Bác Sĩ Thú Y Thuý Quỳnh

  • Home
  • Bác Sĩ Thú Y Thuý Quỳnh

Bác Sĩ Thú Y Thuý Quỳnh Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Bác Sĩ Thú Y Thuý Quỳnh, Veterinarian, .

31/03/2022

SIÊU VỖ BÉO -Chỉ /kg
- Tăng thể trọng nhanh - Rút ngắn thời gian xuất chuồng
- Giảm chi phí cám - Tăng sức đề kháng chống bệnh tật
- Tăng chất lượng thịt - Giảm mùi hôi chuồng trại
GOLD MIX đồng hành cùng bà con chăn nuôi
Gọi ngay: 0385.617.555 để được tư vấn, đặt hàng

09/03/2022

SIÊU VỖ BÉO DÀNH CHO GIA SÚC - GIA CẦM
ƯU ĐÃI: Chỉ còn duy nhất ngày hôm nay
Dành cho 100 bà con để lại SỐ ĐIỆN THOẠI ngay
Giúp Trâu, bò, lợn, gà, vịt,...
- Lớn nhanh, xuất chuồng sớm
- Khoẻ mạnh giảm ốm bệnh
- Tiết kiệm tiền cám - công sức chăn nuôi
- Giảm mùi hôi chuồng sinh học
Các bác để lại SỐ ĐIỆN THOẠI em tư vấn trực tiếp nhé
Liên hệ: 0966.484.576

28/02/2022

Bà con dùng GOLD MIX nhà em cho hiệu quả rất tốt ạ

GOLD MIX nhà em đóng hàng gửi cho bà con khắp cả nước đây ạvề xe nào là hết xe đó ạ
28/02/2022

GOLD MIX nhà em đóng hàng gửi cho bà con khắp cả nước đây ạ
về xe nào là hết xe đó ạ

24/12/2021

BÍ QUYẾT GIÚP BÀ CON CHĂN NUÔI LỢI NHUẬN CAO
Tăng thể trọng nhanh - Rút ngắn thời gian xuất chuồng
Giảm chi phí cám - Tăng sức đề kháng chống bệnh tật
Sản phẩm vỗ béo bán chạy nhất tại của hàng bên em. Bà con nhanh tay để lại SỐ ĐIỆN THOẠI để em tư vấn trực tiếp cho các bác nhé
LIÊN HỆ: 0385.684.813

Cảm ơn các bác đã tin tưởng sản phẩm của bên em 😍😍
23/12/2021

Cảm ơn các bác đã tin tưởng sản phẩm của bên em 😍😍

feedback của khách nhà em này các bác
23/12/2021

feedback của khách nhà em này các bác

23/12/2021

Cảm nhận của bà con sử dụng Siêu vỗ béo BIO nhà em đây ạ

Áp Dụng Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Thả Vườn Đúng Chuẩn – Cơ Hội Trở Thành Triệu Phú Cho Mỗi Người Dân Chăn NuôiBước chuẩn bị ...
23/12/2021

