02/08/2023
Những kỹ thuật cần thiết để nuôi châu chấu mang lại giá trị kinh tế cao.
Anh em mới nuôi cần đọc để tham khảo nhé.
Đặc điểm hình dáng của châu chấu
Châu chấu hay còn được gội là châu chấu lùa vốn là loài côn trùng chuyên ăn lá. Tên tiếng anh của chúng là Caelifera. Châu chấu có hình dạng gần giống với cào cào nên nhiều người nhẫm lần giữa 2 loài này.
Xét về hình dáng, châu chấu và cào cào khá giống nhau, điểm khác biệt rõ nét nhất là phần đầu. Đầu của châu chấu có hình vuông còn cào cào lại có một chiếc đầu nhọn.
Chấu chấu có nét tương đồng với cào cào
Chấu chấu có nét tương đồng với cào cào
Trên đầu của châu chấu có thêm các sợi râu nhỏ cùng với đó là 2 mắt to và lồi ra ngoài. Chúng phát ra âm thanh bằng cách co xương đùi vào bụng hoặc co vào phần cánh ở phía trước.
Châu chấu có cấu tạo hai chân đùi sau khá to, dài và phát triển mạnh, chúng có nhiệm vụ hỗ trợ bật nhảy để di chuyển hoặc trốn tránh kẻ thù.
Châu chấu là loài côn trùng có cánh khá mỏng, giống như chuồn chuồn tuy nhiên lại không có khá năng bay xa và cao như chuồn chuồn. Cũng như nhiều loài sinh vật khác thì châu chấu cái thường có thân hình to hơn so với châu chấu đực để người nhìn nhận biết.
Châu chấu ăn gì?
Châu chấu được xếp vào là loài sinh vật rất háu ăn, các món Khoái khẩu của chúng chính là các chồi non hoặc lá cây. Đặc biệt chúng rất yêu thích lá của các cây bắp, cây lúa và cũng có thể khi cá thể quá đông không có nguồn thức ăn đủ chúng sẽ ăn luôn cả hạt lúa.
Thức ăn ưa thích của châu chấu chính là chồi non, lá cây
Thức ăn ưa thích của châu chấu chính là chồi non, lá cây
Là loài côn trùng “tham ăn tục uống”, châu chấu có thể sinh sản rất nhanh. Trong vòng 1 năm một cặp bố mẹ có thể đẻ ra hơn 200 con châu chấu con. Chính vì thế, mà chúng là khắc tinh của người nông dân vì thường xuyên phá hoại mùa màng, cây cối.
Những nơi mà châu chấu bay qua đều có hệ sinh thái cây cối, hoa màu tan hoang, không phát triển được. Do đó, người nông dân đã áp dụng nhiều phương pháp bắt chúng để bảo vệ mùa màng cũng như có thêm thu nhập khi bán thương phẩm làm thức ăn.
Nơi phân bổ chủ yếu của châu chấu
Khi đã biết được thức ăn của châu chấu là, thì chúng ta có thể biết được nơi mà chúng sống chủ yếu ở đâu.
Châu chấu thường sống nhiều nhất và chủ yếu là các đồng cỏ, ruộng lúa, ngô, rau hoặc bất cứ một nơi nào có nguồn thức ăn thực sự phong phú.
Tại các nước thuộc khu vực nhiệt đới như Châu Á và Châu Phi – được xem là môi trường sống lý tưởng của chúng. Ở đây có nhiệt độ thích hợp cho sự sinh sản cũng như phát triển của loài côn trùng này.
Khi được sống ở các vùng khí hậu nhiệt đới ôn hòa thì khả năng sinh sản của châu chấu tang nhanh với tốc độ chóng mặt.
Đa số ở các quốc gia trên thế giới thì châu chấu là loài sinh vật có hại cần phải diệt trừ. Tuy nhiên ở nước ta, châu chấu được xem như một loại thực phẩm chế biến được thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và rất được yêu thích.
Phân loại châu chấu
Hiện nay, châu chấu được chia làm 4 loại phổ biến nhưng dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến 2 loại phổ biến và nổi bật nhất.
Châu chấu ma
Hình ảnh loại châu chấu được gọi là châu chấu ma
Hình ảnh loại châu chấu được gọi là châu chấu ma
Châu chấu ma là loài có hình dáng cấu trúc sinh học tương tự như các loài châu chấu thường. Điểm khác biệt chính là tông màu nâu đất của chúng từ thân, càng, cánh, đầu cho tới chân, bên cạnh đó nó còn có thể có một màu là đen tuyền.
