Hỗ trợ thoát nghèo với chăn nuôi

  • Home
  • Hỗ trợ thoát nghèo với chăn nuôi

Hỗ trợ thoát nghèo với chăn nuôi Cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng với 3 tiêu ch?

6 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT TRỨNG Ở GÀ ĐẺ1. Trọng lượng cơ thể lúc trưởng thành là một điểm then chốtKích thước diện ...
25/06/2022

6 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT TRỨNG Ở GÀ ĐẺ
1. Trọng lượng cơ thể lúc trưởng thành là một điểm then chốt
Kích thước diện mạo bên ngoài, chiều dài chân, và thậm chí thành phần cơ thể gà cũng không quan trọng bằng trọng lượng cơ thể tương đương với độ tuổi trong chăn nuôi gà hiện đại.
Gà giống đẻ trứng trắng cần phải đạt được trọng lượng trung bình khoảng 1250 gram (1,25kg) lúc 18 tuần tuổi. Gà giống đẻ trứng nâu (đỏ) thì nặng hơn, cần phải đạt được 1500 gram (1,5kg) lúc 18 tuần tuổi. Nếu những chú gà đẻ của bạn nặng hơn thế nhiều thì điều này không chỉ tiêu tốn thức ăn của bạn hơn mức cần thiết, mà còn khiến cho chúng tiếp tục giữ mức ăn như vậy để đáp ứng nhu cầu duy trì cao hơn trong suốt cuộc đời của chúng. Trái lại, gà nhẹ hơn với độ tuổi có vẻ kinh tế hơn để nâng cao năng suất nhưng sẽ làm cho chúng sẽ rất khó có thể giữ được giai đoạn năng suất trứng cao trong thời gian dài.
Việc tiết kiệm điện dành cho chiếu sáng cũng có thể làm cho gà đẻ sản lượng cao không duy trì được trong thời gian dài, do vậy cần tuân thủ lịch chiếu sáng cho gà đẻ.
2. Thức ăn cung cấp phù hợp với trọng lượng cơ thể thực tế
Tất cả các công ty cung cấp giống đều có hướng dẫn để tối ưu trọng lượng cơ thể phù hợp với từng giống. Những bảng biểu và đồ thị này được gắn với các mốc thời gian cụ thể và những khẩu phần ăn được chỉ định cụ thể trong từng tuần một trong suốt quá trình tăng trưởng của gà mái.
Tất cả các thông tin như vậy, bạn nên sử dụng làm cơ sở để xây dựng cho trang trại của mình các chương trình dinh dưỡng cụ thể. Những con số thực tế nên cần phải phản ánh điều kiện thực tế tại trang trại, vì vậy cần phải kiểm tra thường xuyên cân nặng của gà đẻ để có thể có những chế độ ăn phù hợp với điều kiện thực tế của chúng. Và điều cuối cùng khi nói về vấn đề này, bạn cần phải chú ý đến một điều quan trọng là chọn số lượng gà để kiểm tra trọng lượng phải là đại diện được cho cả đàn.
4. Giữ trọng lượng toàn đàn thiếu cân có chế độ ăn tốt hơn trong thời gian dài hơn.
Điều này khá dễ hiểu đối với thực tế kỳ vọng, trong điều kiện địa phương thường tăng trưởng chậm trong suốt quá trình nuôi. Điều này dễ gặp trong các điều kiện nuôi ở thời tiết nóng, hay sau khi bùng nổ một dịch bệnh nào đó, hoặc sau khi gặp một trục trặc nào đó trong vấn đề về dinh dưỡng, … Khi đó, trọng lượng cân nặng của các mẫu đại diện cho đàn, có thể thấp hơn trọng lượng dự kiến. Trong trường hợp này, đàn gà cần được cung cấp thức ăn nhiều hơn, nếu chúng chưa được ăn ở mức tối đa, hoặc tiếp tục chế độ ăn hiện tại (tốt hơn) trong thời gian dài cho đến khi chúng đạt được trọng lượng dự kiến. Quá trình này nên diễn ra dần dần để tránh một sự thay đổi đột ngột về trọng lượng sẽ làm cho chúng cũng phải giảm đột ngột khi đàn đạt được như kỳ vọng. Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng, cần phải theo sát biểu mẫu trọng lượng thực tế và không quan niệm bắt buộc như hướng dẫn chỉ định.
5. Không dừng tăng trưởng đối với đàn thừa cân
Điều này là khả thi đối với những đàn có trọng lượng lớn hơn so với kỳ vọng, thường hay gặp đối với những người chăn nuôi muốn có tâm lý muốn tạo nên một sự khởi đầu tốt. Nếu điều này xảy ra, thì hãy hết sức thận trọng tránh giảm đột ngột trọng lượng đàn gà một cách nhanh chóng. Thay vào đó, chúng ta nên phải giữ lượng thức ăn như cũ cho đến khi chúng đạt được trọng lượng kỳ vọng tương đương với tuổi lúc đó. Ngoài ra, cũng có thể cho chúng chuyển sang chế độ ăn tiếp theo sớm hơn, hoặc có thể kết hợp cả hai nếu thấy cần thiết trong trường hợp đặc biệt. Điều quan trọng là chấp nhận đàn tiếp tục tăng trưởng và không kìm hãm sự tăng trưởng này (chúng cần ăn để duy trì tiếp trạng thái cơ thể) cho tới khi phù hợp.

