Vỗ béo vật nuôi nhanh mà an toàn

  • Home
  • Vỗ béo vật nuôi nhanh mà an toàn

Vỗ béo vật nuôi nhanh mà an toàn Vỗ béo vật nuôi nhanh mà an toàn

28/02/2022

💥Vật Nuôi
👉 Đề kháng kém hay bệnh
-> BÀ con vất vả mãi chỉ đủ ăn
-> Chỉ 1 thìa / ngày. TĂNG CÂN VÙ VÙ
=>Vật nuôi lớn nhanh - xuất chuồng sớm 25-30 ngày
=>Tăng thu nhập gấp so với chăn nuôi thông thường
-----------------------------------------------------
Có đầy đủ sản phẩm cho gia cầm, gia súc và thủy cầm
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN toàn quốc

🔥 Chỉ 1 thìa/ngày. Vật nuôi siêu lớn - siêu béo🍀 Vỗ béo vật nuôi   an toàn, hiệu quả nhanh🍀 Sản phẩm vỗ béo vật nuôi số ...
25/02/2022

🔥 Chỉ 1 thìa/ngày. Vật nuôi siêu lớn - siêu béo
🍀 Vỗ béo vật nuôi an toàn, hiệu quả nhanh
🍀 Sản phẩm vỗ béo vật nuôi số 1 Việt Nam
-----------------------------
𝗟𝗢̛̣𝗡: Nở mông - B**g đùi
𝗧𝗿𝗮̂𝘂,𝗕𝗼̀: Nhiều nạc - Tăng chất lượng thịt
𝗚𝗮̀,𝗩𝗶̣𝘁: Mượt lông - Giảm lượng cám
𝗖𝗮́: Tăng trưởng nhanh - Tăng kháng thể
-----------------------------------------
-> Tăng 30% Hiệu quả chăn nuôi
-> Rút ngắn 1/3 thời gian chăn nuôi
-> Vỗ béo cực nhanh trong thời gian ngắn
Có đầy đủ sản phẩm cho gia cầm, gia súc và thủy cầm...
Vận chuyển toàn quốc giao hàng tại nhà , nhận hàng + kiểm tra + thanh toán

Xử lý bệnh bại liệt trên heo náiNguyên nhânBệnh bại liệt trên heo nái là bệnh rất phức tạp, có rất nhiều nguyên nhân:Do ...
22/02/2022

Xử lý bệnh bại liệt trên heo nái
Nguyên nhân
Bệnh bại liệt trên heo nái là bệnh rất phức tạp, có rất nhiều nguyên nhân:
Do dinh dưỡng: Thường do sự thiếu hụt Calci so với bình thường. Trong trường hợp này cần theo dõi kỹ các triệu chứng lâm sàng. Và phân tích máu mới có thể chẩn đoán chính xác. Bệnh xảy ra thường do không cung cấp đầy đủ nhu cầu Calci, phốt pho, thiếu Vitamin D trong thời gian mang thai. Từ đó làm rối loạn quá trình vận chuyển Calci vào máu.
Do tác nhân cơ học: Trong quá trình mang thai, sự di chuyển heo lên chuồng đẻ khiến heo dễ bị trượt ngã gây liệt chân.
Do thời tiết: Nhiệt độ môi trường quá nóng trong thời gian nái gần sinh hay vừa sinh xong
Do nhiễm khuẩn: Nhiễm Clostridium perfigers, Listera monocytogenes, Streptocoocus suis.
Thai quá to, tư thế chiều hướng thai bất thường. Thủ thuật kéo thai quá mạnh, không đúng kỹ thuật gây tổn thương thần kinh tọa, mất khả năng vận động, bại liệt.
Phòng bệnh
Cẩn thận trong việc di chuyển heo trong giai đoạn mang thai, nền chuồng phải sạch, tránh trơn trượt. Nên có ánh sáng vào chuồng trại. Tiêm phòng đầy đủ các bệnh do virus và vi trùng.- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý heo nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật, chú ý bổ sung canxi và phốt pho trong khẩu phần ăn.

Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng theo mô hìnhLợn rừng là loài vật sống trong rừng, đây cũng chính là loài gia súc được con ng...
22/02/2022

Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng theo mô hình
Lợn rừng là loài vật sống trong rừng, đây cũng chính là loài gia súc được con người thuần hóa sớm nhất. Vì thịt thơm ngon, lại rất chất lượng nên hiện nay nghề chăn nuôi lợn rừng rất phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi heo rừng theo mô hình trang trại, với cách chăn nuôi đơn giản, nhưng với các điều kiện tự nhiên cơ bản, hoang dã sẽ giúp người nuôi lợn rừng thành công.

Theo các nhà nghiên cứu, giun quế (tên gọi khác là trùn quế) là thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng, với hàm lượng chất đạ...
22/02/2022

Theo các nhà nghiên cứu, giun quế (tên gọi khác là trùn quế) là thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng, với hàm lượng chất đạm cao. Bên cạnh đó, loại thức ăn này còn dễ sản xuất, góp phần giảm chi phí đầu tư chăn nuôi, tạo ra nguồn thực phẩm sạch.Nhận thấy những ưu điểm này, từ khoảng năm 2014, trên địa bàn huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã có một số hộ dân ở các xã: Phấn Mễ, Yên Lạc, Động Đạt mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi giun quế làm thức ăn cho vật nuôi (chủ yếu là các giống gà). Nhằm nhân rộng mô hình này và khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn, bền vững, tháng 6-2021, UBND huyện Phú Lương đã hỗ trợ phát triển mô hình nuôi giun quế và gà an toàn sinh học cho 11 hộ dân thuộc các xã: Phủ Lý, Phấn Mễ, Động Đạt, Ôn Lương.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ giống giun quế sinh khối, giống gà Tiên Yên (Quảng Ninh), cám cho gà từ 1 đến 22 ngày tuổi. Ngoài ra, các hộ được tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật chăn nuôi. Riêng tại Phủ Lý – do xã thuộc vùng khó khăn nên các hộ được hỗ trợ thêm máy hút chân không để đóng gói sản phẩm thịt gà, máy băm nghiền đa năng để phối trộn thức ăn chăn nuôi, máy nghiền cám inox…
Qua hơn 4 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã đạt được hiệu quả tích cực. Anh Nguyễn Xuân Hòa, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp chăn nuôi, trồng trọt xã Phấn Mễ cho biết: Khi gà được 1 tháng tuổi, chúng tôi sử dụng thức ăn được phối trộn từ giun quế kết hợp với thóc, bột ngô. Gà được nuôi bằng giun quế có sức đề kháng tốt hơn, ít mắc các bệnh thường gặp, như: Khô chân, cúm gà, tiêu chảy. Hiện nay, gia đình tôi đã chủ động được nguồn thức ăn, giảm được chi phí sản xuất.
Theo tính toán của anh Hòa, sau 4 tháng chăn nuôi, trọng lượng bình quân của mỗi con gà đạt khoảng 2,2 kg, giá bán ra cao gấp 1,5 đến 2 lần so với gà nuôi bằng cám công nghiệp. Hiện nay, gia đình anh đã mở rộng diện tích nuôi giun quế lên 600m2. Ngoài việc chủ động thức ăn cho đàn vật nuôi, anh Hòa còn có thêm nguồn thu từ việc bán giun tinh. Trung bình mỗi tháng, anh xuất bán được 2 tạ giun tinh với giá 50 nghìn đồng/kg.
Ngoài những hiệu quả về mặt kinh tế, nuôi giun quế làm thức ăn chăn nuôi còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường. Bởi lẽ, giun quế là động vật có khả năng phân giải chất thải hữu cơ, phân vật nuôi để chuyển hóa thành phân bón cho cây trồng. Do đó, khi nuôi loại giun này sẽ góp phần xử lý chất thải chăn nuôi, làm sạch môi trường hiệu quả.
Chị Nguyễn Thị Thùy Năng, xã Na Dau, xã Phủ Lý, chia sẻ: Gia đình tôi nuôi 1 con trâu và 2 con bò. Trước đây, tôi thường sử dụng phân trâu, bò để bón cho cây trồng hoặc thải ra môi trường, khiến không khí, nguồn nước bị ô nhiễm. Kể từ khi được chính quyền địa phương hỗ trợ, hướng dẫn nuôi giun quế, tôi đã tận dụng được phân trâu, bò để chăn giun. Trung bình, cứ 2 ngày, 100 gam giun quế tiêu hủy được 1kg phân gia súc.
Ông Ma Tiến Kốp, Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương đánh giá: Từ hiệu quả bước đầu mà mô hình nuôi giun quế mang lại, thời gian tới, Phòng sẽ tiếp tục tham mưu triển khai nhân rộng trên toàn huyện. Hiện nay, nhằm mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chúng tôi cũng đang triển khai hỗ trợ các hộ tham gia mô hình về nhãn mác, bao bì sản phẩm gà thịt.

Thành công nhờ nuôi lợn trong chuồng lạnh“Anh Vũ và anh Trung là người nuôi lợn nhiều, hiệu quả nhất huyện Lệ Thủy. Hai ...
22/02/2022

