27/03/2024
Độ pH lý tưởng nhất cho tôm dao động trong khoảng từ 7,5 – 8,5 và tốt nhất nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,3.
Nước có pH thấp sẽ tồn tại rất nhiều khí H2S, đây là loại khí độc gây hại đến tôm. H2S sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ oxy của tôm làm tôm mệt mỏi, stres, bơi lờ đờ, có khi bỏ ăn. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt.
Chính vì thế, để tôm phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt thì việc kiểm soát chỉ số pH trong ao nuôi tôm nên được ngư dân thực hiện thường xuyên. Sử dụng bút đo độ pH hiện đang là phương pháp được đánh giá chuyên sâu khi máy cho kết quả nhanh, chính xác, giúp rút ngắn thời gian cho bà con. Khi thấy đô pH trong ao nuôi tôm thấp hoặc cao hơn mức tiêu chuẩn, bà con nên đưa ra những cách hoặc hoặc cách tăng độ pH trong ao nuôi tôm để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm.
Khi các chỉ số như: PH, TDS, EC,…trong ao nuôi tôm được cân bằng sẽ là điều kiện thuận lợi để tôm phát triển, sinh trưởng tốt và cũng là tiền đề giúp người nông dân có những mùa thu hoạch như ý muốn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi tôm vì một số yếu tố tác động khiến cho độ pH trong ao nuôi giảm.
𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐤𝐡𝐢𝐞̂́𝐧 𝐩𝐇 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐚𝐨 𝐧𝐮𝐨̂𝐢 𝐭𝐨̂𝐦 𝐠𝐢𝐚̉𝐦:
✅ Qúa trình xử lý ao nuôi không tốt: Vệ sinh các chất thải của vụ nuôi cũ chưa sạch, không bón đủ vôi xử lý, không phơi ao đủ thòi gian sẽ là nguyên nhân khiến ao nhiễm phèn.
✅ Chất thải của tôm và thức ăn dư thừa:Nếu không được xử lý sạch sẽ là yếu tố để sản sinh khí NO3 bởi các khuẩn khử nitơ.
✅ Ngoài ra, việc xuất hiện nhiều ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh chúng ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống thấp.
✅ Tác động của thiên nhiên: Hiện tượng này thường xuất hiện ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa hoặc những ao nuôi trên những vùng đất nhiễm phèn tiềm tàng. Sau mỗi lần mưa, axit từ bờ ao bị rửa trôi, xả xuống làm cho PH trong nước giảm.
𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 đ𝐨̣̂ 𝐩𝐇 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐚𝐨 𝐧𝐮𝐨̂𝐢 𝐭𝐨̂𝐦:
Có rất nhiều cách tăng độ pH trong nước nuôi tôm được sử dụng hiện nay. Sau khi đã khảo sát thực tế, maydochuyendung.com xin được tổng hợp lại một vài phương pháp hiệu quả như:
✅ Với những ao thuộc vùng phèn, tuyệt đối không được phơi ai quá khô. Ngoài bón vôi và phơi ao thì bạn có thể bón thêm phân để làm tăng độ thông thoáng, khoáng hóa lớp bùn đáy ao.
✅ Trước khi lấy nước vào ao nuôi, bà con nên dùng phân chuồng bón đáy ao với liều lượng khoảng 25 – 30 kg/100 m2 đáy ao.
✅ Trước khi có mưa lớn, bà con nên rải vôi tôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 – 20 kg/m2 để tránh pH giảm thấp đột ngột.
✅ Cách nâng pH ao nuôi tôm nhanh, bà con nên dùng khoảng 50 – 100 kg Ca(OH)2, bón khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Bà con hòa tan trong nước rồi té khắp ao. Sau đó kiểm tra độ PH trong nước nuôi tôm bằng bút đo pH và tăng liều lượng Ca(OH)2 nếu cần.
✅ Để đo độ ổn định pH chính xác, cần chờ sau khi tạt vôi tối thiểu 2 giờ. Cũng có thể sử dụng vôi CaCO3, nhưng tác động tăng pH sẽ chậm hơn.
✅ Ngoài ra, việc sử dụng các hạt trao đổi ion cũng là cách tăng độ pH trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, vì ao nuôi tôm có diện tích lớn kéo theo chi phí lớn, khiến giá thành sản xuất cao, hiệu quả kinh thế thấp.
✅ Các bạn có thể tham khảo thêm dụng cụ đo PH: Test pH sản phẩm của Sera giúp bà con kiểm tra nhanh chóng và chính xác độ pH trong nước ao nuôi Tôm, Cá, Baba,... giúp bà con xác định độ kiềm, độ axit để có biện pháp kịp thời cho sự phát triển của thủy sản.
⚜️ Liên hệ tư vấn 24/7 qua zalo hoặc sdt : 𝟎𝟑𝟓𝟗.𝟑𝟑𝟑.𝟐𝟐𝟐 - 𝟎𝟗𝟕𝟕.𝟕𝟏𝟎.𝟒𝟎𝟑
𝐓𝐑𝐔𝐍𝐆 𝐓𝐀̂𝐌 𝐌𝐎̂𝐈 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆 & 𝐕𝐀̣̂𝐓 𝐓𝐔̛ 𝐍𝐎̂𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐇𝐈𝐄̣̂𝐏 𝐓𝐇𝐔𝐘̉ 𝐒𝐀̉𝐍 𝐃𝐎𝐏𝐀
🔰 Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội