Chăn Nuôi - Làm Giàu

  • Home
  • Chăn Nuôi - Làm Giàu

Chăn Nuôi - Làm Giàu Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Chăn Nuôi - Làm Giàu, Urban Farm, .

01/05/2022

📢 Cám Siêu Tăng Trọng cho bà con
📢 ƯU ĐÃI MUA 2 TẶNG 1 đồng hành trọn đời
CHO 19 KHÁCH NHANH TAY NHẤT ĐỂ LẠI SĐT
-----------------------
🔥VỖ BÉO SIÊU NHANH_ SIÊU HIỆU QUẢ
🍀HIỆU_QUẢ Sau 5-7 Ngày Sử Dụng
🌟SUPERGROWTH - Đột Phá Trong Chăn Nuôi Hiện Đại
🍀 Được Viện Nông Nghiệp khuyên dùng trong chăn nuôi.
=> Lợi ích "VƯỢT TRỘI" của sản phẩm SuperGrowth:
- Rút ngắn thời gian chăn nuôi gấp 3 lần bình thường
- Giảm chi phí thức ăn
- Tối đa hiệu quả kinh tế
Có đầy đủ sản phẩm cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản,...
An toàn với vật nuôi và người tiêu dùng
Miễn phí giao hàng toàn quốc
------------------------------------
📞Để lại Số Điện Thoại hoặc Liên hệ ngay: ' 0399.182.202 ' để được TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ NGAY
Địa chỉ: Nhà máy 3, Lô 3, KCN Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội

Khách hàng bên em sau khi dùng sản phẩm ạ 😍
01/05/2022

Khách hàng bên em sau khi dùng sản phẩm ạ 😍

Khách phản hồi tích cực qua luôn, nhanh tay để lại SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỂ nhận bảng giá và được tư vấn nha bà con.
01/05/2022

Khách phản hồi tích cực qua luôn, nhanh tay để lại SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỂ nhận bảng giá và được tư vấn nha bà con.

Nhanh Tay để lại SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỂ NHẬN QUÀ NÀO BÀ CON.
01/05/2022

Nhanh Tay để lại SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỂ NHẬN QUÀ NÀO BÀ CON.

Chăn nuôi cuối năm: Thúc đẩy tiêu thụ(Người Chăn Nuôi) - Do ảnh hưởng dịch COVID-19, ngành chăn nuôi những tháng đầu năm...
01/05/2022