Giống lợn cho năng suất cao hiện nay.Trong những năm gần đây, việc nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi là mục tiê...
25/06/2022

Giống lợn cho năng suất cao hiện nay.
Trong những năm gần đây, việc nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước Việt Nam và các nhà chăn nuôi trên thế giới. Nhằm đáp ứng mục tiêu này, vấn đề giống lợn cho năng suất cao đang được chú trọng rất nhiều. Một số giống lợn cho năng suất cao hiện nay đã được nghiên cứu lai tạo và áp dụng.
Giống lợn cho năng suất cao
Giống lợn cho năng suất cao
Một số giống lợn cho năng suất cao được nhập ngoại đã góp phần to lớn cho việc cải thiện giống lợn trong nước như:
Giống Yorkshire hay lợn Đại Bạch/ lợn trắng lớn (nguồn gốc từ Yorkshire -Anh), được ưa chuộng bởi tỷ lệ nạc lớn
Lợn Hampshire cùng từ Anh quốc: giống lợn hướng nạc, khả năng tăng trọng nhanh và và chuyển hóa thức ăn tốt. Nhược điểm là khả năng sinh sản thấp hơn các giống ngoại khác.
Giống lợn Landrace (Đan mạch), có ưu điểm như tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt, chúng thích nghi cao, chống bệnh tốt, tăng trọng và phát triển nhanh.
Lợn Duroc (Mỹ): là giống lợn rất tốt trên thế giới hiện nay với tỷ lệ nạc khá lớn và năng suất cao nhưng lại cần chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cao mới đạt được kết quả tốt nhất.
Lợn Pietrain (viết tắt là Pi-có nguồn gốc từ Bỉ): có khả năng thích nghi tốt và sản xuất tinh dịch tốt với tỷ lệ nạc cao từ 61 – 63%, nhu cầu dinh dưỡng cho chúng cũng rất cao nên thường được sử dụng thụ tinh trong ống nghiệm.
Giống lợn Landrace
Giống lợn Landrace
Tuy thế, do điều kiện sinh trưởng của con giống và điều kiện chăn nuôi ở những nguồn nhập lợn giống khá khác biệt so với Việt nam nên sản phẩm lợn giống trên khi chăn nuôi trong nước đã không đáp ứng hết nhu cầu của thị trường nội địa và không đủ cạnh tranh với sản phẩm cùng loại ở khu vực và thế giới, dẫn đến nhu cầu tạo ra con giống riêng phù hợp hơn với điều kiện khí hậu và điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Từ đó, một số công trình nghiên cứu đã cho ra đời thêm các giống lợn có năng suất sinh sản và sinh trưởng cũng như chất lượng thịt cao từ nguồn gien đang lưu giữ trong nước. Theo thông tin từ Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, một đề tài nghiên cứu đã thành công trong việc tạo ra từ nguồn nguyên liệu ban đầu bao gồm các giống lợn Meishan (VCNMS15), Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain, VCN02, VCN03 và VCN07 để lựa chọn được 02 dòng lợn nái và 01 dòng lợn đực có năng suất cao, chất lượng tốt là các giống lợn TH12, TH21 và ĐC1.

Làm giàu nhờ liên kết nuôi heo rừng lai16/09/2021Chăn nuôi heo rừng lai là hướng phát triển kinh tế triển vọng, giúp nhi...
25/06/2022