Thành công nhờ nuôi lợn trong chuồng lạnh
“Anh Vũ và anh Trung là người nuôi lợn nhiều, hiệu quả nhất huyện Lệ Thủy. Hai anh đầu tư trang trại nuôi khép kín trong chuồng lạnh hơn 3 năm nay. Nhờ cách nuôi này mà các anh đã làm được nhà cửa khang trang và mua “xế hộp” tiền tỷ!”, ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) tự hào chia sẻ.
Một ngày cuối năm, ông Nguyễn Văn Vương dẫn tôi lên thăm trang trại chăn nuôi lợn khép kín của anh Nguyễn Xuân Vũ và anh Nguyễn Văn Trung ở thôn Lê Xá, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy. Đó là trang trại nằm giữa khu rừng tràm cách xa khu dân cư, có diện tích 1,2 ha.
Anh Vũ cho biết: Trước đây, anh là nông dân chuyên trồng lúa và trồng rừng. Nhưng sau cơn bão lớn năm 2013, hơn 2 ha trồng keo của gia đình anh gần như mất trắng. Lúa trồng ra cũng chỉ đủ ăn chứ chẳng dư dả được bao nhiêu. Còn Trung vốn là kỹ sư xây dựng, từng đi làm cho các doanh nghiệp xây dựng khắp nơi nhưng cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn.
Trăn trở chuyển hướng làm ăn, sau khi tìm hiểu khắp nơi, năm 2015, anh Vũ bàn bạc với người em “cọc chèo” là anh Trung để góp vốn mở trang trại chăn nuôi. Tháng 2-2015, chuồng nuôi khép kín với hệ thống làm lạnh có diện tích 1.600m2 của hai anh được khởi công xây dựng, đến tháng 2-2016 hoàn thành với số tiền 1,2 tỷ đồng.
Theo thiết kế, chuồng nuôi có quy mô 1.200 con lợn thịt. Mỗi năm, trang trại chỉ nuôi 2 vụ, mỗi vụ khoảng 5 tháng, sau đó tổng vệ sinh và để trống chuồng chừng 1 tháng để bảo đảm cách ly an toàn. Anh Vũ cho hay: “Tiêu chí nuôi lợn của chúng tôi là phải bảo đảm an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, chúng tôi đã nuôi theo chuẩn VietGAP, xây chuồng lạnh theo quy trình khép kín.
Hiện tại, chuồng nuôi lợn có hệ thống giàn mát, điều hòa nhiệt độ trong chuồng dao động ở mức 27-300C. Ngoài ra, để bảo đảm môi trường, chúng tôi còn đầu tư 200 triệu đồng xây dựng hệ thống biogas, phân được lọc qua hầm thô, sau đó máy hút khí qua bể lọc có thể sử dụng nhu cầu dùng điện trong trại, còn hầm phân tươi thì sẽ ủ với lá cây cho hoai mục…”
Nhờ đó, dù nuôi số lượng lớn nhưng khi bước vào khuôn viên trang trại hầu như không hề có mùi hôi. Về giống, trang trại nhập từ Công ty TNHH lợn giống Dabaco ở Hà Nam và một số công ty khác trên cả nước. Tiêu chí của lợn giống phải đủ 5 tuần tuổi, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin và có giấy kiểm dịch thú y trước khi nhập chuồng.
Trong quá trình nuôi, các anh bảo đảm đầy đủ các khâu tiêu độc khử trùng người ra vào trại với hệ thống tiêu độc khử trùng tự động ngay tại cổng. Luôn có 3 nhân viên kỹ thuật về thức ăn, thú y và kỹ thuật chăn nuôi ăn ở tại chỗ để hỗ trợ các anh suốt cả vụ nuôi.
Thông thường, lợn xuất nguyên chuồng sẽ được Công ty TNHH Thực phẩm Hai Thuyên ở Đà Nẵng thu mua. Với giá 42.000 đồng/kg lợn hơi như hiện tại, mỗi năm trang trại thu lợi nhuận thu trên 1,2 tỷ đồng/ 2 vụ.
Để có được thành công như ngày hôm nay, anh Nguyễn Xuân Vũ và Nguyễn Văn Trung đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức. Đó là thời điểm khi xây chuồng trại xong thì hết vốn để mua lợn giống, thức ăn. Để giải quyết vấn đề này, hai anh đã mượn tới 4 sổ đỏ của bà con và 2 sổ đỏ của gia đình để vay ngân hàng. Cuối năm 2016, trận lũ lớn khiến đàn lợn trong trại chết mất 350 con.
Sang đầu năm 2017, giá lợn rớt thê thảm khiến người chăn nuôi khắp nơi điêu đứng. Anh Vũ nhớ lại: “Những lúc khó khăn nhất, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các đồng chí lãnh đạo huyện cả vật chất lẫn tinh thần.
Trong đó, có 2 lần huyện hỗ trợ cho chúng tôi số tiền 60 triệu đồng và đứng ra kêu gọi các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh đứng ra tiêu thụ sản phẩm”. Nhờ nuôi lợn mà anh Vũ và anh Trung đã xây mới được 2 ngôi nhà khang trang với số tiền 2,4 tỷ đồng, mua chiếc xe ô tô mới gần 1,1 tỷ đồng.
Anh Trung chia sẻ: “Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu thụ theo chuỗi sẽ giúp trang trại chủ động hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm”. Hiện tại, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đang hỗ trợ trang trại thực hiện mô hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn sạch theo chuỗi.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy cũng hỗ trợ xây dựng một khu giết mổ để giúp trang trại hoàn thiện quy trình khép kín này. Dự kiến, đến đầu năm 2019, khu giết mổ sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Lúc đó, trang trại sẽ cho ra thị trường sản phẩm thịt lợn sạch thương hiệu An Phát. Ngoài ra, anh Vũ cũng đang nghiên cứu, tìm hiểu về máy ép bánh phân khô nhằm tận dụng nguồn phân chuồng đã được ủ hoai để cung cấp cho những hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Vương cho biết: “Chăn nuôi lợn khép kín trong chuồng lạnh đang là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi hiện nay. Tuy số vốn đầu tư ban đầu lớn, nhưng về lâu dài, mô hình mang đến nhiều lợi ích vượt trội so với chăn nuôi chuồng hở.
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình này còn góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún của nông dân sang hình thức nuôi trang trại tập trung, khép kín, chăn nuôi bền vững”.

Tổng lượng thịt mà một lợn nái sản xuất trong một năm khi cai sữa 21 ngày thì lại không bằng cai sữa 28 ngày, ngoài ra l...
22/02/2022

Tổng lượng thịt mà một lợn nái sản xuất trong một năm khi cai sữa 21 ngày thì lại không bằng cai sữa 28 ngày, ngoài ra lợn sau cai sữa khoẻ mạnh hơn và ít bị rối loạn tiêu hoá hơn.Hiện nay các cơ sở chăn nuôi lợn ngoại thường cai sữa cho lợn vào tuổi 21 ngày. Lựa chọn tuổi cai sữa 21 ngày là dựa trên cơ sở sinh học của con mẹ và con con.
Về phía con mẹ, thời gian 21 ngày đủ để tử cung phục hồi, chuẩn bị đón lần chửa sau. Nếu cai sữa trước 21 ngày, tỷ lệ thụ thai sẽ giảm, tỷ lệ trứng thụ tinh cũng giảm và tỷ lệ phôi chết tăng.
Về phía lợn con, chức năng giải phẫu của ống tiêu hoá và hệ thống enzyme để tiêu hoá các nguồn carbohydrat và protein không phải sữa chỉ thực hiện được khi lợn đạt 3 tuần tuổi. Ngoài ra khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào sữa của lợn mẹ trong khoảng 3-4 tuần đầu sau đẻ, chỉ sau tuổi này lợn con mới có miễn dịch chủ động và đủ khả năng để chống lại các loại vi khuẩn bệnh xâm nhập.
Khối lượng cai sữa của lợn con cần phải vượt trên 6,5kg và để có khối lượng này, tuổi cai sữa phải bắt đầu từ ngày thứ 21.
Để cho lợn trong một ổ có khối lượng đồng đều, người ta có thể cho cai sữa theo những ngày khác nhau. Những con có tầm vóc lớn cho cai sữa 21-24 ngày, còn những con tầm vóc nhỏ cai sữa xung quanh 26-30 ngày. Tất nhiên cách này khó thực hiện trong sản xuất và thường chỉ được các cơ sở chọn giống áp dụng.
Như vậy cai sữa 21 ngày là một biện pháp giúp lợn con có đủ khả năng sống bằng thức ăn rắn và sống độc lập không phụ thuộc vào mẹ.
Cai sữa 21 ngày đã trở thành quy trình chăn nuôi lợn ngoại của nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, gần đây người ta nhận thấy rằng cai sữa 21 ngày tuy làm tăng được số lứa đẻ của lợn nái trong năm, nhưng tổng lượng thịt mà một lợn nái sản xuất trong một năm thì lại không bằng cai sữa 28 ngày, ngoài ra lợn sau cai sữa khoẻ mạnh hơn và ít bị rối loạn tiêu hoá hơn.
Kết quả theo dõi của công ty giống lợn JSR của Anh cho biết (theo JSR Technical mamual-1999):
Lợn cai sữa 21 ngày hay 28 ngày có khối lượng lần lượt là 6,8kg và 7,7kg; khi lợn đạt 133 ngày, khối lượng ứng với tuổi cai sữa 21 ngày hay 28 ngày lần lượt là 96,3kg và 103,6kg.
Tương ứng với tuổi cai sữa 21 ngày hay 28 ngày, số lứa đẻ của một lợn mẹ mỗi năm là 2,41 và 2,31. Trừ mọi hao hụt do bệnh tật, chết hay loại thải, mỗi lợn nái sản xuất 10 lợn thịt/lứa/năm.
Như vậy, cứ 100 lợn nái thì mỗi năm sản xuất một lượng thịt xẻ (tỷ lệ thịt xẻ 75%) như sau:
+ Đối với lợn cai sữa 21 ngày:
100 lợn mẹ x 2,41 lứa x 10 lợn thịt/lứa x 96,3kg x 75% = 174.062kg
+ Đối với lợn cai sữa 28 ngày:
100 lợn mẹ x 2,31 lứa x 10 lợn thịt/lứa x 103,6kg x 75% = 179.487kg

Cai sữa cho lợn lúc 21 hay 28 ngày tuổi?24/11/2021Tổng lượng thịt mà một lợn nái sản xuất trong một năm khi cai sữa 21 n...
22/02/2022

Cai sữa cho lợn lúc 21 hay 28 ngày tuổi?
24/11/2021
Tổng lượng thịt mà một lợn nái sản xuất trong một năm khi cai sữa 21 ngày thì lại không bằng cai sữa 28 ngày, ngoài ra lợn sau cai sữa khoẻ mạnh hơn và ít bị rối loạn tiêu hoá hơn.Hiện nay các cơ sở chăn nuôi lợn ngoại thường cai sữa cho lợn vào tuổi 21 ngày. Lựa chọn tuổi cai sữa 21 ngày là dựa trên cơ sở sinh học của con mẹ và con con.
Về phía con mẹ, thời gian 21 ngày đủ để tử cung phục hồi, chuẩn bị đón lần chửa sau. Nếu cai sữa trước 21 ngày, tỷ lệ thụ thai sẽ giảm, tỷ lệ trứng thụ tinh cũng giảm và tỷ lệ phôi chết tăng.
Về phía lợn con, chức năng giải phẫu của ống tiêu hoá và hệ thống enzyme để tiêu hoá các nguồn carbohydrat và protein không phải sữa chỉ thực hiện được khi lợn đạt 3 tuần tuổi. Ngoài ra khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào sữa của lợn mẹ trong khoảng 3-4 tuần đầu sau đẻ, chỉ sau tuổi này lợn con mới có miễn dịch chủ động và đủ khả năng để chống lại các loại vi khuẩn bệnh xâm nhập.
Khối lượng cai sữa của lợn con cần phải vượt trên 6,5kg và để có khối lượng này, tuổi cai sữa phải bắt đầu từ ngày thứ 21.
Để cho lợn trong một ổ có khối lượng đồng đều, người ta có thể cho cai sữa theo những ngày khác nhau. Những con có tầm vóc lớn cho cai sữa 21-24 ngày, còn những con tầm vóc nhỏ cai sữa xung quanh 26-30 ngày. Tất nhiên cách này khó thực hiện trong sản xuất và thường chỉ được các cơ sở chọn giống áp dụng.
Như vậy cai sữa 21 ngày là một biện pháp giúp lợn con có đủ khả năng sống bằng thức ăn rắn và sống độc lập không phụ thuộc vào mẹ.
Cai sữa 21 ngày đã trở thành quy trình chăn nuôi lợn ngoại của nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, gần đây người ta nhận thấy rằng cai sữa 21 ngày tuy làm tăng được số lứa đẻ của lợn nái trong năm, nhưng tổng lượng thịt mà một lợn nái sản xuất trong một năm thì lại không bằng cai sữa 28 ngày, ngoài ra lợn sau cai sữa khoẻ mạnh hơn và ít bị rối loạn tiêu hoá hơn.
Kết quả theo dõi của công ty giống lợn JSR của Anh cho biết (theo JSR Technical mamual-1999):
Lợn cai sữa 21 ngày hay 28 ngày có khối lượng lần lượt là 6,8kg và 7,7kg; khi lợn đạt 133 ngày, khối lượng ứng với tuổi cai sữa 21 ngày hay 28 ngày lần lượt là 96,3kg và 103,6kg.
Tương ứng với tuổi cai sữa 21 ngày hay 28 ngày, số lứa đẻ của một lợn mẹ mỗi năm là 2,41 và 2,31. Trừ mọi hao hụt do bệnh tật, chết hay loại thải, mỗi lợn nái sản xuất 10 lợn thịt/lứa/năm.
Như vậy, cứ 100 lợn nái thì mỗi năm sản xuất một lượng thịt xẻ (tỷ lệ thịt xẻ 75%) như sau:
+ Đối với lợn cai sữa 21 ngày:
100 lợn mẹ x 2,41 lứa x 10 lợn thịt/lứa x 96,3kg x 75% = 174.062kg
+ Đối với lợn cai sữa 28 ngày:
100 lợn mẹ x 2,31 lứa x 10 lợn thịt/lứa x 103,6kg x 75% = 179.487kg

Phương pháp nhân giống thỏNhân giống thuần: Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống trong cùng một giống tạo ra...
22/02/2022

Phương pháp nhân giống thỏ
Nhân giống thuần: Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống trong cùng một giống tạo ra thỏ con có đặc điểm tính trạng di truyền ổn định của giống. Nó được áp dụng khi đàn thỏ bố mẹ được xác định đã có năng suất cao ổn định. Do vậy những đặc tính chắc chắn có lợi về mặt kỹ thuật và kinh tế sẽ được chọn lọc và phát huy. Sự ổn định về di truyền giống sẽ cao.
– Nhân giống trong dòng: Là cách nhân giống nhằm tạo ra từng nhóm thỏ đã chọn lọc có tính di truyền ổn định và phẩm giống cao hơn bình thường. Để tạo ra đàn thỏ có những ưu điểm đặc biệt cần phải tiến hành chọn đôi giao phối và chọn lọc con giống qua nhiều thế hệ và có nhiều cá thể tham gia trong quá trình tạo giống. Nếu số con đưa vào chọn lọc quá ít và thời gian ngắn thì kết quả sẽ rất hạn chế. Phương pháp này cũng dẫn đến một mức độ đồng huyết nhất định. Nếu như số lượng thỏ tham gia dưới mức cho phép sẽ dẫn đến đồng huyết năng suất kém, số con chết sẽ tăng lên do hiện tượng đồng hợp tử gen xấu xuất hiện. Kinh nghiệm cho thấy nếu dòng thỏ đực dưới 40 con và 200 con cái thì không thể duy trì dòng thuần được. Nếu định duy trì dòng thuần trong công tác giống thì phải có số lượng thỏ đực và cái nhiều hơn thế hoặc ít nhất là bằng số lượng trên. Đây là phương pháp có tầm quan trọng đặc biệt trong sự tạo ra dòng thỏ vừa có phẩm chất tốt được cải thiện vừa đảm bảo sự ổn định cao về tiềm năng di truyền, tuy nhiên có nhiều tốn kém về tài chính để loại bỏ những thỏ có khả năng làm tăng sự đồng huyết trong đàn giống.
– Nhân giống khác dòng: Là sự cho phối giống những con thỏ khác dòng với nhau nhằm hạn chế bớt sự đồng huyết xảy ra, tuy nhiên vẫn ổn định được những tiềm năng di truyền tính trạng có lợi của giống. Ta có thể cho phối giống cho giao phối chỉ hai dòng hay liên tục cho phối nhiều dòng với nhau với dòng khác hoặc sau đó cho phối với thỏ dòng cũ để ổn định hay bổ sung đặc tính mới được hình thành. Thông thường phương pháp này có thể tạo ra những dòng mới thích nghi được những điều kiện nuôi dưỡng hay khí hậu ở những cơ sở khác nhau.

Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp gà lai kinh tế 3 giống (Mía – Hồ – Lương phượng)Nghiên cứu được tiến hàn...
22/02/2022

Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp gà lai kinh tế 3 giống (Mía – Hồ – Lương phượng)
Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá năng suất, chất lượng thịt của một tổ hợp gà lông màu lai 3 máu trên cơ sở sử dụng gà lai F1 (HxLP) và gà Mía. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lai kinh tế 3 máu đơn giản kết hợp với các phương pháp đánh giá năng suất và chất lượng thịt thông dụng trong chăn nuôi gia cầm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, gà lai 3 giống (Mía- Hồ- LP) phần lớn có màu lông vàng ở con mái, màu nâu thẫm ở con trống, trên 2/3 gà có mào cờ, 1/3 còn lại có mào nụ; chân, da gà có màu vàng rất giống với đàn gà nội, được thị trường ưa chuộng. Cơ thể gà chắc khoẻ, nhanh nhẹn; tỷ lệ nuôi sống đến 12 tuần tuổi đạt 91,7%. Ở 12 tuần tuổi, gà có khối lượng 1915 g. FCR là 2,83; PN là 80,45; tỷ lệ thân thịt là 69,38%; tỷ lệ thịt đùi là 22,16%; tỷ lệ thịt lườn là 22,86%; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt như giá trị pH; tỷ lệ mất nước sau chế biến của thịt gà, màu sắc thịt, độ dai của thịt đều tốt.
Gà lai 3 giống lúc 1 ngày tuổi phần lớn có màu lông vàng, một số ít cá thể trên lưng có những sọc đen trắng. Khi trưởng thành, 60% gà có mào cờ, còn lại có mào nụ, chân, da có màu vàng. Cơ thể chắc khoẻ, nhanh nhẹ; con mái phần lớn có màu vàng, con trống có màu nâu thẫm… rất giống với đàn gà nội, được thị trường ưa chuộng.
Kết quả theo dõi cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của gà lai 3 giống tăng dần qua các tuần tuổi, cao nhất ở các tuần tuổi thứ 7 -12, trung bình là 71,56 g/con/ngày. Kết quả trên tương đương với kết quả nghiên cứu đã công bố của tác giả Đào Văn Khanh (2002): lượng thức ăn thu nhận của gà Lương Phượng là 77,7g đến 81,6g. 77,96g/con /n gày; th eo t ác giả Bùi Hữu Đoàn (2010), gà F 1(H – L P ) t h u nhận thức ăn trun g bìn h là 63,87g.

Dịch viêm da nổi cục được khống chế, thị trường thịt bò ở Hà Tĩnh “ấm” trở lạiDịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đư...
22/02/2022

Dịch viêm da nổi cục được khống chế, thị trường thịt bò ở Hà Tĩnh “ấm” trở lại
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò được không chế, đặc biệt nhiều dịch vụ được mở cửa trở lại nên thị trường thịt bò ở Hà Tĩnh đang “ấm dần”.
Chị Nguyễn Thị Lan, tiểu thương ở chợ Vườn ươm - TP Hà Tĩnh đã bán thịt bò trở lại gần 2 tháng nay, song sức mua chỉ mới nhộn nhịp từ tuần trước khi hàng quán, trường học được hoạt động trở lại.
Chị Lan cho hay: “Trước đây, sức mua của người dân kém nên tôi chỉ dám nhập về từ 10 – 15 kg/thịt bò mỗi ngày. Hiện nay, tôi đã bán ra từ 50 - 60 kg thịt bò/ngày. Sức mua tăng song giá cả vẫn ổn định. Theo đó, thịt bò cỏ loại 1 có giá 250.000 đồng/kg, loại 2 là 200.000 đồng/kg; thịt bò lai loại 1 có giá 220.000 đồng/kg, loại 2 là 180 ngàn đồng/kg…”
Tại siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh, những ngày gần đây, sức mua mặt hàng thịt bò đã tăng mạnh so với trước.
Chị Nguyễn Thị Thơ – Nhân viên hàng thực phẩm tươi sống, siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh cho biết: “Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò được kiểm soát, siêu thị đã bán thịt bò trở lại trong mấy tháng nay song sức mua còn hạn chế do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Hiện nay, nhiều hoạt động, dịch vụ trên địa bàn đã được mở cửa trở lại, nhu cầu thị trường lớn hơn nên siêu thị đã chủ động tăng nguồn hàng nhập vào để phục vụ đủ nhu cầu của người dân".
Không chỉ TP Hà Tĩnh, hiện nay, tiểu thương buôn bán ở các chợ trong tỉnh đều phấn khởi nhập thêm hàng khi thị trường thịt bò đang dần “ấm lên”.
Bà Nguyễn Thị Phong (tiểu thương ở chợ Nghèn – Can Lộc) cho hay: “Tôi đã bán hàng trở lại mấy tháng nay song sức mua chưa đáng kể, chỉ dám nhập về 20 – 30 kg thịt bò mỗi ngày. Hiện nay, nhịp sống diễn ra trong trạng thái bình thường mới nên chúng tôi đã bán được nhiều thịt hơn với số lượng khoảng 70 – 80 kg/ngày. Hy vọng thời gian tới dịch bệnh COVID-19 tiếp tục được kiểm soát tốt để tình hình kinh doanh, buôn bán của chúng tôi ngày càng khởi sắc”.
Theo lý giải của các tiểu thương, nguyên nhân chính khiến nhu cầu sử dụng thịt bò gia tăng là bởi Hà Tĩnh hiện đã hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn thịt bò cho thực đơn bữa ăn gia đình.
Hơn nữa, hiện nay hàng quán đã được đón khách trực tiếp; thêm vào đó các trường học cũng hoạt động trở lại và một số trường học đã tổ chức ăn bán trú cho học sinh nên đã kéo theo sự sôi động của mặt hàng thịt bò.
Bà Nguyễn Thị Mai - Chủ nhà hàng tại phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) cho hay: “Từ tuần trước, chúng tôi đã được mở quán đón khách trực tiếp nên nhu cầu sử dụng thịt bò để chế biến các món ăn như: phở bò, bún bò, cơm rang dưa bò, mỳ xào bò... tăng cao. Dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt, nhịp điệu kinh doanh buôn bán đang dần trở lại bình thường nên chúng tôi rất phấn khởi”.
Thị trường thịt bò dần sôi động, nhiều cơ sở giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn đã bắt đầu gia tăng lượng bò sống nhập về để phục vụ kinh doanh.
Cơ sở giết mổ gia súc tập trung phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) đã trở lại giết mổ bò được vài tháng nay song số lượng tiêu thụ còn ít, khoảng 2 - 3 con/ngày. Hiện nay, sức tiêu thụ thịt bò tăng, cơ sở này giết mổ khoảng 8 - 10 con/ngày. Đây là tín hiệu tích cực đối với chủ lò mổ lẫn các tiểu thương.
Ông Trương Hữu Hà - Chủ cơ sở giết mổ gia súc tập trung phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) cho hay: “Cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về vận chuyển, giết mổ gia súc. Đặc biệt, quá trình kiểm tra sức khỏe gia súc, kiểm soát giết mổ luôn có sự giám sát của cán bộ kiểm dịch. Theo đó, bò được nhập về và lưu lại để kiểm tra lâm sàng các dấu hiệu về sức khỏe, nguồn gốc, sau đó mới tiến hành giết mổ. Tiểu thương khi lấy thịt được xuất biên lai thu phí kiểm soát giết mổ để chứng minh nguồn gốc. Ngoài ra, để phòng chống dịch bệnh COVID-19, chúng tôi khuyến cáo tiểu thương thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K của Bộ Y tế khi đến lò mổ giao, nhận hàng; tiến hành vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi lần giết mổ”.

