Lê văn Hùng

  • Home
  • Lê văn Hùng

Lê văn Hùng Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Lê văn Hùng, Veterinarian, .

17/12/2022

LÝ DO NHỮNG KHẨU PHÁO PHÁP VIỆN TRỢ CHO UKRAINE KHẮC DÒNG CHỮ "DIEN BIEN PHU"???

Nhiều người đang thắc mắc không hiểu lý do gì khi Pháp gửi pháo 155mm cho Ukraine ở trên nòng pháo lại ghi dòng chữ "Dien Bien Phu"?

Phải chăng họ đang gợi nhớ lại chiến công năm 1954 khi Việt Minh hoàn toàn "thất bại" trong việc ngăn cản lính Pháp giương cờ trắng ra đầu hàng ở Điện Biên Phủ!!!

ST/ĐT-QP

17/12/2022

CỤ HỒ MUÔN TUỔI!
============

CỤ già thong thả buông cần trúc,
HỒ rộng trời in mặt nước hồng,
MUÔN vạn đài sen hương bát ngát,
TUỔI già vui thú với non sông.

KV-QP. Sưu tầm

17/12/2022

CÓ NƠI NÀO NHƯ ĐẤT NƯỚC CHÚNG TÔI!
==================

Có nơi nào, như đất nước của tôi?
Một dải đất mang hình cong chữ S
Ba bề biển đông, gió mưa gầm thét
Vẫn vững vàng, như dãy núi Trường Sơn.

Có đất nước nào tần tảo sớm hôm?
Những mầm lúa vươn lên từ sỏi đá
Mẹ vỡ đất, cha đạp bằng sóng cả
Khát vọng tuôn trào từ lam lũ.. nghìn năm...

Có đất nước nào được xếp từ trái tim?
Một tấc đất đau, đêm mẹ hiền không ngủ
Một tiếng gọi thôi, muôn người ra tuyến lửa
Một nơi gian lao, cả Tổ quốc hướng về...

Đất nước tôi, bạn có lắng nghe?
Ra trận tuyến, vẫn nụ cười tỏa nắng
Gác tình riêng, bao " chiến binh" thầm lặng
Cho đất nước nhà hạnh phúc bay cao....

Đất nước tôi là tiếng gọi ngọt ngào
Là tiếng trái tim- tình yêu vĩ đại
Lời Bác dạy cùng non sông còn mãi
Nắng Ba Đình tỏa ánh sáng lung linh.

Tác giả : Vũ Tuấn (Thanh Ba - Phú Thọ)
KV-QP. St

17/12/2022

NỤ CƯỜI NƠI CHIẾN TRƯỜNG KHỐC LIỆT!
==========

Thế hệ thanh niên chống Mỹ cứu nước, nhiều người yêu mến nhà thơ -chiến sĩ Trần Quang Long với bài thơ nổi tiếng "Thưa Mẹ, Trái tim" viết năm 1966. Trần Quang Long lúc đó mới 25 tuổi đã có những câu thơ gan ruột, ám ảnh và nổ vang như súng trận:

Con sẽ vót nhọn thơ thành chông
Xuyên vào gan lũ giặc
Con sẽ mài thơ như kiếm sắc
Chặt đầu văn nghệ tay sai
..Nếu thơ con bất lực
Con xin nguyện trọn đời
Dùng chính quả tim làm trái phá
Sống chết một lần thôi!

1966 - TRẦN QUANG LONG
Hình minh họa bài thơ: Nụ cười một chiến sỹ Quân Giải phóng của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam bị quân Mỹ bắt.

KV-QP. Sưu tầm

17/12/2022

ANH HÙNG LLVT NHÂN DÂN “PHẠM NGỌC THẢO”!
=============

Trước mặt Ngô Đình Diệm, Phạm Ngọc Thảo nói: Nếu có đủ bằng chứng đấy là Việt Cộng thì cho lập tòa án xử luôn. Diệm vui ra mặt và tỏ ra tin tưởng đây sẽ người tiên phong để chống Cộng sản.

Diệm phong ngay lon trung tá cho Phạm Ngọc Thảo. Điều ông Thảo về nhậm chức Tỉnh trưởng Kiến Hòa. Ngay sau đấy ông Thảo đã ký quyết định thả 2.000 tù chính trị, ngầm bật đèn xanh cho phong trào Đồng Khởi, Bến Tre.

