08/06/2021
🛑Một số văn bản và quy định về cấm săn bắt, buôn bán và sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật:
💢Luật Lâm nghiệp 2017
• Khoản 3, điều 9: Nghiêm cấm săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
• Khoản 6, điều 9: Nghiêm cấm tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
💢Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Các hình phạt đối với hành vi săn bắn, đánh bẫy, kê đơn, tiêu thụ, bán hoặc vận chuyển... các sản phẩm ĐVHD có nguy cơ tuyệt chủng như sừng tê giác 🦏 hay vẩy tê tê có thể là: (1) Bị phạt tiền từ 500.000.000 đến 15 tỷ đồng tùy theo mức độ vi phạm; và (2) Bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tùy theo mức độ vi phạm.
💢Luật bảo vệ môi trường năm 2015 và Luật đa dạng sinh học năm 2008 cũng đề cập tới các hành vi gây tác động hoặc ảnh hưởng tới các hệ sinh thái và các sinh cảnh của các loài động thực vật và con người.
💢Quyết định số 11/2013/QĐ-TT ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài thuộc Phụ lục CITES. Điều 1: Nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật tê giác và sản phẩm chế tác từ tê giác 🦏.
💢Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
💢Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng đã đề cập cụ thể tới các mức xử phạt hành chính đối với các hành vi liên quan tới ĐVHD.
💢Quyết định 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự về các tội vi phạm về bảo vệ ĐVHD. Cụ thể hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ ĐVHD và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật hình sự.
💢Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ. Trong nghị định này, rất nhiều các loài ĐVHD đã được bổ sung vào Phụ lục IIB và một số được nâng cấp lên Phụ lục IB.