Hiệp hội chim miền bắc

  • Home
  • Hiệp hội chim miền bắc

Hiệp hội chim miền bắc cám chim kích lửa

Thông thường chim sẽ đạt đỉnh lửa trước khi nó bước vào giai đoạn thay lông, khoảng thời gian này có thể là một, hai thá...
05/02/2022

Thông thường chim sẽ đạt đỉnh lửa trước khi nó bước vào giai đoạn thay lông, khoảng thời gian này có thể là một, hai tháng hay một vài tuần trước thay lông, tùy mỗi con và mỗi người nuôi. Khi chim đạt đỉnh lửa sẽ rất căng lửa nhưng chim căng lửa chưa chắc đã là đỉnh lửa. Đỉnh lửa là điểm lửa sung mãn nhất trong chu kì của chim khi lông đã già, vì thức ăn đưa vào không (ít)dồn vào việc nuôi lông mà dồn vào giọng hót, tiếng ché. Đỉnh lửa mang tính chu kì. Có thể chú chim đó không hay, nhưng khi đã đạt đỉnh lửa- đó là khoảng thời gian hay nhất của nó. trước khi nó bước vào giai đoạn thay lông, khoảng thời gian này có thể là một, hai tháng hay một vài tuần trước thay lông, tùy mỗi con và mỗi người nuôi. Khi chim đạt đỉnh lửa sẽ rất căng lửa nhưng chim căng lửa chưa chắc đã là đỉnh lửa. Đỉnh lửa là điểm lửa sung mãn nhất trong chu kì của chim khi lông đã già, vì thức ăn đưa vào không (ít)dồn vào việc nuôi lông mà dồn vào giọng hót, tiếng ché. Đỉnh lửa mang tính chu kì. Có thể chú chim đó khô trước khi nó bước vào giai đoạn thay lông, khoảng thời gian này có thể là một, hai tháng hay một vài tuần trước thay lông, tùy mỗi con và mỗi người nuôi. Khi chim đạt đỉnh lửa sẽ rất căng lửa nhưng chim căng lửa chưa chắc đã là đỉnh lửa. Đỉnh lửa là điểm lửa sung mãn nhất trong chu kì của chim khi lông đã già, vì thức ăn đưa vào không (ít)dồn vào việc nuôi lông mà dồn vào giọng hót, tiếng ché. Đỉnh lửa mang tính chu kì. Có thể chú chim đó khô
Xả lửa. Khi chim căng lửa hay đã ở đỉnh lửa, cần phải xả lửa. Không nên xả lửa ở nhà. Một chú chim hay trước mắt càng nhiều người thì nó càng hay vì nhiều người muốn được sở hữu. Đẩy giá chú chim lên cao.
Chim luôn trải qua các thời kì lửa của nó, nó không ổn định, lúc yếu lúc căng. Cuộc sống cũng có lúc thăng lúc trầm. Thất bại hay thành công chỉ là bắt đầu hay kết thúc một thời kì nào đó mà thôi.
Thắng không kiêu, bại không nản.
Việc giữ lửa ổn định cho chim vô tình rèn cho chủ nhân tính kiên nhẫn- Đức tính quý để làm nên thành công và để bình thản đón nhận cả thất bại.
Chúc các AE luôn giữ lửa ổn định cho chim.

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HỌA MI   Chim Họa mi là một trong những giống chim cảnh được chọn nuôi ...
05/02/2022

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HỌA MI
Chim Họa mi là một trong những giống chim cảnh được chọn nuôi nhiều nhất. Xuất hiện phổ biến trong hầu hết các gia đình chơi chim. Sở hữu trong tay một chú Họa mi to khỏe, hót hay thì thật sự tuyệt với. Nhưng Họa mi sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu bạn biết cách thì mọi thứ sẽ rất đơn giản, Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn tìm hiểu cách nhận biết và chữa trị bệnh cho Họa mi tốt nhất nhé!
Các bệnh thường gặp ở Họa mi:
Đặc điểm chim Họa mi
Họa mi tên khoa học là Garrulux Canorus. Sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…Chúng sinh sống ở bụi cây, rừng mở. Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh, rừng thứ sinh, vườn và công viên. Chim thường có màu nâu hạt dẻ hoặc nâu vàng tùy từng loài chim. Lông vùng quanh mắt màu trắng làm nổi bật đôi mắt của chim.
Chọn giống Họa mi chuẩn
Muốn sở hữu một con Họa mi hót nhiều, hót hay thì khi chọn mua phải chọn được con tốt. Cần chú ý hình dạng, nên chọn loại đầu rắn, tức là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán. Đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng.
Chọn lông tơi, xốp, mềm. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo. Mắt chim Họa mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen mà có nhiều màu. Phải chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra bốn tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt. Đại đa số, chim Họa mi mắc phải những bệnh phổ biến ở mục sau.
- Bệnh ỉa chảy
Có nhiều nguyên nhân để chim Họa mi mắc chứng ỉa chảy. Thông thường do cho ăn quá nhiều mồi tươi hoặc trong cám có nhiều chất đạm. Nên chúng không thể tiêu hóa hết. Thức ăn còn thừa lên men trong ruột chim, thải ra độc tố là chim Họa mi ỉa lỏng. Phân trắng như bột gạo kèm theo chất nhày của niêm mạc ruột của nó.
Việc đầu tiên nên làm là giảm hoặc ngừng hẳn việc cho chim ăn mồi tươi. Chỉ cho ăn cám cò nhạt nếu chim Họa mi bị nhẹ sẽ tự khỏi ngay. Nếu nặng hơn, hãy đến cửa hàng thuốc thú y mua viên thuốc điều trị tiêu chảy gia cầm. Hòa với nước cho uống trong ba đến bốn ngày thì chim sẽ khỏi. Nếu bị ngộ độc nặng có thể tiêm Atropin với liều lượng 0,001 đến 0,002 g/lần cho một con chim. Ngày tiêm 2 lần dưới da của nó.
Đồng thời làm vệ sinh chuồng trại, dùng phích nước nóng dội vào sàn lồng. Mỗi ngày một lần sau khi làm vệ sinh, để chim được khỏe mạnh.
- Bệnh đau mắt: Thỉnh thoảng có con chim Họa mi bị đau mắt do nhiễm khuẩn. Vì ta cho chim ăn sâu quy thường xuyên nhưng chưa có con nào bó lông hay đau mắt. Rất đơn giản là ta nên mua lọ Cloramphenicol về nhỏ mỗi ngày bốn năm lần. Chỉ vài ngày con chim nào cũng khỏi cả. Bệnh khàn tiếng.
- Chim Họa mi bị khan tiếng có hai nguyên nhân đó là viêm thanh quản và giãn thanh quản. Bạn dùng một viên than củi bằng quả trứng gà ngâm vào lửa bắt nước lã sau một đêm. Gạn lấy nước sau đó vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ vào vài hạt muối. Đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hot của nó sẽ phục hồi dần.
- Chết đột ngột, mất màu lông, bó lông.
Trong quá trình nuôi, bạn sẽ gặp một số chim Họa mi tự nhiên rơi xuống ngắc ngoải. Đó là hiện tượng thiếu khoáng chất nên bị đột quỵ. Nếu cấp cứu kịp thời vẫn sống bình thường. Lúc ấy ta nên hòa đường Glucoza bơm cho nó vài giọt. Mấy phút sau con chim đứng dậy bình thường, đặt vào lồng nó nhảy ngay lên cầu. Những con chim bị mất màu lông, hoặc bó lông chủ yếu cũng là thiếu nguyên tố vi lượng. Đặc biệt yến Kanari đỏ ko cho ăn khoáng rất mau bạc màu.
- Viêm tuyến nhờn: Tuyến nhờn của chim bị thương, nhiễm trùng hay bị cảm nắng, cảm lạnh…Đều là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Chim tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưn mủ. Dùng cồn i ốt khử trùng tuyến nhờn. Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn. Bóp cho mủ ra hết, bôi cồn i ốt một lần nữa vào chỗ đau của chim.
- Ký sinh trùng: Ký sinh trùng là một trong những bệnh thường gặp ở Họa mi khi nó còn nhỏ. Việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo. Nếu phát hiện chim có rận, ta nhúng lồng chim qua nước sôi già. Nếu chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa rắc vào lông chim. Đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim Họa mi. Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.
- Bệnh viêm phổi: Khi khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh. Chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần. Nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng. Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng. Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim. Hòa nước đường trắng cho chim uống, mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.
Các bệnh thường gặp ở Họa mi trên cũng như những loài chim cảnh khác, người chơi chim cần chú ý để kịp thời chữa trị cho chim, nếu để lâu trường hợp xấu nhất là chim sẽ mất tiếng hót thậm chí có thể bị chết.
Sau cùng, hy vọng với kiến thức đã cung cấp đầy đủ trên. Các bạn sẽ sở hữu một chú chim Họa mi như ý. Chúc các bạn thành công!

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÀO MÀO VÀ CÁCH CHỮAĐối với người chơi chim nói chung và chơi Chào mào nói riêng thì một nỗi lo không...
05/02/2022

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÀO MÀO VÀ CÁCH CHỮA
Đối với người chơi chim nói chung và chơi Chào mào nói riêng thì một nỗi lo không nhỏ là các chú chim bị bệnh, tật. Với những người chơi lâu năm có kinh nghiệm thì ít gặp nhờ sự chăm sóc, phòng bệnh tốt về dinh dưỡng, vệ sinh và các sinh hoạt khác cho chim cảnh của mình. Những người mới chơi thì thực sự gặp khó khăn, lúng túng khi chú Chào mào của mình bị một bệnh gì đó, phần lớn gặp ở chim bổi và khi phát hiện ra bệnh thì đã quá nặng dẫn đến chim bị chết. chú chim bị bệnh, tật. Với những người chơi lâu năm có kinh nghiệm thì ít gặp nhờ sự chăm sóc, phòng bệnh tốt về dinh dưỡng, vệ sinh và các sinh hoạt khác cho chim cảnh của mình. Những người mới chơi thì thực sự gặp khó khăn, lúng túng khi chú Chào mào của mình bị một bệnh gì đó, phần lớn gặp ở chim bổi và khi phát hiện ra bệnh thì đã quá nặng d chú chim bị bệnh, tật. Với những người chơi lâu năm có kinh nghiệm thì ít gặp nhờ sự chăm sóc, phòng bệnh tốt về dinh dưỡng, vệ sinh và các sinh hoạt khác cho chim cảnh của mình. Những người mới chơi thì thực sự gặp khó khăn, lúng túng khi chú Chào mào của mình bị một bệnh gì đó, phần lớn gặp ở chim bổi và khi phát hiện ra bệnh thì đã quá nặng d chú chim bị bệnh, tật. Với những người chơi lâu năm có kinh nghiệm thì ít gặp nhờ sự chăm sóc, phòng bệnh tốt về dinh dưỡng, vệ sinh và các sinh hoạt khác cho chim cảnh của mình. Những người mới chơi thì thực sự gặp khó khăn, lúng túng khi chú Chào mào của mình bị một bệnh gì đó, phần lớn gặp ở chim bổi và khi phát hiện ra bệnh thì đã quá nặng d
Mình tạo Chủ đề này để ae tham khảo, chia xẻ kinh nghiệm phòng và trị bệnh hay gặp của Chim Chào mào. Vì thời gian chơi chim chưa lâu, kinh nghiệm chưa nhiều nên các thông tin chủ yếu do mình học hỏi qua bạn bè và internet, xét thấy nó đúng nên viết ra đây, mong ae thảo luận thêm.
- Có câu "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", vì thế trước hết mình đưa ra cách phòng bệnh chung nhất cho Chào mào:
+ Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp chim khỏe, nâng cao sức đề kháng. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: thức ăn chính hằng ngày là cám (có thể tự chế biến hoặc mua) + mồi tươi (sâu, dế, cào cào,...); thức ăn bổ xung là hoa quả (bổ xung các Vitamin và khoáng) hoặc có thể dùng một số loại thuốc bổ tổng hơp (dầu gấc, dầu cá, các loại thuốc bỏ dành cho gia cầm...)
+ Chế độ vệ sinh: đối với chim thì thường xuyên cho chim tắm bằng nước muối pha loãng - mùa hè tắm 1 lần/ngày, mùa đông thì cho chim tắm những ngày có nắng; cho chim phơi nắng cũng là 1 biện pháp phòng bệnh tốt - các thời điểm cho chim phơi nắng tốt nhât là: lúc bình minh (phơi khoảng 15-20 phút) giúp chim tăng cường tổng hợp Vitamin D; từ 8h-10h, thời điểm này nắng chua gắt chim vừa phơi nắng vừa làm sạch bộ lông của nó đồng thời tốt cho Hệ tuần hoàn của chim; từ 15h-17h, thời điểm này tuy nắng gắt nhưng ta có thể áp dụng cho những chim mồi nhăm tăng khả năng chinh chiến khi đi bẫy. Đối với lồng, cóng, cầu đậu, áo lồng ta cũng phải vệ sinh thường xuyên 2 ngày/lần là tốt nhất, để loại bỏ các vi khuẩn, ký sinh trùng có trong phân, cóng đựng thức ăn.
+ Các chế độ khác như tập dượt ở cội áp dụng tùy điều kiện mỗi người; chế độ ngủ của chim: khi ngủ tốt nhất là phủ áo lồng cho chim, treo nơi yên tĩnh, tránh xa mèo chuột, kiến, mối (thạch thùng), cho chim ngủ sớm khi hết ánh nắng tự nhiên.
Trên đây là các cách phòng bệnh chung nhất cho Chào mào. Sau đây mình nêu ra một số
Bênh hay gặp ở Chim Chào mào:
* Bệnh tiêu chảy cấp: bệnh này thường diễn biến nhanh, dễ lây lan
- Nguyên nhân: do chim nhiễm phải một số loại vi khuẩn gậy hại ở đường ruột, do ngộ độc thức ăn,...
- Biểu hiện: Chim đứng ủ rũ, run rẩy, bỏ ăn, ỉa phân lỏng màu trắng hoặc xanh có khi lẫn cả máu, chim có thể chết chỉ qua 1 đêm hoặc từ sáng đến chiều.
- Điều trị: + Nếu bệnh nhẹ (chim vẫn khỏe, ăn uống và hoạt động bình còn linh hoạt chỉ đi ỉa phân lỏng trắng) thì cho uống nước chè hoặc nghiền 01 viên Becberin trộn vào thức ăn cho chim ăn liên tục trong 2,3 ngày.
+ Dùng kháng sinh khi chim có các biểu hiện nặng hơn như đã mô tả ở trên, một số kháng sinh có thể dùng: Chloramphenicol (hay còn gọi là Cờ-lo-xit) 10mg/100g trọng lượng chim, pha 1 thuốc/10 nước cho chim uống liên tục trong 3-5 ngày. Tetracyclin + Bespton 10mg/100g thể trọng pha vào nước theo tỷ lệ 1:10 cho chim uống liên tục 3-5 ngày.