Để chuyển dịch cơ cấu giống vật nuôi, thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất chăn nuôi thủy...
22/02/2022

Để chuyển dịch cơ cấu giống vật nuôi, thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất chăn nuôi thủy cầm theo hướng hàng hóa và bền vững, năm 2021 Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình thực hiện mô hình khuyến nông chăn nuôi vịt thương phẩm giống SHST53 theo hướng an toàn sinh học, có liên kết. Qua tổng kết, đánh giá, mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều khả năng nhân rộng.
Bà Nguyễn Thị Bến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 định hướng tăng số lượng vịt hướng thịt giống cao sản lên trên 60% tổng đàn vịt; tăng quy mô, số lượng hộ chăn nuôi vịt hướng thịt giống cao sản theo phương thức nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, nuôi chuồng kín để tăng hệ số quay vòng và sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Giải pháp then chốt là lựa chọn, nhập nuôi và nhân rộng các giống vịt hướng thịt có năng suất, chất lượng cao, đề kháng dịch bệnh tốt. Vịt thịt thương phẩm SHST53 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa vịt SH1 và vịt Star53 với những đặc điểm nổi trội về khả năng tăng trọng, tỷ lệ ức cao, thời gian nuôi rút ngắn từ 5 – 7 ngày so với các giống vịt hướng thịt khác. Vì vậy, việc du nhập, xây dựng và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt lai SHST53 là phù hợp, giúp tăng sản lượng, chất lượng thịt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, qua đó tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Trong đó, việc tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học là điều kiện cốt lõi để phát triển chăn nuôi bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn trên, năm 2021 Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện mô hình khuyến nông “Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt thịt thương phẩm giống cao sản SHST53 an toàn sinh học theo chuỗi liên kết” với quy mô 10.800 con, 4 hộ tham gia tại 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải; trong đó, người chăn nuôi được hỗ trợ 50% con giống, 12,5% nhu cầu về thức ăn giai đoạn 29 ngày đến xuất chuồng, 50% nhu cầu vắc-xin thiết yếu. Trước khi đưa vịt về nuôi, các hộ được tập huấn kỹ thuật làm chuồng, vệ sinh phòng bệnh; nuôi với phương thức bán chăn thả, khoanh vùng khu vực nuôi, không nuôi chung với các đối tượng nuôi khác trong cùng khu vực nuôi, định kỳ thu gom rác thải, quét dọn sạch sẽ và rắc vôi bột khử trùng…
Gia đình chị Trần Thị Hoa, thôn Minh Khai, xã Dương Hồng Thủy (Thái Thụy) – một trong những hộ được hỗ trợ từ mô hình cho biết: Tôi cũng như nhiều bà con ở đây mặc dù đã gần 20 năm chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi thủy cầm nói riêng nhưng chủ yếu chỉ theo cách truyền thống, chăn thả tự do và không thực hiện tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ dẫn đến tình trạng chăn nuôi năm được năm mất, dịch bệnh cũng thường xuyên xảy ra. Được tập huấn và áp dụng kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, tư vấn lựa chọn con giống, địa chỉ cung cấp con giống… đã giúp chúng tôi thay đổi thói quen chăn nuôi cũ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật để đàn vịt sinh trưởng, phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau nhiều năm nuôi vịt thịt, vịt đẻ với số lượng hàng nghìn con/lứa, anh Phạm Hữu Phong, xã Thuần Thành (Thái Thụy) – 1 trong 4 hộ tham gia mô hình rút ra một số kinh nghiệm để chăn nuôi vịt đạt hiệu quả cao như: phải nắm được đặc tính của từng loại con giống, nắm vững quy trình chăm sóc nuôi dưỡng; tuân thủ lịch tiêm phòng, sử dụng thức ăn đạt chất lượng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi riêng biệt.
Tham gia mô hình với quy mô 3.000 con vịt cao sản SHST53, trong đó có 1.500 con được hỗ trợ giống, anh Phong chia sẻ: Nhờ thực hiện hình thức chăn nuôi tập trung, kiểm soát và quản lý tốt dịch bệnh, kỹ thuật làm chuồng trại tốt, tiêm phòng dịch tả, viêm gan, cúm H5N1… ở từng giai đoạn phát triển của vịt luôn bảo đảm nghiêm ngặt nên tỷ lệ hao hụt vịt không đáng kể, đàn vịt khỏe mạnh, tăng trọng nhanh. Sau 42 ngày nuôi, qua hạch toán, cứ 1kg vịt tiêu tốn 2,5kg thức ăn; chi phí vào 1kg vịt chưa tính công khoảng 35.000 đồng, với giá bán hiện tại đạt 42.000 – 45.000 đồng/kg, mỗi con vịt người chăn nuôi thu lãi gần 20.000 đồng (chưa tính công chăm sóc). Đặc điểm của vịt cao sản SHST53 là có tỷ lệ thịt cao, tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn, thời gian nuôi ngắn hơn các giống vịt địa phương nhưng vẫn cho sản phẩm thịt chất lượng tốt, vịt đồng đều, dễ bán.
Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, sau 6 tuần nuôi vịt đạt trọng lượng trung bình 2,5kg/con, tỷ lệ nuôi sống 96%, tiêu tốn 2,46kg thức ăn/kg tăng trọng. Với giá bán tại thời điểm nghiệm thu 42.000 đồng, trừ chi phí vật tư mỗi con vịt người chăn nuôi thu về gần 18.000 đồng (bao gồm công chăm só