Chăn nuôi cuối năm: Thúc đẩy tiêu thụ
(Người Chăn Nuôi) - Do ảnh hưởng dịch COVID-19, ngành chăn nuôi những tháng đầu năm 2021 gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ cũng như lưu thông sản phẩm. Tuy nhiên thời điểm cuối năm, ngành chăn nuôi quyết tâm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.
Khó khăn vì COVID-19
Chiều 25/10, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp ổn định sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho biết, 9 tháng đầu năm 2021, ngành chăn nuôi vẫn cơ bản phát triển ổn định. Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng trên 4,7 triệu tấn, đồng thời, về trứng, đạt trên 12 tỷ quả, sữa đạt gần 900 nghìn tấn. Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tính tăng 4,2%.
Cụ thể, đến cuối tháng 9, đầu tháng 10/2021, tổng đàn heo cả nước trên 28 triệu con, tăng 5%, những tỉnh có đàn heo lớn như Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang, Thanh Hóa; Sản lượng thịt heo hơi 9 tháng đầu năm đạt khoảng 2,9 triệu tấn, 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn vẫn duy trì phát triển, hiện tổng đàn heo thịt trên 6 triệu con, chiếm 23 - 24% tổng đàn heo thịt của cả nước.
chăn nuôi heo
Việc tham gia vào mô hình kinh tế tập thể giúp ngành chăn nuôi heo hạn chế được nhiều rủi ro từ thị trường - Ảnh: CTV
Tổng đàn gia cầm khoảng 523 triệu con, tăng 4,4%, những tỉnh có đàn gia cầm trên 20 triệu con như: Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Đồng Nai; Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 9 tháng ước đạt gần 1,3 triệu tấn; Sản lượng trứng gia cầm đạt gần 12 tỷ quả, tăng 5% so cùng kỳ.Đàn bò gần 6,3 triệu con, tăng 1,8%, trong đó đàn bò sữa trên 331 nghìn con, tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với trên 2,32 triệu con (chiếm 237%); Sản lượng thịt bò hơi 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 335,5 nghìn tấn; Sản lượng sữa bò tươi đạt gần 900 nghìn tấn, tăng 11,5% so cùng kỳ năm 2020. Đàn trâu khoảng 2,34 triệu con, giảm 3,8% so cùng kỳ năm 2020, tập trung chủ yếu các tỉnh miền núi và Trung du chiếm 55,3%; Sản lượng thịt trâu 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 91,4 nghìn tấn. Hiện, cả nước có trên 2,65 triệu con dê và khoảng 115 nghìn con cừu; Tổng sản lượng thịt dê, cừu trong 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 27,1 nghìn tấn.
Ông Trọng cho biết thêm, do dịch COVID-19 nhiều tỉnh thành trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường học, bếp ăn tập thể cơ bản dừng hoạt động; Các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, chợ đầu mối, chợ dân sinh không hoạt động, đặc biệt 3 chợ đầu mối là Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức phải đóng cửa... dẫn đến nhu cầu sử dụng thực phẩm giảm rõ rệt 30 - 50% như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đối với ngành chăn nuôi heo, thịt heo chiếm thị phần lớn trong các sản phẩm chăn nuôi, ở Việt Nam chiếm khoảng 65 - 66%, hiện nay cũng đang chịu tác động tiêu cực ở nhiều quốc gia do người tiêu dùng đã chuyển sang tiêu thụ các loại protein khác.
Người sản xuất, thiếu hụt vốn để duy trì sản xuất do tồn đọng nhiều sản phẩm không tiêu thụ được, lưu thông hàng hóa khó khăn nên sản phẩm quá lứa, ứ đọng; Chi phí sản xuất phát sinh quá lớn, một bộ phận người dân, cơ sở phải dừng sản xuất, kinh doanh do không đủ nguồn lực tái sản xuất; Việc tiếp cận các khoản vay mới từ các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Lượng gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ đều giảm so thời điểm trước dịch COVID-19 là 27,7% đối với heo, 49,8% đối với gà. Nguyên nhân chính là do việc đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống, xét nghiệm COVID-19 khó khăn, thiếu lao động do có F0 và F1. Đặc biệt, nhiều cơ sở giết mổ không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ”.
Tiêu thụ sẽ tăng
Đó là nhận định mà ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đưa ra tại Hội nghị. Theo ông Toản, những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ tăng dần theo tiến độ hồi phục và mở cửa tại một số đô thị. Tuy nhiên về giá đang duy trì ở mức thấp, có biến động tăng giảm theo chu kỳ sản xuất do: Thị trường trong nước tác động liên thông với thị trường nước ngoài; Nhu cầu cao tập trung vào tháng 11, 12 (Noel và Tết Nguyên đán).
Còn theo Cục Chăn nuôi, đến nay, mặc dù các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường, tuy nhiên lượng nhân công lao động ở các địa phương vẫn chưa quay lại các thành phố lớn để làm việc, các trường học vẫn đóng cửa, các quán ăn mở đón khách, khách du lịch với số lượng hạn chế do vậy mức tiêu dùng thực phẩm vẫn còn hạn chế. Khi kiểm soát tốt được dịch bệnh COVID-19 thì mọi hoạt động sẽ dần trở lại bình thường và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sẽ tăng trong những ngày sắp tới.
chế biến gia cầm
Lượng gia cầm đưa vào giết mổ 9 tháng đầu năm 2021 giảm mạnh - Ảnh: Lượng Huệ
Cục Chăn nuôi cũng nhận định: Từ nay đến cuối năm 2021, nếu kiểm soát tốt dịch bệnh đối với người, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì cơ bản chủ động được nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, một phần cho xuất khẩu, kể cả nhu cầu cho Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tuy nhiên, trong các tháng tới, để góp phần giúp ổn định sản xuất của ngành chăn nuôi, Cục Chăn nuôi cho rằng, cần có hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn để duy trì đủ nguồn cung cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu.
Các địa phương rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất (giống, thức ăn, máy móc thiết bị, vật tư…) để xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức sản xuất cụ thể trong mọi tình huống. Các địa phương đã khống chế được dịch COVID-19 cần đẩy mạnh phát triển sản xuất để hỗ trợ và bù đắp lại phần thiếu hụt cho các tỉnh phía Nam khi dịch COVID-19 chưa được khống chế.
Đặc biệt, tiếp tục khôi phục, tăng đàn heo; Ổn định phát triển đàn gia cầm, gia súc ăn cỏ và phát triển một số loại vật nuôi lợi thế trong điều kiện có dịch COVID-19 và sau dịch. Tăng cường chỉ đạo triển khai mô hình chăn nuôi ăn toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, tăng cường chăn nuôi theo hướng hữu cơ trong chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.
Tại Hội nghị, đại diện một số doanh nghiệp đã nêu các ý kiến cần được quan tâm để khắc phục những bất cập hiện nay. Theo đó, việc giá một số sản phẩm chăn nuôi giảm là do tác động của dịch COVID-19 và do chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu thông tin. Dẫn đến người dân đổ xô bán nên giá xuống rất nhanh. Do đó, cần có những thông tin kịp thời, chính thống đến sớm với người chăn nuôi, tránh đổ xô theo trào lưu.
Đồng thời, các doanh nghiệp mong muốn Bộ NN&PTNT, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục Thú y có nhiều chương trình hợp tác, xúc tiến thị trường, thông tin cho các doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam. Để từ đó, các doanh nghiệp có thông tin để cùng tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, do ảnh hưởng của COVID-19, tiêu thụ nông sản nói chung và thịt heo, gia cầm nói riêng có những ảnh hưởng nhất định. Những ngày gần đây, giá thịt heo tăng trở lại theo từng ngày, giá gà công nghiệp cũng đã tăng. Do đó, chúng ta cần phải tính toán để từ nay đến Tết đảm bảo nguồn cung thực phẩm.
“Ngành chăn nuôi phải tổ chức thành chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ. Đây là đòi hỏi trước mắt và lâu dài để chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng. Nếu để sản xuất nhỏ lẻ sẽ không chỉ rất khó đảm bảo về tiêu thụ mà kể cả phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Chuồng trạiNên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướ...
01/05/2022

Chuồng trại
Nên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây.
Độ dốc 2% chuồng không bị ẩm ướt, nên lát bằng gạch chỉ, mái chuồng không quá thấp để chuồng thông thoáng tự nhiên không xây kín xung quanh.
Về kích thước trung bình 12 - 15 m2 trở lên.
Máng ăn dốc, dễ rửa không để thức ăn tồn đọng trang máng.