+ Dùng Vitamin B1 10mg, nghiền thành bột, trộn vào cám cho chim ăn để trợ lực cho chim.
- Phòng bệnh: + Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, cầu đậu, áo lồng.
+ Cách ly chim bệnh nếu nhà nuôi nhiều.
+ Cho chim khỏe uống kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị chim bệnh.
+ Tăng cường dinh dưỡng, các sinh tố trong hoa quả tươi.
* Bệnh về đường hô hấp:
- Nguyên nhân: do nhiễm vi khuẩn, virus, do chim hít phải hơi độc, khói thuốc...
- Dấu hiệu nhận biết sớm: chim có động tác vảy mỏ qua lại liên tục kèm theo tiếng thở hắt ra (giống như hắt hơi), chảy nước mắt, nước mũi, chim hót ít hơn nhưng vẫn nhảy nhót linh hoạt. Biểu hiện nặng lên khi chim đứng ủ rũ, bỏ ăn, thở gấp, phải há mỏ để thở, thân mình rung lên theo nhịp thở; kèm theo là chim đi ỉa phân toàn nước màu trắng hoặc xanh, mùi phân tanh...
- Điều trị:
+ Nếu chim mắc bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp thì dùng thuốc kháng khuẩn (Amoxicillin, erythromycin..., dùng 1 trong các loại kháng sinh này, đóng gói dạng bột 250mg cho trẻ em + 1 gói Bé Ho hòa vào nước theo tỷ lệ 10mg/100g thể trọng, pha vào 10ml nước cho chim uống liên tục trong ngày.
+ Chim bị bệnh cúm mùa hoặc H5N1, SARS... ta có thể dùng 1 số các loại thuốc dành cho người như: Arbidol, Tamiflu... (trường hợp này mình chưa gặp nên chỉ giới thiệu để các bạn tham khảo)
+ Cho chim dùng kết hợp các sinh tố Vitamin B1, Vitamin C để trợ lưc.
- Phòng bệnh: (các bước tiến hành tương tự như bệnh ỉa chảy)
* Bệnh bại chân: (chào mào rất hay gặp bệnh này)
- Nguyên nhân: do lạnh, thiếu sinh tố B1, có thể do một loại virus (vì chưa có nghiên cứu cụ thể).
- Biểu hiện: một hoặc 2 chân cm duỗi thẳng cứng, chim di chuyển khó, chân bị bại không bám được cầu, một số còn kèm theo cả nghẹo cứng cổ, đầu không ngóc lên được.
- Điều trị: mình đã chữa thành công đến 80% cho một chú chim bị bại 1 chân bằng cách cho ăn cơm nóng (theo kinh nghiệm chữa bệnh này ở gà và bồ câu của các cụ ngày trước) - trước bữa ăn cơm khoảng 2-3 tiếng ta bỏ đói chim xong cho 1 thìa cafe cơm nóng vừa đun chin vào cóng thức ăn bỏ vào lồng cho cm ăn. Hoặc cho chim uống Vitamin B1.
- Phòng bệnh: tăng cường dinh dưỡng cho chim. Thuốc Vitamin B1 10mg dạng viên nén nghiền nhỏ 1 viên trộn vào thức ăn cho chim dùng trong ngày. Dùng 1 đợt 10 ngày liền.
+ Vệ sinh lồng, cầu đậu sạch 2 ngày/lần.

