09/03/2022
Phương pháp biệt dưỡng 14 ngày (George Conderman)
KHU VỰC BIỆT DƯỠNG
Kê phòng phải thoáng khí, đầy đủ ánh sáng và ấm áp để nhiệt độ ổn định ở 60 độ F, không biến thiên quá 5 độ. Vì phòng có gắn đèn, nên phải có rèm che tối.
Kê phòng phải ấm áp để gắn cựa và đá gà. Đừng bao giờ sử dụng hầm rượu vào việc biệt dưỡng gà, và cấm hút thuốc trong khu vực biệt dưỡng.
TỈA LÔNG GÀ
Khi tỉa, lông đầu tiên cần tỉa là lông phụng chủ; cắt ngắn dưới 15 cm, cách tự nhiên nhất là xén ngang phần chóp. Kế đó tỉa lông phụng thứ, cắt thẳng hay vòng cung tùy ý, xén đều hai bên cho gọn. Kế đó tỉa lông cánh, cắt ngắn vừa đủ cho thẳng thớm; hai cánh phải tỉa đều như nhau để gà giữ thăng bằng khi lâm trận.
Luôn tỉa lông dưới đì. Nên làm khi đem gà biệt dưỡng. Nếu được, tỉa luôn những lông quá dài bên dưới cánh, lông mã và dưới đuôi để giảm trọng hay giải nhiệt trong những vùng khí hậu nóng.
Lông xung quanh mồng và đầu đôi khi được tỉa sát cho gọn gàng, sạch sẽ và giúp nài gà dễ phát hiện và đánh giá mức độ bị thương khi bị đâm tại đầu.
CÁCH PHÂN BIỆT CỰA PHẢI VÀ CỰA TRÁI
Bằng việc giữ đế da giữa ngón trỏ và ngón cái, cựa đặt ngang tầm mắt và hướng ra xa bạn. Khi nhìn qua đế, bạn sẽ thấy mũi cựa phải hướng về bên phải, mũi cựa trái hướng về bên trái của bạn; mặt khác, mũi cựa luôn hướng về phía đầu gà.
LUYỆN TẬP
Trong giai đoạn biệt dưỡng, gà nhất thiết phải tập thảy để phát huy thể lực và cơ bắp, đồng thời cải thiện sự ổn định cũng như trầm tĩnh. Do vậy, bạn phải cư xử thật nhẹ nhàng, rồi bạn sẽ nhận thấy việc luyện tập kỹ càng sẽ khiến gà đá lạnh lùng, thanh thoát và toan tính khi lâm trận.
Gà được thảy (tossing) trên tấm chăn hay gối lót rơm hay tóc. Thảy gà lên cao cỡ 6 tấc và hạ xuống trên gối. Cách làm như sau: ôm gà hai bên cánh, với các ngón tay luồn dưới cánh nhưng không được bóp hay xiết; thảy gà lên cao cỡ 6 tấc, để nó rơi lên gối, rồi ngay lập tức bắt lại nhẹ nhàng và thảy tiếp, lập lại cho đến khi gà thở dốc; như vậy là đủ cho ngày đầu tiên. Tăng dần khối lượng tập luyện hàng ngày cho đến khi gà đạt thể lực và cơ bắp mong muốn. Sau hai hay ba ngày, để gà đi tới lui trên một cái gối dài cho đến khi nó hồi sức sau bài tập thảy kéo dài.
Để xác định năng lực của chiến kê, nên xổ trong quá trình biệt dưỡng, bằng cách bị cựa và để gà đá trong vài phút. Điều này cho phép bạn quan sát kỹ càng năng lực của chiến kê, đồng thời cũng là bài tập tuyệt vời cũng như giải tỏa khỏi những bài tập căng thẳng và nhàm chán mà gà phải thực hiện. Xổ một lần trong quá trình biệt dưỡng là đủ và nên thực hiện vào buổi tối ngày thứ mười. Sau khi xổ, kiểm tra thật kỹ để đảm bảo gà không bị trọng thương; tắm gà, lau khô và cho nghỉ đến hết ngày.
Danh mục sản phẩm
Trang chủ Tàng kinh kê Phương pháp biệt dưỡng 14 ngày (George Conderman)
Phương pháp biệt dưỡng 14 ngày (George Conderman)
Posted on 27.05.2017 | Added in Tàng kinh kê
Phương pháp biệt dưỡng (George Conderman)
***************************************************
Đây là phương pháp biệt dưỡng xưa nhất mà chúng tôi sưu tầm được từ cuốn Complete Guide for Conditioning, Heeling and Handling (1899) của tác giả George Conderman.
