Kiến thức dược lý và sử dụng thuốc thú y

  • Home
  • Kiến thức dược lý và sử dụng thuốc thú y

Kiến thức dược lý và sử dụng thuốc thú y chia sẻ kiến thức về dược lý thú y, cách sử dụng chính xác cái loại thuốc thú y có trên thị trường
(5)

Case trong ngày mình thấy hay nên chọn lọc đăng lên để chúng ta cùng học ạ!   Mình đang hoàn thiện tuyên bố đồng thuận c...
12/04/2024

Case trong ngày mình thấy hay nên chọn lọc đăng lên để chúng ta cùng học ạ!
Mình đang hoàn thiện tuyên bố đồng thuận của ACVIM về quản lý trạng thái động kinh “status epilepticus” và cơn co giật từng cơn “cluster seizures” ở chó và mèo có thể bài sau mới xong ạ, nên hôm nay mình sẽ tiếp tục một case khí máu theo mình nó khá hay ạ.
Thông tin: Chó đực giống chó ta, 10 tháng tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, tiêm ngừa xổ giun đầy đủ. Theo thông tin chủ cung cấp, bé ăn uống sinh hoạt trong ngày rất bình thường, đột nhiên trong khoảng thời gian buổi tối xuất hiện các cơn co giật, sau cơn có tình trạng lừ đừ, mệt mỏi, không đi lại…
Khám:
+ Yếu cơ, đi lại khó khăn, nhịp thở yếu, các cơ hô hấp yếu.
+ Nghe phổi không có tiếng bệnh lý.
+ Niêm mạc nhợt nhạt.
+ Sau con co giật, có ý thức.
Cận lâm sàng như hình, các bạn để lại hướng chẩn đoán của mình nhé.
Dựa vào các kết quả, bs lâm sàng hỏi rất kĩ về thức ăn, và sinh hoạt trong ngày, chủ nuôi về kiểm tra thì phát hiện bé có lục thùng rác và ăn phải 2 miếng đậu hủ thiu, lên men, mùi nặng, câu hỏi đặt ra, có phải ăn phải 2 miếng đậu hủ này gây ra tình trạng như trên không? Nếu phải, chất gì có thể gây ra các rối loại bên trên, các bạn cứ để lại ý kiến nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH THEO ILAE 2017Link xem tài liệu: https://www.ilae.org/index.cfm?objectid=...
03/04/2024

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH THEO ILAE 2017
Link xem tài liệu: https://www.ilae.org/index.cfm?objectid=3C52C780-1DA8-11E9-87F8204747814332
Các bạn tham khảo thêm nhé, để hiểu hơn về sinh lý và phân loại của các cơn động kinh vì trong “Tuyên bố đồng thuận của ACVIM về quản lý trạng thái động kinh “status epilepticus” và cơn co giật từng cơn “cluster seizures” ở chó và mèo cũng sẽ dựa vào phân loại theo ILAE.
“Các cơn co giật cấp cứu (tức là trạng thái động kinh [SE] và cơn co giật từng cơn [CS]), là những rối loạn phổ biến với thánh thức về sinh lý bệnh phức tạp, đặc tính tự duy trì và kháng thuốc tiến triển nhanh chóng, tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong cao. Các phương pháp điều trị hiện tại có nhiều khác biệt đáng kể nhưng vẫn thiếu các hướng dẫn chính thức”
Là bác sĩ lâm sàng mình chắc chắn các bạn gặp rất nhiều cơn động kinh với nhiều sinh lý bệnh học khác nhau và như trích dẫn ở trên, nó có tỉ lệ t.ử v.ong cao… hi vọng qua hướng dẫn của ACVIM chúng ta có thể tự tin phân loại và điều trị các “cơn co giật cấp cứu” này ạ.
Tuyên bố đồng thuận của ACVIM về quản lý trạng thái động kinh “status epilepticus” và cơn co giật từng cơn “cluster seizures” ở chó và mèo bản tiếng Việt sẽ sớm có trên trang ạ.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài
Nguồn ảnh: ACVIM

Thuốc ức chế SGLT2 mà mình có nhắc đến nhiều trong các bài tiểu đường, các bạn có thể đăng kí để tìm hiểu thêm nhé!    "...
27/03/2024

Thuốc ức chế SGLT2 mà mình có nhắc đến nhiều trong các bài tiểu đường, các bạn có thể đăng kí để tìm hiểu thêm nhé!
"khi nào", "tại sao" và "cách hoạt động" nhé các bạn 😗
Khi điều trị cho mèo nên hướng đến mục tiêu là “thuyên giảm” ad đợi thêm các nghiên cứu lâm sàng, sẽ chia sẻ thêm với các bạn về thuốc này ạ.

Cat got your tongue about SGLT2 inhibitors?
Feeling stuck managing feline diabetes? New medications like SGLT2 inhibitors can be a game-changer, but when are they the right choice?

Join renowned feline specialist Dr. Renee Rucinsky THIS WEDNESDAY for a FREE webinar to navigate this treatment evolution! Learn the "whens," "whys," and "how-tos" of SGLT2 inhibitors in just 60 minutes. ⏰

Register now and gain the confidence to make informed decisions for your cat patients! https://bit.ly/3xguSpa

Generously sponsored by Boehringer Ingelheim Animal Health USA Inc.

This program has been submitted for RACE approval (but is not yet approved) for 1 hour of continuing education credit in jurisdictions that recognize RACE approval.

Case trong ngày.-Thông tin: Mèo Anh lông ngắn, 2 tuổi, đực, tiêm ngừa đầy đủ, vào viện cấp cứu với tình trạng đã mổ chuy...
21/03/2024

Case trong ngày.
-Thông tin: Mèo Anh lông ngắn, 2 tuổi, đực, tiêm ngừa đầy đủ, vào viện cấp cứu với tình trạng đã mổ chuyển giới ở PK khác, mới mổ xong và chuyển viện qua bên mình liền
-Khám: Nhiệt độ 33 độ, huyết áp như hình, niêm mạc nhợt, da trũng, mắt sâu.
-Cận lâm sàng như hình.
Câu hỏi trong case này, dựa vào khí máu, bạn lựa chọn dịch truyền nào hồi sức, bé đang có tình trạng rối loại acid-bazo nào trong cơ thể.

Gỉai thích các kết quả khí máu tĩnh mạch.Qua các kết quả ad có đưa lên, nhiều bs đã để lại các ý kiến của mình, qua bài ...
15/03/2024

Gỉai thích các kết quả khí máu tĩnh mạch.
Qua các kết quả ad có đưa lên, nhiều bs đã để lại các ý kiến của mình, qua bài này, ad xin đưa ra cá phân tính về kết quả khí máu của ad ạ (lưu ý, khí máu tĩnh mạch rất nhiều cách đọc, còn đây là cách đọc của ad đang áp dụng trên lâm sàng ạ).
Bước 1: pH toan hay kiềm
• Độ pH bình thường 7.4 (lấy khoảng them chiếu ở giữa)
• Độ pH axit máu < 7,35 (theo tài liệu hưỡng dẫn mà mình đã để link ở bài trước)
• Kiềm máu pH > 7,45
Bước 2: Vấn đề chính là hô hấp, trao đổi chất hay cả hai?
Mình đọc bằng cánh, trong 2 chỉ số PCO2 và HCO3-, có 1 chỉ số chỉ ra tình trạng rối loại thành phần acid-bazo trong cơ thể, 1 chỉ số chỉ ra phản ứng bù trừ trong cơ thể.
Thành phần hô hấp được xác định bằng cách đánh giá pCO2
• pCO2 bình thường là 36-44
• Toan hô hấp tồn tại nếu pCO2 > 45
• Nhiễm kiềm hô hấp tồn tại nếu pCO2 < 35
- Thành phần trao đổi chất được xác định bằng cách đánh giá bicarbonate
• HCO3 bình thường khoảng 20-22
• Toan chuyển hóa tồn tại nếu HCO3 < 20
• Kiềm chuyển hóa tồn tại nếu HCO3 > 22
Nhưng ở đây có 1 vấn đề HCO3- không được đo bằng máy mà được tính toán dưạ vào PCO2 và pH, nên nó không độc lập với chỉ số đánh giá hô hấp là PCO2 do đó, nó không được độc lập với hoạt động hô hấp. Trong nỗ lực phát triển 1 chỉ số để chỉ ra thành phần trao đổi chất khỏi các ảnh hưởng của hô hấp, khái niệm BEecf đã được phát triển. BEecf tính đến tất cả các hệ thống đệm của cơ thể, bao gồm cả HCO3–, để dự đoán lượng axit hoặc kiềm cần thiết để đưa khoang chất lỏng ngoại bào trở lại trạng thái trung tính (pH = 7,4) trong khi PaCO2 được giữ cố định ở mức 40 mm Hg. Bằng cách chuẩn hóa các tác động của thành phần hô hấp, BEecf là đại diện cho tất cả các rối loạn axit-bazơ chuyển hóa ở một bệnh nhân. Thông thường, BEecf là 0 ± 4 mEq/L. Giá trị thấp hơn (BEecf +4) biểu thị nhiễm kiềm.
Nên:
• BEecf > 4 kiềm chuyển hóa.
• BEecf < -4 toan chuyển hóa
Cách nghi nhớ:
 khi có rối loạn hô hấp nguyên phát, pH di chuyển một hướng và pCO2 di chuyển một hướng NGƯỢC NHAU, khi có rối loạn chuyển hóa nguyên phát, độ pH và bicarbonate đều tăng hoặc giảm cùng nhau, CÙNG HƯỚNG.