Kinh nghiệm nuôi chim chào mào:1/ Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "...
05/02/2022

Kinh nghiệm nuôi chim chào mào:
1/ Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.
2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ ... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện - con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn" dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi. Sau 3 t Sau 3 t Sau 3 t
3/ Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa. Sau khi xong lông (xong hẳn nhé - khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi triển".
Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này, chủ chim chỉ còn việc hưởng thụ thôi.
Chọn chim
1/ Chọn chim thuần, chim đã sành
Nếu có duyên, có cơ hội, có điều kiện mua hay đổi lấy một con CM đã sành sỏi về nuôi thì theo tôi là cũng tốt. Mặc dù mất đi cái cảm giác thích thú khi thấy em nó tiến bộ từng ngày, mất đi cảm giác chinh phục thành công một thử thách cam go, mất đi cái thú chăm bẵm cho em chim. Nhưng bù lại, mình được hưởng thụ ngay. Mình được sở hữu ngay một dáng, nết, giọng mà mình thích.
Khi chọn mua một con chim thì điều đầu tiên là bạn phải thích nó đã, rồi mới xét tiếp – nếu không thích, hoặc còn lăn tăn thì không cố mua. Tôi vẫn thường nói chuyện với AE đã mua thì mua cho đáng, không thì thôi chứ cố lôi về cả đống chim, tốn cả đống tiền rồi đến lúc lọc lựa ra cũng chỉ còn được có vài ba con thôi – chi bằng khi đi đâu đó mà thấy thích con nào đó, hãy hỏi giá rồi rút đúng = từng ấy tiền … cất đi, coi như đã mua. Rồi đếm xem khi nào “mua” đủ khoảng 10 con theo kiểu ấy rồi, thì mình sách hết tiền ra mua 2 con thực sự về chơi. Thử vậy xem có hiệu quả hơn không !
Trở lại việc chọn mua chim - vấn đề là chọn như thế nào!
Trước hết là về dáng: tôi xin đưa ra tất cả những tiêu chuẩn mà tôi cho là đạt để các bạn tham khảo. Nhìn vào con chim nó cân đối từ đỉnh mào đến chóp đuôi là đẹp. Chi tiết thì cơ bản là:
- Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ - không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ - chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.
- Yếm: theo tôi thì chính cái yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con CM. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ CM mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp (hàng này hơi bị hiếm).
- Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.
- Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – điểm xuyến mà lệch lạc thì còn ý nghĩa jì !?. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.
- Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi. Các bạn chú ý đặc điểm này để đánh giá về cái hầu cho chính xác. Đôi khi con chim nó có hầu to nhưng mà do phần lông chỗ đó bị bết lại, hoặc bị rụng đi thì nhìn thấy nhỏ hoặc ngược lại, hầu nhỏ nhưng do lông xù lên lại cứ tưởng là to … Để nhìn chính xác thì các bạn nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm ấy, nó đưa ra làm cho phần hầu căng to ra là com chim có hầu to và ngược lại, còn chỉ nhìn lông lá mà xét thì dễ bị nhầm lắm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại chim hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.
- Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.
- Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.
- Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự - giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.
- Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!
- Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.
- Chân: đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.
- Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.
- Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.
Tiếp theo là về nết – lối chơi của con chim:
Cái này thì mỗi người thích mỗi kiểu, có người thích chim lăng xăng, năng động; có người thích chim trầm tĩnh điềm đạm. Về nết thì tôi xin nói chung chung thôi:
- Nết bền: Chim chơi bền bỉ ngày này qua tháng nọ. Cảm giác như nó không biết mệt là gì, cứ đều đều chơi như thế.
- Nết siêng: là nó chơi suốt ngày, mau mồm miệng, lúc nào cũng chơi được từ sáng tới tối, hế móc ra là chơi.
- Nết dữ: là chim có bản tính cô hồn chuyên muốn chèn ép bắt nạt kẻ khác, khi đấu thì cố to mồm hơn, khi đá thì cố khỏe hơn, chim dữ thường hay chẻ nẹt để trấn át chim khác.
- Nết đằm: đằm chứ không phải hiền nhá – nết này hiểm. Con chim nó vẫn chơi đều đều nhưng mà không lăng xăng, nó biết làm thế nào để chim kia phải sợ nó – nhìn nó có cái thần rất khác biệt với đám kia.
- Kết hợp: có nhiều nết trong một con chim.
- Lối chơi của chim CM: Về cơ bản thì có:
+ Giang cánh xòe đuôi: lối này làm mát lòng “điểu sĩ”! Chim đứng cầu dang rộng 2 cánh xòe đuôi, đôi khi kết hợp sổ, chẻ.
+ Chớp: 2 cánh máy liên tục trong khi xáp đấu.
+ Rũ: chim xếp mào lại, đầu lượn như lươn, lưỡi lè như rắn, mình uốn như vũ nữ Ha-oai, cánh + đuôi vỗ nhẹ nhịp nhàng như đàn cò bay chậm. Nhìn có vẻ đẹp vậy nhưng nó làm thế là để … chọc tức đối thủ là chính, với lại là để tán gái đó, thông qua tán gái để chọc tức đối thủ.
+ Bu, chụp: Chim đấu cứ hay nhảy bổ về phía đối thủ, chụp nan lồng, thò đầu ra rướn về phía giặc đòi cấu xé …
+ Nhứ: Con chim khi đấu nó vừa chớp cánh vừa giật giật hướng về phía đối thủ của nó – cái lối này là dễ “tiễn đưa” đối thủ nhất, nhiều con chẻ nẹt tóac tóac chứ không nguy hiểm, hiệu quả như cái lối quái đản này.
+ Chao: Chim chao bên này, bên kia cầu như kiểu vừa bỏ chạy vừa rủ rê. Lối này thường có ở chim mồi sành hay đi bẫy.
+ Kết hợp: chim có nhiều lối chơi như ở trên.
Về giọng chim CM thì cứ xoay quanh mấy âm thanh witch witch whèo whèo thôi. Cơ bản có:
- Rao: chim hót giọng bình thường, hót đều đều để thỏa cái bản năng trời phú cho nó. Rao là khi nó đứng một mình, tâm trạng phấn chấn, nó đứng thẳng vươn cổ ra hót. Chim rao càng nhiều thì là càng siêng. Giọng rao hay là phải to, khỏe, có độ vang, đều đặn và chuyển đổi âm điệu luyến láy. Chứ cứ rao như rao kẹo kéo thì nghe một chặp là oải người rồi.
- Whitch: là tiếng chim kêu – nó whitch để gọi bầy, chỉ có 2 hoặc 3 âm tiết. chim whitch nhiều thì không tốt, nhưng khi treo trong rừng nghe tiếng whitch nó vang vang cũng cảm giác run người.
- Sổ: là giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn giọng rao. Giọng sổ phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì mới tốt – nghe mới ép-phê. Khi con chim sung nó đang rao mà có con khác “chõ mõm” vào là nó chuyển qua giọng sổ – ôi thôi rồi … nghe mà sướng tái tê …
- Chẻ: em chim nó sung tột độ thì nó ré lên, chẻ là tiếng sổ quíu của nó – khi nó muốn tuôn ra một tràng âm thật dài trong thời gian thật ngắn thì nó chẻ. Tiếng chẻ uy lực thì phải gắt, dài, âm phải thanh và vang. Có nhiều con chim khi nó ra giọng chẻ là lũ chim kia giật mình nhốn nháo, có ku trốn tuốt xuống đáy lồng nhòm lên ngơ ngác cứ như né bom …
- Rọt: Cũng là tiếng kêu lúc chim xung, phấn khích, rọt là chuỗi âm có biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim, khi rọt thì con chim nó ko há mỏ mà chỉ rung rung 2 mỏ cho âm bật ra thôi. Tiếng rọt như là một hình thức đề-ba, khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.
- Nẹt: là tiếng whet mạnh, đanh, đay nghiến, có khi chỉ có một âm, có khi 4-5 âm. Nó nẹt là để quát đối thủ trấn át theo kiểu to mồm hàm hồ. Kiểu như mình quát trâu bò khi chúng sực lúa vậy.