Làm giàu nhờ liên kết nuôi heo rừng lai
16/09/2021
Chăn nuôi heo rừng lai là hướng phát triển kinh tế triển vọng, giúp nhiều gia đình ở xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ…
Năm 2014, cây hồ tiêu không còn cho hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Văn Phóng ở thôn Ea Duất (xã Ea Wer) quyết định chuyển hướng phát triển kinh tế bằng cách mua 10 con heo rừng lai tại TP. Buôn Ma Thuột về nuôi theo hướng thương phẩm. Sau một thời gian chăn nuôi, thấy đàn heo phát triển tốt, bán được giá, ông mạnh dạn nhân rộng mô hình chăn nuôi heo rừng lai.
Trang trại của ông Phóng rộng hơn 5.000 m2, nuôi 200 con heo rừng lai, trong đó có 40 heo nái còn lại là heo thịt và heo con; trung bình mỗi năm một heo nái sinh sản 2 lứa, mỗi lứa khoảng 7 con. Nuôi heo rừng nái lai không quá khó lại không mất nhiều công chăm sóc. Heo con sau khi sinh ra chỉ cần tách ra chuồng riêng, bổ sung thức ăn cám công nghiệp (cám tập ăn dành cho heo con) trong vòng 10 ngày để kích thích tăng trưởng, tiêu hóa tốt, sau đó chuyển qua ăn cám thường và rau cỏ.Thức ăn cho heo rừng lai chủ yếu là rau, củ, quả, cám ngô, cám gạo nên chi phí thức ăn thấp. Để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, ông Phóng trồng thêm ổi, ngô và các loại rau. “Heo rừng lai có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, để đàn heo phát triển tốt heo phải được tiêm vắc xin đầy đủ, có sổ ghi chép theo dõi. Chuồng trại xa khu dân cư, cao ráo, thoáng gió…”, ông Phóng chia sẻ.
Trung bình mỗi lứa heo thịt ông Phóng nuôi khoảng 7 – 8 tháng, mỗi con nặng 25 – 30 kg là xuất bán với giá 150 nghìn đồng/kg; còn heo giống được người dân đến tận trang trại mua với giá 3 triệu đồng/cặp (mỗi con nặng từ 5 – 7 kg). Dù heo thịt hay heo giống đầu ra đều thuận lợi, vì vậy ông Phóng dự tính mở rộng diện tích chuồng trại lên 15.000 m2 để tăng quy mô chăn nuôi.
… Đến hợp tác xã Heo rừng Buôn Đôn
Ngoài ông Phóng, tại thôn Ea Duất còn có nhiều hộ chăn nuôi heo rừng lai nhỏ lẻ như hộ ông Phạm Như Oai, Đào Thanh Quý… Với tham vọng đưa heo rừng lai tiếp cận được thị trường lớn, tháng 5-2021 ông Phóng cùng 6 hộ chăn nuôi trong thôn thành lập Hợp tác xã (HTX) Heo rừng Buôn Đôn, do ông làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, với vốn điều lệ 300 triệu đồng.
HTX heo rừng Buôn Đôn vừa được Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho vay vốn lãi suất thấp 100 triệu đồng để mở rộng chăn nuôi cho 3 thành viên khó khăn về vốn trong hợp tác xã.
Đều là người chí thú làm ăn, các thành viên HTX không ngừng cập nhật kiến thức, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm chăn nuôi heo rừng qua tài liệu, các chuyến tham quan thực tế tại một số trang trại chăn nuôi heo rừng lai quy mô lớn. Nhờ đó đã áp dụng thành công vào đàn heo của nhà mình. Gần đây, không ít trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn khốn đốn với dịch tả heo châu Phi, nhưng đàn heo rừng lai của các thành viên HTX đều phát triển khỏe mạnh.Việc chăn nuôi heo rừng lai hiện tại ổn định, nhưng nếu mở rộng quy mô sẽ khó khăn về đầu ra, chính vì vậy HTX heo rừng Buôn Đôn đã ký kết với HTX chăn nuôi heo rừng Tây Nguyên (huyện Ea Kar) trong việc cung ứng, bao tiêu sản phẩm heo rừng lai cho thành viên HTX. Đồng thời, đăng ký với Phòng NN – PTNT huyện Buôn Đôn hỗ trợ thực hiện truy xuất nguồn gốc, mã QR cho sản phẩm heo rừng lai của HTX.
Với những bước đi chắc chắn, lúc mới thành lập, HTX Heo rừng Buôn Đôn chỉ có 100 con heo nái, nhưng hiện nay số heo nái đã tăng lên gấp đôi, người dân mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi; đã có một số hộ chăn nuôi xin tham gia vào HTX.

Heo dự án hỗ trợ người dân vùng khó khăn chết hàng loạt17/09/2021Hơn 800 con heo trong tổng số 905 con đã bị chết chưa r...
25/06/2022