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là mô hình chăn nuôi trâu theo hướng trang trại gắn với trồng cỏ và ủ chua thức ăn của...
01/05/2022

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là mô hình chăn nuôi trâu theo hướng trang trại gắn với trồng cỏ và ủ chua thức ăn của gia đình anh Hoàng Văn Minh, thôn Nà Vàn, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên (Hà Giang).
Nhận thấy điều kiện của gia đình có nguồn đất đồi núi rộng có thể trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc, từ năm 2015, gia đình anh Minh đã tự khai phá các diện tích vườn đồi của gia đình để trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi trâu. Đến năm 2017, khi diện tích trồng cỏ đã đạt gần 1,5 ha, gia đình anh Minh đã vay vốn của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vị Xuyên 100 triệu đồng để mua 4 con trâu giống và xây dựng chuồng trại. Sau hơn một năm, nhờ được chăm sóc tốt, 4 con trâu của gia đình anh Minh đã bán được gần 140 triệu đồng. Thấy chăn nuôi trâu có lãi, từ số tiền bán trâu có được, anh Minh trích một phần để trả nợ ngân hàng, số tiền còn lại anh lại tiếp tục đầu tư mua trâu giống về nuôi. Cứ như vậy, mô hình chăn nuôi trâu theo hướng trang trại gắn với trồng cỏ của gia đình anh Minh không ngừng được mở rộng. Từ năm 2018, anh Minh đã trả hết nợ ngân hàng và tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích chuồng trại và qui mô chăn nuôi.
Bắt đầu từ năm 2019 đến nay, trong trang trại của gia đình anh Minh thường duy trì từ 25 đến 30 con trâu nuôi vỗ béo để xuất bán ra thị trường.
Để chủ động về giống, trong trang trại của gia đình anh Minh thường xuyên duy trì 4 – 6 con trâu cái sinh sản. Được biết, ngoài mua trâu giống về nuôi, gia đình anh Minh còn mua các loại trâu gầy yếu trên địa bàn xã và các xã lân cận về nuôi vỗ béo. Bên cạnh đó, để chủ động và nâng cao chất lượng nguồn thức ăn (nhất là vào thời kỹ mùa đông), anh Minh đã sử dụng các túi nilong có thể tích từ 1,5 – 2 m3 dùng để ủ thức ăn lên men cho đàn trâu. Trong quá trình ủ thức ăn, anh Minh đã sử dụng nguồn men vi sinh phối trộn với cỏ tươi đã được thái nhỏ, sau đó cho vào các túi nilong buộc kín và tiến hành ủ lên men. Sau thời gian ủ từ 5 – 7 ngày, khi cỏ lên men có mùi chua nhẹ là có thể cho trâu ăn.
Anh Minh cho biết: Trong quá trình nuôi và vỗ béo trâu thì vấn đề vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng các loại vắc xin cho trâu đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần không ngừng học hỏi các kiến thức qua các buổi tập huấn của cơ quan chuyên môn, qua sách báo và nhất là tại các trang trại nuôi trâu thành công tại địa phương. Đối với các loại trâu gầy, yếu muốn mua về nuôi vỗ béo cần phải chọn những con trâu còn non, có tuổi dưới 3 năm, không nên chọn mua các loại trâu già trên 4 năm tuổi vì nuôi các loại trâu này lãi không đáng kể. Bên cạnh đó, khi mua trâu gầy yếu về nuôi thì phải tiến hành tẩy giun sán và cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh và thức ăn tinh như bột ngô, cám gạo…Ngoài ra, muốn nuôi trâu vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao thì người nuôi nên chọn mua trâu đực không nên nuôi trâu cái vỗ béo vì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, gia đình thường sử dụng các túi nilong có thể tích lớn để ủ lên men thức ăn xanh nhằm chủ động nguồn thức ăn cho đàn trâu, nhất là thời kỳ mùa đông.
Ngoài chăn nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo bằng phương pháp ủ lên men thức ăn, trong một tuần, gia đình anh Minh còn cho trâu ra các vườn đồi của gia đình tự kiếm ăn thêm từ 3 đến 4 lần. Đây chính là phương pháp chăn nuôi trâu bán chăn thả để cho trâu được vận động và thay đổi môi trường sống, tăng sức đề kháng và giảm thiểu bệnh tật. Ngoài chăn nuôi trâu theo phương pháp thông thường, trước khi xuất bán từ 3 – 4 tháng, ngoài thức ăn thô xanh như cỏ, thân cây ngô và thức ăn được ủ lên men…, gia đình anh Minh thường cho trâu ăn bổ sung thêm thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo…) để trâu nhanh béo và bán được giá cao. Chính vì chăn nuôi và vỗ béo trâu theo phương pháp khoa học nên trâu của gia đình anh Minh thường bán được giá cao, có con đạt gần 55 triệu đồng.
Khi được hỏi về thu nhập, anh Minh cho biết: Trong một năm gia đình thường xuất bán trâu thành nhiều đợt, sau đó thay thế bằng mua trâu giống và trâu gầy, yếu để nuôi bổ sung; bình quân mỗi năm gia đình xuất bán được từ 9 – 11 con trâu. Tổng tiền bán trâu được khoảng 450 triệu đồng.
Ông Trần Ngọc Lanh, Chủ tịch UBND xã Tùng Bá cho biết: Anh Hoàng Văn Minh là một điển hình của xã trong vượt khó, thoát nghèo vươn lên làm giàu từ phát triển chăn nuôi trâu gắn với trồng cỏ và áp dụng công nghệ ủ lên men thức ăn. Trang trại nuôi trâu của gia đình anh Minh không chỉ cho thu nhập cao và ổn định trong nhiều năm qua mà còn là mô hình tham quan học hỏi kinh nghiệm của các đoàn thanh niên, nông dân, phụ nữ…trong và ngoài tỉnh Hà Giang. Trong những năm qua, chúng tôi đã lấy mô hình chăn nuôi trâu theo qui mô trang trại của gia đình anh Minh để tuyên truyền cho mọi người dân trong xã học tập và làm theo.
Từ những thành tích đạt được, gia đình anh Hoàng Văn Minh đã được Hội Nông dân và UBND huyện Vị Xuyên biểu dương và tặng nhiều giấy khen do có thành tích làm kinh tế giỏi từ năm 2019 đến nay.