***************************************************
KHU VỰC BIỆT DƯỠNG
Kê phòng phải thoáng khí, đầy đủ ánh sáng và ấm áp để nhiệt độ ổn định ở 60 độ F, không biến thiên quá 5 độ. Vì phòng có gắn đèn, nên phải có rèm che tối.
Kê phòng phải ấm áp để gắn cựa và đá gà. Đừng bao giờ sử dụng hầm rượu vào việc biệt dưỡng gà, và cấm hút thuốc trong khu vực biệt dưỡng.
[IMG]
TỈA LÔNG GÀ
Khi tỉa, lông đầu tiên cần tỉa là lông phụng chủ; cắt ngắn dưới 15 cm, cách tự nhiên nhất là xén ngang phần chóp. Kế đó tỉa lông phụng thứ, cắt thẳng hay vòng cung tùy ý, xén đều hai bên cho gọn. Kế đó tỉa lông cánh, cắt ngắn vừa đủ cho thẳng thớm; hai cánh phải tỉa đều như nhau để gà giữ thăng bằng khi lâm trận.
Luôn tỉa lông dưới đì. Nên làm khi đem gà biệt dưỡng. Nếu được, tỉa luôn những lông quá dài bên dưới cánh, lông mã và dưới đuôi để giảm trọng hay giải nhiệt trong những vùng khí hậu nóng.
Lông xung quanh mồng và đầu đôi khi được tỉa sát cho gọn gàng, sạch sẽ và giúp nài gà dễ phát hiện và đánh giá mức độ bị thương khi bị đâm tại đầu.
CÁCH PHÂN BIỆT CỰA PHẢI VÀ CỰA TRÁI
Bằng việc giữ đế da giữa ngón trỏ và ngón cái, cựa đặt ngang tầm mắt và hướng ra xa bạn. Khi nhìn qua đế, bạn sẽ thấy mũi cựa phải hướng về bên phải, mũi cựa trái hướng về bên trái của bạn; mặt khác, mũi cựa luôn hướng về phía đầu gà.
LUYỆN TẬP
Trong giai đoạn biệt dưỡng, gà nhất thiết phải tập thảy để phát huy thể lực và cơ bắp, đồng thời cải thiện sự ổn định cũng như trầm tĩnh. Do vậy, bạn phải cư xử thật nhẹ nhàng, rồi bạn sẽ nhận thấy việc luyện tập kỹ càng sẽ khiến gà đá lạnh lùng, thanh thoát và toan tính khi lâm trận.
Gà được thảy (tossing) trên tấm chăn hay gối lót rơm hay tóc. Thảy gà lên cao cỡ 6 tấc và hạ xuống trên gối. Cách làm như sau: ôm gà hai bên cánh, với các ngón tay luồn dưới cánh nhưng không được bóp hay xiết; thảy gà lên cao cỡ 6 tấc, để nó rơi lên gối, rồi ngay lập tức bắt lại nhẹ nhàng và thảy tiếp, lập lại cho đến khi gà thở dốc; như vậy là đủ cho ngày đầu tiên. Tăng dần khối lượng tập luyện hàng ngày cho đến khi gà đạt thể lực và cơ bắp mong muốn. Sau hai hay ba ngày, để gà đi tới lui trên một cái gối dài cho đến khi nó hồi sức sau bài tập thảy kéo dài.
Để xác định năng lực của chiến kê, nên xổ trong quá trình biệt dưỡng, bằng cách bị cựa và để gà đá trong vài phút. Điều này cho phép bạn quan sát kỹ càng năng lực của chiến kê, đồng thời cũng là bài tập tuyệt vời cũng như giải tỏa khỏi những bài tập căng thẳng và nhàm chán mà gà phải thực hiện. Xổ một lần trong quá trình biệt dưỡng là đủ và nên thực hiện vào buổi tối ngày thứ mười. Sau khi xổ, kiểm tra thật kỹ để đảm bảo gà không bị trọng thương; tắm gà, lau khô và cho nghỉ đến hết ngày.
LUYỆN GÀ CÓ TẬT ĐÁ
Phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để huấn luyện một chiến kê có tật đá là đem đến sân tập, nếu bạn có điều kiện, bằng không thì phòng trải vỏ dà (tan bark) cũng được. Lôi kéo sự chú ý của chiến kê vào con gà mồi mà bạn bồng trên tay, nó sẽ lồng lộn khắp phòng để săn đuổi con gà mồi. Bằng lối này, nó không chỉ luyện thể lực mà còn được dạy cách đá vào mọi phần cơ thể đối phương, chứ không chỉ chăm chăm đá đầu, điều khiến nhiều chiến kê phải trả giá bằng mạng sống của chính mình.