Heo dự án hỗ trợ người dân vùng khó khăn chết hàng loạt
17/09/2021
Hơn 800 con heo trong tổng số 905 con đã bị chết chưa rõ nguyên nhân, Dự án hỗ trợ phát triển nuôi heo địa phương ở vùng khó khăn xem như thất bại.
Năm 2020, Dự án phát triển nuôi heo địa phương được thực hiện trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thuộc các chương trình 135 và 30A. Theo đó, UBND 4 xã Đăk Nên, Đăk Ring, Ngọc Tem và thị trấn Măng Đen là chủ đầu tư đã mua lại toàn bộ 905 con heo giống của Trung tâm Nông nghiệp dịch vụ huyện Kon Plông. Tổng số tiền mua số heo giống này trên 3,2 tỷ đổng và cấp phát cho 337 hộ nghèo của địa phương để chăn nuôi, chăm sóc.
Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, heo giống cấp cho người dân đem về nuôi đã bị chết hàng loạt. Theo tìm hiểu được biết, hiện hơn 800 con heo đã bị chết không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, tại xã Đăk Ring, toàn bộ 144 con heo trong dự án đã bị “xóa sổ”.
Ghi nhận thực tế tại xã Đăk Nên, dự án nuôi heo xem như phá sản khi heo chết gần hết sau vài tháng chăn nuôi. Người dân xem như không được hưởng lợi từ dự án vốn được xem là kỳ vọng để phát triển kinh tế trong vùng khó khăn.
Ông A Luân, Trưởng thôn Đăk Tiêu (xã Đăk Nên) cho biết, năm 2020, trong thôn có 13 hộ dân được hỗ trợ 26 con heo giống đem về nuôi. Tuy nhiên, heo nuôi được vào tháng thì bị chết hết mà không rõ nguyên nhân, chỉ còn lại 2 con heo còn sống của 1 hộ gia đình.
“Tháng đầu tiên đem về nuôi, heo ăn rất khỏe nhưng càng về sau thì ăn rất ít rồi bị ốm lăn ra chết. Cũng có thể do người dân vệ sinh chuồng trại chưa được tốt dẫn đến heo bị ghẻ rồi rụng hết lông dẫn đến bị chết”, ông A Luân nói và cho biết, ngay sau khi heo chết, chúng tôi đã báo về xã nhưng không thấy có biện pháp gì xử lý.
Tương tự, theo ông Và, Trưởng thôn Đăk Pút (xã Đăk Nên) cho biết, trong thôn có 20 hộ dân được hỗ trợ cấp 40 con heo giống. Tuy nhiên, đến nay số heo giống được cấp đã bị chết hết. Theo ông Và, không chỉ thôn Đăk Pút, nhiều thôn khác trên địa bàn xã heo cũng bị chết hàng loạt, nguyên nhân có thể do dịch tả lợn Châu phi gây ra.
“Khi đem heo giống về nuôi, các hộ dân cũng đã thực hiện xây dựng chuồng trại, chăm sóc bài bản nhưng không hiểu sao heo vẫn cứ bị gầy rồi chết”, ông Và chia sẻ.
Liên quan đến việc heo bị chết hàng loạt, UBND huyện Kon Plông cho biết đã nắm được sự việc và đang tiến hành kiểm tra, thanh tra. Sau khi có kết quả, UBND huyện sẽ thông tin đến báo chí.
Theo tìm hiểu được biết, năm 2020, Trung tâm Nông nghiệp dịch vụ huyện Kon Plông đã mua heo giống tại huyện Kon Rẫy, Tu Mơ Rông để cung ứng cho các địa phương.
Theo ông Phan Ngọc Vinh, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp dịch vụ huyện Kon Plông, sau khi đem về trại giống chăm sóc và theo dõi 1 tháng, cũng như việc tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ, thấy heo khỏe mạnh bình thường, Trung tâm mời các xã đến nghiệm thu rồi phát cho người dân.
Cũng theo ông Vinh, tại thời điểm bàn giao, mỗi con heo đã được 8 tháng tuổi và nặng trung bình 13kg. Số heo này theo kế hoạch sau khi người dân chăn nuôi khoảng 6 tháng sẽ bắt đầu sinh sản.
Liên quan đến việc heo chết hàng loạt, ông Vinh cho biết đã nắm được thông tin nhưng không biết cụ thể số lượng heo chết. Về nguyên nhân heo chết, theo ông Vinh, có thể do người dân không đủ điều kiện chăm sóc.
“Quan trọng là điều kiện chăm sóc, cũng như phải có kỹ thuật nuôi. Tuy nhiên, nhiều người dân được nhận heo đều là hộ nghèo nên không có điều kiện chăn nuôi. Nuôi heo mà không cho ăn và không có tay nuôi nên heo gầy nhom rồi chết dần. Cần phải kiểm tra xem lại heo chết vì nguyên nhân gì chứ chúng tôi đi kiểm tra thấy có một số hộ không có heo cúng nên bắt làm thịt cúng luôn.” ông Vinh cho biết.
Khi đề cập heo chết, ai sẽ phải chịu trách nhiệm, ông Vinh khẳng định UBND các xã là chủ đầu tư mà không theo dõi, giám sát nên phải chịu trách nhiệm. Khi heo bị bệnh, các xã không báo qua Trung tâm để xác định nguyên nhân, tìm hướng xử lý

HỖ TRỢ NÁI CAO SẢN TỪ GIAI ĐOẠN MANG THAI ĐẾN GIAI NUÔI CONĐầu tiên, nang trứng tiếp tục phát triển ngay sau khi đẻ và t...
25/06/2022