Bước 3: Việc bù trừ có được thực hiện không?
- Cơ thể sẽ cố gắng bù trừ những thay đổi về độ pH bằng cách điều chỉnh bicarbonate hoặc pCO2. Nếu vấn đề chính là trao đổi chất, cơ thể sẽ điều chỉnh tốc độ và độ sâu hô hấp để cố gắng đưa độ pH trở lại mức bình thường hơn. Tương tự như vậy, nếu vấn đề chính là hô hấp, cơ thể sẽ điều chỉnh việc thận duy trì/giữ lại hoặc bài tiết bicarbonate để cố gắng đưa độ pH trở lại mức bình thường hơn.
- Cơ thể có thể điều chỉnh nồng độ CO2 rất nhanh bằng cách thay đổi nhịp thở và độ sâu hô hấp, do đó không cần phải thực hiện các điều chỉnh đặc biệt dựa trên thời gian vấn đề trao đổi chất đã tồn tại. Ngược lại, cơ thể cần có thời gian để điều chỉnh độ pH bằng cách thay đổi quá trình bài tiết hoặc giữ lại bicarbonate – nhiều giờ đến vài ngày để hoàn thành rồi điều chỉnh – vì vậy khi tính toán mức bù dự kiến cho vấn đề hô hấp nguyên phát, chúng ta phải tính đến vấn đề đã tồn tại trong bao lâu.
Có 2 ‘quy tắc’ về bù trừ cần ghi nhớ
Cơ thể KHÔNG bù trừ quá mức
Sự bù trừ KHÔNG BAO GIỜ đưa độ pH về mức bình thường
Nếu những quy tắc này dường như/có thể bị phá vỡ thì sẽ có sự rối loạn axit-bazơ hỗn hợp, và KHÔNG xảy ra sự bù trừ hợp lý.
Tóm lại, nên nghi ngờ rối loạn axit-bazơ đơn giản khi bệnh nhân đáp ứng các giá trị bù trừ dự kiến, và nên nghi ngờ rối loạn hỗn hợp khi bù trừ không nằm trong các giá trị mong đợi. Ngoài ra, nên chẩn đoán rối loạn hỗn hợp khi nghi ngờ khi mà độ pH nằm trong phạm vi tham chiếu nhưng giá trị PCO2 và HCO3– thì không nằm trong giá trị tham chiếu hoặc khi nồng độ PCO2 và HCO3– thay đổi theo hướng ngược lại, không song song với pH.
Bảng ước lượng, tính toán khả năng bù bừ có thể dự đoán được các bạn tham khảo trong tài liệu mình đã để bài trước.
Bước 4: Đánh giá khoảng trống anion nếu có toan chuyển hóa
• Khoảng trống anion được tính (Na + K) – (Cl – HCO3)
• Khoảng trống anion bình thường của chó là 8-21
• Khoảng trống anion bình thường của mèo là 12-16
Bước 5: Xác định xem các loại nhiễm toan chuyển hóa khác có cùng tồn tại với nhiễm toan chuyển hóa có khoảng trống anion cao hay không
- Nhiễm toan khoảng trống anion bình thường hoặc nhiễm kiềm chuyển hóa có thể cùng tồn tại với nhiễm toan chuyển hóa có khoảng trống anion cao.
- Tính lượng bicarbonate hiệu chỉnh:

• Bicarbonate được hiệu chỉnh = bicarbonate đo được + khoảng trống anion - 14
 Bicarbonate đã hiệu chỉnh > 22 nhiễm kiềm chuyển hóa cùng tồn tại
 Bicarbonate được hiệu chỉnh < 22 nhiễm toan chuyển hóa khoảng trống anion bình thường cùng tồn tại
*Hoặc có thể tính bằng cách GAP/GAP (GAP/GAP =1)
CÔNG THỨC: deltaAG/deltaHCO3- = (AG -14) / (22 - HCO3-)
 Nếu GAP/GAP 1 kiềm chuyển hóa cùng tồn tại
- Hiệu chỉnh hạ albumin máu (albumin là anion):
• Cứ mỗi 1,0g/dL dưới mức bình thường thì cộng thêm 2,5 vào khoảng trống anion
Đây là 5 bước mình thực hiện tuần tự để đọc một kết quả khí máu, ngoài ra nếu lab các bs đo được độ thẩm thấu máu thì mình tiến hành đọc luôn khoảng trống thẩm thấu ạ.
Ở 2 kết quả mà mình up trên bài, giả định đây là kết quả chính xác, không có lỗi ở phần bảo quản mẫu… (cách xác định mẫu khí máu nào sai lật, mình sẽ chỉ cách nhận biết ở các bài sau nữa nhé). Tiến hành đọc nào.
Case 1:
Bước 1: Ph acid
Bước 2:
• PCO2 36.7 = > kiềm hô hấp
• HCO3- act 18,7 => toan chuyển hóa
• BEecf -7.3 => toan chuyển hóa
 Toan chuyển hóa bù bằng kiềm hô hấp
Bước 3:
- PCO2 tính toán cần phải giảm để bù trừ cho toan chuyển hóa
• HCO3- cứ giảm 1mEq/L thì PCO2 bù bằng cách giảm 0.7 mm Hg (+-3)
 HCO3 giảm = 22 – HCO3 (đo được) = 22 (khoảng giữa)- 18.7 = 3.3
 PCO2 (giảm dựa kiến/tính toán) = 38 (khoảng giữa)- (3.3 * 0.7) = 35.69 (+-3)
PCO2 đo được là 36.7 so với PCO2 tính toán là 35.69 => không có rối loại acid-bazo hỗn hợp.

Bước 4: Toan chuyển hóa nên cần phải tính khoảng trống anio
• GAP = (159 + 3.2) – (118 – 18.7) = 25.5
=> Toan chuyển hóa tăng Anion GAP
Bước 5: Nếu có toan chuyển hóa tăng anion GAP cần tính GAP/GAP hoặc HCO3- tính toán/hiệu chỉnh.
GAP/GAP = (25.5 -14) / (22 – 18.7) = 3.4 => có kiềm chuyển hóa cùng tồn tại

Kết luận: Toan chuyển hóa có tăng khoảng trống anio (toan chuyển hóa tăng khoảng trống anio tìm nguyên nhân theo GOLD MARK.
Ở case này rất may trong phần khí máu nó có cả đường huyết và lactad máu nên nhìn vào kết quả chúng ta biết toan chuyển hóa tăng khoảng trống anio này do toan acid lactic, và tình trạng kiềm chuyển hóa đi kèm này rất có thể do mất nước gây ra do có thêm 1 chỉ số % Hct tăng cao.