Việc ông Thảo đề ra yêu cầu bắt được Việt Cộng là lập tòa xử luôn, dưới sự giám sát của Phạm Ngọc Thảo là nhằm sàng lọc, trừng trị thành phần phản bội, đầu hàng. Số cán bộ, chiến sĩ Cộng sản kiên trung thì được ông Thảo nhanh chóng thả ra.

Những người xưng khai ra đồng đội, xưng khai ra tổ chức thì cũng đã bị xử lý gọn gàng. Biên bản hỏi cung được ông Thảo làm giả tinh vi để nộp lên trên. Qua đây cũng phát hiện thêm đám tay sai chỉ điểm, đề ra biện pháp tiêu diệt ngay./.

KV-QP. Sưu tầm

17/12/2022

“NGƯỜI LÍNH KHÔNG SỢ CHẾT, NHƯNG AI CŨNG MUỐN VỀ VỚI GIA ĐÌNH”!
==================

Đây là di ảnh của Đại tá, Liệt sĩ Trương Hồng Anh và người vợ trẻ. Anh là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 - Quân khu 5 đã hy sinh anh dũng trong khi chỉ huy đơn vị làm nhiệm vụ quốc tế cao cả bên Campuchia.

Trong một trận chiến, khi xe của Đại tá Trương Hồng Anh đi ngược chiều với xe chở thương binh, anh bảo lái xe đi sang vệ đường, nhường đường cho xe chở thương binh. Không may, xe của anh đè vào một quả mìn chống tăng của Polpot cài ven đường…

Đại tá Trương Hồng Anh đã hy sinh khi mới 36 tuổi, là một trong những Sư đoàn trưởng trẻ nhất toàn quân hồi đó.

Cuộc đời quân ngũ của Đại tá Trương Hồng Anh chỉ gần 20 năm, nhưng đã 13 lần phong quân hàm từ Binh nhì lên đến Đại tá. Trung bình chỉ hơn một năm một cấp trong quân đội ít ai nhanh lên chức như thế. Khi mới 22 tuổi Trương Hồng Anh đã là Tiểu đoàn trưởng, 34 tuổi là Sư đoàn trưởng, 35 tuổi nhận quân hàm Đại tá. Sư đoàn trưởng Trương Hồng Anh trẻ và thư sinh đến mức lính trong sư đoàn gặp anh tưởng thủ trưởng là giả danh đảo ngũ. Thay vì báo vệ binh bắt giữ anh đã khuyên giải mọi người ở lại. Khi biết đó là Sư đoàn trưởng thì mấy ông lính có tư tưởng đảo ngũ chỉ có nước răm rắp nghe theo.

Đại tá Trương Hồng được bổ nhiệm Sư đoàn trưởng hoàn toàn là do tự năng lực của mình. Anh nổi tiếng là người thông minh. Chỉ cần nhìn bản đồ một lần, là dẫn cả Trung đoàn đi trong rừng hàng chục cây số, đúng tọa độ cần đến.

Rất tiếc cho một tài năng của Quân đội ta. Anh hy sinh khi còn quá trẻ. Sinh thời, trong một lần viết thư về cho người vợ trẻ, Trương Hồng Anh đã có câu để đời: “Người Lính không sợ chết, nhưng ai cũng muốn được về với gia đình”!

Nguồn: QĐND
KV-QP. Sưu tầm

17/12/2022

TÂM TÌNH CỦA LÍNH!
============

Đêm khuya dưới ánh trăng vàng
Đã là người lính đâu màng gian nan
Sống trong thời chiến lầm than
Có tình đồng chí đập tan quân thù.

Đêm khuya giá lạnh sương mù
Có anh bộ đội cần cù gác canh
Ba lô khẩu súng quân hành
Tình yêu Tổ quốc trong anh vẹn tròn.

Áo xanh thắm đượm nước non
Sao vàng năm cánh sắt son một lòng
Đỏ tươi huyết mạch bên trong
Tim anh hòa quyện tấm lòng thủy chung.

Trăng treo soi lối đi cùng
Quyết tâm thắng lợi vui chung một nhà
Xuân về sắc tỏa đào hoa
Tình yêu Đất nước quyện hòa trường ca./.

Tác giả: Hạ Duy Thanh
KV-QP. Sưu tầm

17/12/2022

LÝ DO NHỮNG KHẨU PHÁO PHÁP VIỆN TRỢ CHO UKRAINE KHẮC DÒNG CHỮ "DIEN BIEN PHU"???

Nhiều người đang thắc mắc không hiểu lý do gì khi Pháp gửi pháo 155mm cho Ukraine ở trên nòng pháo lại ghi dòng chữ "Dien Bien Phu"?