GIẢM THIỂU CHI PHÍ NHỜ SUPPER GROWRMới đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông ngh...
01/05/2022

GIẢM THIỂU CHI PHÍ NHỜ SUPPER GROWR
Mới đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình chăn nuôi gà đặc sản theo hướng an toàn sinh học.
Mô hình được triển khai từ đầu tháng 9/2021 với quy mô 2.000 con tại hộ anh Phạm Minh Tấn, ở thôn Hòa Hội Nam và hộ anh Lê Thành Quy, ở thôn Tân An, xã Mỹ Quang. Tham gia mô hình hộ chăn nuôi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 50% chi phí mua lợn giống và 50% chi phí thức ăn. Bên cạnh đó cán bộ kỹ thuật còn tập huấn cho các hộ tham gia mô hình về xây dựng chuồng trại, chọn lựa gà giống, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị một số bệnh… Mỹ Quang. Tham gia mô hình hộ chăn nuôi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 50% chi phí mua lợn giống và 50% chi phí thức

an đầu được nuôi để chọi gà hoặc cho các nghi lễ đặc biệt, gà không được nuôi để làm thực phẩm cho đến thời kỳ Hy Lạp hó...
01/05/2022

an đầu được nuôi để chọi gà hoặc cho các nghi lễ đặc biệt, gà không được nuôi để làm thực phẩm cho đến thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ 4 – 2 trước Công nguyên).
Loài gia cầm đã được thuần hóa lan rộng ở phía tây từ Ấn Độ sang Hy Lạp, và sau đó được du nhập vào Tây Âu bởi các đội quân La Mã xâm lược. Đến thời La Mã, gà được dùng làm thực phẩm, vừa lấy thịt vừa lấy trứng. Người La Mã thường mang chúng trên các con tàu của họ, như một nguồn thực phẩm tươi sống tiện lợi.
Ba con đường du nhập vào châu Phi vào khoảng đầu thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên có thể là thông qua Thung lũng sông Nile của Ai Cập, thương mại Đông Phi La Mã-Hy Lạp hoặc Ấn Độ, hoặc từ Carthage và người Berber, băng qua Sahara. Những phần còn lại sớm nhất được biết đến là từ Mali, Nubia, Bờ biển phía Đông và Nam Phi và có niên đại vào giữa thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên.

MUỐN GIÀU NUÔI CÁ - MUỐN KHÁ NUÔI HEO1. Chuẩn bị ao, thả giống:• Ao cá/tôm trong mùa lạnh cần được chọn ở nơi khuất gió ...
01/05/2022