Áp Dụng Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Thả Vườn Đúng Chuẩn – Cơ Hội Trở Thành Triệu Phú Cho Mỗi Người Dân Chăn Nuôi
Bước chuẩn bị chuồng trại
Trước khi chăn nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà bà con cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo. Hãy lựa chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để tránh nắng chiều oi bức mà lại có thể hứng được ánh nắng vào buổi sáng.
Khi thực hiện theo mô hình chăn nuôi gà thả vườn, mật độ trung bình đạt 1 con/m2. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng.
Cửa chuồng gà mặt trước nên đặt ở hướng Đông Nam, sàn nên được làm bằng vật liệu chính là tre thưa hoặc lưới đảm bảo độ khô ráo, thoáng mát, dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
Xung quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới nilon,… Khi thời tiết khô ráo, cần thả gà ra vườn hoặc sân chơi rồi buổi tối nhốt lại.
Rèm che bà con nên lựa chọn chất liệu bằng bao tải hoặc vải bạt… thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió.
Trong quá trình chăn nuôi gà, phần chuồng nuôi cũng cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Bên cạnh đó, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà.
Xây dựng bãi chăn thả
Khi chăn nuôi gà thả vườn kiểu mới, để việc xây dựng bãi chăn thả đạt hiệu quả thì bà con cần lựa chọn nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà.
Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Còn trong trường hợp sở hữu khu đất rộng thì có thể bố trí 2 bãi chăn thả với chuồng nuôi ở vị trí trung tâm.
Giống như việc làm chuồng nuôi, bãi chăn thả cũng cần đáp ứng yêu cầu là dễ thoát nước, có độ bằng phẳng, không có vật lạ, rác thải, nước đọng lại, thu dọn lông trên bãi chăn định kỳ. Tại vị trí chăn thả, cần sử dụng rào chắn bằng chất liệu phên nứa để đảm bảo gà không đi lại, thú hoang không thể xâm nhập vào.
Lựa chọn gà giống
Trong chăn nuôi gà, việc lựa chọn giống luôn được đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng. Gà giống cần phải đảm bảo một số những yêu cầu cơ bản sau đây:
Gà có khối lượng khoảng 35 đến 36g
Lựa chọn gà giống có thân hình cân đối, hoạt bát, khỏe mạnh
Mắt láu lia, mở to
Chân không bị khuyết tật, thích chạy nhảy và cao
Cánh và đôi gà áp sát vào phần thân
Chọn con có cổ chắc, dài, đầu to cân đối
Siêng xới đất, siêng ăn, mỏ chắc chắn và to
Hiện nay giá gà giống cũng có sự thay đổi theo thời gian. Bà con cần lựa chọn thời điểm để mua gà và nơi uy tín để đảm bảo việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất!
Hướng dẫn cách cho gà ăn uống theo từng giai đoạn
Để chăn nuôi gà đạt thành công, quá trình chăm sóc cũng cần phải được áp dụng đúng cách theo từng giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn gà từ 1 cho tới 21 ngày tuổi
Lúc này cần phải lựa chọn loại thức ăn đặc chủng dành cho gà ở giai đoạn này. Thời điểm này, gà thường có đặc điểm ăn ít tuy nhiên ăn nhiều lần. Vì thế nên lượng thức ăn cũng phải phân bổ đều, mỏng ra khay với độ dày trung bình khoảng 1cm, cứ cách khoảng 3 đến 4 lần thì cho gà ăn. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi cho thức ăn mới lên khay bà con cũng cần cạo sạch hết lượng thức ăn còn thừa trước đó.