Phải chăng họ đang gợi nhớ lại chiến công năm 1954 khi Việt Minh hoàn toàn "thất bại" trong việc ngăn cản lính Pháp giương cờ trắng ra đầu hàng ở Điện Biên Phủ!!!

14/12/2022

GÁY SỚM ĂN GÌ LÀ NHƯ THẾ NÀO!
==============

Đó là một câu chuyện vào năm 1972 trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Kể từ năm 1957, quân ngụy VNCH đã thành lập và liên tục củng cố căn cứ Đăk Tô - Tân Cảnh với mạng lưới phòng thủ dày đặc. Thậm chí quân ngụy VNCH còn gáy khét "Khi nào sông Poco chảy ngược thì Việt Cộng mới chiếm được Đăk Tô - Tân Cảnh". Câu này thậm chí còn được in ra treo trước cổng căn cứ.

Tuy nhiên trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 được chỉ huy bởi Tướng Hoàng Minh Thảo, dòng Poco đã thật sự chảy ngược. 15h ngày 23/4/1972 chiến dịch bắt đầu, Đắk Tô - Tân Cảnh bị ăn mưa pháo của Quân Giải phóng.

Cứ tưởng căn cứ với nhiều lớp hàng rào với Biệt Động Quân trấn giữ như nào. Căn cứ này đã thất thủ chỉ sau khoảng 14 giờ chiến đấu. Đặc biệt trong trận này đã diễn ra một trận đấu tăng kinh điển 1vs10.

Chiếc xe tăng Type 59 mang số hiệu 377 đã một mình solo với 10 chiếc M41 tại khu E42. Kết quả 7 chiếc M41 đã bị 377 quật ngã. 3 chiếc còn lại bỏ chạy, cuối cùng quân ngụy VNCH đã phải dùng súng chống tăng bắn nhiều phát mới hạ nổi 377.

Do chiến trường khốc liệt phải tới năm 1974 Quân Giải phóng mới có thể đem xác chiếc 377 về. Khi kiểm tra phát hiện, cả kíp xe tăng đều đã bị cháy thành tro, phải rất vất vả các chiến sĩ mới đem được những gì còn sót lại của đồng đội mình về.

Khi kiểm tra kĩ hơn thì phát hiện một gói cơm nắm đã cháy đen vón cục lại, đây là phần ăn mà kíp lái còn chưa kịp dùng thì đã lao ra chiến trường. Vậy là đã không có bữa ăn cuối cùng nào cho kíp lái.

Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

KV-QP. St

14/12/2022

GIÁ TRỊ CỦA HÒA BÌNH!
============

Đây là hình ảnh đồng chí Lê Minh Chí bị địch bắt giam ở nhà tù Phú Quốc. Đây chỉ là một trong số vô vàn những hình ảnh đau thương về những cực hình mà các chiến sĩ cộng sản kiên trung của chúng ta phải chịu đựng.

Duy chỉ có một điều không thể thay đổi là lòng trung thành với Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh tính mạng chứ nhất quyết không khai báo nửa lời.

Cho đến tận ngày nay, khi mà 1.067 hài cốt của những chiến sĩ cách mạng kiên cường - những “tù nhân cộng sản” bị địch bắt, đày đoạ, đánh đập, tra tấn và giết hại vô cùng tàn độc tại nhà tù Phú Quốc đã được tìm thấy và an táng tại nghĩa trang huyện đảo Phú Quốc, (tỉnh Kiên Giang), nhưng vẫn còn hơn 3.000 hài cốt còn lại vẫn đang trong quá trình tìm kiếm, với mong muốn một ngày không xa các anh sẽ được yên nghỉ trọn vẹn trong lòng đất mẹ....

Thế mới biết sự tàn khốc của chiến tranh và giá trị của hoà bình, càng thấm thía được hy sinh của cha ông ta là vô kể, máu và nước mắt đã chảy xuống cho chúng ta được sống như ngày hôm nay. Không có sự hy sinh nào là vô nghĩa, không ai bị quên lãng và không có gì bị lãng quên.

Chiến tranh ác liệt, gian khó và đầy nước mắt đã qua đi. Tổ quốc thống nhất, đất nước hoà bình, cả dân tộc đang nối vòng tay lớn tiến về phía trước.

Chúng ta đã chiến đấu và chiến thắng để giành lại hoà bình cho toàn dân tộc Việt Nam, để hôm nay sống trong hoà bình, phát triển và hội nhập, ta lại mỉm cười hạnh phúc.

KV-QP. Sưu tầm

14/12/2022

CHUYỆN VỀ NỮ THƯƠNG BINH HẠNG 1/4 BÁN VÉ SỐ XÂY MỘ CHO ĐỒNG ĐỘI!
===============

Nữ thương binh Đặng Thị Bảy (76 tuổi, ngụ tại xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) tham gia cách mạng từ năm 13 tuổi.

Năm 1965, bà Bảy vinh dự được kết nạp vào Đảng. Trong buổi lễ kết nạp đảng viên, bà và 19 đảng viên mới hứa với nhau: “Đến ngày thống nhất đất nước, ai còn sống thì lo mộ cho người hy sinh”.

Vào thời điểm Chiến dịch Mậu Thân năm 1968, trong trận đánh chiếm Đồn Gò Dầu (thuộc xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò), trên đường rút quân về Mương Điều (xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò), đơn vị của bà bị ph.áo địch tập kích làm nhiều người hy sinh.

Bà Bảy bị thương ở vùng đầu gây liệt nửa thân người. Không thể trực tiếp cùng đồng đội tham gia chiến đấu, bà được tổ chức phân công ở tuyến sau làm nhiệm vụ tiếp tế quân y, làm y tá cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước.

Trở về địa phương, bà nhận nuôi hai đứa trẻ mồ côi, con của người anh ruột và người em gái ruột. Gia đình 4 miệng ăn chỉ dựa vào tiền trợ cấp thương binh không đủ, bà phải đi bán vé số trang trải cuộc sống. Đồng thời nghĩ đến việc bỏ “ống heo” tiết kiệm tiền để thực hiện lời hứa với đồng đội đang an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Long Hưng A.

Dù đã 75 tuổi nhưng bà Bảy vẫn không quên được lời hứa cách đây đã 56 năm với đồng đội: “Đến ngày thống nhất đất nước, ai còn sống thì lo mộ cho người hy sinh”. Ngày ngày bà vẫn rong ruổi khắp các nẻo đường, bán vé số để mưu sinh và bỏ “ống heo” tiết kiệm tiền xây mộ cho đồng đội.

Năm 2010, biết tin UBND xã Long Hưng A sửa lại nghĩa trang liệt sĩ, bà Bảy cầm trên tay 72 triệu đồng tích cóp gần 13 năm đi bán vé số đến xin gặp lãnh đạo xã góp tiền xây m.ộ đồng đội. Thời điểm đó, lãnh đạo xã rất ngỡ ngàng trước một CCB có đời sống khó khăn mà tự nguyện đưa tiền làm những việc tưởng như không thể.

Lãnh đạo xã từng thuyết phục bà Bảy giữ lại tiền để dưỡng già vì thấy bà thương tật, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn. Lúc ấy, bà Bảy phân trần với lãnh đạo xã: "Ngày xưa, tôi cùng với đồng đội được kết nạp vào Đảng có hứa sau này người nào may mắn còn sống thì có nhiệm vụ chăm lo m.ộ cho những người đã hy sinh”.

Bà Bảy giải thích tiếp: “Số tiền này, tôi bỏ ống heo đất gần 13 năm đi bán vé số dạo, không phải bán đất, bán nhà hoặc vay mượn của ai mà UBND xã ngại nhận tiền. Đây là tâm nguyện cuối đời của tôi, không thực hiện được thì khi ch.ết, không nhắm mắt được”.

Cảm động trước tấm lòng cao cả của nữ CCB đối với đồng đội của mình, đại diện UBND xã đồng ý nhận số tiền để sử dụng vào việc ốp gạch men, làm m.ộ bia cho toàn bộ 144 ngôi mộ ở Nghĩa trang Liệt sĩ xã Long Hưng A.

Nghĩa trang liệt sĩ xã hoàn thành, bà Bảy vui mừng không sao tả được và tiếp tục đóng góp 2 triệu đồng từ tiền bán vé số để mua đồ c.úng đồng đội nhân ngày hoàn thành việc tu sửa nghĩa trang. Giờ đây, đồng đội của bà Bảy đã có m.ộ phần khang trang, hằng ngày, đều đặn vào buổi tối bà đi bộ từ nhà đến Nghĩa trang Liệt sĩ xã Long Hưng A hơn 1km để thắp đúng 50 cây nhang lên bàn thờ Tổ quốc ghi công.

Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7), bà Bảy dùng số tiền tiết kiệm từ việc bán vé số để mua hoa, trái cây dâng c.úng đồng đội. “Việc xây m.ộ để giữ trọn vẹn lời hứa với đồng đội hy sinh; đồng thời giáo dục thế hệ trẻ hiểu về truyền thống đấu tranh của những người đi trước đã hy sinh xư.ơng m.áu để bảo vệ Tổ quốc”, bà Bảy chia sẻ.

Hiện tại, bà Bảy vẫn miệt mài bán vé số, bỏ "ống heo" để lấy tiền tiếp tục trùng tu, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ thêm khang trang. Có khi, bà mang tiền đi giúp đỡ người nghèo khó.

Với những đóng góp trong công cuộc giải phóng đất nước, bà Đặng Thị Bảy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích trong công tác xã hội từ thiện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc;

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen về thành tích người có công với cách mạng tiêu biểu, đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, học tập và công tác; UBND tỉnh Đồng Tháp tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước; UBND xã Long Hưng A tặng Giấy khen về thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

Nguồn: QĐND
KV-QP. St

02/12/2022
02/12/2022

MÊNH MÔNG TÌNH BÁC!
==============

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước...”
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

Trích bài thơ “Bác ơi - Tố Hữu” 1969.
KV-QP. St

02/12/2022

LỜI BÁC VỌNG MÃI NGÀN NĂM!
=============

Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân hượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm".

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 - Hồ Chí Minh. (Bút tích của Bác lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam).
KV-QP. St

02/12/2022

LIỆT SĨ - BÁC SĨ - NỮ CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG: ĐẶNG THÙY TRÂM!
==============

Đặng Thùy Trâm sinh ra lớn lên trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội.

Năm 1966, sau khi tốt nghiệp Đại học Y với kết quả học tập loại ưu, cô gái trẻ gạt bỏ tất cả: “một gia đình êm ấm, đầy đủ, được chiều chuộng” xung phong lên đường công tác chiến trường B (miền Nam khói lửa).

Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3/1967, chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh xá dân sự nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 27/9/1968.

Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi.

Tháng 6/1970, khi Fredric Whitehurst, một lính Mỹ, tại chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi tính châm lửa đốt quyển sổ tay được bọc bằng vải, thu được sau một trận càn quét, người thông dịch của ông đã cản: "Đừng đốt. Bản thân nó đã có lửa rồi!". Nghe lời khuyên, người lính Mỹ ấy đã không đốt quyển sổ tay. Đó là cuốn nhật ký của một nữ chiến sĩ, một bác sĩ có cái tên thật đẹp: Đặng Thùy Trâm.

Những dòng chữ rực lửa trong cuốn nhật ký khiến Frideric vô cùng xúc động - mặc dù anh chỉ được nghe qua lời dịch vội. Đó là những dòng chất chứa c.ăm t.hù đối với quân Mỹ và cả những dòng chữ đầy yêu thương, hi vọng. Anh không hiểu nổi bắt nguồn từ đâu mà một người con gái có thể nhìn thấy cái đẹp của màu xanh giữa chiến trường mịt mù bom đạn, vì sao cô ấy có thể nghe nổi bản giao hưởng êm đềm khi quân Mỹ gần như luôn bám sát sau lưng. Nó khiến anh vô cùng ngạc nhiên và đặc biệt cảm phục.

Và “Ngọn lửa” ấy đã dẫn Fredric và người anh trai là Robert Whitehurst (cũng là một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam) làm một cuộc hành trình vượt đại dương, tình nguyện đưa nhật ký của Đặng Thùy Trâm về với gia đình chị.

Năm 2005, sau 35 năm lưu lạc trên đất Mỹ, cuốn nhật ký của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã trở về Việt Nam trong vòng tay yêu thương của người thân, bạn bè. Từ khi cuốn nhật ký được biết đến, đã có biết bao cuộc vận động, bao phong trào ý nghĩa được phát động để người trẻ hôm nay học tập và noi gương người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất.

Đặc biệt, cuốn nhật ký được dịch ra khoảng 20 thứ tiếng; góp phần giúp độc giả khắp thế giới thấy được những năm tháng chiến tranh ác liệt mà dân tộc ta đã phải trả bằng m.áu xư.ơng để có nền hòa bình độc lập ngày hôm nay. Cuốn Nhật ký cũng chính là cảm hứng để NSND Đặng Nhật Minh xây dựng bộ phim chính kịch lịch sử “Đừng đốt” làm xúc động lòng người trong và ngoài nước.

KV-QP. St

02/12/2022

BÓNG MẸ!
======

Ngày xưa, mỗi lần soi gương đáy giếng
Con thấy mẹ cười, âu yếm nhìn con
Mẹ cúi xuống ôm cặp mắt xoe tròn
Làm bóng con, lon ton nhòa phía mẹ

Thời gian lặng lẽ, mùa qua lặng lẽ
Con đi tìm dâu bể một đời trai
Mây lang thang, về qua phía thôn Đoài...
Mây nhìn xuống, nhớ ai mà bạc trắng...

Rồi mùa sang, giếng ngủ yên trầm mặc...
Con trở về, run rẩy nắng sân sau...
Soi giếng xưa, giờ trắng một mái đầu..
Chỉ mỗi mình con, tìm đâu bóng mẹ.
Tác giả: Kiên Duyên

KV-QP. St

02/12/2022

CAMERA CHẠY BẰNG KHOAI SẮN!
==============

Trong ảnh là bộ camera 2 mắt tối tân thuộc quyền sở hữu của vị giám khảo kì thi hương ở Nam Định vào năm 1897, ông tên Trần Sĩ Trác.

Tại các kì thi khoa bảng lớn với cả ngàn thí sinh, cụ Trác đã b.ắt và đu.ổi ra khỏi trường thi hàng trăm nghìn thí sinh qu.ay c.óp nhìn bài bạn, gi.a.n d.ối, mang phao vào lều trõng.

Chưa hết, khi chấm thi, cụ loại tiếp hàng trăm bài thi có biểu hiện đạo văn, bê nguyên si các câu cú trong sách đề học tốt ngữ văn của thầy Khổng T.ử.

Cụ Trần Sĩ Trác xứng danh là ông tổ nghề giám thị Việt Nam. Thời nay, nếu dán bức ảnh này ở phòng thi thì có khi các thí sinh chỉ cần lướt nhìn vào đôi m.ắt âu yếm và trìu mến này có khi còn ti.m đập ch.ân run chứ chưa nói gì đến quay bài.

Ảnh: Ifact (Ảnh đã được phục chế màu)
Cre: Songtichcucmoingay
KV-QP. St

02/12/2022

THƯA CHỦ TỊCH, NGÀI CÓ PHẢI LÀ CỘNG SẢN KHÔNG?
===============

Năm 1946, ở Pa-ri, trong một cuộc họp báo, một nhà báo Pháp muốn làm giảm thiện cảm của người Pháp không ưa cộng sản đối với Bác, bằng cách đưa ra một câu hỏi:

- Thưa ngài Chủ tịch, Ngài có phải là cộng sản không?

Bác Hồ của chúng ta liền đi đến lẵng hoa để trên bàn, vừa rút ra từng bông tặng mỗi người, vừa vui vẻ nói:

- Tôi là người cộng sản như thế này này!

Đó là điều giúp ta có thể hiểu được vì sao mấy chục năm qua, thế giới có bao sự đổi thay, Bác Hồ vẫn luôn được cả thế giới tôn kính và ngưỡng vọng, coi như một biểu tượng cao cả của nhân đạo, chính nghĩa của hòa bình, một kiểu người cộng sản hài hòa giữa yêu nước và quốc tế, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa, phương Đông và Phương Tây.

Có thể dẫn chứng ra đây một ý kiến, trong rất nhiều ý kiến của nhà báo Mỹ Sa-phơ-len, viết từ năm 1969:

“Trong rừng Việt Bắc, Cụ Hồ như một ông tiên. Nếu có ai bảo đấy là một người cộng sản thì tôi có thể nói Cụ là một người cộng sản khác với quan niệm chúng ta vẫn thường nghĩ; và theo tôi, có thể dùng một từ mới: Một người cộng sản phương Đông, một người cộng sản Việt Nam”.
Như bốn câu thơ mà nhân dân ta ca ngợi về Bác .
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già "...

Trích trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố rộng rãi trên Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T. 4, Tr.161-162.
Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi..”
Người cộng sản là thế đấy các bạn ạ.

KV-QP. St

22/11/2022

GỬI EM! CÔ BỘ ĐỘI LÁI XE!
=============

Không thể tin là em đã qua
Nơi túi bom bay mù bụi đỏ
Đường gập ghềnh ngổn ngang cây đổ
Trời lô nhô thân gỗ cưa ngang.