Cái tên châu chấu ma được dân gian tương truyền là do loài côn trùng này gặp nhiều nhất ở tại các khu bãi tha ma nên gắn cho chúng cái tên như vậy.
Châu chấu voi
Thực chất loài này khá giống với châu chấu thường, điểm duy nhất mà chúng khác chính là có thân hình to lớn hơn. Đặc biệt, 2 càng sau của chúng rất to và khỏe, mồm cũng rộng hơn so với các loài khác.
Điểm đặc biệt, loài này có thể gây sát thương cho con người nếu chẳng may bạn tấn công hoặ khiến chúng cảm thấy không được an toàn.
Vòng đời của châu chấu
Châu chấu là loài có tuổi thọ ngắn, chỉ vào khoảng 200 ngày và vòng đời của nó được chia thành các giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn trứng: Kéo dài từ 10 đến hơn 22 ngày.
Châu chấu con: giai đoạn này kéo dài trong vòng 110 ngày
Châu chấu trưởng thành: Kéo dài trong khoảng 100 ngày
Với những cá thể khi đã trưởng thành, thì sau 35 ngày có thể giao phối và đẻ trứng. Mỗi đợt giao phối, châu chấu đẻ tầm thêm 3 lần và mỗi lần đẻ là 80 quả trứng.
Ngoài ra, chấu non phải trải qua quá trình lột xác để phát triển các bộ phận của con trưởng thành một cách toàn diện nhất.
Những kỹ thuật cần thiết khi nuôi châu chấu
Những kỹ thuật cần trong nuôi châu chấu
Những kỹ thuật cần trong nuôi châu chấu
Bên cạnh việc châu chấu bị các nhà nông vây bắt vì phá hoại mùa màng thì chúng còn được nuôi để bán vì nó đem lại thu nhập tốt.
Với những người nuôi châu chấu cần thực hiện những điều sau đây để có thể đạt được năng suất cao mà không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Chuẩn bị địa điểm nuôi
Cần chọn nuôi châu chấu ở những khoảng đất trống, thông thoáng và có nhiều ánh nắng.
Bề mặt đất nuôi nên cao hơn với mặt đất xung quanh khoảng 10-15cm để có thể giúp cho quá trình thoát nước được thuận lợi và tránh trường hợp xảy ra ngập úng.
Tùy vào quy mô, điều kiện mà vùng nuôi cần có diện tích từ 40m2 – 10m chiều dài và 4m chiều ngang trở lên. Với mỗi 15m2 có thể nuôi cho khoảng 10.000 cá thể châu chấu.
Chuồng trại nuôi
Mặt đất nơi nuôi chấu phải được làm sạch để ngăn ngừa các loại sâu bệnh tấn công chúng. Trường hợp đất có kiến, người nuôi cần dùng nước sôi để diệt chứ không nên dùng thuốc diệt kiến.
Thức ăn
Với chuồng nuôi châu chấu bạn cần trồng lúa hoặc trồng ngô trước đó khoảng 1 tháng để làm thức ăn cho chúng.
Xây dựng chuồng nuôi
chỉ cần bạn thuận tiện cho quá trình châu chấu ăn cũng như sau này thu hoạch là được.
Ngoài ra, cần sử dụng thêm lưới mắt nhỏ để bao kín chuồng nuôi, lưới nên dùng loại màu trắng để chuồng sáng và thoáng, vừa thuận tiện cho việc quan sát, vừa phù hợp thăm nuôi châu chấu.
Cửa chuồng nên làm bằng dây kéo, thiết kế để thuận tiện vào mà châu chấu không thể thoát ra ngoài khi người nuôi cho chúng ăn.
Nuôi châu chấu mang lại giá trị kinh tế lớn nên mặc dù xây dựng chuồng trại hay kỹ thuật nuôi có phức tạp nhưng vẫn được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng và thành công.
Vậy, trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc châu chấu ăn gì, cùng với đó là kỹ thuật nuôi châu chấu giúp mang lại giá trị kinh tế cao cho hộ gia đình. Mong rằng qua đây, bạn có thể áp dụng được thành công mô hình này nhé!
Nguồn: xaluan360.net