Kết quả khí máu tĩnh mạch thời gian chạy chỉ khoảng 10 phút đã đưa ra cho chúng ta rất nhiều định hướng, đặc biệt hữu ích trong các trường hợp cấp cứu, hoặc liên quan đến thận chuyển hóa, điện giải. Tứ đó giúp bs trong việc lựa chọn phương án/chỉ định như dịch truyền, thở máy….
Còn case 2 theo các tiếp cận của mình, các bs hoặc ai quan tâm đến khí máu mình cùng làm nhé, có thời gian ad sẽ đưa thêm nhiều case nữa ạ
Cảm ơn các ban đã đọc bài.
Ảnh 1: Ghi nhớ nguyên nhân tăng anion Gap theo Gold mark.
Ảnh 2: Case lâm sàng mình nhắc đến.
Bản PDF Giải thích các kết quả khí máu tĩnh mạch.
Link tải: https://drive.google.com/file/d/1911IhVRrG0vDKqd1fn5WCBmcI7ZcgToS/view?usp=drivesdk

Các ca khí máu tĩnh mạch của mèo trong ngày, các bs nếu có hứng thú hãy để lại bình luận của mình nhé, chúng ta cùng nha...
11/03/2024

Các ca khí máu tĩnh mạch của mèo trong ngày, các bs nếu có hứng thú hãy để lại bình luận của mình nhé, chúng ta cùng nhau học hỏi nào.
Nếu các bạn chưa có kiến thức về khí máu, thì hãy tham khảo tài liệu trên trang web này nhé: http://thuvienthuy.com

Tuyên bố đồng thuận của ACVIM hướng dẫn phân loại, chẩn đoán và quản lý bệnh cơ tim ở mèo (phiên bản song ngữ)Link tải t...
02/03/2024

Tuyên bố đồng thuận của ACVIM hướng dẫn phân loại, chẩn đoán và quản lý bệnh cơ tim ở mèo (phiên bản song ngữ)
Link tải tài liệu: https://drive.google.com/file/d/1Emu9IvE3axWdqgM6cESfmsI4QJxJJkZf/view?usp=drivesdk
Bệnh cơ tim trên mèo còn rất mới đối với thú y ở VN, hy vọng qua hướng dẫn này, các bs có thể nhận định và đưa ra xét nghiệm cần thiết nhất để hỗ trợ tốt nhất cho các bé mèo, nếu không may các bé bị bệnh cơ tim có suy tim xung huyết hoặc huyết khối.
Tài liệu gốc: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/jvim.15745
Ảnh: Cơ tim phì đại.

Bạn làm được bao nhiêu điểm 🤡
16/02/2024

Bạn làm được bao nhiêu điểm 🤡

This article will help you decide which medications get the green light and which ones should be avoided in this case of feline urethral obstruction.

Chúc mừng năm mới 2024!Năm mới, chúc chúng mình tiếp tục học tốt, làm việc chăm chỉ, hoàn thiện hơn mỗi ngày nhé.Yêu các...
09/02/2024

Chúc mừng năm mới 2024!
Năm mới, chúc chúng mình tiếp tục học tốt, làm việc chăm chỉ, hoàn thiện hơn mỗi ngày nhé.
Yêu các bạn😘

26/01/2024

Sparta, a 9-year-old neutered male domestic shorthair cat, is presented in lateral recumbency for weakness and a wobbly gait of 2-days' duration. His owner states Sparta started showing a nonspecific decrease in mental alertness, appearing lethargic, an...

Hướng dẫn đồng thuận của ACVIM về chẩn đoán và điều trị bệnh van hai lá thoái hoá ở chó “myxomatous mitral valve disease...
12/01/2024

Hướng dẫn đồng thuận của ACVIM về chẩn đoán và điều trị bệnh van hai lá thoái hoá ở chó “myxomatous mitral valve disease”
Hướng dẫn song ngữ, các bạn tham khảo thêm ạ.
Mong rằng hướng dẫn này sẽ giúp các bác sĩ trong thực hành thú y có thể tự tin phân loại và điều trị tốt hơn về bệnh lý này.
Trong hướng dẫn nhiều tiêu chí có thể áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là chỉ số tâm nhĩ trái-đốt sống (VLAS) để chẩn đoán và phân loại MMVD.
Ở các bài sau, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về bệnh này qua các case lâm sàng, nếu các bạn quan tâm về chủ đề này, ad sẽ up thêm các case lâm sàng nhé.
Link tải tài liệu: https://drive.google.com/file/d/1u_Ur9FblYnyVnMnavIgl358tVQZxI8BM/view?usp=drivesdk
Ảnh: tỷ lệ LA: Ao trên siêu âm tim

Giá trị chẩn đoán kích thước tâm nhĩ trái-đốt sống (VLAS)  được xác định từ chụp X quang ngực để đánh giá kích thước tâm...
08/01/2024

Giá trị chẩn đoán kích thước tâm nhĩ trái-đốt sống (VLAS) được xác định từ chụp X quang ngực để đánh giá kích thước tâm nhĩ trái ở chó mắc bệnh van hai lá thoái hoá “myxomatous mitral valve disease”
Một tiêu chuẩn để chẩn đoán trong hướng dẫn đồng thuận của ACVIM về chẩn đoán và điều trị bệnh van hai lá lá thoái hoá ở chó “myxomatous mitral valve disease” các bạn tham khảo thêm phép đo này nhé (mức độ khuyến cáo trong hướng dẫn loại 1, mức độ bằng chứng vừa phải “moderate”) là 1 tiêu chuẩn có giá trị bằng chứng cao hơn chỉ số tim-đốt sống (VHS) trong hướng dẫn đồng thuận của ACVIM.
Rất hữu ích trong điều kiện siêu âm tim ở VN còn hạn chế.
Về hướng dẫn đồng thuận này, mình và các bạn sẽ thảo luận nhiều hơn ở các bài tiếp theo.
Link tham khảo: https://avmajournals.avma.org/view/journals/javma/253/8/javma.253.8.1038.xml
Ảnh: Hình ảnh X quang ngực bên phải của một con chó bị mở rộng LA thứ phát sau MMVD mô tả phép đo VLAS.
Nguồn: avmajournals.avma.org

26/11/2023

PU/PD has myriad causes, thus many different routes to follow for diagnosis.