HỖ TRỢ NÁI CAO SẢN TỪ GIAI ĐOẠN MANG THAI ĐẾN GIAI NUÔI CON
Đầu tiên, nang trứng tiếp tục phát triển ngay sau khi đẻ và trong suốt giai đoạn nuôi con. Sự phát triển này không thực sự giống nhau giữa những con nái khác nhau, nhưng chưa có giải thích nào rõ ràng về vấn đề này; ngay cả khi có sự không đồng nhất về kích thước nang trứng – một phần là từ di truyền trên nái cao sản. Tuy nhiên, những con nái có nang trứng phát triển tốt trong giai đoạn nuôi con thì khoảng thời gian từ cai sữa đến lần động dục tiếp theo ngắn hơn và cho lứa đẻ lớn hơn ở lần đẻ tiếp theo. Điều đó có nghĩa là việc chăm sóc tốt nái nuôi con là rất quan trọng để chuẩn bị cho lứa sinh sản tiếp theo.
Tiếp theo, thời điểm cai sữa là bắt đầu giai đoạn phát triển và hình thành nang trứng. Nang trứng phát triển tốt sẽ rút ngắn giai đoạn cai sữa đến động dục và đảm bảo quá trình rụng trứng tốt, đồng nghĩa với việc tối đa số trứng rụng trong cùng 1 thời gian. Tiếp đó, thời gian thụ tinh cho đến khi phôi làm tổ trong tử cung heo nái cũng rất quan trọng. Trên thực tế, trong trường hợp quản lý không tốt ở khâu này (nhu cầu dinh dưỡng, phúc lợi, sinh lý,…) phôi có thể dễ bị chết vì mức độ nhạy cảm cao -đặc biệt trong mùa nắng nóng liên quan đến stress nhiệt. Hơn cả việc giảm khả năng sinh sản, nguy cơ mất phôi trước khi làm tổ dẫn đến việc không phát hiện nái có chửa, từ đó tạo nên thời kỳ đình dục trên nái. Nếu phôi làm tổ trong nội mạc tử cung thành công sẽ hình thành sự phát triển của nhau thai – liên kết giữa nái và phôi (khoảng 3 tuần sau khi động dục), khi đó việc quản lý thai nghén sẽ dễ dàng hơn.
Cuối giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con
Vào 1/3 thời gian cuối mang thai (từ ngày 80 trở đi) rất quan trọng chủ yếu dựa vào nhu cầu dinh dưỡng. Bào thai bắt đầu phát triển nhanh chóng trong giai đoạn cuối cùng này cho đến khi đẻ (7g / ngày vào khoảng ngày thứ 40 mang thai so với 36 gr/ ngày vào khoảng ngày thứ 100 thai kỳ). Sự cân bằng dinh dưỡng tốt là rất cần thiết để bảo vệ heo nái cũng như bào thai. Trong trường hợp đó, điều quan trọng hơn là phải quản lý tốt heo nái cao sản và các chất dinh dưỡng được cung cấp trong khẩu phần. Đảm bảo trạng thái cơ thể heo nái cân bằng tốt trước khi vào chuồng đẻ là điều cần thiết để bắt đầu giai đoạn nuôi con.
Sau cùng, giai đoạn nuôi con là rất cần thiết để quản lý tốt heo nái. Heo con 1 ngày tuổi phụ thuộc nhiều vào sữa đầu; Và đối với lứa đẻ có số lượng heo con lớn thì chất lượng sữa đầu là điều rất cần thiết vì lượng sữa không tăng luỹ tiến với số lượng heo con. Năng suất tăng trưởng của heo ảnh hưởng lớn bởi những ngày đầu tiên của vòng đời do vậy heo nái phải cung cấp sữa đầu có chất lượng cao hơn (protein, chất béo, khả năng miễn dịch, hàm lượng chất chống oxy hóa…).
II. TÁC ĐỘNG VÀ CÁCH QUẢN LÝ STRESS OXY HOÁ
Các giải pháp để kiểm soát các giai đoạn này rất đa dạng và cần phải có một cách tiếp cận tổng thể. Di truyền, cân bằng năng lượng, thao tác kỹ thuật ở trang trại, chất lượng thức ăn, quản lý stress, … tất cả mọi thứ đều phải được xem xét. Nhưng hãy cùng tập trung vào việc chống oxy hóa – một trạng thái trao đổi chất tương ứng với khả năng của cơ thể đối mặt với các gốc tự do, chất thải tự nhiên của các phản ứng sinh học và trao đổi chất (ví dụ: hô hấp tế bào).
Các gốc tự do này bình thường được tạo ra bởi các tế bào nhưng trong trường hợp có yếu tố stress (nội sinh hoặc ngoại sinh), nồng độ của chúng tăng cao hơn mức bình thường, tạo ra sự mất cân bằng dẫn đến các tế bào bị tổn thương. Trong quá trình động dục và làm tổ, nó có thể làm giảm số lượng tế bào trứng còn sống và làm rối loạn quá trình cấy ghép phôi. Trong quá trình đẻ, nó có thể làm giảm chất lượng sữa đầu từ đó ảnh hưởng đến việc truyền khả năng phòng vệ từ nái sang heo con.
Như đã đề cập trước đó, giai đoạn nuôi con rất quan trọng tương tự như giai đoạn tiền mang thai và giai đoạn cai sữa nhạy cảm. Nor-Grape đã chứng minh hiệu quả thực sự của nó trên tất cả các giai đoạn này.

