cung cấp các điều kiện cần thiết cho mấy đứa nhỏ phát triển.

✅ Tiện lợi chế biến, bảo quản: được thành từng viên, tiện lợi trong việc chia phần, chế biến.

🥰 NHẮN TIN CHO MAXIMUS NẾU BẠN QUAN TÂM NHÉ! 🐶

✅ Hỗ trợ trong việc chăm sóc, huấn luyện: MAXIMUS luôn ở đây để hỗ trợ các bạn trong việc chăm sóc và huấn luyện các bé.

💩 🐶 BÀI 3 - VẤN ĐỀ MUÔN THUỞ: LÀM SAO DẠY CHÓ ĐI VỆ SINH ĐÚNG CHỖ? 🐶Đây là câu hỏi được nhiều anh chị em quan tâm nhất, ...
21/06/2022

💩 🐶 BÀI 3 - VẤN ĐỀ MUÔN THUỞ: LÀM SAO DẠY CHÓ ĐI VỆ SINH ĐÚNG CHỖ? 🐶

Đây là câu hỏi được nhiều anh chị em quan tâm nhất, bởi vì đơn giản: đi làm về mệt, mở cửa ra mà thấy 3-4 đống thì thôi bỏ nhà đi cho rồi.

🐶 Thật ra, dạy bọn giặc này là một quá trình, cần có sự kiên nhẫn và vị tha mọi người ạ. Dạy thì có rất nhiều cách dạy, tuy nhiên, có một số nguyên lý chính MAXIMUS có thể gợi ý cho mấy anh chị em nhà mình.

1. Theo dõi thời gian ăn & đi vệ sinh.

2. Chó thường sẽ không đi vệ sinh ở nơi mình nằm.

🐶 VÌ VẬY, chúng ta có thể làm theo cách này:

1. Quan sát một ngày bé đi vệ sinh bao nhiêu lần, vào khoảng thời gian nào (trước khi ăn, sau khi ăn, trước khi ngủ, sau khi ngủ, v.v).

2. Giới hạn vị trí di chuyển của bé: tìm một chuồng nhỏ vừa đủ để bé nằm và xoay qua xoay lại (nếu không, bé sẽ ị vào một góc và đi qua góc gần đó nằm).

3. Canh tới thời gian bé đi vệ sinh, thả bé ra khỏi chuồng và dẫn lại chỗ mà bạn muốn bé đi vệ sinh.

4. Nếu bé không đi, cho bé lại vào chuồng, 15 phút sau lại cho ra.

5. Nếu bạn phải ra khỏi nhà đi làm, hãy thả bé ra khỏi chuồng, nhưng quây khu vực đó lại bằng hàng rào, sau đó lót tả phía dưới (để bé không để lại mùi bên đó).

6. Khi bé đi đúng chỗ, hãy thưởng cho bé. Dùng lệnh GIỎI để bé hiểu rằng mình đang làm đúng. Ôm, thưởng đồ ăn cho bé.

🐶 Thường chó sẽ đi vệ sinh sau khi ngủ dậy, nên việc đầu tiên bạn làm khi ngủ dậy không phải là đi tè, đi pha cà phê, hay ôm người yêu, mà là BỒNG MẤY ĐỨA KHỈ ĐÓ RA KHỎI CHUỒNG VÀ ĐẶT TỤI NÓ VÀO CHỖ CẦN ĐI VỆ SINH.

🐶 Một số điều cần lưu ý:
1. Tránh để tụi nó đánh dấu mùi. Tẩy rửa bằng thuốc tẩy ngay lập tức nha.

2. Hãy kiên nhẫn. Khi bé đi sai, hãy dùng lệnh "SAI" để bé hiểu rằng không được đi ở khu vực đó.

💩 *** QUAN TRỌNG: Bạn chỉ nên dùng lệnh SAI vào khoảnh khắc bé đang chuẩn bị đi sai. Nếu bạn về nhà và phát hiện một bãi nằm giữa nhà và rầy la bé, bé sẽ không hiểu vì sao mình bị rầy đâu. Điều này có thể dẫn đến việc bé sẽ giấu hoặc ăn phân của mình để tránh bị rầy la.

Vậy đó, ráng lên nha.
Nếu có gì thắc mắc, đừng ngần ngại chia sẻ với MAXIMUS nhé!

---
🐶 MAXIMUS - DINH DƯỠNG, CHĂM SÓC & HUẤN LUYỆN CHÓ MÈO CHO NGƯỜI ĐI LÀM.

🐶 BẠN CÓ TIN RẰNG CHÓ CŨNG BIẾT NỔI DA GÀ?🐶 Có bao giờ bạn thấy lông trên lưng bọn cún nhà bạn lại dựng đứng lên chưa? Đ...
05/06/2022

🐶 BẠN CÓ TIN RẰNG CHÓ CŨNG BIẾT NỔI DA GÀ?

🐶 Có bao giờ bạn thấy lông trên lưng bọn cún nhà bạn lại dựng đứng lên chưa?

Điều đó chứng tỏ hắn ta đang bị kích động đấy! Không hẳn là tiêu cực đâu, nhưng khi bạn nhận thấy hiện tượng đó, hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra kỹ lưỡng xung quanh xem có gì lạ thường đang xảy ra không nhé.

🐶 Bọn cún nhà bạn có thể đang lo lắng, căng thẳng, hoặc phấn khích quá mức về một điều gì đó. Cũng như con người mình nổi da gà vậy đó!

🐶 À, có bao giờ bạn thấy bọn cún nhà bạn bỗng dưng ngước nhìn lên một khoảng không trên trần nhà thật lâu, trong một căn phòng kín, rồi bất giác sủa liên tục chưa? Mặc dù không có gì ở đó. Hí hí hí.

MAXIMUS.

Sài Gòn.
Tháng 06 năm 2022.

BLOAT - ĐIỀU ĐÁNG SỢ KHIẾN CHÓ SẼ RỜI XA BẠN MÃI MÃI TRONG VÒNG 1-2 TIẾNG!🐶 Bạn đã từng nghe và biết qua sự đáng sợ của ...
03/06/2022

BLOAT - ĐIỀU ĐÁNG SỢ KHIẾN CHÓ SẼ RỜI XA BẠN MÃI MÃI TRONG VÒNG 1-2 TIẾNG!

🐶 Bạn đã từng nghe và biết qua sự đáng sợ của Parvo, Care, vậy bạn đã từng nghe qua trường hợp đầy hơi, căng dạ dày (bloat), và có thể nguy kịch nếu không đưa chó đi đến thú y sớm trong vòng 1-2 tiếng chưa? 🐶

Đáng sợ hơn, tình trạng này rất phổ biến ở các giống chó lớn.

🐶 Cùng MAXIMUS tìm hiểu thêm nhé.

🐶 1. BLOAT LÀ GÌ?
Bloat là tình trạng thức ăn hoặc khí kéo căng dạ dạy của chó, gây đau, tức bụng. Khi bị đầy hơi, dạ dày chứa đầy khí và thường xoắn lại theo cách cắt đứt nguồn cung cấp máu đến ruột và ngăn khí và thức ăn ra ngoài. Nó cũng có thể làm cho lá lách xoắn và mất lưu thông, đồng thời chặn các tĩnh mạch quan trọng ở lưng vận chuyển máu đến tim.

🐶 2. TRIỆU CHỨNG CỦA BLOAT LÀ GÌ?
Một vài triệu chứng đáng lưu ý, đặc biệt sau khi ăn như sau:
- Bụng căng cứng.
- Ợ hơi liên tục nhưng không nôn được.
- Chảy nước dãi liên tụng.
- Đau và phản ứng vùng bụng khi chạm vào.
- Thở hổn hển, bồn chồn, đi lại liên tục.

🐶 3. TẠI SAO CHÓ LẠI BỊ BLOAT?
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một số nguyên nhân phổ biến là:
- Ăn hoặc uống một lượng lớn thức ăn quá nhanh.
- Béo phì (khiến nguy cơ tăng lên 20%).
- Tuổi tác (chó lớn thường dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn).
- Tập thể dục ngay sau khi ăn hoặc ngược lại (nên đợi 3-4 tiếng).