Với nước cho gà uống, thời điểm 2 tuần đầu tiên nên dùng loại máng có thể tích chứa khoảng 1,5 đến 2 lít nước. Các tuần tiếp sau đó đổi sang máng có thể tích 4 lít. Trong quá trình lắp đặt, máng uống nước phải được kê cao hơn chuồng khoảng 1 tới 3cm, sắp xếp xen kẽ với khay chứa đồ ăn. Mỗi ngày nên thay nước từ 2 đến 3 lần, sau đó rửa sạch sẽ hàng ngày.
Giai đoạn gà từ 21 cho tới 42 ngày tuổi
Thức ăn chăn nuôi gà thả vườn ở giai đoạn này vẫn sử dụng loại đặc chủng dành cho giai đoạn này, kết hợp với các loại nguyên liệu khác như gạo, lúa, rau xanh để tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho vật nuôi.
Với giai đoạn này, bà con nên sử dụng loại máng trung P30. Khi nào gà bắt đầu lớn dần thì sẽ thay bằng loại máng P50. Treo máng ăn phải đảm bảo cao ngang so với lưng gà. Mỗi máng ăn sẽ đáp ứng cho 30 đến 40 con và ngày cho ăn từ 3 tới 4 lần.
Với máng uống nước, thời điểm gà từ 21 đến 42 ngày nên dùng loại từ 4 tới 8 lít. Chiều cao của máng cách mặt nền khoảng 4 cho tới 5cm. Mỗi máng nước đáp ứng số lượng 100 con.
Giai đoạn cho gà thịt
Giai đoạn này, gà thường phát triển rất nhanh. Vì thế trong kỹ thuật chăn nuôi gà bà con cũng cần chú ý một số điểm sau đây:
Lượng thức ăn sử dụng trong giai đoạn này cần phải tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, chất đạm để vật nuôi lớn nhanh, chắc xương hơn.
Tăng thêm lượng nước uống mỗi ngày để đảm bảo gà có đủ nước uống. Tùy theo từng mùa mà lượng nước bổ sung cho gà cũng sẽ khác nhau. Để điều chỉnh lượng nước, bà con có thể căn cứ vào nhiệt độ của môi trường.
Vệ sinh chuồng trại
Trong chăn nuôi gà, để đảm bảo chuồng trại sạch sẽ cần thực hiện một số điều cơ bản sau đây:
Dọn dẹp rìa xung quanh như bụi rậm, không đặt chuồng tại vị trí ẩm mốc, ướt hoặc nước đọng.
Quanh khu vực chăn nuôi gà cần dùng chất sát trùng theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y.
Độn chuồng bổ sung, xới đào theo định kỳ để gia tăng thêm độ dày của chuồng. Ngoài ra, chất độn sử dụng cũng cần đảm bảo có độ tơi xốp và khô.
Máng uống nước, máng ăn phải vệ sinh sạch sẽ.
Cách phòng bệnh cho gà
Có một vấn đề mà bà con thường rất hay quan tâm đó là khi chăn nuôi gà thả vườn, nếu như gà bị mắc bệnh phải điều trị như thế nào hiệu quả. Sau đây sẽ là một số loại bệnh và cách chữa phù hợp nhất mà bà con có thể tham khảo.
Gà ở độ tuổi từ 3 đến 7 ngày bị dịch tả cần sử dụng loại vacxin V4 hoặc Lasota loại nhược độc đông khô. Đem nhỏ vào mũi và mắt của gà với liều dùng là pha 100 liều/ lọ với 30ml nước cất. Với gà từ 18 đến 20 ngày, tiếp tục dùng V4 hoặc Lasota đem pha 100 liều/lọ với 1 lít nước cất cho gà uống trong ngày. Gà từ 35 đến 40 ngày dùng Niucatxơn hệ 1 pha 100 liều/ lọ với 30ml nước cất tiêm ở dưới da cánh khoảng 0,2ml/ gà.
Gà từ 1 đến 2 ngày tuổi bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sử dụng vacxin IB chủng H120 pha 100 liều/lọ với 30ml nước cất đem nhỏ vào miệng, mũi từ 2 – 3 giọt/ con.
Gà từ 40 ngày tuổi mắc bệnh tụ huyết trùng dùng vacxin THT gia cầm thuộc loại vacxin chết keo phèn với 50ml/lọ tiêm 0,2ml/ gà ở lườn và đùi.
Tóm lại, chăn nuôi gà thả vườn không khó nhưng để nuôi gà thành công mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu đòi hỏi bà con chăn nuôi phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật, thường xuyên tham khảo báo đài, kinh nghiệm người đi trước áp dụng vào thực tế chăn nuôi hộ gia đình.

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAONắm rõ quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản đóng vai t...
23/12/2021

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO
Nắm rõ quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến doanh thu của toàn trại. Và nếu bạn đang băn khoăn không biết kỹ thuật làm chuồng nuôi heo nái như thế nào hay thức ăn cho lợn nái sinh sản ra sao thì những kiến thức chăn nuôi lợn nái sinh sản mà Animaid chia sẻ ngay sau đây chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bạn, cùng tham khảo ngay nhé!
Các bước của kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản
Kỹ thuật nuôi heo nái thời kỳ mang thai đặc biệt là giai đoạn trước, trong và sau khi sinh luôn được người nông dân chú trọng tới. Quy trình kỹ thuật cơ bản khi nuôi lợn nái sinh sản phải được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, tỉ mỉ và chính xác mới cho lại kết quả cao.
chăn nuôi heo nái
1. Chăm sóc heo nái trong giai đoạn mang thai
Thông thường nái tơ sẽ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 cho đến tháng thứ 8, tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Khi heo lên giống, thời điểm để phối giống thích hợp nhất là khi những chú nái đứng yên cho con nọc phủ hoặc lấy hai tay đè lên mông nái.
+ Bạn phải luôn đảm bảo được chuồng nuôi ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Chuồng nuôi cần ánh sáng rọi vào buổi sáng, tránh mưa từ phía Tây và gió bấc lùa vào mùa rét.
chăn nuôi heo nái 1
+ Cần thường xuyên tắm chải cho lợn nái, xoa bóp bầu vú để mạch máu được lưu thông dễ hơn, đồng thời phát triển tuyến sữa và để heo dễ quen người và dễ tiếp xúc khi đỡ đẻ.
+ Thực hiện tiêm phòng định kỳ 1 năm 2 lần các loại vaccine dịch tả, lở mồm long móng. Thường sẽ tiêm phòng vào khoảng tháng 5 và tháng 10 hoặc trước khi phối giống.
+ Khi mang thai, heo nái thường cần một lượng chất khoáng nhiều hơn để phát triển hệ cơ xương của bào thai. Đồng thời, nái cũng cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể cũng như để nuôi bào thai.
2. Chăm sóc nái trong giai đoạn đẻ
Ở giai đoạn này, chuồng đẻ của nái phải luôn được dọn sạch và sát trùng cẩn thận từ 5 đến 7 ngày trước khi chuyển nái đẻ đến. Trước khi đưa nái vào chuồng đẻ nên rửa sạch bụng và bầu vú bằng nước ấm.
+ Trong suốt thời gian trước khi đẻ bạn nên cho heo nái ăn giống như trong thời kỳ mang thai. Khi thấy vú có sữa thì chắc chắn nái sẽ đẻ trong vòng 24 giờ sau đó, cần chú ý chăm sóc nái trong lúc đẻ bởi nó sẽ giúp giảm tỷ lệ heo con chết trong và sau khi đẻ.
chăn nuôi heo nái 3
+ Bà con có thể tiêm Oxytocin để hỗ trợ heo nái khi đẻ với các trường như lợn rặn đẻ yếu; sau 30 phút heo rặn nhưng chưa đẻ heo con kế tiếp, hoặc heo con đã ra hết nhưng nhau chưa ra. Chỉ thực hiện hỗ trợ bằng tay trong trường hợp heo nái có dấu hiệu không thể đẻ được nếu không có sự trợ giúp.
+ Sau khi heo mẹ sinh xong, nái được tiêm kháng sinh qua cơ bắp, đồng thời bơm kháng sinh vào đường âm đạo.
+ Nên cho heo con bú sữa đầu ngay sau khi sinh bởi sữa lúc này có chứa nhiều kháng thể. Heo nái chỉ có khả năng cho sữa đầu từ 24 – 36 giờ sau khi sinh. Đồng thời, heo con cũng chỉ có khả năng hấp thu trực tiếp kháng thể qua tế bào biểu mô ruột non ngay giờ đầu sau khi sinh cho đến 18-24 giờ sau đó.
3. Chăm sóc lợn nái sau khi sinh xong
Sau khi đẻ xong, nái thường rất mệt, có thể ăn ít hoặc không ăn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống.
+ Lượng sữa lợn nái tiết ra ngay sau khi đẻ sẽ tăng dần cho đến ngày thứ 20 - 25 thì bắt đầu giảm dần. Cần cho lợn mẹ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể tiết nhiều sữa nuôi con và lợn nái ít bị hao mòn.
+ Cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe lợn mẹ sau khi đẻ, chú ý kỹ đến màu sắc, lượng và mùi dịch hậu sản; đồng thời kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ ngày 2 lần liên tục trong 3 ngày đầu để can thiệp kịp thời.
>>> Tham khảo ngay: Các loại bệnh và cách điều trị bệnh cho lợn con mới sinh
chăn nuôi heo nái 5
+ Thức ăn cho nái sau khi đẻ sẽ tăng dần từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi bạn cho lợn nái ăn theo khả năng và nhu cầu của nó. Nếu lợn nái nuôi từ 8 đến 10 nên cho lợn nái ăn trung bình 4 kg/ngày. Lợn nái nuôi trên 10 con thì cho ăn trung bình 5 kg/ngày. Nên cho lợn nái ăn từ 4 đến 5 bữa mỗi ngày sẽ giúp chúng ăn được nhiều hơn và tiêu hoá tốt hơn. Nếu lợn sinh vào thời điểm mùa hè thì cho chúng ăn nhiều vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát.
+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, phải luôn giữ chuồng luôn khô ráo sạch sẽ, che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa.
Nắm rõ quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản sẽ giúp cho công việc chăn nuôi lợn trở nên dễ dàng hơn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu công và sức lao động. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm thú y được khuyên dùng để hỗ trợ cho quá trình chăm sóc lợn nái sinh sản được tốt hơn nhé!

23/12/2021

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Bác Sĩ Thú Y Thuý Quỳnh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share