MUỐN GIÀU NUÔI CÁ - MUỐN KHÁ NUÔI HEO
1. Chuẩn bị ao, thả giống:
• Ao cá/tôm trong mùa lạnh cần được chọn ở nơi khuất gió là tốt nhất, bờ ao chắc chắn và có thể giữ mực nước ổn định cao >2m nhằm tránh cho nhiệt độ nước thay đổi nhanh, liên tục làm ảnh hưởng đến sức khoe tôm cá. Ở một số khu vực đón gió mùa Đông Bắc liên tục, có thể làm đáy ao phía Đông Bắc sâu hơn và cần che bạt tránh gió trên bờ ao. Khi gió lạnh về, khu vực bờ này sẽ ấm hơn và cá sẽ tập trung nhiều hơn.
• Chỉ thả giống khi nhiệt độ thực sự ổn định, không thả khi đang mùa gió lạnh tràn về. Nhiệt độ nước tôm cá cần được trại giống thuần cho đúng nhiệt độ môi trường trước khi thả. Nếu sau khi thả giống lại gặp những cơn mưa bất thường, ngay lập tức dùng vôi bột rải đều trên khắp bờ, mặt ao với lượng 2kg/100m2 để khắc phục tình trạng pH giảm đột ngột làm tăng độc tính của khí H2S, ảnh hưởng đến sức khoe cá/tôm nuôi
2. Quản lý các yếu tố môi trường
• Giữ mực nước sâu >2m để ổn định nhiệt độ môi trường, hạn chế các hoạt động dễ gây shock cá như: kéo lưới sang cá, chài kiểm tra … Che chắn ao bằng bạt, lưới kín để chắn gió. Trên mặt nước ao, bè có thể thả một ít bèo dâu để làm giảm mặt tiếp xúc với không khí, từ đó hạn chế được sự chênh lệch nhiệt độ.
• Tạo nơi trú ẩn (nếu nhiệt độ quá lạnh) tôm, cá, có thể dùng chà cây ở một vùng nhỏ nào đó trong ao. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng cây, chà làm nhà cho tôm cá phải được sát trùng và phơi thật kỹ
• Định kỳ dùng vôi bột hay một số thuốc sát trùng như đồng sulfat; thuốc tím, muối, BKC, … theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh. Đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi, tôm cá sẽ di chuyển xuống đáy ao. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý môi trường đáy ao vì nơi đây chính là nơi tích tụ các mùn bã hữu cơ, khí độc, nấm và vi khuẩn có hại. Có thể tăng cường sục khí để cung cấp đầy đủ oxy cho các tầng nước, hạn chế tình trạng stress cho tôm, cá.
• Với ao tôm, có thể bơm nước từ đáy ao lắng qua để có thể cung cấp thêm nước sạch có nhiệt độ ổn định.
• Trong một số trường hợp, có thể gây màu nước để giúp hấp thu tối đa năng lượng mặt trời.
• Với các hệ thống nuôi bể; nuôi trong nhà kín, có thể sử dụng một số hệ thống nâng nhiệt để giữ nhiệt độ ổn định khi trời lạnh.

NĂNG SUẤT CỦA LỢN NÁI VÀ LỢN CON !Có xu hướng tăng lượng thức ăn trung bình hàng ngày của lợn nái với việc bổ sung hương...
01/05/2022

NĂNG SUẤT CỦA LỢN NÁI VÀ LỢN CON !
Có xu hướng tăng lượng thức ăn trung bình hàng ngày của lợn nái với việc bổ sung hương vị trong khẩu phần ăn của bà mẹ. Hơn nữa, so với lô đối chứng, bổ sung hương liệu trong khẩu phần ăn của bà mẹ làm tăng khối lượng lứa cai sữa, tăng trọng lứa, trọng lượng cơ thể cai sữa và tăng trọng trung bình hàng ngày của lợn con. Độ dày mỡ lưng và kích thước lứa đẻ không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung hương liệu. Bổ sung hương liệu làm tăng đáng kể sự phong phú của vi khuẩn Phascolarctobacterium , nhưng làm giảm đáng kể các chi Terrisporobacter, Alloprevotella , Clostridium sensu precisiono 1 và Escherichia-shigella . Phascolarctobacterumcó tương quan thuận với lượng thức ăn trung bình hàng ngày của lợn nái, tăng trọng lứa đẻ và tăng trọng trung bình hàng ngày của lợn con. Ngược lại, Clostridium sensuriouso 1 và Lachnospiraceae chưa được phân loại có tương quan nghịch với tăng trọng lứa đẻ và tăng trọng trung bình hàng ngày của lợn con.
Kết hợp lại, việc bổ sung hương vị vào khẩu phần ăn đã cải thiện năng suất sinh sản của lợn nái, điều này liên quan đến việc tăng cường hệ vi sinh vật có lợi và giảm vi khuẩn gây bệnh tiềm ẩn trong đường tiêu hóa của lợn nái.

Trong khi canh tác rau, hoa của nhiều người dân trong tỉnh Lâm Đồng thời gian qua lao đao vì tác động của dịch bệnh thì ...
01/05/2022