Bà Lê Thị Trinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lâm cho biết, dịch tả heo châu Phi khiến hầu hết các hộ chăn nuôi heo ...
25/06/2022

Bà Lê Thị Trinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lâm cho biết, dịch tả heo châu Phi khiến hầu hết các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn đều phải tiêu hủy đàn heo. Hiện tại, một số hộ đã tái đàn thành công, có hộ tái đàn bằng heo nái, có hộ tái đàn bằng heo giống nhỏ. Tuy nhiên, bà Trinh cũng nhận xét, chỉ có các trang trại chăn nuôi quy mô từ trung bình trở lên mới tái đàn, các hộ nuôi nhỏ lẻ không dám nuôi lại. Đầu tiên bởi chi phí sửa chuồng trại khá lớn, heo giống cũng rất đắt và khan hàng, thức ăn chăn nuôi cũng tăng giá. Chăn nuôi nhỏ lẻ không còn là sự lựa chọn phù hợp bởi rủi ro cao và thu nhập không đạt kì vọng. Xã luôn vận động các hộ chăn nuôi áp dụng chuồng trại theo quy chuẩn kỹ thuật, chăn nuôi quy mô lớn, giúp đàn heo phát triển tốt và an toàn trước dịch bệnh.

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VÀ PHÒNG BỆNH CHO GÀ THỊTĐể giúp người chăn nuôi gà có nắm được một số kỹ thuật cơ bản trong chăn nuô...
25/06/2022

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VÀ PHÒNG BỆNH CHO GÀ THỊT
Để giúp người chăn nuôi gà có nắm được một số kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi gà thịt, bộ phận Animal Health của Mavin gợi ý cho các bạn một số nội dung như sau.
1. Xây dựng chuồng chăn nuôi
– Để tránh ngập nước vào mùa mưa thì khi xây dựng chuồng trại cần chọn địa hình cao ráo, bằng phẳng, hướng chuồng trại thích hợp tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp mặt trời.
– Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng.
– Nên có rào lưới, tre gỗ chắn để tránh sự tấc công của các loại động vật khác như chuột….
2. Phương pháp úm gà
– Khi gà đang còn nhỏ thì nên làm lồng úm để đảm bảo cho sự phát triển của gà tốt nhất.
– Sử dụng các cót tre quây lại, rải ớp trấu 7 – 10 cml ên trên nền chuồng để úm.
– Kích thước thích hợp 2m . 1m, chân cao 1/2m đủ cho 100 con gà
– Ánh sáng cần đảm bảo và rộng khắp để tránh gà tập trung một chỗ, tốt nhất nên sử dụng 1 bóng hồng ngoại để sửa ấm hoặc 2 bóng 75w cho 100 – 200 gà
3. Chuẩn bị máng ăn, máng uống
– Khi gà lớn dần và được 4 – 14 ngày tuổi thì sử dụng máng cho gà con. Từ 15 ngày tuổi trở đi có thể sử dụng máng treo cho gà.
– Đối với máng uống thì đặt xen kẽ với các máng ăn trong vườn hoặc chuồng, mỗi ngày thay 2 – 3 lần nước sạch để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho sự phát triển của gà.
4. Lựa chọn giống gà
– Để tạo nên những giống gà chất lượng thì việc lựa chọn những giống gà con phải thật kỹ lưỡng. Lựa chọn giống gà có nguồn gốc rõ ràng, mua ở những địa chỉ đáng tin cậy.
– Đặc điểm của những chú gà con đạt tiêu chuẩn như chân gà cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn, không cong ngón chân, mắt gà tròn, lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc trưng, rốn khô, bụng thon mềm…
5. Chăm sóc nuôi dưỡng
– Sáng sớm, chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất di chuyển gà. Tiến hành đưa gà vào úm. Pha các vitamin C cùng chất Điện giải cho gà uống.
– Gà được 2 ngày tuổi cho gà ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sáng thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên.
– Để phòng bệnh nên trộn loại thuốc cầu trùng vào trong thức ăn hàng ngày, cần vệ sinh chuồng trạisạch sẽ.
– Sử dụng khay tôn hoặc khay nhựa, cho ít một thức ăn vào khay để gà sử dụng, đồng thời làm mới nguồn chất dinh dưỡng. Thức ăn có thể là thức ăn công nghiệp, phế phẩm công nông nghiệp…cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh.
– Nguồn nước cung cấp cho gà phải đảm bảo an toàn vệ sinh, lượng nước đủ tiêu chuẩn mỗi ngày.
6. Vệ sinh phòng bệnh
– Cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, đảm bảo 3 sạch : Ăn sạch, Ở sạch, Uống sạch. Đồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà.
– Cần áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccin chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà.