Những Điều Cần Chú Ý Cho Người Mới Nuôi Chim Cảnh1. Phân loại chim cảnh Việt Nam:Chim cảnh được chia làm 3 loại chim bổi...
05/02/2022

Những Điều Cần Chú Ý Cho Người Mới Nuôi Chim Cảnh
1. Phân loại chim cảnh Việt Nam:
Chim cảnh được chia làm 3 loại chim bổi, chim chuyền và chim con:
Chim bổi: Là những con chim đã trưởng thành bắt được từ thiên nhiên nhược điểm của loại này là rất khó nuôi, khó thuần dưỡng, cơ hội sống sót của loài chim này không cao nhưng lại có giọng hót hay và giữ được giọng của chim rừng.
Chim chuyền: Là những con chim vừa mới trưởng thành loại này có ưu điểm dễ nuôi và dễ tập cho quen người tuy nhiên có nhược điểm là giọng rừng và phải siêng mang chim đi dợt thì chim mới hót hay.
Chim con: Được nuôi từ nhỏ tuy nhiên trong thời gian đầu nuôi rất vất vả nhưng chim rất khôn và dạn dĩ giống chim chuyền.
2.Chọn loại chim cảnh hót:
Hãy xác định bạn nuôi chim cảnh hót là để nghe chim hót, nhiều người mua chọn chim cảnh hót thường chọn những loại màu sắc sặc sỡ sau một thời gian sẽ chán vì đó là những loại chim chỉ để nuôi làm cảnh. Chim chỉ hót được khi được nuôi riêng một lồng và thông thường chỉ có chim trống mới hót hay chính vì thế bạn nên chọn lựa cho kỹ và xác định mình nuôi chim với tiêu chí gì.
3.Chọn lồng cho chim hót:
Việc chọn lồng cho chim cảnh hót hay cũng rất quan trọng bởi tùy từng loại chim mà ta chọn kích cỡ lồng khác nhau. Nếu lồng rộng quá chim sẽ nhát và khó thuần, ngược lại nếu lồng chật quá sẽ làm hư lồng và chim không được thoải mái. Theo những người có kinh nghiệm nuôi chim lâu năm thì chim mới mua về nên có áo lồng để chim không bị nhát và áo lồng sẽ được mở từ từ cho tới khi chim thật sự dạn.
4. Nuôi và thuần dưỡng chim cảnh hót:
Khi nuôi chim cảnh hót cần chăm sóc kỹ lưỡng như cần cho chim được ăn, tắm, tắm nắng thì mới khỏe và hót hay:
Không nên huýt sáo để tập cho chim hót theo bởi thường những người mới nuôi chim hay huýt sáo để chim hót theo.
Không nên phơi nắng cho chim ở hướng mặt trời chiếu thẳng vào, hạn chế phơi nắng ở thời gian 12 giờ trưa và phơi chim quá lâu.
Không nên cho chim cảnh tắm trong lồng hoặc cho nước vào lồng để chim tắm mà hãy cho chim ra lồng tắm để tắm, điều này giúp cho chim biết được nơi nào là nơi tắm nào nơi nào là nước uống. Thời gian để thích hợp cho chim tắm khoảng tời 12 tới 13h chiều. Cũng có nhiều trường hợp khi cho chim qua lồng tắm và quên không đóng cửa lồng vì thế có chỗ hở để chim bay về thiên nhiên bạn nên chú ý điều này.
5. Chế biến thức ăn cho chim cảnh:
Mỗi loài chim cảnh thích hợp với loại thức ăn khác nhau. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ trước khi cho ăn. Khi chim ăn no đủ sẽ có đủ “sức” để hót nhiều và hay.

VÀI NGUYÊN TẮC VÀ KINH NGHIỆM CHỌN MUA CHIM-Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng-Chọn chim mắt sáng, k...
05/02/2022

VÀI NGUYÊN TẮC VÀ KINH NGHIỆM CHỌN MUA CHIM
-Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng
-Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì
-Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân
-Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.
-Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.
-Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn
-Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).
-Quan sát chim bay nhảy: nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.
---->Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay… hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.
Lưu ý: Chim mới mua, tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1-4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà.
VÀI NGUYÊN TẮC VÀ KINH NGHIỆM CHỌN MUA CHIM
-Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng
-Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì
-Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân
-Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.
-Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.
-Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn
-Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).
-Quan sát chim bay nhảy: nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.
---->Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay… hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.
Lưu ý: Chim mới mua, tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1-4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà.
VÀI NGUYÊN TẮC VÀ KINH NGHIỆM CHỌN MUA CHIM
-Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng
-Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì
-Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân
-Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.
-Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.
-Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn
-Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).
-Quan sát chim bay nhảy: nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.
---->Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay… hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.
Lưu ý: Chim mới mua, tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1-4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà.

Address

Nam Trực

10000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hiệp hội chim miền bắc posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share