Trong khi canh tác rau, hoa của nhiều người dân trong tỉnh Lâm Đồng thời gian qua lao đao vì tác động của dịch bệnh thì nghề chăn nuôi bò sữa tại Đơn Dương lại đang cho thu nhập rất ổn định, trong đó không ít các gia đình người dân tộc thiểu số ăn nên làm ra…THU NHẬP ỔN ĐỊNH
Khi chúng tôi đến thăm nhà, ông K’Út, 56 tuổi, người thôn Ròn, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, đang cho bò ăn. Nhà ông K’Út là một ngôi nhà xây khang trang, rộng rãi; khu vườn quanh nhà ông cũng khá rộng, nhiều chỗ được trồng cỏ và bắp dùng để cho bò ăn quanh năm. “Tất cả là nhờ nuôi bò sữa” – K’Út nói.
Là một người tiên phong chăn nuôi bò sữa trong cộng đồng người K’Ho tại thôn Ròn, K’Út cho biết trước đây, như bao gia đình người dân tộc thiểu số nơi đây, ông sinh sống bằng làm ruộng, trồng lúa nước và chăn nuôi bò vàng. Khi người dân thôn Ròn được tái định cư, chuyển về chỗ ở mới, ông không còn ruộng để trồng lúa nước, chỉ còn đàn bò vàng nuôi lấy thịt. Tại nơi ở mới này, ông thấy rất nhiều người Kinh nhờ nuôi bò sữa mà giàu có, ông đã tự hỏi sao không học hỏi người Kinh chuyển bò vàng sang nuôi bò sữa.
Trong năm 2010, K’Út đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng để mua bò sữa, làm chuồng, rồi từng bước mua dần các máy móc thiết bị cần thiết cho chăn nuôi bò sữa. Cũng có những khó khăn ban đầu nhưng dần ông cũng vượt qua. Cho đến nay, chuồng ông đã có trên 10 con bò sữa, trong đó có 8 con đang cho sữa. Bình quân mỗi ngày một con bò sữa cho 20 lít sữa, giá sữa hiện nay được thu mua trung bình 14 ngàn đồng cho mỗi lít. Như vậy, thu nhập của gia đình ông với mỗi con bò là 280 ngàn đồng/ngày, mỗi tháng khoảng 8,4 triệu đồng. Nếu tính cả 8 con, sau khi trừ chi phí chăm sóc, thức ăn mọi thứ thì gia ông thu nhập được hơn 20 triệu đồng mỗi tháng.
“Bò sữa khó nuôi hơn bò vàng, cứ nuôi bò sữa như bò vàng thì không được đâu. Người nuôi cần phải biết cách chăm sóc, chuồng trại phải thông thoáng, ngày vệ sinh 2 lần sáng, chiều khi vắt sữa, thức ăn phải chất lượng thì sữa mới bán được giá cao. Trong đợt dịch này các công ty thu mua sữa vẫn thu mua đều nên thu nhập gia đình rất ổn định” – K’Út tươi cười.
Không chỉ là người làm ăn giỏi, K’Út còn là một trưởng thôn gương mẫu của xã Đạ Ròn. Bằng những kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa có được, ông K’Út luôn sẵn sàng chia sẻ, vận động, hướng dẫn bà con trong thôn cùng nhau chăn nuôi bò sữa, phát triển kinh tế, xây dựng thôn Ròn ngày một ấm no, hạnh phúc.
Nối bước theo K’Út có rất nhiều gia đình người dân tộc thiểu số trong thôn Ròn cũng theo nghề nuôi bò sữa và dần ăn nên làm ra. Như gia đình bà Ka Wét, 46 tuổi, chẳng hạn. 3 năm trước bà vẫn còn làm vườn, thấy cực quá bà thử chuyển qua nuôi bò sữa và sau đó chuyển hẳn sang nghề này. Đến nay đàn bò gia đình bà trên 10 con, trong đó có 2 con đang cho sữa. “Nuôi bò sữa chắc ăn hơn làm vườn, nhất là trong đại dịch Covid này. Làm rau như vừa rồi xe đi không được, rau hạ giá mà giá phân bón lại cao. Bò sữa thì chỉ cần 4, 5 con vắt có sữa là dư ăn rồi” – bà Ka Wét nói.
Một gia đình trong thôn mới nuôi bò gần đây nhưng cũng đầu tư rất bài bản, đó là gia đình ông Ya Nơi, 40 tuổi. Ông mới chỉ bắt đầu nuôi khoảng hơn nửa năm nay, gia đình đầu tư trên 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mua 2 con bò sữa và dành hơn 1 sào đất để trồng cỏ, trồng bắp cho bò. “Người ta làm được mình cũng làm được, khó nhất là vốn nên phải có đủ vốn mới làm, vì mỗi con bò giống này khá đắt, trên 50 triệu, rồi mua máy móc, mua máy vắt sữa nên cũng tốn kém lắm” – ông Ya Nơi cho biết.