🐶 4. LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA BLOAT?
- Huấn luyện cho chó để ăn một cách chậm rãi, bình tĩnh.
- Cân đối lượng thức ăn và nước uống.
- Kiểm tra sức khỏe định kì.
- Khi có triệu chứng, đưa ngay đến bác sĩ thú y.

[BÀI VIẾT CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO.]

Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống khẩn cấp các bạn nhé.

Nhấn nút THEO DÕI hoặc LIKE TRANG bên dưới để cập nhật, đọc thêm các thông tin về chăm sóc chó mèo các bạn nhé!

MAXIMUS.

🐶 LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT CHÓ MÈO CỦA BẠN ĐANG BỊ XÌ-TRÉT? 🐶🐶 "Tự nhiên nó cắn tui!" Nghe có quen không ạ? Sự thật thì khôn...
03/06/2022

🐶 LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT CHÓ MÈO CỦA BẠN ĐANG BỊ XÌ-TRÉT? 🐶

🐶 "Tự nhiên nó cắn tui!" Nghe có quen không ạ? Sự thật thì không phải tự nhiên mà chó mèo cắn, cào. Chó mèo cũng như con người, có những biểu hiện cần chú ý đến để biết được rằng chúng có đang trong giai đoạn căng thẳng, từ đó dẫn đến những hành động bộc phát hay không.

🐶 Cùng MAXIMUS tìm hiểu một số nguyên nhân khiến chó mèo xì-trét nhé!

🐶 1. GẦM GỪ
Gầm gừ là một biểu hiện rõ ràng nhất. Điều đó cho thấy mấy thằng giặc con đang bị đe dọa hoặc đau đơn về thể chất.

Thường khi thấy chó gầm gừ, chủ nuôi sẽ la mắng hoặc khiển trách, thậm chí phạt. Tuy nhiên, hành động này chỉ dẫn tới sự ức chế, khiến chó sẽ bỏ qua việc gầm gừ và bay thẳng vào "phập" lấy đối tượng.

Thay vào đó, hay quan sát, và tìm hiểu nguyên nguyên nhân.

🐶 2. KHÓC, THAN, SỦA
Bên cạnh gầm gừ đó là khóc, than, sủa ư ử. Một số chó mèo thậm chí còn không thể kiểm soát việc than sủa của mình khi căng thẳng.

Điều đó cho thấy môi trường sống của chúng đang có vấn đề, khiến chúng lo lắng hay an toàn.

🐶 3. NGÔN NGỮ CƠ THỂ
Các dấu hiệu căng thẳng cần tìm bao gồm cụp tai, cụp đuôi, nhếch mép, liếm môi, ngáp và thở hổn hển.

🐶 4. ĐỨNG CỨNG ĐƠ
Đúng, bạn không đọc nhầm đâu. Đứng cứng đơ là có thật. Một số người nói rằng đây là biểu hiện của sự "PHỤC TÙNG", nhưng không.

Đây là một điều đáng báo động vì đây là dấu hiệu cảnh báo chó hoặc mèo của bạn bị căng thẳng đến mức không thể xử lý tình huống, và tiếp theo là "PHẬP".

Đã nghe câu đừng dồn con chó vào đường cùng chưa?

🐶 5. LÀM CÁCH NÀO ĐỂ GIÚP CHÓ GIẢM XÌ-TRÉT

Bước 1: Đừng la mắng. Đừng thấy chó sủa mà vội la. Hãy quan sát, tìm hiểu nguyên nhân.

Bước 2: Kiểm tra vấn đề sức khỏe, bệnh lý.

Bước 3: Cho chó mèo thêm thời gian, nếu nguyên nhân đến từ việc chưa quen với chỗ ở mới hay chưa có sự tin tưởng.

Bước 4: Tìm đến sự giúp đỡ từ các bác sĩ thú y nếu có thể trong trường hợp bạn không biết cách giải quyết.