Get more information and earn CE credit at https://bit.ly/49fGNC9

Chương thứ 2 sách hướng dẫn đọc điện tâm đồ trên chó và mèo.Sách được dịch song ngữ, các bạn thao khảo thêm ạ.Nếu thấy c...
19/11/2023

Chương thứ 2 sách hướng dẫn đọc điện tâm đồ trên chó và mèo.
Sách được dịch song ngữ, các bạn thao khảo thêm ạ.
Nếu thấy chương thứ 2 hoặc chủ đề này thú vị, hãy để lại ý kiến của các bạn nhé.
Nếu các bạn quan tâm ad sẽ up các chương tiếp theo ạ.
Link tải tài liệu: https://drive.google.com/file/d/1rFVCZIpmeJScc41BqQYnwUkuIon9QXXR/view?usp=drivesdk

Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về dị thường ống niệu-rốn, trong đó nhiều bs có nhắc đến các dị thường thường gặp ở đư...
12/11/2023

Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về dị thường ống niệu-rốn, trong đó nhiều bs có nhắc đến các dị thường thường gặp ở đường tiết niệu dưới. Trong đó 2 dị thường nhắc đến nhiều nhất là: Niệu quản lạc chỗ “Ectopic Ureters” và túi sa niệu quản “Ureteroceles, vậy 2 thể dụ thường này là gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài dưới đây nhé.
Trong bài này tác giả đã chỉ ra các bất thường trong thời kì phôi thai học của niệu quản, chỗ đổ niệu quản, cách chẩn đoán và tỉ lệ mắc các dị thường ở đường tiết niệu dưới, các bạn tham khảo thêm ạ
Link tải tài liệu: https://drive.google.com/file/d/1ia66d6mmyRfc33aXZ4shJWsc5rXjp_uM/view?usp=drivesdk
Có bài sử dụng siêu âm như là phương pháp chẩn đoán niệu quản lạc chỗ, các bạn tham khảo ở link sau: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/vru.13055?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&gidzl=mxtfOTQBWXF6fUjXt9o47SQlv6_BdDfAYwNWE9wMZnZVe-uzoyME7Dhpj3kTnDzCZFRYEJ0Z05X4qOY24m

Cùng nhau đọc khí máu nào.Đây là kết quả khí máu của Jack, một chú chó Labrador retriever trưởng thành, có tiền sử yếu s...
07/11/2023

Cùng nhau đọc khí máu nào.
Đây là kết quả khí máu của Jack, một chú chó Labrador retriever trưởng thành, có tiền sử yếu sức, khát nước và đi tiểu nhiều trong 2 ngày. Khi kiểm tra, anh ta được phát hiện bị mất nước từ 8% đến 10%. Vui lòng giải thích tình trạng axit-bazơ của Jack từ kết quả khí máu tĩnh mạch ban đầu của anh ấy:
Hãy nêu ra tình trạng rối loạn acid-bazo mà Jack đang gặp phải, và tính toán trong cơ thể của Jack có đang diễn ra cơ chế bù trừ chưa nào.
Nếu các bạn chưa có kiến thức về khí máu động mạch và tĩnh mạch, hãy tham khảo thêm tài liệu tiếng Việt này nhé, tham khảo xong quay lại cùng thảo luận ạ
Link tài liệu:https://thuvienthuy.com/wp-content/uploads/2023/08/GUIDELINE-Khi-mau-dong-mach-va-tinh-mach-Chi-dinh-Giai-thich-va-Ung-dung-lam-sang.pdf

Chương đầu tiêng sách hướng dẫn đọc điện tâm đồ trên chó và mèo.Sách được dịch song ngữ, các bạn thao khảo thêm ạ.Nếu th...
05/11/2023

Chương đầu tiêng sách hướng dẫn đọc điện tâm đồ trên chó và mèo.
Sách được dịch song ngữ, các bạn thao khảo thêm ạ.
Nếu thấy chương đầu hoặc chủ đề này thú vị, hãy để lại ý kiến của các bạn nhé.
Nếu các bạn quan tâm ad sẽ up các chương tiếp theo ạ.
Link tải tài liệu: https://drive.google.com/file/d/1ngJD3nTZp1vznSQ2pt942uCh3RtNwWe0/view?usp=drivesdk

Một case qua siêu âm nghi ngờ dị thường ống niệu-rốn “urachal anomalies” (UA).Ống niệu rốn là một kết nối của bào thai c...
29/10/2023

Một case qua siêu âm nghi ngờ dị thường ống niệu-rốn “urachal anomalies” (UA).
Ống niệu rốn là một kết nối của bào thai cho phép nước tiểu đi qua giữa bàng quang đang phát triển và nhau thai. Các dị tật ống niệu-rốn (UA) là kết quả của việc ống niệu-rốn không bị teo hoàn toàn vào thời điểm sinh: tại thời điểm này nó sẽ không có chức năng và thường trông giống như một tàn dư mô liên kết dạng sợi nối đỉnh bàng quang với rốn. Các yếu tố gây ra việc đóng không hoàn toàn và teo ống niệu rốn vẫn chưa được xác định. UA là bệnh bẩm sinh tương đối hiếm gặp ở đường tiết niệu dưới ở chó và mèo.
Bốn UA khác nhau đã được mô tả ở chó và mèo: ống niệu-rốn nối thông “patent urachus”, nang ống niệu-rốn “urachal cysts”, tạo thành túi thừa ở bàng quang “vesicourachal diverticula” và xoang ống niệu-rốn “urachal sinus” (Hình 1)