VẬN ĐỘNG DÂN NUÔI BÒ
Là huyện dẫn đầu Lâm Đồng về chăn nuôi bò sữa hiện nay, số lượng bò sữa trên địa bàn Đơn Dương đã tăng nhanh trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm tăng từ 6 – 9%.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đơn Dương, tính đến thời điểm này, tổng đàn bò sữa tại huyện có 16.126 con, tăng 6,3% so với cuối năm 2020, trong đó trên 7.400 con đang cho sữa với sản lượng sữa bình quân khoảng 170 tấn/ngày; tổng doanh thu từ nguồn sữa tươi ước đạt trên 2 tỷ đồng/ngày.
Cũng cần biết rằng trong tổng đàn trên, số bò sữa nuôi trong dân chiếm gấp đôi số bò nuôi trong doanh nghiệp. Cụ thể, có trên 600 gia đình đang nuôi 11.613 con, còn đàn bò sữa trong 2 doanh nghiệp Vinamilk và Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt là 4.513 con. Hai xã Tu Tra và Đạ Ròn có người dân nuôi nhiều nhất, mỗi xã gần 5 nghìn con; các xã còn lại ít hơn như Lạc Xuân có trên 500 con, Quảng Lập có trên 400 con, thị trấn Thạnh Mỹ có trên 200 con. Trung bình mỗi gia đình trước đây nuôi từ 2 – 5 con, nay số gia đình nuôi từ 10 con trở lên chiếm đến 78%.
Riêng tại xã Đạ Ròn, trong số trên 350 hộ dân đang nuôi bò sữa hiện nay, đã có 28 hộ người dân tộc thiểu số cùng nuôi bò sữa với 359 con, là địa phương có số hộ gia đình người dân tộc thiểu số nuôi bò sữa nhiều nhất trong huyện. Rất nhiều hộ nuôi từ 2 – 5 con trở lên nhưng cũng có những hộ có đàn bò số lượng lớn không thua kém người Kinh, tiêu biểu như gia đình ông Ha Sin với 30 con. Điều đáng nói, hầu hết số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nuôi bò sữa này đều ở thôn Ròn.
“Xã chúng tôi có 8 thôn, trong đó 4 thôn có cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống là thôn Ròn, thôn Suối Thông A1, thôn Suối Thông A2 và Thôn 2, nhưng chỉ người thôn Ròn là nuôi nhiều; các thôn còn lại rất ít hộ nuôi mặc dù xã đã vận động rất nhiều” – ông Đặng Phước Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Ròn cho biết.
Theo ông Hùng, hiện trên địa bàn có các trạm thu mua sữa tươi hằng ngày của 4 công ty lớn gồm Vinamilk, TH True Milk, VP Milk và Cô gái Hà Lan – Dutch Lady nên rất đảm bảo cho việc tiêu thụ tất cả lượng sữa tươi sản xuất hằng ngày. “Do có nhiều công ty thu mua nên người dân trên địa bàn không phải lo lắng về đầu ra, miễn là đảm bảo chất lượng theo qui định là được” – ông Hùng khẳng định.
Điều đáng nói nhất, như nhiều người dân nơi đây cho biết, đó chính là việc thu nhập từ nuôi bò sữa rất ổn định trong những năm gần đây, đặc biệt là trong đợt dịch hiện nay. Các công ty hiện vẫn thu mua đều, giá thu mua cũng rất ổn định từ 11 – 14,5 nghìn đồng/ lít tùy chất lượng; người dân ai có hợp đồng thì bán sữa theo hợp đồng, nhưng nếu không có hợp đồng thì các công ty vẫn thu mua bình thường.
Với cộng đồng người dân tộc thiểu số trong xã, theo ông Hùng, có điểm khó là nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong xã dù được địa phương vận động nhưng vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vào nuôi bò sữa, vì ngại khó, vì thiếu vốn, vì chưa có nguồn đất trồng cỏ cho bò. “Huyện và xã đang khuyến khích người dân trong xã tăng đàn, thường xuyên trong năm tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho dân về quy trình chăn nuôi, thức ăn, cách chăm sóc, thuốc chống bệnh cho bò sữa, có cán bộ kỹ thuật hỗ trợ, tạo điều kiện vay vốn, nhất là ưu tiên tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong xã nuôi bò sữa và coi đây là một giải pháp hiệu quả để giúp bà con thoát nghèo vươn lên làm giàu tại địa phương đầy ưu thế về nuôi bò sữa này” – ông Hùng khẳng định.