GIẢM THIỂU CHI PHÍ NHỜ GREEENFREEMới đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệ...
22/02/2022

GIẢM THIỂU CHI PHÍ NHỜ GREEENFREE
Mới đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình chăn nuôi gà đặc sản theo hướng an toàn sinh học.
Mô hình được triển khai từ đầu tháng 9/2021 với quy mô 2.000 con tại hộ anh Phạm Minh Tấn, ở thôn Hòa Hội Nam và hộ anh Lê Thành Quy, ở thôn Tân An, xã Mỹ Quang. Tham gia mô hình hộ chăn nuôi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 50% chi phí mua lợn giống và 50% chi phí thức ăn. Bên cạnh đó cán bộ kỹ thuật còn tập huấn cho các hộ tham gia mô hình về xây dựng chuồng trại, chọn lựa gà giống, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị một số bệnh… Mỹ Quang. Tham gia mô hình hộ chăn nuôi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 50% chi phí mua lợn giống và 50% chi phí thức

Các chuyên gia tìm ra cách tạo protein mới dùng cho thức ăn chăn nuôi từ khí công nghiệp với thời gian chỉ trong 22 giây...
22/02/2022

Các chuyên gia tìm ra cách tạo protein mới dùng cho thức ăn chăn nuôi từ khí công nghiệp với thời gian chỉ trong 22 giây.
Các nhà khoa học Trung Quốc tìm ra phương pháp tạo ra thức ăn chăn nuôi từ CO ở quy mô công nghiệp – một đột phá có thể giúp nước này giảm phụ thuộc vào đậu nành nhập khẩu, SCMP hôm 31/10 đưa tin.
Phương pháp mới sử dụng khí thải chứa CO và CO2, một phụ phẩm của các quá trình công nghiệp như lọc dầu, để tạo ra protein tế bào tổng hợp gọi là Clostridium autoethanogenum, theo nhóm nghiên cứu tại công ty Công nghệ Sinh học Beijing Shoulang và Viện Nghiên cứu Thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Khí thải trải qua một loạt các quá trình xử lý bao gồm lên men, oxy hóa, chưng cất và khử nước, giúp chuyển nitơ và carbon thành chất hữu cơ.Trước đó, các nhà khoa học đã biết protein có thể sản xuất theo cách trên. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Trung Quốc cho biết, tốc độ và hiệu suất của quy trình do họ phát triển giúp phương pháp này khả thi ở quy mô công nghiệp. Hiện tại, họ đã có khả năng sản xuất hàng chục nghìn tấn một năm.
Thành tựu mới sẽ thay đổi cách sản xuất truyền thống của protein tự nhiên, cung cấp một “vũ khí sắc bén” cho ngành thức ăn chăn nuôi từ protein đậu nành, đồng thời phục vụ mục tiêu không thải khí nhà kính và giúp các quy trình công nghiệp trở nên xanh hơn, theo Dai Xiaofeng, viện trưởng Viện Nghiên cứu Thức ăn chăn nuôi.
“Nếu các nhà sản xuất thép, nhà máy điện than, công ty hóa dầu và nhà máy xử lý than đá ở Trung Quốc có thể áp dụng công nghệ này, đây sẽ là cuộc cách mạng carbon giúp cải tiến chu trình carbon, các quá trình khai thác và thu giữ carbon, đem lại những lợi ích nổi bật về kinh tế, xã hội, sinh thái và ý nghĩa chiến lược lớn”, Dai nói.
Trung Quốc hiện không thể sản xuất đủ lương thực để đáp ứng ngành chăn nuôi phát triển nhanh, do đó mỗi năm nước này nhập khẩu hơn 100 triệu tấn đậu nành mỗi năm, chiếm khoảng 80% tổng lượng tiêu thụ. Việc sản xuất được 10 triệu tấn protein tế bào Clostridium autoethanogenum một năm bằng công nghệ mới sẽ tương đương với việc nhập khẩu 28 triệu tấn đậu nành, theo Xue Min, chuyên gia tại CAAS, thành viên nhóm nghiên cứu.
Quá trình tổng hợp tự nhiên của protein thường diễn ra trong thực vật hoặc trong các vi sinh vật cụ thể của thực vật, đòi hỏi sự quang hợp tự nhiên và nhiều quá trình sinh học phức tạp. Nhưng quá trình này rất chậm và kém hiệu quả, dẫn đến hàm lượng protein thấp. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết, phương pháp mới có thể khắc phục những hạn chế này và tạo ra chất có hàm lượng protein cao chỉ trong 22 giây.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vỗ béo vật nuôi nhanh mà an toàn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share