Sài Gòn, tháng 06 năm 2022.
MAXIMUS.

BÀI 2: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY CHÓ NHẬN BIẾT TÊN CỦA MÌNH? 🐶 🐱Ở bài 1, chúng ta dạy chó nhận biết lệnh "ĐÚNG". Từ việc có đượ...
02/06/2022

BÀI 2: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY CHÓ NHẬN BIẾT TÊN CỦA MÌNH? 🐶 🐱

Ở bài 1, chúng ta dạy chó nhận biết lệnh "ĐÚNG". Từ việc có được nền tảng hiểu lệnh "ĐÚNG" này, chúng ta sẽ dạy chó nhận biết được tên của mình. Cùng MAXIMUS đi từng bước nhé.

🐶 Đầu tiên, tại sao việc nhận biết tên lại cần thiết? Dĩ nhiên, không phải chỉ để mua vui.

Trong một số trường hợp nguy hiểm, việc nhận biết tên và chạy lại bên cạnh chủ sẽ là chìa khóa CỨU MẠNG.

Ví dụ, dây xích bị đứt và chó bỏ chạy thật xa, chó bị lạc, v.v.

🐶 Thực Hiện:
Bước 1: Đặt chó, mèo ngồi trước mặt bạn.

Bước 2: Chờ đến khi chó mèo không nhìn vào mắt bạn, hãy gọi tên chó mèo.

Bước 3: Khi chó mèo phản ứng và nhìn vào mắt bạn, hãy nói lệnh "ĐÚNG" và thưởng cho chó mèo.

Bước 4: Lặp đi lặp lại ít nhất 20 lần cho mỗi lần luyện tập.

🐱 Lưu Ý:
1. Đừng bao giờ gọi liên tục tên chó, theo kiểu: "Minh, Minh, Minh, Minh. Minh ơi!" Về lâu dần, chó sẽ hiểu lầm đây là tiếng ồn tự nhiên (noise), và sẽ không phản ứng với tên của mình nữa.

2. Hãy gọi tên chó một lần và dứt khoát: "Minh!" Nếu chó không phản ứng, hãy chờ làm chó bị phân tâm bằng các hoạt động khác, và bắt đầu lại từ đầu. Hãy chọn thời điểm mà bạn chắc ăn rằng khi bạn gọi thì chó CHẮC CHẮN sẽ phản ứng. Điều này cực kỳ quan trọng, tạo cho chó thói quen PHẢI phản ứng với tên của mình trong những trường hợp khẩn cấp.

3. Khi huấn luyện, hãy chọn một môi trường yên tĩnh, không bị các tác động xung quanh ảnh hưởng, làm chó mèo của bạn bị phân tâm.

4. Hãy tạo ra nhiều biến thể tiếng gọi khác nhau. Gọi to, gọi nhỏ, hét to. Khi bạn hét càng to, hãy thưởng cho chó mèo phần thưởng càng lớn. Điều này sẽ khiến chó mèo hiểu rằng khi bạn gọi to đồng nghĩa với phần thưởng cực kỳ lớn. Hãy tưởng tượng nếu chó mèo của bạn làm đứt dây và chạy vụt đi trong công viên xem nào. Việc gọi to và chó mèo phản ứng chạy về bên bạn sẽ là CHÌA KHÓA CỨU MẠNG đấy!

5. KHÔNG BAO GIỜ được dùng tên của chó mèo để mắng, rầy la. Nếu không, chó mèo sẽ sợ chính cái tên của mình đấy.

🐱 Nếu thấy thích những chia sẻ của MAXIMUS, hãy cho MAXIMUS biết để càng có thêm động lực nhé.
MAXIMUS.

01/06/2022
🐶 BÀI HUẤN LUYỆN 1: LÀM SAO ĐỂ CHÓ MÈO BIẾT RẰNG MÌNH ĐANG LÀM ĐÚNG HAY SAI? 🐶Đơn giản thôi, bạn dạy chúng lệnh "ĐÚNG". ...
01/06/2022

🐶 BÀI HUẤN LUYỆN 1: LÀM SAO ĐỂ CHÓ MÈO BIẾT RẰNG MÌNH ĐANG LÀM ĐÚNG HAY SAI? 🐶

Đơn giản thôi, bạn dạy chúng lệnh "ĐÚNG".