Hình 1. Minh họa về các loại dị thường ống niệu rốn khác nhau. (a) Bàng quang bình thường với ống niệu rốn bị teo hoàn toàn; (b) xoang niệu-rốn “urachal sinus” : phần xa của ống niệu-rốn vẫn thông và thông với rốn; (c) ống niệu-rốn nối thông “patent urachus”: ống niệu-rốn vẫn thông và nối bàng quang với rốn; (d) nang ống niệu-rốn “urachal cysts”: một đoạn khu trú của ống niệu rốn vẫn tồn tại; (e) túi thừa bàng quang (ngoài thành): phần ống niệu-rốn nằm ở đỉnh bàng quang không đóng lại được, dẫn đến túi thừa được tạo nhô ra ngoài bề mặt thanh mạc của bàng quang; (f) tạo túi thừa bàng quang (trong thành): trong trường hợp này túi thừa tạo được tạo giới hạn ở độ dày của thành bàng quang.
Chẩn đoán: UA có thể được chẩn đoán bằng các kỹ thuật hình ảnh khác nhau (siêu âm, chụp bàng quang tương phản hoặc nội soi bàng quang) nhưng siêu âm được sử dụng phổ biến nhất vì tính phổ biến và không tiếp xúc với bức xạ.
Trong 1 nghiên cứu hồi cứu đã xác định1:
+ Mức độ phổ biến của các dị thường của ống niệu-rốn (UA) trên chó và mèo.
+ Mối liên quan của UA với các dấu hiệu lâm sàng tiết niệu và các bất thường về phân tích nước tiểu.

Theo nghiên cứu (được chẩn đoán bằng siêu âm), loại hình dị thường của ống niệu-rốn phổ biến nhất trên chó và mèo là: Tạo thành túi thừa bàng quang “Vesicourachal diverticulum” là bệnh UA phổ biến nhất được chẩn đoán trong nghiên cứu này ở cả mèo (96,7%) và chó (89,5%)1. Tạo thành túi thừa bàng quang-trong thành “Intramural vesicourachal diverticulum” là bệnh UA phổ biến nhất được chẩn đoán ở cả mèo (76,7%) và chó (71,1%)1. (hình ảnh siêu âm chẩn đoán có trong nghiên cứu, các bạn tham khảo thêm ạ).
Lưu ý: Mối liên quan của UA với các dấu hiệu lâm sàng tiết niệu và các bất thường về phân tích nước tiểu không được bàn luận ở phạm vi bài này, vì ad thiếu kiến thức, hẹn ở những bài sau ta bàn kĩ hơn ạ.
Điều trị: Dựa vào lâm sàng có các bất thường về lâm sàng, bất thường về phân tính nước tiểu, kết quả của những con chó mắc bệnh đường tiết niệu dưới tái phát (LUTD) và nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn (BUTI). Bệnh đường tiết niệu dưới (LUTD) ở chó chủ yếu là do nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn (BUTI) và mầm bệnh phổ biến nhất được phân lập ở BUTI là Escherichia coli. Nó có thể tái phát dù đã được điều trị bằng kháng sinh thích hợp do các yếu tố nguy cơ như bệnh nội tiết, ức chế miễn dịch, ứ đọng nước tiểu do tiểu tiện bất thường, dị thường về giải phẫu, viêm bể thận, viêm tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu hoặc u tân sinh. Mặc dù các dị tật bẩm sinh về giải phẫu ống niệu-rốn đã được được xác định ở chó, mối liên quan của chúng với BUTI tái phát là hiện chưa rõ. Các dị thường ống niệu rốn có thể khiến động vật bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát do ứ đọng nước tiểu và giảm khả năng thanh thải trong quá trình đi tiểu bình thường, có thể do bàng quang nằm ở vị trí mặt bụng “ventral” và hướng về phía trước/đầu “cranial” hơn do sự gắn khéo của dị thường ống niệu-rốn với đỉnh của bàng quang hướng về phía trước/ đầu “cranial”.

* Điều trị bằng phẫu thuật: Mục tiêu của nghiên cứu hồi cứu này là xác định liệu phẫu thuật cắt bàng quang một phần để cắt bỏ các dị thường ống niệu-rốn có cải thiện kết quả lâu dài của LUTD hoặc BUTI tái phát ở chó hay không3. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng phẫu thuật cắt bỏ làm giảm các dấu hiệu lâm sàng và ngăn ngừa tái phát LUTD ở những con chó có dị tật ống niệu rốn. Kết quả của nghiên cứu hồi cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy cắt bàng quang một phần ở chó có dị tật ống niệu-rốn làm giảm tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến LUTD và BUTI.
Tuy nhiên, trước khi quyết định điều trị chúng ta cần đọc rõ nghiên cứu, phương pháp chẩn đoán của họ là gì, các họ chọn bệnh nhân trong nghiên cứu này như thế nào, phương pháp phẫu thuật…
-Tổng kết:
Dị dạng ống niệu-rốn theo nghiên cứu hiếm gặp, tỉ lệ Tỷ lệ mắc UA là 0,93% ở mèo và 0,18% ở chó. Loại hình dị thường của ống niệu-rốn phổ biến nhất trên chó và mèo là: Tạo thành túi thừa bàng quang “Vesicourachal diverticulum” là bệnh UA phổ biến nhất được chẩn đoán trong nghiên cứu này ở cả mèo (96,7%) và chó (89,5%). Tạo thành túi thừa bàng quang-trong thành “Intramural vesicourachal diverticulum” là bệnh UA phổ biến nhất được chẩn đoán ở cả mèo (76,7%) và chó (71,1%).
Về phần dị dạng ống niệu rốn có liên quan bất thường về phân tích nước tiểu, kết quả của những con chó mắc bệnh đường tiết niệu dưới tái phát (LUTD) và nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn (BUTI) hay không và phần điều trị các bạn tìm hiểu thêm tài liệu dưới phần tham khảo nhé. Phạm vi bài này chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về dị dạng, kiểu hình, chẩn đoán sao thôi nhé, để bài sau chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về các bất thường nếu tồn tại dị dạng ống niệu rốn.
Tài liệu tham khảo:
1, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7559830/
2, https://avmajournals.avma.org/view/journals/javma/260/13/javma.21.01.0027.xml
3,https://drive.google.com/file/d/1cXxuxI3jCZVYeS4Yc2_cGryLzUpsFQlX/view?usp=drivesdk