Cách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông Thân đã mua vài con cầy về nuôi thử. Hiện cầy thịt nặng từ 6 đến 8 ...
01/05/2022

Cách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông Thân đã mua vài con cầy về nuôi thử. Hiện cầy thịt nặng từ 6 đến 8 kg/con với giá 2 triệu đồng/kg.Trước đây, ông Thân đã từng chăn nuôi nhiều con nhưng thu nhập không ổn định. Cách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông đã mua vài con cầy về nuôi thử. Thời gian đầu, do chưa có kiến thức nuôi nên gặp rất nhiều khó khăn, ông phải đi nhiều nơi để học kinh nghiệm, lên mạng tìm tài liệu về kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng bệnh.
Vay mượn được số tiền trên 200 triệu đồng, ông vào tận Thừa Thiên Huế mua thêm 11 con cầy vòi mốc và 4 con cầy hương giống về nuôi. Hệ thống chuồng trại được ông đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp.
Thức ăn được ông chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, trung bình mỗi con một ngày chi phí hết 2.500 đồng, chủ yếu cơm và hoa quả, chuối, mít, dứa… Hiện gia đình ông nuôi 130 con cầy vòi mốc, cầy hương bố mẹ và cầy con.
Theo ông, một con cầy mẹ mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 đến 5 con. Đây là loài rất dễ nuôi, ít bệnh, mỗi ngày chúng ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Khi nuôi cần chú ý thiết kế chuồng cao, thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo ánh sáng nhằm hạn chế dịch bệnh.
Nhiều người đã đến thăm và muốn học hỏi nuôi cầy như ông Thân. Ảnh: Mạnh Thuần.
Bình quân mỗi tháng, đàn cầy ông sinh sản ra từ 20 đến 30 con. Sau khi trừ chi phí, thu nhập từ bán giống và thương phẩm cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Hiện nay, khu nuôi của ông đã đượcCách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông Thân đã mua vài con cầy về nuôi thử. Hiện cầy thịt nặng từ 6 đến 8 kg/con với giá 2 triệu đồng/kg.Trước đây, ông Thân đã từng chăn nuôi nhiều con nhưng thu nhập không ổn định. Cách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông đã mua vài con cầy về nuôi thử. Thời gian đầu, do chưa có kiến thức nuôi nên gặp rất nhiều khó khăn, ông phải đi nhiều nơi để học kinh nghiệm, lên mạng tìm tài liệu về kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng bệnh.
Vay mượn được số tiền trên 200 triệu đồng, ông vào tận Thừa Thiên Huế mua thêm 11 con cầy vòi mốc và 4 con cầy hương giống về nuôi. Hệ thống chuồng trại được ông đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp.
Thức ăn được ông chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, trung bình mỗi con một ngày chi phí hết 2.500 đồng, chủ yếu cơm và hoa quả, chuối, mít, dứa… Hiện gia đình ông nuôi 130 con cầy vòi mốc, cầy hương bố mẹ và cầy con.
Theo ông, một con cầy mẹ mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 đến 5 con. Đây là loài rất dễ nuôi, ít bệnh, mỗi ngày chúng ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Khi nuôi cần chú ý thiết kế chuồng cao, thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo ánh sáng nhằm hạn chế dịch bệnh.
Nhiều người đã đến thăm và muốn học hỏi nuôi cầy như ông Thân. Ảnh: Mạnh Thuần.
Bình quân mỗi tháng, đàn cầy ông sinh sản ra từ 20 đến 30 con. Sau khi trừ chi phí, thu nhập từ bán giống và thương phẩm cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Hiện nay, khu nuôi của ông đã được rất nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc biết đến thông qua mạng xã hội và cũng có rất nhiều hộ dân ở các tỉnh thành trong cả nước tìm đến để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và đặt hàng mua con giống.
Ông Thân mong muốn được các cấp hỗ trợ để thành lập tổ hội nhằm mở rộng quy mô nuôi, đảm bảo nguồn cung ổn định để xuất bán, đồng thời giúp bà con nông dân trong vùng cùng nuôi. rất nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc biết đến thông qua mạng xã hội và cũng có rất nhiều hộ dân ở các tỉnh thành trong cả nước tìm đến để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và đặt hàng mua con giống.
Ông Thân mong muốn được các cấp hỗ trợ đCách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông Thân đã mua vài con cầy về nuôi thử. Hiện cầy thịt nặng từ 6 đến 8 kg/con với giá 2 triệu đồng/kg.Trước đây, ông Thân đã từng chăn nuôi nhiều con nhưng thu nhập không ổn định. Cách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông đã mua vài con cầy về nuôi thử. Thời gian đầu, do chưa có kiến thức nuôi nên gặp rất nhiều khó khăn, ông phải đi nhiều nơi để học kinh nghiệm, lên mạng tìm tài liệu về kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng bệnh.
Vay mượn được số tiền trên 200 triệu đồng, ông vào tận Thừa Thiên Huế mua thêm 11 con cầy vòi mốc và 4 con cầy hương giống về nuôi. Hệ thống chuồng trại được ông đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp.
Thức ăn được ông chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, trung bình mỗi con một ngày chi phí hết 2.500 đồng, chủ yếu cơm và hoa quả, chuối, mít, dứa… Hiện gia đình ông nuôi 130 con cầy vòi mốc, cầy hương bố mẹ và cầy con.
Theo ông, một con cầy mẹ mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 đến 5 con. Đây là loài rất dễ nuôi, ít bệnh, mỗi ngày chúng ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Khi nuôi cần chú ý thiết kế chuồng cao, thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo ánh sáng nhằm hạn chế dịch bệnh.
Nhiều người đã đến thăm và muốn học hỏi nuôi cầy như ông Thân. Ảnh: Mạnh Thuần.
Bình quân mỗi tháng, đàn cầy ông sinh sản ra từ 20 đến 30 con. Sau khi trừ chi phí, thu nhập từ bán giống và thương phẩm cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Hiện nay, khu nuôi của ông đã được rất nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc biết đến thông qua mạng xã hội và cũng có rất nhiều hộ dân ở các tỉnh thành trong cả nước tìm đến để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và đặt hàng mua con giống.
Ông Thân mong muốn được các cấp hỗ trợ để thành lập tổ hội nhằm mở rộng quy mô nuôi, đảm bảo nguồn cung ổn định để xuất bán, đồng thời giúp bà con nông dân trong vùng cùng nuôi.ể thành lập tổ hội nhằm mở rộng quy mô nuôi, đảm bảo nguồn cung ổn định để xuất bán, đồng thời giúp bà con nông dân trong vùng cùng nuôi.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chăn Nuôi - Làm Giàu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share