Nói cách khác, bạn cần dạy một khẩu lệnh để bọn giặc con này biết rằng, mỗi khi nghe khẩu lệnh này tức là chúng đang làm đúng một hành động nào đó (đi tè đúng chỗ, ví dụ vậy), và sẽ được thưởng.

Việc dạy khẩu lệnh "ĐÚNG" sẽ là bàn đạp để dạy những khẩu lệnh khác sau này.

✅ Chuẩn bị:
+ Đồ ăn thưởng.
+ Chọn khẩu lệnh "ĐÚNG". Ví dụ: đúng, giỏi, ngoan, tốt.

***Lưu ý: Chọn khẩu lệnh ngắn, đừng: "Ôi, con trai mẹ làm đúng rồi sao mà con giỏi quá".

✅ Các bước thực hiện:
Bước 1: Đặt chó mèo ngồi trước bạn (có thể dùng dây cổ để chó mèo không chạy lung tung).

Bước 2: Đặt đồ ăn ở nơi chó mèo không thấy (điều này tránh việc chó mèo chỉ thực hiện theo yêu cầu khi có đồ ăn).

Bước 3: Mỗi lần chó mèo nhìn bạn, hãy nói lệnh "đúng", và thưởng 1 mẩu đồ ăn.

📣 ***Lưu ý:

1/ Chỉ thưởng khi chó mèo nhìn vào mắt bạn. Điều này tạo sự tương tác, và để chúng hiểu rằng cần phải “hỏi ý” và có được sự cho phép của bạn trước khi làm một điều gì đó.

2/ Từng bước hãy tăng thời gian chó mèo nhìn vào mắt bạn trước khi thưởng .

3/ Nếu chó mèo không nhìn vào mắt bạn, hãy dùng tay đưa từ thấp lên tầm mắt của bạn để chó mèo nhìn theo.

4/ Thay vì đồ ăn, bạn có thể thưởng bằng đồ chơi, hay vuốt ve, xoa đầu.

Chúc bạn sớm có được một thằng giặc con ngoan ngoãn nhé.

Nếu bạn thích những chia sẻ này thì cho Maximus biết để Maximus ngày càng có thêm động lự để chia sẻ nhé!
Maximus.

PARVO - 1 TRONG 2 CĂN BỆNH NGUY HIỂM NHẤT ĐỐI VỚI CHÓ. Bị dính Parvo là một trong hai căn bệnh kinh khủng nhất mà chó nh...
31/05/2022

PARVO - 1 TRONG 2 CĂN BỆNH NGUY HIỂM NHẤT ĐỐI VỚI CHÓ.

Bị dính Parvo là một trong hai căn bệnh kinh khủng nhất mà chó nhà bạn có thể dính.

1. PARVO LÀ GÌ?
Parvo là vi-rút gây tổn hại dạ dày, ruột non của chó. Vi-rút lây nhiễm vào ruột non, phá hủy các tế bào, làm suy giảm khả năng miễn dịch và phá vỡ hàng rào bảo vệ ruột non.
Parvo là căn bệnh TRUYỀN NHIỄM, RẤT DỄ LÂY TỪ CHÓ NÀY SANG CHÓ KHÁC. Biểu hiện bao gồm:
Tiêu chảy có máu.
Nôn mửa.
Sốt, hôn mê.
Bỏ ăn.

2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÀ GÌ?
Vi-rút Parvo có thể ở khắp mọi nơi. Và lây truyền do chó ngửi, liếm, ăn các vật thể có vi-rút.
Một nguyên nhân khác là bị lây từ chó này sang chó khác.

3. PHỒNG CHỐNG CÁCH NÀO?
Parvo rất dễ lây lan, nhất là đối với chó con chưa có hệ miễn dịch tốt. Hãy đảm bảo rằng bạn tham khảo ý khiến của bác sĩ và đảm bảo mấy đứa giặc con nhà bạn được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ.