Không thể tin là em đã sang
Nơi đất lạ trời xanh leo lẻo
Anh đón em qua tầm đạn réo
Tiếng tàu càng sốt ruột vo ve.

Em là cô bộ đội lái xe
Giặc đuổi bắn bốn bề lửa cháy
Cái buồng lái là buồng con gái
Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang.

Em đã qua và em đã sang
Đẹp lắm đấy những ngày đánh Mỹ
Đất nước mình nhiều điều giản dị
Ai chưa tin rồi sẽ tin thôi.

Trường Sơn, 1968, TG: Phạm Tiến Duật
KV-QP. St

21/11/2022

VÕ THỊ SÁU - NGƯỜI CON GÁI HUYỀN THOẠI!
===========

Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hy sinh
Bây giờ dưới gốc dương
Chị nằm nghe biển hát.
Đó là câu chuyện thực
Về người nữ anh hùng
Nhưng ở đảo Côn Sơn
Từ buổi mai chị ngã
Đã có bao câu chuyện
Về chị Sáu linh thiêng
Những truyền thuyết không tên
Cứ lan dần như sóng.
Đảo Côn Sơn – địa ngục
Chị Sáu hoá thiên thần
Trừng trị lũ ác ôn
Cứu giúp người lương thiện.
Qua bao mùa gió chướng
Trong bão tố tù đày
Mộ chị Sáu hương bay
Cả bốn mùa không tắt.
Và trái cây thơm mát
Cũng theo mùa dâng lên
Tạ lỗi khi sai lầm
Kêu cầu khi gặp nạn
Chị Sáu thành người bạn
Sống giữa lòng nhân dân.
Ngay cả lũ ác ôn
Mỗi khi qua mộ chị
Cũng cúi đầu lặng lẽ
Trước chị Sáu anh linh
Người con gái hiên ngang
Chúng mãi còn khiếp sợ.
Tôi quỳ bên ngôi mộ
Dâng đoá hoa trắng trong.
Trời cao xanh mênh mông
Biển rộng xa xao động…
Chị Sáu nằm thanh thản
Hàng dương nghe gió rung
Và bao chuyện lạ lùng
Trong lòng tôi tha thiết
Bỗng như là có thật
Sống mãi cùng thời gian.
Bàn tay ai vuốt tóc
Trên vai tôi dịu dàng.

Côn Đảo 04-1976
Thơ: Phan Thị Thanh Nhàn
KV-QP. St

21/11/2022

LỘC CỦA ĐỜI!
===========
Bạc phơ râu tóc của Người như một tiên ông
Người sinh ra là để ở một khu rừng
Cái xứ thiên nhiên không tên, thời gian không tuổi
Câu cá bên khe, làm thơ bên suối
Làm những bài thơ mở đầu bằng sắc núi
Xanh xanh.

Chính vì ta mà Bác phải lao vào giữa cuộc đấu tranh
Tám mươi năm chẳng nghĩ
Đi giữa xích xiềng đạn bom ầm ĩ
Giữa lý sự chua ngoa, cãi vã tục tằn
Lễ lạt, tiệc tùng và những diễn văn.

Bác đâu thích huân chương. Chỉ thích ngực trần
Áo mở cúc cho gió hè thổi mát
Mặc màu vải, màu mây đạm bạc
Để thoát cái, có thể lẫn vào thiên nhiên một cách bất thần
Nhớ kháng chiến trên ngàn cao Việt Bắc
Thấy cái yên tĩnh trầm tư, ta hiểu Bác
Tâm hồn Người ư, là yên tĩnh những khu rừng.

Ôi, những ngày chủ tịch phủ xanh um
Lộc non về, như trận thắng mùa xuân
Lộc chớm nở làm ta rưng nước mắt
Ta hiểu ra rồi. Người trồng cây cho Tổ quốc
Là muốn lộc của đời chia đến mỗi người dân.

Thơ: Chế Lan Viên
KV-QP. St

21/11/2022

CHUYỆN KỂ VỀ 10 CÔ GÁI NGÃ BA ĐỒNG LỘC!
===============

Đồng Lộc nỗi nhớ khôn nguôi
Gương 10 cô gái sáng ngời núi sông
Nơi đây mảnh đất anh hùng
Lưu danh chiến tích vang lừng nước non.

10 cô gái trẻ còn son
Canh gác tọa độ phá bom hàng ngày
San đường lấp hố bom đây
Thông đường thông tuyến đêm ngày xe qua.

