09/11/2022
💊💊 PHÒNG CHỐNG BỆNH CHO CÁ KOI 💊💊
Cá koi hay các chép Nhật là giống cá cảnh được ưa chuộng nhất tại Nhật Bản và thú chơi cá koi đang dần phổ biến tại Hà Nội. Do sự khác biệt về thời tiết, nhiệt độ, môi trường nước mà cá chép koi tại Việt Nam thường hay mắc bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở cá Koi và cách chữa trị:
1️⃣ CÁ BỊ CĂNG THẲNG (STRESS)
Nhiệt độ thời tiết trung bình ở Việt Nam cao hơn Nhật Bản khá nhiều. Nhiệt độ của nước trong hồ, bể cá chính là thân nhiệt cá koi. Vì vậy khi nhiệt độ nước thay đổi liên tục, lượng oxy giảm, nồng độ NH3 cao, khiến cá khó thở, shock nước đầu vào, dễ gây stress cho cá. Việc chăm sóc cá của gia chủ cũng có ảnh hưởng. Cho cá ăn quá nhiều hay quá ít cách bữa quá lâu cũng làm cho cá căng thẳng. Đây là cơ hội cho các loại nấm, kí sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương cá.
Vì vậy hãy luôn giữ môi trường nước trong sạch, nhiệt độ và độ pH nước ổn định. Cho cá ăn điều đồ, lựa chọn loại thức ăn hợp lý, phù hợp với tuổi cá.
2️⃣ SÁN DA, SÁN MANG
Khi môi trường nước trong hồ không đủ độ pH, nồng độ chất hữu cơ quá cao mà lượng oxy thấp, cá koi dễ bị nhiễm sán tạo nhiều chất nhờn, mất màu trên da. Sán sẽ tấn công ăn thủng lớp mang và da cá, hút máu rồi gây ngứa mình làm suy yếu sức khỏe của cá. Biểu hiện điển hình của bệnh này là cá thường xuyên lạng lách, cạ mình vào đáy hồ, co giật thậm chí nhảy khỏi mặt nước…
Phương pháp chữa bệnh: dung thuốc đặc trị KMnO4 đánh 2 liều cách nhau 2 ngày và thay nước mới 20%. Hoặc trộn vào cám cho cá ăn với liều lượng phù hợp.
3️⃣ BỆNH RẬN CÁ
Rận cá là loại ký sinh trên cơ thể cá, hình dáng tròn và có kim tiêm dưới để đâm thủng da, vẩy, mang, đuôi cá hút máu gây nhiễm trùng, sưng tấy, lở loét cho cá.
Cách điều trị: Khi cá bơi nhảy lung tung, xuất hiện nhiều rận nên dùng nhíp gắp ra khỏi thân cá rồi tra thuốc tím, tetra... sát trùng lên vết thương từ 5 đến 7 ngày.
4️⃣ ĐỐM ĐỎ, ĐỐM TRẮNG, TUỘT NHỚT, THỐI ĐUÔI
Ô nhiễm nguồn nước hay nhiễm khuẩn do nấm, kí sinh trùng là nguyên nhân làm cá suy nhược, cơ thể ốm yếu dẫn đến nhiều biểu hiện bệnh lý như:
💢 Bệnh đốm đỏ: trên thân cá xuất hiện nốt xuất huyết đỏ, vẩy rụng lả tả, mắt cá lồi, da tái nhợt.
💢 Bệnh đốm trắng: đây là căn bệnh dễ lây lan nhanh cho cả đàn, khi cá bị nhiễm nấm nổi đốm trắng trên thân và đầu cá thì phải cách li ngay ra khỏi hồ cá tránh lây sang em khác.
💢 Bệnh tuột nhớt – đừng xem thường: Khi lớp màng nhớt của cá bị tuột, da cá trở nên khô, xuất hiện nhiều đường gân màu đỏ dễ dàng bị viêm nhiễm dẫn đến nhiều loại bệnh.
💢Bệnh thối đuôi: đuôi cá Koi bị viêm sưng tấy, b**g tróc thậm chí phần thịt bị hoại tử, thối rữa.
Cách xử lý: Khử trùng cá, dùng thuốc đặc trị bôi lên thân cá diệt trừ nấm mốc, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đặc biệt phải cải tạo lại môi trường sống, tháo nước vệ sinh hồ và hệ thống lọc nước, lọc thô và lọc vi sinh sạch sẽ.
5️⃣ XÙ VẢY DO KÍ SINH TRÙNG DROPSY
Dân gian hay có câu xù lông nhím thì cá Koi cũng có triệu chứng tương tự là bệnh xù vảy. Lúc này thân cá sưng lên, mắt lồi ra, vảy cá dựng đứng xù lên làm cá có hình như quả thông. Biểu hiện dễ nhận thấy là cá biếng ăn, bơi lờ đờ, ngã ngang gần mặt nước.
Cách trị bệnh: Tách cá ra riêng và tắm sát khuẩn bằng muối trong 5 phút, sục oxy liên tục cho cá thở và bình tĩnh trở lại trạng thái ban đầu.