1, https://todaysveterinarypractice.com/endocrinology/managing-feline-diabetes-mellitus/2, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.g...
26/10/2023

1, https://todaysveterinarypractice.com/endocrinology/managing-feline-diabetes-mellitus/
2, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11714241/

“Không giống như chó, hầu hết mèo không bị tăng đường huyết rất cao sau bữa ăn (không phải là không bị tăng). Vì vậy, dù cho ăn ngay trước khi tiêm insulin là lý tưởng, nhưng mèo bị tiểu đường vẫn có thể ăn lai rai mỗi lần 1 ít suốt cả ngày nếu cần”
Một kinh nghiệm điều trị mà mình nhận thấy, cũng rất thắc mắc tại sao lạo xảy ra điều này, hôm nay mới đọc được điều thú vị này ạ.
Các bạn tham khảo thêm nhé.

Diabetes mellitusis a common endocrinopathy in cats, with reported prevalence rates ranging from 0.4% to 1.2%. This article addresses managing this disease.

Những case về tiểu đường và 1 chút kinh nghiệm bản thân về quản lý tiểu đường.Chúng ta đã đi qua hết các hướng dẫn quản ...
22/10/2023

Những case về tiểu đường và 1 chút kinh nghiệm bản thân về quản lý tiểu đường.
Chúng ta đã đi qua hết các hướng dẫn quản lý tiểu đường trên chó mèo của AAHA 2018, trong đó ad có nói thêm về các loại insulin được đưa vào hướng dẫn, nhưng nó có khá mới mẻ đối với tất cả chúng ta, vì điều kiện ở VN chưa cho phép các BSTY tiếp cận với nhiều loại insulin, nên trong bài này, mình sẽ đưa 1 số loai insulin có sử dụng ở VN để các bs có thể quản lý tiểu đường ạ.
- Về insulin
Bản thân mình đang sử dụng khoảng 4 loại insulin bao gồm cả loại chuyên dùng cho thú y và các loại chưa được FDA cấp phép nhưng có trong hướng dẫn quản lý tiểu đường của AAHA 2018 bao gồm:
+ Insulin dành cho thú y: Petinsulin, Vetinsulin.
+ Insulin đang sử dụng điều trị cho chó mèo nhưng chưa được FDA cấp phép, lưu ý AAHA khuyến cáo sử dụng insulin được cấp phép điều chế dành riêng cho thú y, nhưng trong hướng dẫn của họ “Khi lựa chọn sản phẩm, bác sĩ thú y có quyền lựa chọn giữa những sản phẩm được bào chế cho người và những sản phẩm được phát triển và chấp thuận sử dụng bởi thú y. Các nhà sản xuất sản phẩm dành riêng cho thú y dành nguồn lực để FDA xem xét và phê duyệt sản phẩm của họ để sử dụng cho chó hoặc mèo. Những sản phẩm này được thiết kế và pha chế đặc biệt cho chó và mèo và có những lợi ích khi sử dụng chúng; chúng không phải là sản phẩm chung của con người. AAHA gợi ý rằng các bác sĩ thú y nên nỗ lực hết sức để sử dụng các sản phẩm thú y được FDA chấp thuận và đưa ra các quyết định sử dụng trên sản phẩm nào có lợi nhất cho chó mèo”, các loại insulin bào chế cho người mà ad đang sử dụng, tùy mục đính và cá thể hóa cho từng con mèo hoặc chó: insulin Lantus glagine, insulin Insunova-N (NPH), insulin Actrapid, insulin Scilin M30 (regular).
+ Gía thành các sản phẩn này mình sẽ không bàn đến nhé, nhưng các bạn có thể tham khảo thêm giá ở các nhà cung ứng, nhà thuốc lớn trên cả nước (đảm bảo rẻ hơn các bạn nghĩ)
* Nếu các bạn đủ điều kiện, giống như hướng dẫn của AAHA nên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho thú ý nhé.
Đi vào từng case mình muốn chia sẻ nhé, à quên các loại insulin này, sử dụng và từng loại như thế nào mình sẽ làm 1 bảng để tổng hợp lại nhé.
* Case 1:

- Thông tin: Bé mèo 10 tuổi được chẩn đoán tiểu đường và FIP ở bệnh viện khác, với các triệu chứng lâm sàng cổ điển của tiểu đường, ăn nhiều, tiểu nhiều, uống nhiều.
- Điều trị: Được điều trị bằng insulin Petinsulin liều tăng dần theo thời gian (mình có hỏi chủ sao tăng liều thì được chẩn đoán đề kháng insulin-không kiểm soát đường huyết, nên tăng liều theo thời gian) đến khi chuyển qua Bv mình đang sử dụng là 0.2ml Petinsulin mỗi 24h.
- Theo thông tin từ chủ, bé đi cấp cứu khá nhiều lần do co giật, thở nhanh, mất thăng bằng, trong những lần cấp cứu như thế đường huyết được thử với kết quả: 1.8mmol/l.
+ Trong lần làm lại điện giải đồ với Kali lên hơn 6mmol/l và được sử thuốc để giảm kali xuống bằng đường uống.
+ Với 1 lần tiêm insulin vào buổi sáng và đến khoảng chiều 3-4h bé bắt đầu có các triệu chứng kể trên.
Tình trạng mình đã nêu ở trên, mình tiếp nhận case này với khá nhiều chẩn đoán, đang điều trị FIP bằng thuốc uống, đang điều trị động kinh bằng Cannabidiol (CBD), tiểu đường đề kháng insulin, tăng kali huyết điều trị bằng thuốc uống và thật sự bệnh sử dù đã khai thác nhưng còn rất mơ hồ.
- Lâm sàng:
+ Niêm mạc nhợt nhạt, da trũng, mắt sâu, còn nhận thức, không có dấu hiệu thần kinh, yếu cơ, gầy nhiều.
+ Tiểu nhiều, uống nhiều.
+ Thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ nhiều, nghe phổi có ral ẩm cả 2 bên trường phổi.
- Cận lâm sàng: Với bệnh sử kể trên bé được làm lại các xn kiểm tra, kết quả được mình để dưới phần hình ảnh nhé.
Với các kết quả xn kể trên, mình có tư vấn chủ tiếp tục điều trị FIP theo phác đồ của Bs, dừng các loại thuốc điều trị động kinh, hạ kali máu.
Điều trị:
+ Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng hiện tại mình chưa đặt ra chẩn đoán cấp 2 để tìm các nguyên nhân đề kháng insulin, mình vẫn sử dụng loại petinsulin nhưng chỉnh liều xuống 0.025ml mỗi 12h.
+ Lâm sàng có thở nhanh, yếu cơ và kết quả trước đó có kali tăng cao, có nên đặt ra chẩn đoán toan centon trên case này, với kết quả kể trên nó hem đủ kết luận toan centon nhưng trong phần điện giải đồ mới nhất có Co2 không giảm, và kết hợp lâm sàng mi hf chưa ghi ngờ toan centon (nhưng lưu ý, nếu được cần làm luôn khí máu tĩnh mạch để chẩn đoán case này luôn nhé).

+ Liệu pháp dịch truyền và kháng sinh: Case này sau khi không nghi ngờ toan centon mình tìm các nguyên nhân còn lại dẫ đến thở nhanh, co kéo cơ hô hấp, thì bé đựơc chẩn đoán thêm viêm phổi-phế quản, được điều trị bằng kháng sinh và dịch truyền (truyền dịch ở đây được được mình đưa lượng dịch đã mất dựa vào lâm sàng ạ).
Kết quả: Sau khoảng 8 ngày điều trị bằng insulin liều như trên và các bệnh kèm theo như chẩn đoán (dịch truyền mình cho bé truyền khoảng 5 ngày, kháng sinh đường truyền 5 ngày, sau đó uống thuốc) sau đó làm lại đường huyết lúc đói (có điều kiện cần làm đường cong đường huyết nhé, vì thật sự theo hiểu biết mình dù lúc đói cũng không phải lúc thấp nhất của đường cong đường huyết đâu, mà là lúc insulin ngoại sinh đạt đỉnh nếu sử dụng các loại insulin có đỉnh).
- Kết quả: Như hình, bé hết các dấu hiệu lâm sàng, sinh hoạt như 1 bé mèo bình thường.
Bàn luận: Để tìm ra liều insulin với mỗi cá thể hóa không đơn giản (chưa tính đến bệnh kèm theo gây đề kháng insulin), nhưng mình dựa vào hướng dẫn quản lý tiểu đường của AAHA 2018 để chỉnh liều, nhưng để điều chỉnh chúng ta cần nắm vững các loại insulin mà chúng ta sử dụng, ngoài ra nó cá thể hóa nữa đó là cân nặng, chi phí mà chủ phải bỏ ra cho mỗi liều insulin đối với chó mèo của mình.
Ví dụ: Vetinsulin, hoặc petinsulin để tiêm cho 1 bé chó 40kg mỗi ngày nó cần sử dụng bao nhiêu chi phí (mắc lắm, các bạn tính điiii) với liều như vậy và loại insulin như vậy thì insulin NPH là 1 cứu cánh 😂
Bài sau mình chia sẻ thêm các case về tiểu đường này tiếp, bài sau mình sẽ tổng hợp các loại insulin và thời gian tác dụng từng loại, các biến chứng tiểu đường như toan, hạ đường huyết… nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài.
Nếu có thắc mắc gì các bạn cứ để lại bl nhé, bài sau ad sẽ đưa thêm nhiều case về tiểu đường và các loại insulin, bản chất, thời gian của từng loại insulin, những mẹo cho ăn hỡh thời gian tiêm để không chồng chéo, không làm hạ đường nhé 😂

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Kiến thức dược lý và sử dụng thuốc thú y posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Kiến thức dược lý và sử dụng thuốc thú y:

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share