Núi rừng rộn tiếng chim ca
Hòa vào tiếng hát ngân nga sớm chiều
Chia tay bè bạn người yêu
Xông ra tiền tuyến bao điều nhớ thương.

10 cô nằm lại chiến trường
10 bông hoa trắng ngát hương cho đời
Tình yêu đất nước tuyệt vời
Tấm gương soi sáng ngàn đời biết ơn.

Đồng Lộc vang vọng hương hồn
10 cô gái trẻ sớm hôm nơi này
Kỷ vật còn ở nơi đây
Lược kia ai chải tháng ngày em ơi!

Gương soi làm đẹp cho đời
Còn đâu bóng dáng một thời trẻ trung
Vẫn cây bồ kết ven rừng
Các cô tắm gội cùng chung một nhà.

Bao nhiêu năm đã trôi qua
Ngã ba Đồng Lộc hương hoa ngút ngàn
Cuộc đời sống thật vẻ vang
Suối vàng yên giấc vinh quang sáng ngời.

KV-QP. ST

20/11/2022

ĐỂ CÓ ĐƯỢC NHƯ NGÀY HÔM NAY...!ĐÓ LÀ NHỮNG MẤT MÁT, HI SINH!
=============

Trong ảnh là 2 nữ chiến sĩ du kích của ta bị lính dù Lữ đoàn 173 của Mỹ b.ắt tại xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Nữ chiến sĩ đi đầu 18 tuổi, người sau 16 tuổi. Được biết người thân của 2 nữ anh hùng bị lính ngụy càn quét b.ắn ch.ết vì nghi là Việt Cộng. Vì lẽ đó 2 chị đã theo du kích cầm s.úng để trả th.ù cho người thân. Ánh mắt của các chị toát lên vẻ bất khuất quật cường.

Lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam gắn liền với khói lửa ch.iến tr.anh và đó cũng chính là sự “đồng hành” của mất mát đau thương và hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. M.áu đào của các anh, các chị ngấm vào lòng đất, hòa vào lòng biển, để Tổ quốc Việt Nam hòa bình, thống nhất.

Cuộc trường chinh vệ quốc của dân tộc Việt Nam là bản hùng ca bách chiến bách thắng. Dù thời gian có dài bao nhiêu, đất nước có thay đổi thế nào đi nữa, thì dân tộc Việt Nam vẫn đời đời ghi nhớ công ơn những người ngã xuống. Đó là liệt sĩ, thương bệnh binh, là gia đình có công với cách mạng, với Tổ quốc, đó là những người mẹ Việt Nam anh hùng sinh ra những người con bất tử.

Ch.iến tr.anh là đau thương và mất mát. Vì vậy hãy luôn trân trọng giá trị của hòa bình hôm nay!

______
Ảnh do phóng viên nước ngoài chụp năm 1965.
KV-QP. St

20/09/2022

CHIẾN ĐẤU - HI SINH VÌ ĐẤT NƯỚC THÌ KHÔNG BAO GIỜ NUỐI TIẾC!
---------------------------------
Trong một chuyến đi thăm trở lại Việt Nam vào năm 2001, hướng dẫn viên của chúng tôi đưa chúng tôi gặp một người lính Việt Cộng. Đôi chân của anh ấy bị nát bấy do trúng mảnh bom từ một cuộc không kích. Đội ngũ y tế cưa đôi chân của anh ấy khi không có thuốc mê. Rồi về sau, đôi mắt của anh chỉ còn thấy mờ mờ... Anh ấy nhìn chúng tôi, tạo dáng chào kiểu quân nhân và cười: "Chào mừng các ông đã quay trở lại Việt Nam"

Tôi hỏi anh ấy: "Anh có thấy hối tiếc khi chiến đấu không? Vì cũng vì chiến tranh khiến đôi chân, đôi mắt... của anh không còn?"

"Không bao giờ. Chiến đấu cho độc lập, tự do thì chúng tôi không bao giờ hối tiếc"

Chia sẻ từ Cựu chiến binh, Đại úy RICHARD L. KLOPPENBURG

KV-QP. ST

20/09/2022

THEO CHÂN BÁC!
---------------------
"Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.

Như đỉnh non cao tự giấu hình
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh
Bác mong con cháu mau khôn lớn
Nối gót ông cha, bước kịp mình."

Tố Hữu
KV-QP

20/09/2022

SÁNG MÃI TÊN NGƯỜI!
-‐------------------------
Mỗi chúng ta nên tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức, phong cách của Người.
KV-QP

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Lê văn Hùng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share