Chăm sóc bò mang thai:Nuôi bò cái có chửa 3 tháng đầu:Cho bò cái chửa 3 tháng đầu ăn theo khẩu phần quy định. Cho ăn rơm...
25/06/2022

Chăm sóc bò mang thai:
Nuôi bò cái có chửa 3 tháng đầu:
Cho bò cái chửa 3 tháng đầu ăn theo khẩu phần quy định. Cho ăn rơm cỏ tại chuồng trước lúc chăn thả buổi sáng, tránh thay đổi thức ăn đột ngột, không xua đuổi khi chăn thả, không dùng thuốc sát trùng, thuốc kích thích cho bò trong giai đoạn này.
Đảm bảo đủ tiêu chuẩn khẩu phần ăn và nước uống.
2/ Nuôi bò cái chửa từ 4 - 7 tháng:
Để thai phát triển tốt cần cho bò chửa thức ăn giàu Protit, thức ăn tinh, muối, chất khoáng đầy đủ, cho thêm cỏ tươi vào buổi chiều tối. Cho ăn thức ăn tinh trộn thêm ít muối. Không chăn thả ở bãi quá xa, không cho ăn thức ăn ôi mốc để bảo vệ bào thai.
3/ Nuôi bò cái chửa trước khi đẻ 2 tháng:
Bò thường hay sảy thai vào giai đoạn này vì những lý do khác nhau. Do đó, không nhốt chung bò sắp đẻ với bò khác, bò chửa được nhốt ở chuồng riêng. Không tiêm thuốc kích thích và tiêm phòng vaccin vào thời điểm này. Chăn thả tại bãi chăn gần chuồng có thảm cỏ tốt, bãi chăn bằng phẳng, cho ăn thức ăn tươi ngon, dễ tiêu. Trước khi đẻ 7 – 10 ngày cho bò ở tại chuồng riêng chờ đẻ và tiến hành trực bò đẻ cả ngày và đêm, ăn uống đầy đủ, cho đi lại tại sân chơi hoặc tại ô chuồng nhốt.
4/ Nuôi dưỡng, chăm sóc bò cái đẻ:
Cho bò ở chỗ tĩnh lặng, sạch sẽ và theo dõi giám sát cẩn thận.
Chuẩn bị đủ thức ăn, rơm độn chuồng và theo dõi sát ngày chửa, ngày đẻ của từng con, cử người chăm sóc chu đáo đảm bảo tỷ lệ bê đẻ ra nuôi sống cao, bò mẹ sau khi đẻ mau lại sức.
Tắm chải, rửa sạch sẽ các phần cơ thể bò.
a/ Vật tư đỡ đẻ:
- Nước muối 10% hoặc thuốc tím 2%.
- Cồn iode hoặc cồn 750C.
- Xà phòng, khăn vải sạch, rơm khô, cỏ.
- Thuốc thú y cần thiết khi phải can thiệp Oxytocin, Vitamin C, Becomplex.
b/ Phương pháp đỡ đẻ:
- Sát trùng tay bằng cồn, tắm rửa bò sạch sẽ, nhất là phần mông và âm hộ.
- Kiểm tra xem thai thuận hay nghịch.
+ Thai thuận: Đầu và 2 chân trước hướng ra ngoài, mọi tư thế khác đều gọi là thai nghịch... Ta phải sửa lại tư thế thai hay chuẩn bị để có thể can thiệp kịp thời.
Cần có người trực đỡ đẻ và xử lý khi bò chuyển dạ đẻ. Trước khi đẻ, bọc ối vỡ, bò rặn và thai lọt ra ngoài. Nếu bò mẹ yếu, ta phải kéo thai đúng lúc bò rặn mới kéo) hoặc chích cho mỗi con Oxytocin để kích thích bò rặn. Và khi thai ra dùng nước ấm pha 10% muối hoặc thuốc tím để rửa vú, âm hộ và phần mông bò cái.
Bình thường sau 1 - 2 giờ bò đẻ xong. Nếu bò không tự đẻ được thì báo ngay cho thú y can thiệp trong trường hợp đẻ khó.
Phải theo dõi để lấy nhau thai, nếu sau khi đẻ 6 - 12 giờ mà nhau không ra thì phải báo ngay cho cán bộ thú y can thiệp.
Bò đẻ xong dùng bock bơm dung dịch hoặc thuốc tím 2% rửa cơ quan sinh dục khoảng 3 – 4 lần/ngày trong vài ngày đầu.
Chuồng bò đẻ và chuồng bê phải luôn quét dọn và tẩy uế khô ráo, sạch sẽ.
Nửa giờ sau khi đẻ, cho bò cái uống nước ấm pha muối và cám (cứ 10 lít nước + lkg cám + 50g muối).
Sau khi bò đẻ l giờ cần vắt sữa đầu cho bê bú, chú ý chỉ vắt đủ cho bê uống (bú), không nên vắt kiệt. Vắt 3 - 5 lần/ngày.
Cần theo dõi sức khỏe bò đẻ một cách cẩn thận: dịch chảy ra, bầu vú, âm hộ, nếu có gì khác biệt cần báo cho thú y ngay.