Chó con từ khi mới sinh đến 6 tháng tuổi là dễ bị nhiễm Parvo nhất. Cần ít nhất 3 mũi tiêm để chó có đủ kháng thể. Khi đem chó con từ nhà mới về, hãy đảm bảo bạn đã hỏi thăm về lịch trình tiêm chủng cũng như sức khỏe của bé.

Đối với chó lớn đã trưởng thành, hãy đảm bảo rằng bạn theo dõi lịch tiêm chủng mỗi năm nhé.
Maximus.

DINH DƯỠNG: CHÓ MÈO NÊN ĂN GÌ?Chắc hẳn đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc nên chó mèo ăn gì? Hạt, thịt sống, thịt...
31/05/2022

DINH DƯỠNG: CHÓ MÈO NÊN ĂN GÌ?

Chắc hẳn đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc nên chó mèo ăn gì? Hạt, thịt sống, thịt chín, v.v.
Việc đặt câu hỏi không chỉ nên dừng lại ở việc ăn thịt sống hay ăn hạt, mà là những câu hỏi xa hơn tùy vào hoàn cảnh của mỗi người:

1. Nếu ăn hạt, nên chọn loại hạt gì? Tiêu chuẩn của một loại hạt tốt là gì? Không phải cứ ăn hạt là sẽ xấu. Điều quan trọng ở đây là thành phần trong hạt bao gồm những gì và đã được chứng nhận đảm bảo hay chưa?

2. Nếu ăn thịt, nên chọn loại thịt gì? Nên bảo quản và cho ăn thế nào? Nấu chín hay sống? Liều lượng ra sao?

3. Loại thức ăn nào phù hợp với mấy thằng giặc con nhà bạn? Bỏ qua việc thói quen hay sở thích của mấy đứa giặc con vì là những vấn đề về cảm quan (đâu thể nào lúc nào cũng chiều chuộng tụi nó được), cơ địa của từng cá thể chó mèo sẽ khác nhau, và sẽ phù hợp hay không phù hợp với một số loại thức ăn khác nhau. Hãy đảm bảo rằng bạn có quan sát và nhờ tư vấn từ bác sĩ nếu cần thiết.

4. Loại thức ăn nào sẽ thuận tiện và phù hợp với nếp sống, tài chính của gia đình bạn về lâu dài? Mỗi nhà mỗi cảnh, sẽ không có công thức chung. Dĩ nhiên, ở đây không khuyến khích bạn đưa sự thuận tiện lên trên sức khỏe của tụi nhỏ, nhưng việc cân nhắc thời gian biểu và khả năng tài chính là điều đáng lưu ý, nhất là về đường dài.

Trong những bài viết sau, Maximus sẽ chia sẻ thêm về những thông tin dinh dưỡng cho chó mèo nhé!

Maximus.
Sài Gòn, tháng 05 năm 2022.

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ĐỂ ĐÓN CHÓ MÈO VỀ NHÀ?Có những điều cơ bản chúng ta cần chuẩn bị trước khi đón chó mèo về nhà. Nhữ...
31/05/2022

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ĐỂ ĐÓN CHÓ MÈO VỀ NHÀ?

Có những điều cơ bản chúng ta cần chuẩn bị trước khi đón chó mèo về nhà. Những điều thậm chí những người nuôi chó mèo lâu năm cũng quên chuẩn bị.

ĐIỀU 1: DỤNG CỤ ĂN UỐNG, SINH HOẠT CƠ BẢN
Đồ ăn, chén ăn, nước uống, chuồng, nệm, đồ chơi để gặm, là những đồ dùng cơ bản cần thiết khi đem một thành viên mới về nhà.

"Đồ chơi để gặm?! Tại sao tui phải cần mua cái thứ này?!"

Đây là một câu hỏi hay. Có thể một số bạn chưa biết, khi chó mèo bị căng thẳng, chúng ta có thể giúp chúng bằng cách đánh lạc hướng chúng sang một việc làm khác, mà ở đây là cho chúng "bận bịu" chơi đùa với các món đồ chơi.

ĐIỀU 2: THUỐC MEN
Thuốc tiêu chảy, bông băng, thuốc sát trùng là những thứ cơ bản bạn cần có.
Việc căng thẳng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau mà bạn không thể biết trước được.

ĐIỀU 3: TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE
Trao đổi với chủ cũ hay người giữ bé về tình trạng sức khỏe, tiêm ngừa của bé để có thể lên lịch chuẩn bị một cách chu đáo nhất.

Khi đem bé về, sau khi bé đã bớt căng thẳng, bạn nên đem bé đến thú y xét nghiệm tổng quát, để đảm bảo rằng bé đang không mang một mầm bệnh nào đó trong người.

Có những căng bệnh rất nguy hiểm mà thời gian ủ bệnh rất lâu, ví dụ, ký sinh trùng máu. Việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết.

ĐIỀU 4: VỆ SINH NHÀ CỬA
Mầm bệnh có thể ở mọi nơi, nguy hiểm hơn là bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, xịt khử khuẩn xung quanh nhà trước khi đem bọn giặc con về, nhất là đối với chó mèo con.

ĐIỀU 5: HÒA NHẬP
Hãy đảm bảo rằng bạn cho tụi giặc con có không gian và thời gian riêng để làm quen với mọi thứ, đặc biệt với các bé từng bị bỏ rơi hay bạo hành.

Nếu nhà bạn đã có nuôi chó mèo, hãy đảm bảo rằng bạn có chuồng để phân chia khu vực và tránh các sự việc đáng tiếc xảy ra.

Mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt để đón mấy đứa giặc con về nhé.
Maximus.

GIỐNG CHÓ LABRADOR RETRIEVERMaximus xin chia sẻ về một trong những giống chó thân thiện, được rất nhiều gia đình nuôi - ...
31/05/2022

GIỐNG CHÓ LABRADOR RETRIEVER

Maximus xin chia sẻ về một trong những giống chó thân thiện, được rất nhiều gia đình nuôi - LABRADOR RETRIEVER. Đặc biệt, ở nước ngoài, một số bệnh viện còn huấn luyện giống chó này để hỗ trợ trong việc trị liệu tâm lý đấy nhé.

1. THỂ CHẤT
Đừng để ngoại hình cute phô-mai que lúc nhỏ của bọn này đánh lừa. Nên lưu ý đây là giống chó sẽ rất lớn khi trưởng thành. Labrador là giống chó có năng lượng cao, đòi hỏi có thời gian chơi đùa, vận động, chạy nhảy, để đảm bảo có được thể chất và tinh thần tốt.

+ Chiều cao có thể đạt được khi trưởng thành: 65-70 cm.
+ Cân nặng có thể đạt được khi trưởng thành: 50 kg.
+ Tuổi thọ: 10-12 năm.
+ Năng lượng hoạt động: cao.
+ Mức độ rụng lông: trung bình.
+ Nhu cầu dinh dưỡng & khẩu phần ăn: cao (800 grams - 1 kg / ngày khi trưởng thành).

2. TÍNH CÁCH
Labrador là một người bạn đồng hành cực kỳ thân thiện, có tính cách hướng ngoại, tình cảm, và rất thân thiện với trẻ con. Labrador có 3 màu sắc cơ bản - trắng vàng, đen, và nâu sô-cô-la.

Tính cách của Labrador đặc biệt trung thành và gắn bó với chủ, cũng như gia đình, hàng xóm.

+ Mức độ dễ dàng huấn luyện: dễ dàng.
+ Mức độ sủa và bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền: trung bình.
+ Mức độ thân thiện với các loại chó khác: rất cao.
+ Mức độ thân thiện với người: rất cao.

Rước về đi, cho biết cái cảnh nhé.
Maximus.

Sài Gòn, tháng 05 năm 2022.

Address


Telephone

+84901496080

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Maximus - Dinh dưỡng, chăm sóc & huấn luyện chó mèo cho người đi làm posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share