BIỆT DƯỠNG
Có nhiều phương pháp biệt dưỡng đại đồng tiểu dị, mà cái nào tác giả cũng tự coi là hay nhất. Tôi không thể trình bày tất cả ở đây vì chỉ tổ thêm rối, tôi sẽ mô tả chi tiết phương pháp yêu thích của mình, mà theo tôi nó hàm chứa đầy đủ tinh túy của những phương pháp khác và sẽ mang lại kết quả như ý.
Thả gà vào lồng dưỡng và cho nhịn ăn trong vòng 24 giờ, nhưng cho uống nước thoải mái, kiểm tra cẩn thận để đảm bảo gà mạnh khỏe và tươi tốt, không nhiễm rận – bằng không, bôi “thuốc mỡ” là giải pháp tốt nhất mà không gây tổn thương cho gà – rửa chân và các ngón rồi để khô, tỉa bớt lông xung quanh hậu môn, cân khi bụng rỗng, ghi chú trọng lượng của từng con cũng như trọng lượng mà bạn dự kiến. Nếu gà rất mập tức nó quá cân trên 8 oz, bằng không cỡ 5 hay 6 oz là được. Thỉnh thoảng, gà cũng cần tăng vài oz để đá tốt nhất. Mức độ tùy thuộc vào kinh nghiệm và việc đánh giá đâu là trọng lượng thi đấu thích hợp. Bạn sẽ đem đá những con gà hay nhất mà mình có, cắt bỏ cựa còn nửa inch, dùng bột phấn để cầm máu. Dùng ngón cái rịt vào vết thương trong vài phút.
Với những con quá cân, cho mỗi con một viên gồm 10 hạt cặn rượu (tartar) trộn bơ. Trong vòng 1 giờ, cho ăn bánh mì và sữa, và chỉ bấy nhiêu thôi; rồi thảy hay thúc gà vài lần để chúng vận động. Trong vòng vài giờ, bạn có thể cho ăn một ít bánh mì nhúng nước hay sữa.
Ngày thứ ba
Vào buổi sáng, cho ăn vài miếng trứng tươi và thức ăn từ lúa mì. Vào buổi tối, cho ăn bắp xay, thảy hai đợt, mỗi lần khoảng 40 lượt, cho uống nước hai lần, mỗi lần 4 ngụm.
Ngày thứ tư
Vào buổi sáng cho ăn “bánh mì bắp” khô (làm theo công thức). Vào buổi tối, cho ăn lúa mì, tập luyện giống như hôm trước. Cho uống nước hai lần, mỗi lần 4 ngụm.
Ngày thứ năm
Vào buổi sáng cho ăn bắp xay. Vào buổi tối cho ăn bắp hay lúa mì, cho mỗi con ăn nửa lòng trắng trứng luộc. Cho uống nước hai lần, mỗi lần 4 ngụm.
Ngày thứ sáu, bảy và tám
Giống như ngày thứ năm, tăng số lượt thảy lên 60 hay 65.
Ngày thứ chín
Vào buổi sáng cho ăn lúa mạch chà và uống nước. Vào bữa chiều, cho ăn một ít thịt bò nạc, băm nhuyễn. Tập hai đợt, tăng số lần thảy lên 75 lượt. Vào buổi tối, cho ăn nửa lòng trắng trứng luộc và bắp xay.
Ngày thứ mười
Vào buổi sáng, cho ăn nửa cái trứng tươi và lúa mì; buổi chiều ăn một mẩu táo chua. Vào buổi tối, cho ăn bắp xay, từ nay ngưng cho ăn lúa mì bởi gà có thể đầy bụng trong khi bạn không muốn như vậy.
Ngày thứ mười một, mười hai
Cho ăn bắp xay hai lần, sáng và tối; luôn uống nước hai lần, nhưng không quá 5 hay 6 ngụm mỗi lần, tăng khối lượng tập luyện từ từ để gà chịu đựng được.
Ngày thứ mười ba
Nếu đá vào ban đêm, cho ăn một ít lúa mạch chà hay bắp xay và uống vài ngụm nước, sau khi ăn khoảng một giờ, tập nhẹ.
Luôn bồng gà thật nhẹ nhàng, thay rơm trong lồng mỗi ngày; tập cho gà quen với ánh đèn, nếu đá đêm; giữ gà ở nơi ấm và thoáng khí.