MỘT SỐ LÝ DO KHIẾN GÀ GIẢM ĐẺ HAY DỪNG ĐẺGà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứn...
25/06/2022

MỘT SỐ LÝ DO KHIẾN GÀ GIẢM ĐẺ HAY DỪNG ĐẺ
Gà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứng mỗi ngày. Mỗi quả trứng có chứa một lượng protein và năng lượng nhất định để hình thành, ngoài ra gà còn cần năng lượng để duy trì các hoạt động bình thường khác vậy nên cần cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho gà để tăng khả năng sản xuất. Cung cấp quá ít năng lượng và sự mất cân đối các acid amin cũng là một nguyên nhân dẫn tới giảm sản lượng trứng.
Vỏ của trứng gà chứa khoảng 2g canxi. Bộ xương của gà chứa khoảng 20g canxi, như vậy mỗi quả trứng chiếm khoảng 10% canxi trong cơ thể gà. Bộ xương của gà mái có dự trữ một lượng canxi nhất định để cung cấp cho nhu cầu sản xuất trứng, tuy nhiên lượng dự trữ này không lớn và nhanh chóng được sử dụng hết nếu trong thức ăn không bổ sung liên tục canxi. Nếu gà không được cung cấp đầy đủ canxi trong thức ăn hay gà không thể tổng hợp canxi trong thức ăn thì chúng sẽ dừng đẻ trứng. Do vậy cần cung cấp canxi cho gà bằng cách bổ xung thêm đá vôi, đất, vỏ sò, vỏ ốc… (chú ý kích thước các chất bổ sung sao cho phù hợp) nếu thức ăn chưa cung cấp đủ.
Lượng muối cung cấp vào thức ăn chăn nuôi không phù hợp cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc tụt giảm sản lượng trứng. Ở một số vùng trong nước uống cho gà có chứa nhiều Natri hòa tan cũng làm cho gà giảm đẻ trứng. Để kiểm tra chất lượng nước có ảnh hưởng tới gà hay không ta có thể gửi mẫu tới các phòng nghiên cứu để họ phân tích và kiểm tra, để kết quả xét nghiệm chính xác nhất bạn nên liên hệ trước với các phòng nghiên cứu để được hướng dẫn cụ thể về cách lấy mẫu.
Ấp trứng
Ấp trứng là tập tính tự nhiên của gà tuy nhiên trong trường hợp này ta cần loại bỏ những con có hiện tượng này. Bởi những con gà mái chuyển sang trạng thái ấp thì chúng không đẻ. Vấn đề này thường gặp phải vào mùa xuân và thường là gà được nuôi dưới ánh sáng tự nhiên, chúng bị kích thích bởi ánh sáng tự nhiên vì chuyển từ chiếu sáng ngắn sang chiếu sáng dài hơn. Với một số giống gà khi đã đẻ một số trứng nhất định chúng sẽ làm tổ và ấp, đây cũng là một yếu tố cần được các nông trại quan tâm. Cách xử lý cho vấn đề này là nhặt trứng hàng ngày để loại bỏ tập tính làm tổ ở gà, ngoài ra nó còn giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của trứng, tránh làm nhiễm khuẩn trứng. Nếu có thể nên di chuyển gà định kỳ sang các chuồng khác để phá vỡ các tập tính làm tổ và ấp.
Thay lông
Sau một thời gian gà mái sản xuất trứng (khoảng 5 tháng từ khi bắt đầu đẻ) chúng có xu hướng thay lông mới. Khi điều này xảy ra, chúng ngừng đẻ dẫn tới sản lượng trứng trong đàn giảm. Quá trình này gà không chỉ thay lông mới mà đường sinh sản cũng được làm mới do vậy sau thời gian này chúng sản xuất trứng tốt hơn cả về chất lượng và số lượng. Khi theo dõi quá trình này chúng tôi thấy gà thường thay lông vào mùa thu khi thời gian chiếu sáng trong ngày giảm xuống. Tuy nhiên nếu gà được nuôi công nghiệp và thời gian chiếu sáng là như nhau ở các mùa thì chúng có thể thay lông vào bất kì thời điểm nào trong năm. Điều này xảy ra khiến gà không đẻ trứng khoảng 2 -3 tuần. Để xử lý vấn đề này cần loại những con thay lông ra khỏi đàn hay kiểm tra tổng đàn để xem xét thay thế đàn mới sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuổi
Một con gà mái có thể sống nhiều năm. Đối với chăn nuôi nông hộ thường không chú ý tới tuổi của gà tuy nhiên cũng giống như các loài chim khác, gà mái quá già không thể tiếp tục đẻ trứng.
Bệnh
Có rất nhiều bệnh ảnh hưởng tới sản lượng trứng của gà. Khi gà có các triệu chứng về bất kỳ một bệnh nào cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y để có những phương án điều trị thích hợp với mỗi bệnh. Trong những trường hợp gặp những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người như cúm H5N1 việc chẩn đoán nhanh và chính xác là yếu tố quan trọng để làm giảm thiệt hại kinh tế do dịch cúm gây ra và không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

25/06/2022
25/06/2022

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hỗ trợ thoát nghèo với chăn nuôi posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Hỗ trợ thoát nghèo với chăn nuôi:

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share